SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu

Các bước tiến hành tổ chức trò chơi Toán học:

 Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi

 Bước 2: Thành lập đội chơi

Bước 3: Nêu luật chơi ( Giáo viên giải thích cách chơi trong đó thể hiện: ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá, chơi như thế nào, đánh giá như thế nào,chơi bao nhiêu lần, phần thưởng là gì? Giáo viên cần chú ý chọn hình thức giải thích ngắn gọn, rõ ràng để thu hút sự hứng thú của học sinh trước khi tiến hành chơi).

Bước 4: Tổ chức chơi mẫu, thử (nếu cần)

Bước 5: Tiến hành chơi

 Bước 6: Đánh giá kết quả

Bước 7: Rút kinh nghiệm, khắc sâu kiến thức

 Tùy mục tiêu của mỗi trò chơi, trình độ của học sinh và thời gian, giáo viên có thể linh động thêm hoặc bớt các bước trên khi tiến hành tổ chức trò chơi.

 Tôi thường sử dụng đa dạng các trò chơi phù hợp với nội dung cần luyện tập củng cố để gây hứng thú cho học sinh như: Ai nhanh, ai đúng; rung chuông vàng, hái táo; vượt chướng ngại vật, Hình thức tham gia chơi cũng đa dạng: cá nhân, cặp, nhóm nhằm giúp các em đều được hoạt động, phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, có hứng thú với nhiệm vụ học tập.

Ví dụ: Trò chơi Hái táo:

 - Bài áp dụng: Phép cộng trong phạm vi 10 (SGK- trang 56), Luyện tập chung (SGK trang 86), Luyện tập chung (SGK trang – 100)

- Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.

- Chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, nội dung các phép tính

- Cách chơi: Trò chơi có thể lồng ghép vào các bài tập của phần luyện tập của mỗi bài, thời gian chơi 3 - 5 phút. Giáo viên chiếu nội dung, nêu luật chơi. Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi sau mỗi trái táo. Câu trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp. Bạn nào chưa có câu trả lời đúng sẽ phải nhường câu trả lời cho bạn khác.

 

docx 15 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 12Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh Lớp 1 trường Tiểu học Hải Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hứng thú học toán Toán dẫn đến kết quả chưa cao, tôi đã khảo sát học sinh lớp tôi (lớp 1B1). Kết quả thu được như sau:

