Muốn học sinh quan sát tốt là giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được quan sát là dùng các giác quan để tri giác sự vật và lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả sao cho “vẽ” lại được sự vật bằng ngôn ngữ mà người đọc hình dung ra được sự vật đó. Điều không thể thiếu trong miêu tả là người tả phải thể hiện được tình cảm của mình đối với sự vật cần tả.
Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế, muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài tác phẩm hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế nhiều để vẽ lại những điều đã trải qua bằng ngôn ngữ, bằng những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó.
to dài như cái thùng nước. Cái đầu to như quả bưởi. Cái đuôi dài thướt tha trông rất duyên dáng. Bốn chân thon dài bước đi nhẹ nhàng trên mặt đất. Yêu cầu học sinh so sánh hai đoạn văn và chỉ ra được cái hay trong đoạn văn 2. Từ cách so sánh hai đoạn văn trên, học sinh chỉ ra cái hay, những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn 2. Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cái hay đó. Em có thể thay các thình ảnh đó bằng từ khác mà em thích không ? Em hãy thêm các từ ngữ, hình ảnh vào đoạn văn 1 để đoạn văn hay hơn. Từ cách phân tích đó giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm về văn miêu tả. 2. Hình thành cấu trúc bài văn Để học sinh nắm cấu trúc bài văn giáo viên cần phân tích kĩ cấu trúc các bài văn xuôi trong các giờ tập đọc để sang giờ tập làm văn các em tìm ra được điểm chung về cấu trúc của một bài văn nói chung và văn miêu tả nói riêng Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo bài văn mẫu. Từ bài văn mẫu học sinh nhận ra được cấu trúc bài văn miêu tả Ví dụ : phân tích đoạn văn ‘‘Cái cối tân’’[1, tr.144-145], Yêu cầu học sinh đọc bài văn, chia đoạn bài văn (4 đoạn). Nêu nội dung mỗi đoạn. Yêu cầu học sinh tìm phần mở bài, kết bài của đoạn văn, phần mở bài, kết bài nói lên điều gì ? Các phần mở bài kết bài đó giống với cách mở bài kết bài nào đã học ? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ? Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích, thảo luận thì yêu cầu học sinh tự rút ra cấu trúc bài văn miêu tả đồ vật gồm có ba phần là mở bài, thân bài và kết bài. Có thể mở theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Trong phần mở bài cần thể hiện được sự vật cần tả sao cho nó xuất hiện sự vật một cách tự nhiên và giàu cảm xúc. Trong phần thân bài, trước hết, nên tả bao quát toàn bộ đồ vật rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. Trong phần kết bài cần phải bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết. Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra cấu trúc bài văn miêu tả cây cối, con vật. Tuy cấu trúc mỗi bài văn miêu tả đều có ba phần nhưng với mỗi loại lại có những điểm khác nhau rõ ràng và riêng biệt, nó còn phụ thuộc vào quá trình quan sát sự vật. Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý và lập dàn ý : Khi sắp xếp ý, cần hướng dẫn học sinh : + Sắp xếp theo trình tự thời gian : Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì xảy ra sau thì tả sau. + Sắp xếp theo trình tự không gian : Tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận... Đây chính là bước các em sẽ lựa chọn để xây dựng vào dàn ý. Một bước không thể thiếu trong viết văn miêu tả là lập dàn ý và viết đoạn văn trên dàn ý đã lập và trình bày bài văn. Dựa trên kiến thức đã học về phân môn Chính tả để yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày đoạn văn sau đó, giáo viên hướng dẫn các em trình bày theo bố cục của bài văn. Khi hết mỗi đọan cần xuống dòng, lùi vào một ô. Để bài văn hay thì mỗi đoạn phải có câu mở đoạn và câu kết đoạn để chuyển ý vừa giúp các em xác định được nội dung của đoạn văn. Câu kết của đoạn văn trên phải có sự liên kết với câu mở của đoạn văn dưới. 3. Quan sát, lựa chọn từ ngữ và bộc lộ cảm xúc trong văn miêu tả Muốn học sinh quan sát tốt là giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được quan sát là dùng các giác quan để tri giác sự vật và lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả sao cho “vẽ” lại được sự vật bằng ngôn ngữ mà người đọc hình dung ra được sự vật đó. Điều không thể thiếu trong miêu tả là người tả phải thể hiện được tình cảm của mình đối với sự vật cần tả. Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế, muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát. Những câu văn, bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài tác phẩm hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế nhiều để vẽ lại những điều đã trải qua bằng ngôn ngữ, bằng những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó. Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, giáo viên cần dạy các em cách quan sát. - Quan sát bên ngoài là dùng các giác quan như: thị giác, thính giác, xúc giác... mà cảm nhận và phát hiện ra xem sự vật đó có hình dáng, đường nét, màu sắc,... như thế nào ? Phải xác định vị trí người quan sát, trình tự quan sát như từ xa đến gần hay từ ngoài vào trong. Giáo viên cần hướng cho các em làm quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất "công cụ" trong hoạt động quan sát về hình vẽ, dáng điệu...gắn với việc quan sát đó là lựa chọn từ ngữ để miêu tả. Muốn miêu tả được đúng, được hay thì phải giàu từ ngữ. Dù cho sự vật chúng ta cần miêu tả có ở ngay trước mắt nhưng để viết được và miêu tả được nó không phải là dễ. Viết văn miêu tả đôi khi cùng giống như một người họa sĩ đang vẽ tranh. Dù mẫu vật đang ở ngay trước mặt nhưng để miêu tả được hết cái hồn, cái thần của mẫu vật không phải là việc dễ dàng. Phải miêu tả như thế nào để toát ra được hết cái linh hồn và sắc thái riêng của mỗi sự vật mà khi đọc, người đọc có thể cảm nhận được điều đó. Và trong quá trình quan sát, lựa chọn từ ngữ thì cũng thể thiếu cảm xúc của người tả, có yêu sự vật thì ta mới quan sát được nét đặc sắc của sự vật, và thấy được sự khác biệt giữa sự vật này và sự vật khác; và giữa sự vật cùng loại. Nếu bài văn không có tình cảm thì dù có miêu tả phong phú và mới mẻ đến đâu thì bài văn cũng không thể gây được xúc động trong lòng người đọc. Giáo viên phải luôn chú ý, nhắc nhở các em xen lẫn tình cảm, cảm xúc của mình vào từng câu văn. Làm thế nào để học sinh có thể viết ra được những cái mà mình đã quan sát ? Để làm được điều này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một vốn từ ngữ gợi hình ảnh, phong phú và đa dạng. Việc cung cấp vốn từ này không chỉ được làm trong giờ Tập làm văn mà còn được rèn luyện chủ yếu trong các tiết Luyện từ và câu. Muốn vậy, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh quan sát. Ví dụ : Quan sát cây Sầu riêng : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát + Quan sát bên ngoài : Nhìn từ xa cây như thế nào ? Lại gần, cây cao thế nào? Thân to bằng cái gì ? Vỏ cây khi em sờ vào cảm giác gì ? + Quan sát bên trong là quan sát có so sánh, suy nghĩ và cảm xúc. + Quan sát bên trong : Bổ quả sầu riêng ra em thấy cơm nó thế nào ? Ăn vào em có cảm giác gì ? Ngửi thấy hương thơm của nó giống mùi thơm của loại hoa nào hay sự vật quen thuộc nào ? Em hãy so sánh vị ngọt, mùi thơm của nó với các sự vật khác mà em biếtTình cảm của em đối với cây sầu riêng như thế nào ? + Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng : Giáo viên mô tả một cây hay cây hay một cảnh vât và yêu cầu học sinh nhắm mắt lại hình dung cây đó hoặc cảnh vật đó theo sự mô tả của cô giáo. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Hay nói cách khác, khi quan sát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình ảnh mình vừa quan sát được giống với những hình ảnh nào mà mình và mọi người đã biết. Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, tôi có thể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh : Khi nhìn từ xa trông cây như thế nào ? Cây cao bằng chừng nào ? Dáng cây ra sao ? Rễ cây trên mặt đất trông như thế nào ? Nhìn rễ cây em có liên tưởng đến hình ảnh gì ? Màu sắc của lá có thay đổi theo mùa không ? Thân cây thay đổi thế nào ?... Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh. Ngoài ra, tôi còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay để học sinh tham khảo. Từ đoạn văn tham khảo, tôi yêu cầu học sinh chỉ ra những hình ảnh hay trong bài, các biện pháp nhân hóa, so sánh trong bài mà tác giả đã tưởng tượng. Những câu văn nào bọc lộ được tình cảm của tác giả. Để thể hiện cảm xúc người viết thường dùng những từ ngữ nào ? Em hãy nói lên tình cảm của tác giả khi ngắm cây sầu riêng. Ví dụ : Đứng ngắm cây sầu riêng mà tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này[1, tr.34-35], Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh bộc lộ tình cảm khi quan sát sự vật. Ví dụ : Khi quan sát chiếc cặp, giáo viên nêu câu hỏi: “Cặp có ích gì đối với em ? Em và cặp gắn kết thế nào ? (Coi cặp như bạn thân). Em đối với cặp ra sao ? Muốn viết được những câu văn miêu tả hay, giáo viên cần chú trọng cách dùng từ và sửa lỗi ngữ pháp cũng như cách diễn đạt cho các em. Giáo viên tổ chức cho các em đánh giá đoạn văn mẫu, chỉ ra cái hay của đoạn văn mẫu rồi sau đó tổ chức đánh giá đoạn văn của các bạn. 4. Tổ chức dạy học - Thông thường như bao môn học khác hình thức dạy học phổ biến nhất là tổ chức tại lớp. Nhưng sau những năm nghiên cứu và giảng dạy tôi đã đổi mới phương pháp dạy đó là : Tìm hiểu vốn từ ngữ của học sinh. Phân tích đoạn văn mẫu. Tổ chức thi tìm từ miêu tả, lựa chọn từ ngữ miêu tả : Tổ chức trò chơi thi tìm từ miêu tả Ví dụ : Tìm từ tả hình ảnh trái sầu riêng , tìm từ tả bộ lông chú mèo, Tổ chức tại lớp thì giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như dạy học cá nhân, nhóm nhỏ. Giáo viên trình chiếu đoạn văn mẫu lên hoặc phát cho học sinh bài văn hay và yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm chỉ ra cái hay của đoạn văn, sau đó giáo viên tổ chức học sinh viết đoạn văn và hướng dẫn các em đánh giá với nhau. Vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (hình thức Vnen) Với hình thức này giúp các em sẽ hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập và không để học sinh yếu bên lề lớp học. Học sinh được giao tiếp nhiều. Tổ chức quan sát tại sân trường (hoạt động trải nghiệm) Để tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần chọn đối tượng quan sát, xây dựng hệ thống câu hỏi khi hướng dẫn quan sát. Giáo viên phải nắm vững đặc điểm kiến thức học sinh để phân chia nhóm cho phù hợp sao cho số học sinh trong nhóm đều quan sát được và hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng quan sát và cùng trả lời các câu hỏi sau đó cử các nhóm trưởng tới các nhóm kiểm tra quá trình quan sát.