Sáng kiến kinh nghiệm Những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy toán lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy toán lớp 2

* Số học và yếu tố đại số :

+ Các số trong phạm vi 1000. Phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 1000.

- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

- Phép cộng các số có đến 3 chữ số, tổng không quá 1000, không nhớ hoặc có nhớ một lần. Tính nhẩm và viết .

- Phép trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ hoặc có nhớ một lần.

- Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng- trừ hoặc không có dấu ngoặc.

 

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy toán lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các kiến thức và kỹ năng Toán 2 trong học tập và trong đời sống.
- Tập phát hiện tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và trong thực hành Toán .
1.3. Chương trình Toán 2:
- Chương trình Toán 2 là sự tiếp tục của chương trình Toán 1. Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán 2 ở nước ta: Thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh hoạt động học tập tích cực.
Thời lượng tối thiểu để dạy học Toán 2 là 5 tiết học mỗi tuần lễ, mỗi tiết học kéo dài 35 phút. Như vậy thời lượng dạy học Toán 2 gồm: 5 x 35 = 175 (tiết)
1.4. Đặc điểm nhận thức môn Toán của học sinh lớp 2:
Nhìn chung đặc điểm nhận thức về môn Toán của học sinh lớp 2 là tư duy cụ thể. Các thao tác tư duy này gọi tắt là cụ thể vì trong một chừng mực nhất định chúng còn dựa trực tiếp trên các đồ vật, hiện tượng thực tại mà chưa tác động được trên lời nói và các giả thiết bằng lời. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho các hành động trong óc.
Do khả năng phân tích kém, các em thường trí giác trên tổng thể. Sự chú ý không chủ định còn chiếm ưu thế. Do thiếu khả năng tổng hợp sự chú ý của học sinh tiểu học còn phân tán, thiếu khả năng phân tích nên dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan, gợi cảm. Trường hợp chú ý hẹp do không biết tổ chức sự chú ý.
Sự chú ý của các em thường hướng ra bên ngoài, hướng hành động chứ chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy.
Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lô gích, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơn là các câu chữ trừu tượng khô khan. Trí tưởng tượng tuy có phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống và các mẫu mực đã biết.
Trong chương trình thay SGK lớp 2 chương trình tiểu học năm 2000, lớp 2 thuộc giai đoạn học tập cơ bản, giai đoạn này học sinh được chuẩn bị về phương pháp học Toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tác.
1.5 Cơ sở thực tiễn:
Qua tìm hiểu thực tiễn giảng dạy và tìm hiểu qua các đồng nghiệp trực tiếp dạy lớp 2 năm học 2003-2004 chương trình thay SGK mới các đồng chí có nhận xét:
- Nội dung chương trình cơ bản phù hợp, vừa sức với học sinh, nội dung gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày giúp các em nhanh chóng tiếp thu.
Ví dụ: Khi học về ngày, tháng học sinh được thực hành đo thời gian (t), học bài ki lô gam (kg) học sinh được tập, cân, đong, đếm...
- SGK trình bày khoa học lô gích giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hệ thống, bài học mới để nhớ lấy bài cũ.
Ví dụ: Khi học xong bài “9 cộng với một số” 9+5, học sinh có thể vận dụng để học tiếp các bài như sau: 29+5, 49+25...
- Hệ thống bài tập đa dạng, phong phú phù hợp với học sinh, hầu như tất cả học sinh đều hoàn thành ở lớp. Bài tập sắp xếp từ dễ đến khó, bài tập vận dụng ngay kiến thức mới học.
- Về phương pháp: Nội dung chương trình tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học: Giáo viên tổ chức hướng dẫn cho tất cả học sinh để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức .
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh thao tác trên đồ dùng -> học sinh tự phát hiện -> tự rút ra kiến thức mới, tạo cho học sinh ý thức tự học.