Tống số học sinh
Số học sinh hoàn thành tốt môn Toán
Số học sinh hoàn thành môn Toán
Số học chưa hoàn thành môn Toán
Lớp
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1B1
30
7
23,3
8
26,7
15
50
7.4 Mục đích của giải pháp:
Giải pháp giúp học sinh lớp 1 hứng thú trong giờ Toán nhằm mục đích:
- Giúp học sinh tự tin, sôi nổi trong giờ Toán.
- Giúp học sinh hứng thú học Toán.
- Nâng cao chất lượng môn Toán của lớp 1B1, tiến tới áp dụng cho các lớp khác trong khối 1 tại đơn vị và các đơn vị khác.
7.5 Về nội dung của giải pháp:
Trước thực trạng học sinh không hứng thú, sợ sệt khi học Toán dẫn đến chất lượng môn Toán chưa cao tôi đã tìm tòi các giải pháp để khắc phục tình trạng này và tôi đã nghiên cứu và áp dụng các giải pháp như sau:
  Thứ nhất: Kích thích học sinh khám phá kiến thức thông qua hoạt động khởi động.
 Đối với học sinh lớp 1 sự tập trung chú ý còn chưa cao nên giáo viên phải có những biện pháp thu hút, lôi cuốn học sinh vào tiết học ngay từ những phút đầu giờ học. Đó là hoạt động khởi động, hoạt động này chiếm thời gian ngắn nhưng có vai trò rất quan trọng bởi lẽ:
- Giúp học sinh tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng khoảnh khắc.
- Cho phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn.
- Giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học!
Ví dụ: Khi học bài: Phép cộng trong phạm vi 10 (Tiết 1) giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận kiến thức thông qua phần khởi động với bài hát: “Tập đếm”.
- Giúp giáo viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn.
- Nó tạo sự hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học.
 Biết được một cách rõ ràng mục đích của hoạt động khởi động và làm nó một cách có chủ đích giáo viên sẽ liên kết giữa hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và với cả những bài học hôm trước.
 Việc lựa chọn nội dung và hình thức khởi động của mỗi tiết học sao cho hiệu quả yêu cầu giáo viên phải linh hoạt. Ở lớp tôi, tôi thường cho các em đứng dậy hát và vận động theo nhạc trong 1 – 2 phút hoặc chơi 1 số trò chơi đố vui nhằm cuốn hút học sinh vào giờ học. Sau khi khởi động, tôi nhanh chóng cho các em ổn định chỗ ngồi để tiếp tục giờ học.
Ví dụ: Khi dạy Bài 7: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật (Tiết 1) – SGK Toán 1 trang 46 giáo viên có thể cho học sinh tiếp cận kiến thức mới thông qua phần khởi động bằng cách đưa ra các câu hỏi về các đồ vật trong lớp, chẳng hạn:
Chiếc đồng hồ có hình gì? Cái bảng có hình gì?
Khi học sinh đã nhận biết được và trả lời đúng giáo viên sẽ hướng dẫn, giới thiệu vào bài mới và khắc sâu về đặc điểm của những hình này để phân biệt với các hình khác.
(Hình 1: Học sinh khởi động giờ học)
 Thứ hai: Sử dụng đa dạng các bài tập cùng mạch kiến thức:
    Việc sử đa dạng các dạng bài tập cùng một mạch kiến thức trong tiết dạy Toán 1 giúp làm giảm đi vẻ khô khan của môn Toán, tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, không nhàm chán trong giờ học.
Ví dụ: Khi dạy Bài 13 Luyện tập chung (Tiết 1) Nhằm giúp học sinh nhớ sâu hơn về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa giáo viên có thể áp dụng bài tập điền số theo những hình thức khác để HS có thể nhớ kiến thức lâu hơn. Để làm được các bài tập điền số này thì bắt buộc các em phải thuộc bảng cộng, trừ thì các em mới có thể làm thành thạo một cách đơn giản.Chẳng hạn: 
Ví dụ 1. Số?
 2 +  ? = 7                   ? + 1 = 5
 5   + ? = 10                             9 = ? +  4
Ví dụ 2. Nối phép tính với kết quả đúng:
Ví dụ 3. ,=
 8 .... 10 – 3 ; 10.....2 + 7 ; 5 ..... 6 – 2
Ngoài những phép toán đơn điệu, tôi sử sụng thêm những bài toán có hình ảnh giúp các em hứng thú hơn với bài tập.
Ví dụ 4. Số?
Thứ ba. Tổ chức các trò chơi học tập.
    Xây dựng nội dung kiến thức dưới dạng các trò chơi học tập, giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, học mà chơi, chơi mà học. Đó cũng là một trong những biện pháp giúp các em học tốt môn Toán, vận dụng được kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 Để tổ chức có hiệu quả trò chơi Toán học người giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc và tiến hành theo các bước sau:
a.Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi Toán học:
Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học.
Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phải phong phú, hấp dẫn, đơn giản, dễ làm.
Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
Trò chơi phải kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
Đánh giá kết quả trò chơi nhẹ nhàng mang tính chất động viên, khích lệ học sinh nhưng phải công bằng.
b. Các bước tiến hành tổ chức trò chơi Toán học:
 Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
 Bước 2: Thành lập đội chơi
Bước 3: Nêu luật chơi ( Giáo viên giải thích cách chơi trong đó thể hiện: ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá, chơi như thế nào, đánh giá như thế nào,chơi bao nhiêu lần, phần thưởng là gì? Giáo viên cần chú ý chọn hình thức giải thích ngắn gọn, rõ ràng để thu hút sự hứng thú của học sinh trước khi tiến hành chơi).
Bước 4: Tổ chức chơi mẫu, thử (nếu cần)
