SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

Nhiều học sinh hiện nay khi đến trường thường không học bài cũ ở nhà hoặc chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Học sinh đến lớp vẫn còn quên vở, quên đồ dùng học tập Hỏi vì sao đi học mà không mang sách, vở, bút viết, các em trả lời là: bỏ quên ở nhà hoặc không có. Nếu giáo viên có nhắc nhở chạm vào lòng tự ái là sẵn sàng ngồi lì ra. Cha mẹ các em do một phần dân trí thấp, kinh tế khó khăn , đa số phụ huynh chỉ lo mải kiếm sống, ít quan tâm đến việc học của con cái. Tất cả đều phó mặc cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi vậy để nâng cao được chất lượng học tập, cần phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

 Cách thực hiện: Giáo viên cần tìm hiểu về đặc điểm tâm lí, hoàn cảnh gia đình, tính tình, sở thích từng học sinh, nắm được quá trình tiếp thu bài của từng em. Nắm rõ trong lớp có bao nhiêu học sinh chưa đọc thông, viết chưa thạo, hoặc đọc yếu; có bao nhiêu học sinh chưa biết đặt tính: cộng, trừ, nhân, chia; học yếu các môn học khác. Đồng thời phát hiện những em có năng khiếu để phân loại đối tượng học sinh, lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, đề ra mục tiêu cần đạt từng tháng, từng kì. Ví dụ: tháng 9;10 mục tiêu đề ra cần phụ đạo bao nhiêu học sinh học lực yếu lên trung bình, từ trung bình lên khá và bồi dưỡng bao nhiêu học sinh có học lực khá lên giỏi.

 Với những học sinh học lực yếu; chưa có ý thức học tập; gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đối với những đối tượng này, giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm của đối tượng này là: có tính rụt rè xa lánh bạn bè, thầy cô, thích quậy phá hoặc ủ rũ , lủi thủi chơi một mình, thường hay nghỉ học, không có đủ đồ dùng học tập. Vì thế giáo viên phải dùng tình cảm để cảm hoá, chẳng hạn: rủ các em đến nhà chơi, cho em quyển vở hoặc cái bút, uốn nắn khuyên bảo em nhẹ nhàng. Quan tâm chú ý tới cách ăn mặc của các em Ngoài ra phải tìm ra được nguyên nhân em học yếu để có cách bồi dưỡng. Ví dụ: em B học yếu môn Tiếng Việt. Trong phân môn Tiếng Việt có: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện. Học yếu môn Tiếng Việt có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do không biết đọc.Vì nếu đọc chưa thông ắt sẽ không viết được và đồng thời cũng không hiểu được nội dung bài. Chính vì vậy để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, trước hết phải dạy cho các em đọc thông viết thạo.Trong giờ tập đọc hoặc giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi dành nhiều thời gian cho những học sinh này được đọc nhiều hơn. Để sát sao với học sinh, tôi kiểm tra đọc bằng nhiều cách : đọc lại bài Tập đọc đã học, đọc báo Nhi đồng. Cho học sinh mượn truyện tranh, truyện Thiếu nhi có nội dung hay, hấp dẫn cho về nhà để đọc. Sau đó kiểm tra xem em có biết nội dung câu chuyện ấy là gì? Nội dung bài báo ra sao? Cứ như vậy nhiều lần, tôi đã rèn được cho học sinh cách luyện đọc rất hiệu quả. Hết học kỳ I, số học sinh đọc yếu đã biết đọc lưu loát. Đối với những em học yếu môn Toán thì phải tìm hiểu kĩ học sinh ấy hổng kiến thức ở phần nào? Để có cách phụ đạo và ra bài tập phù hợp. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng môn Toán trước hết phải yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân, chia , sau đó hướng dẫn thực hiện thành thạo 4 phép tính, nâng dần từ dễ đến khó.