Kết quả kiểm tra định kỳ trong năm học 2003-2004 của khối 2 trường tiểu học Hoằng Anh như sau:
Kết quả
KTĐ(lần 1)
KTĐK(lần2)
KTĐK(lần3)
KTĐK(lần4)
Giỏi
18 = 21,1%
24 = 28,6
28 = 33,3
32 = 38,1
Khá
22 =26,2%
26 =30,9
30 =35,8
33 = 39,3
TB
39 =46,5%
31 = 36,9
25 = 29,8
19 = 22,6
Yếu
5 = 5,9%
3 = 3,6
1 = 1,1
0
Chương 2 : 
Những điểm mới về nội dung và phương pháp
dạy học môn toán lớp 2 - chương trình thay SGK mới
1. Nội dung môn Toán lớp 2:
a. Số học và yếu tố đại số:
Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
- Giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng) và phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20
- Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ một lần trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết.
- Tính giá trị biểu thức số có điền hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Giải bài tập dạng: Tìm x biết: a + x = b; x + a = b; x - a = b; a - x = b (với a,b là các số bé đã học) Bằng việc sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
* Các số đến 1000, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000
- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Phép cộng các số có đến 3 chữ số, tổng không quá 1000, không nhớ và có nhớ một lần, tính nhẩm và tính viết.
- Phép trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ hoặc có nhớ một lần.
- Tính giá trị biểu thức có đến hai phép tính cộng trừ có hoặc không có dấu ngoặc.
* Phép nhân và phép chia:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: Lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng nhau. Giới thiệu thừa số và tích.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: Lập phép chia từ phép nhân có một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia. Giới thiệu số bị chia số chia và thương.
- Lập bảng nhân với 2,3,4,5 có tích không quá 50
- Lập bảng chia cho 2,3,4,5 có số bị chia không quá 50 
- Nhân với 1 chia cho 1
- Nhân với 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0 
- Số chẵn, số lẻ.
- Giới thiệu bước đầu về tính chất giao hoán của phép nhân, vai trò của số 1 trong phép nhân.
- Thực hành tính: nhân chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính. Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( không nhớ). Chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số, các bước chia trong phạm vi các bảng tính.
Tính giá trị biểu thức số có đến hai 2 dấu phép tính cộng trừ hoặc nhân chia. Tìm số còn thiếu trong phép tính nhân và phép chia dạng : 
3x =15 ,15:	 =5
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (có dạng1/n với n là các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 5)
b. Đại lượng và đo đại lượng:
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề xi mét, mét và ki lô mét, mi li mét. Đọc viết các số đo độ dài theo đơn vị đo mới học.
Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài:
1m = 10dm, 1dm = 10cm, 1m = 100cm.
1km =1000m, 1m = 1000mm
Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, thực hiện phép tính với số đo độ dài (các trường hợp đơn giản). Tập đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu về lít: Đọc, viết và làm tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập đong đo, ước lượng theo lít.
- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng ( kilôgam). Đọc, viết và làm tính với các số đo theo đơn vị ki lô gam. Tập cân và ước lượng theo ki lô gam.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: ngày-giờ, ngày - tháng , thực hành đọc lịch ( loại lịch hàng ngày). Đọc giờ đúng trên kim đồng hồ ( khi kim phút chỉ vào số 12) và đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị giờ tháng .
- Giới thiệu tiền Việt Nam ( Trong phạm vi các số dạng học). Tập đổi tiền trong trường hợp đơn giản. Đọc, viết, làm tính với số đo theo đơn vị đồng.
c. Yếu tố hình học:
- Giới thiệu về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
- Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
- Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật, vẽ hình trên giấy ô vuông.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
d. Giải bài toán :
- Tiếp tục giải bài toán bằng một phép cộng hoặc một phép trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn hoặc ít hơn một số.
- Bước đầu giải các bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia (trong phạm vi bảng nhân, chia đã học) với các mối quan hệ đơn giản: các bài về “ gấp một số lần”, kém một số lần”.
2. Những điểm mới về nội dung môn Toán lớp 2 chương trình thay SGK mới:
* Số học và yếu tố đại số :
+ Các số trong phạm vi 1000. Phép cộng và phép trừ các số trong phạm vi 1000.
- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Phép cộng các số có đến 3 chữ số, tổng không quá 1000, không nhớ hoặc có nhớ một lần. Tính nhẩm và viết .
- Phép trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ hoặc có nhớ một lần.
- Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng- trừ hoặc không có dấu ngoặc.
* Phép nhân và phép chia:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: Lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng nhau, giới thiệu thừa số và tích.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: Lập phép chia từ phép nhân có một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia. Giới thiệu về số bị chia, số chia, thương.
- Lập bảng nhân với nhân với 2,3,4,5có tích không quá 50.
- Lập bảng chia cho 2,3,4 có số bị chia không quá 50
- Nhân với 1 và chia cho 1.
- Nhân với 0, số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
- Số chẵn, số lẻ.
- Giới thiệu bước đầu về tính chất giao hoán của phép nhân. Vai trò của số 1 trong phép nhân.
- Thực hành tính: Nhân chia nhẩm trong phạm vi của bảng tính. Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Các bước chia trong phạm vi các bảng tính.
+ Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia. Tìm số còn thiếu trong phép nhân và phép chia dạng
3x... = 15 ; 15:...... = 5
+ Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (có dạng1/n. Với n là các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 5).
* Đại lượng và đo đại lượng:
- Giới thiêụ đơn vị đo độ dài ki lô mét, mi li mét. Đọc, viết các số đo độ dài theo đơn vị mới học.
+ Quan hệ giữâ các đơn vị đo độ dài: 
1m = 10dm, 1dm= 10cm, 1m=100cm; 
1km=1000m; 1m=1000mm.
+ Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, thực hiện phép tính với số đo độ dài.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: giờ, phút, tháng. Thực hành đọc giờ đúng trên kim đồng hồ ( Khi kim phút chỉ vào số 12) và đọc giờ khi kim phút chỉ số 3 số 6. Thực hiện phép tính với số đo theo đơn vị giờ, tháng.
- Giới thiệu tiền Việt Nam (trong phạm vi các số đang học). Tập đổi tiền trong trường hợp đơn giản. Đọc viết, làm tính với các số đo theo đơn vị đồng.
c. Yếu tố hình học :
- Giới thiệu về đường thẳng , ba điểm thẳng hàng 
- Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật, vẽ hình trên giấy ô vuông
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
* Giải bài toán: 
Bước đầu giải bài toán bằng một phép nhân hoặc phép chia ( trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học) với các mối quan hệ đơn giản. 
3. Phương pháp dạy học môn Toán lớp 2:
* Phương pháp dạy học bài mới :
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết nhiệm vụ của bài học.
Ví dụ: Khi dạy học bài “9 cộng với một số” GV hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời để học sinh tự nêu được. Chẳng hạn GV nêu bài toán : “Có 9 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?. Học sinh thao tác trên vật thật tại chỗ: lấy 9 que tính, thêm 5 qua tính nữa, gộp lại được bao nhiêu que tính? Có thể cho học sinh trả lời theo nhiều cách để tìm ra kết quả là 14 que tính hoặc” em lấy 9 que tính thêm 1 que tính là 10 que tính, 10 que tính thêm 4 que tính là 14 que tính”. Quan trọng là học sinh tự tìm ra 9+5=14.
GV khuyến khích học sinh tìm kết quả ( không gò ép, phải bắt buộc, theo một cách nào). Tuy nhiên để chuẩn bị cho cơ sở cho việc thực hiện phép cộng có nhớ (qua 10) sau này, có thể hướng dẫn thực hiện phép cộng “9+5” theo SGK : 
Bước 1: Nêu bài toán: có 9 que tính (cài 9 que tính lên bảng, viết số 9 vào cột đơn vị) thêm 5 que tính nữa (cài 5 que tính dưới 9 que tính, viết 5 vào bảng cột đơn vị ở dưới 9). Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính.
Giáo viên hướng dẫn phép tính 9+5 = .... ( viết dấu cộng (+) vào bảng).