Bước 5: Tiến hành chơi
 Bước 6: Đánh giá kết quả
Bước 7: Rút kinh nghiệm, khắc sâu kiến thức
 Tùy mục tiêu của mỗi trò chơi, trình độ của học sinh và thời gian, giáo viên có thể linh động thêm hoặc bớt các bước trên khi tiến hành tổ chức trò chơi.
 Tôi thường sử dụng đa dạng các trò chơi phù hợp với nội dung cần luyện tập củng cố để gây hứng thú cho học sinh như: Ai nhanh, ai đúng; rung chuông vàng, hái táo; vượt chướng ngại vật, Hình thức tham gia chơi cũng đa dạng: cá nhân, cặp, nhóm nhằm giúp các em đều được hoạt động, phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề, có hứng thú với nhiệm vụ học tập.
Ví dụ: Trò chơi Hái táo: 
 - Bài áp dụng: Phép cộng trong phạm vi 10 (SGK- trang 56), Luyện tập chung (SGK trang 86), Luyện tập chung (SGK trang – 100)
- Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
- Chuẩn bị: máy tính, máy chiếu, nội dung các phép tính
- Cách chơi: Trò chơi có thể lồng ghép vào các bài tập của phần luyện tập của mỗi bài, thời gian chơi 3 - 5 phút. Giáo viên chiếu nội dung, nêu luật chơi. Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi sau mỗi trái táo. Câu trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp. Bạn nào chưa có câu trả lời đúng sẽ phải nhường câu trả lời cho bạn khác.
(Hình 2: Học sinh chơi Hái táo)
Thứ tư: Xây dựng nhóm học tập, phát huy vai trò của nhóm trưởng
 Trong một lớp học, học sinh có nhiều trình độ khác nhau. Để giúp các em học sinh chưa hoàn thành thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, ngoài việc giáo viên giành thời gian quan tâm sát sao, dạy đến từng đối tượng, dạy phân hóa đối tượng học sinh. Tôi đã xây dựng mô hình nhóm học tập nhằm giúp các em thi đua nhau trong học tập.Với mỗi nội dung thảo luận, tôi chia số học sinh theo nhóm: nhóm 4, nhóm 6 và bầu ra 1 học sinh làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có vai trò hết sức quan trọng - thay giáo viên điều hành các hoạt động của nhóm. Xác định được mục tiêu, phân công nhiệm vụ. Một điều quan trọng nữa là nhóm trưởng phải biết làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên để cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập. Vậy để nhóm trưởng làm tốt được công việc của mình, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Vào cuối mỗi buổi học của những tuần học đầu tiên giáo viên mời các bạn nhóm trưởng ngồi lại, tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em hiểu những công việc cụ thể của một nhóm trưởng. Ví dụ như sau khi các em đã nghe giáo viên giao nhiệm vụ, nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động.
- Bước 2: Tập huấn cho các em kỹ năng điều hành, kỹ năng giao việc, kỹ năng kiểm tra bài. Cách tốt nhất là cho các em xem các video sẵn có trên mạng để các em học tập và làm theo.
- Bước 3: Tiếp tục bồi dưỡng bằng cách làm mẫu. Chọn nhóm làm tốt nhất làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý học tập theo.
Riêng đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng lúng thì giáo viên phải là người làm mẫu và đóng vai là một nhóm trưởng điều hành nhóm làm việc để nhóm trưởng dần dần tự tin và thành thạo hơn.
Tôi luân phiên phân công các em làm nhóm trưởng vừa để giúp các em tự tin đồng thời giúp giáo viên phát hiện ra em nào thực sự có năng lực. Và những em có năng lực thực sự sẽ là người giúp giáo viên bỗi dưỡng năng lục nhóm trưởng cho các bạn còn lại. 
( Hình 3: Học sinh hoạt động theo nhóm)
Thứ năm. Chú trọng việc khen thưởng, động viên kịp thời.
 Khen ngợi là cách giúp học sinh hào hứng, vui vẻ, là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, việc khen ngợi là động lực giúp trẻ cố gắng đạt thành tích cao. Đối với học sinh lớp 1 còn nhỏ, dù chỉ có chút cố gắng cũng cần được khen ngợi để các em có hứng thú tiếp tục học bài.Ngoài ra việc khen ngợi học sinh cũng tạo xu hướng thi đua trong lớp, bạn này được khen các bạn khác cũng hăng hái, sôi nổi để được cô khen.
 Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm cách khen thưởng học sinh một cách sáng tạo để tôn vinh những cố gắng, nỗ lực của học sinh trong quá trình học tập. Không những thế, khen thưởng còn được coi là một biện pháp hiệu quả trong quản lý lớp học. Khen thưởng, còn là công cụ hữu ích để tạo dựng một cộng đồng lớp học tích cực.
 Ngoài việc khen bằng lời, tôi đã áp dụng những hình thức sau và thấy rất hiệu quả:
+ Viết tên học sinh lên bảng: Tôi vẽ một cái mặt cười lên góc bảng, và nói với học sinh: Trong tiết học này, nếu bạn nào có học tốt, cô sẽ viết tên bạn đó lên bảng.Việc viết tên lên bảng sẽ có tác dụng tích cực, học sinh sẽ cảm thấy vinh dự và tự hào hơn khi tên của mình được cô giáo nhắc đến trên bảng trước các bạn.
+ Viết thư khen học sinh:
 Sau mỗi giai đoạn học tập (tuần, tháng) hoặc vào cuối mỗi đợt thi đua như: 20/11, 8/3, 19/5 với những học sinh có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ nổi bật về môn Toán tôi thường viết thư khen những học sinh này trước lớp để tuyên dương các em và động viên, khuyến khích các 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_toan_c.docx
  • docxTóm tắt sáng kiến_Đỗ Thị Hường+Đào Thị Ngọc Quế_TH Hải Lựu.docx