Để học sinh giàu cảm xúc, giàu hình ảnh thì tôi tổ chức cho học sinh tham quan các cảnh vật : Như ngắm cây trong sân trường, ngắm cảnh hoa ngày Tết, thăm các khu di tích lịch sử, Mỗi khi Tết đến, trước cổng trường tôi bán rất nhiều cây cảnh, tôi tổ chức cho các em ra ngắm những cây cảnh đó và yêu cầu các em mô tả lại một số dáng cây cùng loại, rồi trình bày cảm xúc của mình về các loại cây. Sau khi ngắm hoa các em đều thấy được nét đẹp riêng, sự tài hoa của của những nghệ nhân. 5. Kinh nghiệm cụ thể qua các dạng văn miêu tả 5.1. Tả đồ vật Xác định đồ vật cần tả : Yêu cầu học sinh phải xác định được đề bài yêu cầu tả cái gì. Trọng tâm của đề bài, lựa chọn đồ vật cần tả sao cho phù hợp với đề bài và gần gũi các em trọng cuộc sống. Quan sát đồ vật Để học sinh miêu tả được đồ vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật, định hướng cho học sinh quan sát. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ vật và đưa ra để quan sát. Sau khi quan sát giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại những gì mình quan sát được và nói rõ mình quan sát bằng những giác quan nào ? Ví dụ bằng mắt, sờ vào cảm thấy thế nào, nghe được những âm thanh đó như thế nào ? Ví dụ : Hướng dẫn học sinh quan sát đồ chơi là con gấu bông Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bao quát về chất liệu làm con gấu, hình dáng con gấu, màu sắc của nó, các bộ phận của con gấu, Con gấu bông thường được làm bằng gì ? Sờ vào em có cảm giác thế nào ? Tình cảm của em đối với con gấu. Cần thiết nhất là học sinh sau khi quan sát phải mô tả lại sự vật đó trước bạn bè và trước lớp để các em mạnh dạn giao tiếp và sau đó được bạn bè và thầy cô giáo chỉnh sửa để các em có kinh nghiệm cho lần quan sát sau. Khi phân tích cấu tạo bài “Cái trống trường”[1, tr.145-146], để tìm ra bố cục và hướng dẫn học sinh nhận ra cái hay của bài văn, giáo viên cần cho học sinh ra quan sát kĩ cái trống của trường mình và yêu cầu học sinh mô tả cái trống theo sự quan sát của mình rồi đối chiếu với bài văn mẫu. Hướng dẫn quan sát các sự vật : Giao cho mỗi nhóm quan sát sự vật khác nhau, sau khi quan sát, mỗi nhóm mô tả sự vật mình quan sát và chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của mỗi sự vật sao cho người nghe, người đọc sao cho họ hình dung rõ sự vật ấy. Các em cần phải quan sát và mô tả những sự vật khác nhau và làm nổi rõ đặc điểm riêng của đồ vật cùng loại. Liên hệ tình cảm và cách giữ gìn của người tả với đồ vật đó. Mỗi đồ vật có những gắn bó nhất định với tác giả của nó. Khi viết học sinh cần làm rõ được tình cảm của mình, sự gắn bó thân thiết giữa người viết và ý thức giữ gìn đồ vật Miêu tả đồ vật là dạng văn đầu tiên trong văn miêu tả lớp bốn nên học sinh chưa nắm cấu trúc dàn bài một bài văn miêu tả, giáo viên không thể rập khuôn đưa ra một dàn bài ba phần mà phải phân tích cấu trúc một bài văn để rút ra một dàn ý chung gồm ba phần. 5.2. Tả cây cối Để có bài văn miêu tả cây cối phong phú về nội dung, sáng tạo về hình ảnh thì học sinh phải biết đặt cây đó trong mối