 Phối hợp chặt chẽ với gia đình, để theo dõi việc học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hàng kì, tôi xin ý kiến với Ban giám hiệu triệu tập họp phụ huynh một lần, trong mỗi cuộc họp tôi nhẹ nhàng nhắc nhở những trường hợp học sinh học yếu, không tuyên bố trước cuộc họp mà gặp riêng phụ huynh để trao đổi. Cuộc họp phụ huynh là những buổi nói chuyện tâm tình trao đổi tình hình học tập, rèn luyện của các em ở trường đồng thời tôi khéo léo tìm hiểu thêm về việc học của học sinh ở nhà. Vì do đại bộ phận phụ huynh học sinh đều có máy diện thoại kết nối mạng nên tôi thỉnh thoảng nhắn tin qua Zalo cho phụ huynh về tình hình học tập của con em mình. Việc tổ chức họp phụ huynh hàng kì, là rất cần thiết vì không những thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường mà còn làm công tác tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh quan tâm mua sắm đồ dùng học tập. Việc thiết lập được mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình nhằm xoá bỏ được tình trạng học sinh đi học quên sách vở, quên bút. Học sinh đi học có đủ đồ dùng học tập. Đây là yếu tố quan trọng giúp giáo viên nâng cao được chất lượng học tập của học sinh lớp mình.

 

docx 21 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 25Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c yếu; có bao nhiêu học sinh chưa biết đặt tính: cộng, trừ, nhân, chia; học yếu các môn học khác. Đồng thời phát hiện những em có năng khiếu để phân loại đối tượng học sinh, lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, đề ra mục tiêu cần đạt từng tháng, từng kì. Ví dụ: tháng 9;10 mục tiêu đề ra cần phụ đạo bao nhiêu học sinh học lực yếu lên trung bình, từ trung bình lên khá và bồi dưỡng bao nhiêu học sinh có học lực khá lên giỏi.
	Với những học sinh học lực yếu; chưa có ý thức học tập; gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đối với những đối tượng này, giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm của đối tượng này là: có tính rụt rè xa lánh bạn bè, thầy cô, thích quậy phá hoặc ủ rũ , lủi thủi chơi một mình, thường hay nghỉ học, không có đủ đồ dùng học tập. Vì thế giáo viên phải dùng tình cảm để cảm hoá, chẳng hạn: rủ các em đến nhà chơi, cho em quyển vở hoặc cái bút, uốn nắn khuyên bảo em nhẹ nhàng. Quan tâm chú ý tới cách ăn mặc của các em  Ngoài ra phải tìm ra được nguyên nhân em học yếu để có cách bồi dưỡng. Ví dụ: em B học yếu môn Tiếng Việt. Trong phân môn Tiếng Việt có: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện. Học yếu môn Tiếng Việt có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do không biết đọc.Vì nếu đọc chưa thông ắt sẽ không viết được và đồng thời cũng không hiểu được nội dung bài. Chính vì vậy để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, trước hết phải dạy cho các em đọc thông viết thạo.Trong giờ tập đọc hoặc giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi dành nhiều thời gian cho những học sinh này được đọc nhiều hơn. Để sát sao với học sinh, tôi kiểm tra đọc bằng nhiều cách : đọc lại bài Tập đọc đã học, đọc báo Nhi đồng. Cho học sinh mượn truyện tranh, truyện Thiếu nhi có nội dung hay, hấp dẫn cho về nhà để đọc. Sau đó kiểm tra xem em có biết nội dung câu chuyện ấy là gì? Nội dung bài báo ra sao? Cứ như vậy nhiều lần, tôi đã rèn được cho học sinh cách luyện đọc rất hiệu quả. Hết học kỳ I, số học sinh đọc yếu đã biết đọc lưu loát. Đối với những em học yếu môn Toán thì phải tìm hiểu kĩ học sinh ấy hổng kiến thức ở phần nào? Để có cách phụ đạo và ra bài tập phù hợp. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng môn Toán trước hết phải yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân, chia , sau đó hướng dẫn thực hiện thành thạo 4 phép tính, nâng dần từ dễ đến khó. 
 	Phối hợp chặt chẽ với gia đình, để theo dõi việc học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hàng kì, tôi xin ý kiến với Ban giám hiệu triệu tập họp phụ huynh một lần, trong mỗi cuộc họp tôi nhẹ nhàng nhắc nhở những trường hợp học sinh học yếu, không tuyên bố trước cuộc họp mà gặp riêng phụ huynh để trao đổi. Cuộc họp phụ huynh là những buổi nói chuyện tâm tình trao đổi tình hình học tập, rèn luyện của các em ở trường đồng thời tôi khéo léo tìm hiểu thêm về việc học của học sinh ở nhà. Vì do đại bộ phận phụ huynh học sinh đều có máy diện thoại kết nối mạng nên tôi thỉnh thoảng nhắn tin qua Zalo cho phụ huynh về tình hình học tập của con em mình. Việc tổ chức họp phụ huynh hàng kì, là rất cần thiết vì không những thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường mà còn làm công tác tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh quan tâm mua sắm đồ dùng học tập. Việc thiết lập được mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình nhằm xoá bỏ được tình trạng học sinh đi học quên sách vở, quên bút. Học sinh đi học có đủ đồ dùng học tập. Đây là yếu tố quan trọng giúp giáo viên nâng cao được chất lượng học tập của học sinh lớp mình.
	Tóm lại: Công tác chủ nhiệm lớp giữ vị trí vai trò đặc biệt quan trọng vì giáo viên không những tiến hành giảng dạy kiến thức mà còn làm nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, là người dạy chủ yếu của lớp đồng thời tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách, cũng là người thay mặt Hội đồng nhà trường, cha mẹ quản lí tập thể học sinh và là cầu nối giữa nhà trường với gia đình để nâng cao chất lượng toàn diện để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Bên cạnh đó, bằng tình thương và sự ân cần của giáo viên chủ nhiệm là liều thuốc đặc trị giúp cho học sinh có niềm tin, có lòng say mê học tập. Khi học sinh đã có niềm tin với thầy cô, có lòng say mê học tập thì các em sẽ có tinh thần tự giác trong học tập và đạt được kết quả cao hơn.
	* Biện pháp 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
	Mục đích của biện pháp: Giúp cho học sinh nhanh hiểu , tiếp thu bài tốt, hứng thú học tập.
	Đặc trưng của học sinh xã Hải Lựu là: rụt rè, e thẹn, không mạnh dạn trước đám đông, đặc biệt là tiếp thu bài chậm, nhất là các em thuộc thôn, xóm chậm phát triển. Vì vậy Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú là biện pháp không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh . Giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết mà còn phải truyền tải đến cho các em cả lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của chính mình. 
	Cách thực hiện: Giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. Biết tìm phương pháp dạy từng môn, từng bài học phù hợp với đối tượng học sinh. Tạo ra hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú nhằm thu hút được tất cả đối tượng học sinh tham gia học tập. Giáo viên phải nắm chắc cách dạy từng loại bài của từng phân môn, chẳng hạn như dạy Môn Toán:
	*Đối với bài dạy lí thuyết:
	- Phần lí thuyết: tôi thường dành thời gian tối đa khoảng 20 phút ( Có thể nhiều thời gian hơn tuỳ từng bài học): mỗi đơn vị kiến thức cơ bản, tôi tổ chức thành một hoạt động (kể cả hoạt động củng cố kiến thức, kĩ năng chuẩn bị cho học nội dung mới), tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia các hoạt động( có sự hỗ trợ của đồ dùng học tập) giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Để học sinh dễ tiếp thu bài, khi ghi bảng chỉ cần trình bày bảng đơn giản cụ thể như: Ghi đầu bài dạy, tóm tắt đề, hình vẽ, công thức, bài giải các bài tập.
	- Phần luyện tập: Học sinh chủ yếu làm việc cá nhân, giáo viên quan sát tổng thể cả lớp, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng, tránh giao việc bình quân, hướng dẫn chi tiết, tránh sử dụng học sinh khá giỏi làm việc thay cả lớp.Yêu cầu tất cả học sinh đều phải hoàn thành ít nhất hai bài tập. 
	*Đối với bài luyện tập thực hành: Cách dạy như dạy phần luyện tập trong tiết lí thuyết. 
	*Đối với bài: Dạy đại lượng và đơn vị đo đại lượng. Hình thành biểu tượng cho học sinh bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan và kinh nghiệm thực tiễn, sau đó mới dẫn dắt học sinh đọc , viết đơn vị đo, khắc sâu mối quan hệ giữa đơn vị đo mới với các đơn vị đo đã học trong cùng một đại lượng, dành thời gian cho học sinh thực hành đo và ước lượng. 
	*Đối với bài: Dạy các yếu tố hình học: - Hình thành biểu tượng hình học trên cơ sở quan sát thực tiễn và các hình học đã biết, yêu cầu học sinh ban đầu nắm được dạng tổng thể, sau nâng dần mức độ, đi sâu vào đặc điểm và các yếu tố của hình học. Chú ý rèn kĩ năng vẽ hình và quan sát hình cho học sinh.