Chục
Đơn vị
+
9
5
1
4
Bước 2: Thực hiện trên que tính:
Gộp 9 que tính ở hàng trên với 1 que tính ở hàng dưới được 10 que tính ( bó lại thành một bó 1 chục).
1 chục que với 4 que tính còn lại được 14 que tính: 10 và 4 là 14.
Viết 4 thẳng hàng cột đơn vị với 9 và 3. Viết 1 vào cột chục.
Vậy 9 + 5 =14 (viết 14 vào chỗ chấm trong phép tính 9 + 5 = ....)
Bước 3: Thực hiện viết: 	9
+ Đặt tính	5
+ 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng cột với 9 và 5, viết 1 vào cột chục
+
 9
 5
14
- Tự chiếm lĩnh kiến thức mới:
Ví dụ: Sau khi học sinh đã tự kết quả của phép cộng nêu trên , giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng cộng (vẫn ở ví dụ trên) của bài “9 cộng với một số”. Tiến hành theo cách che lấp hoặc xoá từng phần và tổ chức cho học sinh thi đua lập lại (nói, viết) các công thức đã học. Khi học sinh thuộc công thức đến mức có thể nói ngay, viết ngay được công thức đó cũng chỉ là bước đầu của chiếm lĩnh kiến thức mới. Phải qua thực hành vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống mới có thể khẳng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới như thế nào và đạt được ở mức độ nào? Vì vậy, sau khi học sinh đã nắm chắc bài học mới, học sinh phải làm được các bài tập trong vở bài tập.
Lối học theo phương pháp này giúp học sinh biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và tìm ra được cách giải quyết các vấn đề. Dạy học làm sao giúp học sinh vừa nắm chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất, vừa hình thành được phương pháp học tập mới, đặc biệt là phương pháp tự học.
* Cấu trúc của nội dung Toán 2 đã góp phần giúp học sinh:
- Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Ví dụ: Khi dạy phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, chương trình đã cấu tạo từng bộ ba các bài học dạng: 6 + 5, 26 + 5 ; 36 + 15 để học sinh vận dụng ngay kiến thức của tiết trước trong các tiết học tiếp liền. ở mỗi tiết học này cũng yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp một để tự phát hiện nội dung kiến thức mới. Chẳng hạn, khi học 6 + 5 =?, học sinh phải huy động các kiến thức đã học như 6 + 4 = 10, 10 + 1 = 11, cách viết phép cộng theo cột:
+
 6
 5
11
- Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học.
Ví dụ: Khi dạy phép nhân, chia (không nhớ) trong phạm vi 1000, mỗi kiến thức cần ghi nhớ đều đạt được trong mối quan hệ với các biểu thức đã học: phép nhân 2 x 5 = 10 đặt trong mối quan hệ với phép cộng 2+2+2+2+2. Chẳng hạn, phép chia 6: 2=3 đặt trong mối quan hệ với phép nhân 2 x3 = 6 và cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia X. 2 = 8, tìm số bị chia khi biết số chia và thương. Tất cả đều có mối quan hệ qua lại có cái này để tìm được cái kia và ngược lại biết tổng tìm số hạng kia 9 = 11 - 2, 2 = 11 - 9. Đồng thời trong quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 - 9 = 2, học sinh đã sử dụng các kiến thức đã học như 11 - 1 = 10, 10 - 8 = 2, vv...
Nếu giáo viên nhận biết được ý định nêu trên của tác giả Toán 2 thì có thể có nhiều điều kiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh huy động được chúng để phát hiện, chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức mới tìm ra những nội dung còn tiềm ẩn trong từng bài học.
* Phương pháp dạy học các nội dung thực hành luyện tập:
Như chúng ta đã biết, nội dung thực hành luyện tập không kém phần quan trọng trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kỹ năng ... chỉ có qua thực hành luyện tập học sinh mới có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách vững vàng, có khả năng vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức đó. Chính vì vậy thời lượng thực hành luyện tập chiếm khoảng 80% tổng số thời lượng dạy học Toán.