quan hệ cùng các cây khác cùng loài hoặc khác loài. Tả cây phải gắn với thiên nhiên với sự tác động của con người, chim chóc, ong bướm. Trong quá trình miêu tả người tả phải làm rõ đặc điểm về hình dáng, thời kì phát triển của cây, phân biệt được cây này với cây khác cùng loài và cây này với các loài cây khác đó chính là điểm riêng biệt trong văn miêu tả cây cối. Chính vì thế nên đòi hỏi người miêu tả phải nhạy cảm, biết linh hoạt phối hợp những từ ngữ lột tả đặc điểm của cây với các hiện tượng xung quanh, sự thay đổi của cây theo mùa, theo từng thời kì phát triển của cây giúp người đọc dù không nhìn thấy cây nhưng vẫn biết cây đó như thế nào. Khi miêu tả giáo viên cần lưu ý học sinh chọn tả những điểm nổi bật của cây và so sánh các bộ phận của cây với những sự vật hiện tượng quen thuộc. Ví dụ : Nhìn từ xa cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ mát rượi. Cành lá mơn man đùa vui trong gió như vẫy chào chúng em. Để học sinh có một bài văn tả cây cối hay giáo viên phải giúp học sinh có vốn từ ngữ nhất định. Đây cũng chính là yếu tố cần thiết trong dạy văn lớp bốn. Muốn vậy, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích những đoạn văn mẫu trong sách và ngoài sách qua các tiết luyện Tiếng Việt. Qua những đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn và chỉ ra cách miêu tả, những hình ảnh hay trong bài, những biện pháp tu từ mà tác giả dùng, cách miêu tả của tác giả và những hình ảnh em thích. Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn “Lá bàng” [2, tr.41], đề bài trong sách chỉ yêu cầu nêu những gì đáng chú ý nhưng với tôi, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ và nêu những từ ngữ, những hình ảnh hay có trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Học sinh sẽ thi đua nêu những từ hay : lá bàng như ngọn lửa xanh, lá bàng đỏ như đồng vậy. Đặc biệt là tác giả đã tả sự thay đổi của lá bàng theo mùa. Sau khi tìm hiểu xong đoạn văn, tôi cho học sinh trải nghiệm bằng cách đối chiếu hình ảnh trong đoạn văn với sự vật thật có trong sân trường xem tác giả tả có giống với vật thật không. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn “Cây sồi” của Lép Tôn [2, tr.42], tôi yêu cầu học sinh nêu được những hình ảnh hay được tác giả miêu tả trong bài “Những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Cây sồi già đã thay đổi hẳn Đang say sưa ngây ngất trong nắng chiều không còn thấy những ngón tay co quắp và những vết sẹo ngờ vực buồn rầu trước kia.” Tuy nhiên để một bài văn giàu tính chân thực và sinh động giáo viên không quên hướng dẫn các em khi miêu tả cần khéo léo kết hợp và vận dụng linh hoạt biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. Đối với học sinh năng khiếu việc này không khó song với học sinh trung bình giáo viên cần giúp các em qua hệ thông câu hỏi gợi mở để học sinh tự tin viết bài. Với học sinh tiểu học nhiều khi các em chưa có sự chú ý cao đối với cây mình chọn tả vì vậy giáo viên cần làm rõ cách thức và trình tự miêu tả như sau : Quan sát kĩ cây chọn tả xem cây đó là cây gì, cây đang trong thời kì nào ? Xung quanh cây còn có những sự vật gì, hay là cảnh vật gì để làm tôn lên vể đẹp của cây - Ghi những gì quan sát được vào nháp. - Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí. Ngoài dàn ý chi tiết trong các tiết học văn trước bài viết giáo viên để tâm đến việc sửa chữa bố cục, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, cách