	*Đối với bài: Dạy giải toán có lời văn: tôi thường cho học sinh tự tìm và nêu được yêu cầu của đề bài, sau đó tự tóm tắt đề, tự trình bày bài giải, chỉ gợi ý, trợ giúp khi thực sự cần thiết. Chữa bài tỉ mỉ và chính xác.
	Giáo viên nắm được mục tiêu bài học, thiết kế bài dạy, xây dựng hình thức tổ chức dạy học phù hợp với lớp học. 
	Đối với các em, phải tìm hiểu một lượng kiến thức lớn và khó là điều khó khăn. Để giúp học sinh nắm được nội dung bài . Với cách làm như trên học sinh rất ham học, thu hút được tất cả các trình độ học tập trong lớp, học sinh học yếu cũng hồ hởi tham gia. Tôi thường tạo điều kiện cho những học sinh yếu trả lời những câu hỏi mà các em có thể trả lời được, ưu tiên cho đối tượng này nhũng câu hỏi dễ, bài tập phù hợp để dần dần đưa các em vào guồng máy hoạt động của cả lớp. Dùng cách “ mưa dầm thấm lâu” không nóng vội kết quả. Ngoài ra cần phải động viên khen ngợi, tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em. Qua mỗi bài học, mỗi phân môn cần có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau, biết dẫn dắt học sinh đi từ cái hay này đến tri thức mới lạ khác, gây trí tò mò tạo niềm hứng thú học tập. Ngoài phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, giáo viên phải hướng dẫn các em cách học trên lớp cũng như ở nhà sao cho đạt hiệu quả.
	Đối với việc hướng dẫn tự học ở nhà: 
	Tôi thường hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu, ghi rõ từng công việc gắn liền với thời gian cụ thể. Học bài theo thời khoá biểu,ví dụ: Thứ hai có các tiết học: Đạo đức; Tập đọc; Toán; Chính tả. Tôi gợi ý cho học sinh: biết tự bố trí thời gian cho từng tiết học. Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các yêu cầu trong sách giáo khoa. Thể hiện việc học bài trước ở nhà của mình trên vở nháp như sau: 
Tiết 1: Tập đọc: bài : Trường em
 Trả lời câu hỏi 1:( )
 Trả lời câu hỏi 2 (..)
 Trả lời câu hỏi 3 . v.v
Tiết 2.Tập đọc: Trường em
 Trả lời câu hỏi 1()
 Trả lời câu hỏi 2(...)
 Trả lời câu hỏi 3. (.)
 vv
Tiết 3. Toán: Ôn tập 
 Thực hiện bài tập 1 :
 Thực hiện bài tập 2: 
 Thực hiện bài tập . v.v.. 
Tiết 4:Đạo đức:Em là học sinh lớp 1 
 *)Thứ ba: Toán – Chính tả - Tự Nhiên-Xã hội. Học sinh phải chuẩn bị vào vở nháp được như sau:
Tiết 1:Toán: Ôn tập 
 Thực hiện bài tập 1 (.)
 Thực hiện bài tập 2: ()
 Thực hiện bài tập 3 . (.) 
Tiết 2. Chính tả
 Trả lời câu hỏi 1()
 Trả lời câu hỏi 2()
 .
Tiết 3.Tự Nhiên – Xã hội
 Phần nhận xét:
 Phần bài tập:
 Bài tập 1
 Bài tập 2
 Bài tập 3 
*)Thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng tiến hành tương tự như vậy. Vào đầu giờ học tôi kiểm tra nhanh sự chuẩn bị này của học sinh, chỉ cần vài tuần đầu là xây dựng được thói quen này.
Việc xây dựng cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà,các em tự khám phá kiến thức mang lại hiệu quả học tập rất cao vì khi các em đã nghiên cứu kĩ bài trước ở nhà , đến lớp tiếp thu bài rất nhanh.
 Việc học trên lớp:
 	- Duy trì nề nếp kiểm tra bài cũ, chữa bài tập thường xuyên, kiểm tra đồ dùng học tập với nhiều hình thức: giáo viên kiểm tra hoặc cán sự lớp, bạn cùng bàn kiểm tra lẫn nhau.
	- Xây dựng đôi bạn khá giỏi để giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức thi đua từng cặp đôi bạn, cuối tháng cho h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_dai_tra_cho_hoc_si.docx
  • docxTH.HAILUU.26.07-NGUYENTHANHPHONG+NGUYENTHIDAN-TT.docx