Nhiệm vụ chủ yếu nhất của dạy học thực hành luyện tập trong tiết dạy học bài mới và trong tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập ...) là củng cố các kiến thức cơ bản của chương trình và rèn luyện các năng lực thực hành giúp học sinh nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng.
Dạy thực hành luyện tập cần:
- Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập theo khả năng của mình bằng cách:
+ Tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong vở bài tập (hoặc do giáo viên sắp xếp lại), không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả bài tập học sinh cho là dễ.
+ Không nên bắt học sinh đợi nhau trong quá trình làm bài sau mỗi bài, học sinh nên tự kiểm tra (hoặc nhờ giáo viên kiểm tra), nếu đã làm xong thì nên chuyển sang bài tập tiếp theo.
+ Giáo viên cần có sự giúp đỡ riêng với từng đối tượng học sinh, nếu là học sinh yếu kém thì biện pháp giúp đỡ là như thế nào? ngược lại với học sinh khá, giỏi thì biện pháp ra sao?
Ví dụ: Trước tiết dạy luyện tập giáo viên dự đoán tình huống là học sinh khá giỏi sẽ làm nhanh và đã chuẩn bị một số bài tập đến khi nào những em đó làm xong giáo viên có thể đưa ra các bài tập đó để cho các em làm. Như vậy không khí lớp học nghiêm túc mà giáo viên lại có thời gian giúp đỡ những em yếu kém.
- Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
+ Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải hoặc giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh bình luận trao đổi về cách giải của bản thân, tự rút ra kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến nhóm ở lớp.
Ví dụ: Có thể cho học sinh trao đổi rõ để kiểm tra kết quả, cách giải của bạn.
+ Sự hỗ trợ giữa học sinh trong nhóm, trong lớp góp phần giúp học sinh tự tin hơn vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình.
- Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành luyện tập.
+ Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài tập nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai .... không.
+ Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của bạn, của mình bằng điểm rồi báo điểm với giáo viên.
+ Khuyến khích học sinh tự nói ra hạn chế của mình, của bạn sau khi đánh giá. 
- Giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng phong phú của các bài tập thực hành luyện tập.
Các bài tập thực hành thường có nhiều dạng và mức độ khó khác nhau, nếu học sinh tự nhận ra được kiến thức cơ bản đang được học trong các mối quan hệ của bài thực hành, luyện tập học sinh sẽ biết cách vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để làm bài, giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cho học sinh mà nên giúp học sinh biết cách phân tích bài toán để tự học sinh phải nhận ra được các kiến thức đã học. Đây còn là dịp để giáo viên cũng như học sinh không bị phân tán suy nghĩ và hoạt động bởi các mối quan hệ không bản chất, do đó tập trung vào các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình.
- Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có sẵn.
+ Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập giáo viên nên tạo cho học sinh niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong học tập (bằng cách khuyến khích, nêu gương...).
+ Tập cho học sinh có thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài làm của mình (bằng cách giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm). Giáo viên không nên “áp đặt” học sinh theo phương pháp có sẵn. Hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
4. Những điểm mới về phương pháp dạy học Toán 2.
 Giáo viên tổ chức hướng dẫn tất cả học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Phương pháp này đã huy động được mọi khả năng của tất cả học sinh để tự học sinh tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học. Giúp học sinh có các điều kiện và phương tiện hoạt động để học sinh tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch và biết lựa chọn kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.
Phát triển năng lực, sở trường của mỗi học sinh, tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui trong học tập.
Dạy học như trên không những góp phần giúp giáo viên luôn đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp mà còn giúp cho sự hình thành các kiến thức kỹ năng và thái độ cần thiết cho học sinh được nhanh chóng, dễ dàng hơn, tạo cho các em phương pháp học tập mới.
Phương pháp dạy học các nội dung thực hành luyện tập ở chương trình mới giúp giáo viên nói ít, giảng giải ít, còn học sinh làm việc nhiều. Lao động của giáo viên dường như nhẹ nhàng hơn. Học sinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan lop 2.doc