miêu tả của từng học sinh. Bài viết nào chưa đạt giáo viên có thể tiếp tục gợi mở cho học sinh quan sát cây trên sân trường hoặc cây chụp trong tranh ảnh và đặt câu hỏi để học sinh tìm được ý quan sát. Đối với những học sinh năng khiếu giáo viên động viên các em viết mở bài gián tiếp kết bài mở rộng để bài văn tự nhiên hơn, hấp dẫn người đọc. Đặc biệt chú ý sử dụng nghệ thuật so sánh và nhân hóa sao cho bài văn sinh động, giàu tính chân thực. Ví dụ : Kiểu bài tả về cây cối : “Tả cây có bóng mát” (cây phượng). - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây phượng trong sân trường. - Thảo luận theo nhóm, nêu lên kết quả quan sát. (tổ chức theo phương pháp Vnen) +Tả bao quát cây: hình dáng, cao hay thấp, màu sắc. +Tả cụ thể : thân cây, lá cây, hoa quả, vỏ cây xù xì, rễ cây ngoằn ngoèo nổi cả trên mặt đất. +Chim chóc, ong bướm và các sự vật xung quanh. +Nêu ích lợi của cây phượng. Có thể hướng dẫn chọn những từ hay ở bài văn mẫu để ứng dụng vào bài viết của mình, ví dụ như dùng từ “hốc bướu cổ quái từ bài cây sồi để tả về thân cây phượng. Hoặc là lấy hình ảnh hoa gạo xoay trong gió để tả sự rơi của lá bàng. Hướng dẫn học sinh dùng các biện pháp nhân hóa để tả : Ví dụ khi tả lá bàng rơi các em có thể tả : “Có chiếc lá còn lưu luyến thân mẹ rơi xuống còn xoay xoay trong gió rồi ôm lấy gốc mẹ, còn có những chiếc lá ham chơi đã vội theo cô gió đến nơi cỏ xanh xa xa.” Sau khi tả xong yêu cầu học sinh đối chiếu bài làm của mình với bài “Hoa học trò” của tác giả Xuân Diệu [2, tr.43-44], Hay khi học sinh học bài tập đọc “ Sầu riêng” của tác giả Mai Văn Tạo [2, tr.34-35], yêu cầu học sinh nhớ xem cây sầu riêng và quả sầu riêng tác giả tả có giống với cây trồng trong vườn nhà hoặc em đã thấy không. Nêu các biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong các bài. - Đến tiết trả bài viết, tôi cho học sinh tự do phát biểu ý kiến sửa sai về câu, từ, ý diễn đạt. Qua việc đọc bài hay, các em nêu lên được chỗ nào hay cần học hỏi ở bạn, ý nào còn thiếu sót được các bạn bổ sung và hoàn thiện ngay tại lớp. Từ đó, các em sẽ có vốn từ để vận dụng vào bài viết phong phú hơn. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát cây trong sân trường (hoạt động trải nghiệm) Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh quan sát và điền vào. Khi quan sát các cây em thấy : a. Thân cây thế nào ? b. Gốc cây to vỏ cây thế nào, em sờ vào cảm giác thế nào ? c. Cành lá, tán cây ... em thấy có đặc điểm gì nổi bật. Hãy vẽ lại các hình ảnh em quan sát được bằng ngôn ngữ và lồng cảm xúc của người viết. Sau khi quan sát, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với nhóm mình, nhóm bạn về kết quả quan sát và thi tìm những từ ngữ diễn tả kết quả quan sát được để cả lớp chon từ ngữ hay, hình ảnh độc đáo. 5.3. Tả con vật Các con vật nuôi trong gia đình thì gần gũi với học sinh hơn tuy nhiên việc miêu tả các con vật ấy như thế nào đề bài văn miêu tả phải rõ 2 phần : một là tả hình dáng bên ngoài của con vật, hai là tả hoạt động thói quen của con vật đó. Trong 2 phần này thì việc tả ngoại hình học sinh thường làm tốt hơn phần tả các hoạt động. Khi tả hình dạng học sinh lưu ý chọn tả những nét tiêu biểu như đầu, mình, mắt, đuôi xem mỗi bộ phận đó có màu sắc gì nó giống cái gì ở xung quanh gần gũi với các em. Ví dụ : Đôi mắt chú méo sáng như hòn bi ve dưới ánh sáng mặt trời. Hoặc là khi tả con gà thì các em so sánh cái mào gà bô
Tài liệu đính kèm: