Sử dụng các phần mềm.
+Sử dụng phần mềm powerpoint: Hiện nay, dạy học với giáo án điện tử đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường học các cấp nói chung và mẫu giáo nói riêng, đây là loại giáo án được biên soạn trực tiếp trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng, giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo án. Với phần mềm này cho phép chúng ta tạo dựng những slide thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng giúp cho bài dạy của mình trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn.
Ví dụ: Giờ học cho trẻ tìm hiểu về quá trình phát triển của cây.
+Với lối học truyền thống đây là một giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, như thường lệ giáo viên chỉ cho học thông qua các tranh ảnh để trẻ quan sát chứa không thể chuẩn bị những loại con vật thật để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Chính vì vậy, mà tiết học sẽ trở nên nhàm chán đơn điệu sẽ không lôi cuốn thu hút trẻ được nên hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát một đoạn phim ngắn về quá trình phát triển của gà đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
tin vào dạy học khá dễ dàng. - Nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị. máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp, các phòng học khang trang. - Thường xuyên tập huấn một số phần mềm thông dụng cho giáo viên - Tổ chức các tiết dạy, dự giờ, thao giảng sử dụng công nghệ thông tin được hầu hết các giáo viên nhiệt tình tham gia. - Có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, thuận lợi cho việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu để ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy sao cho phù hợp và có hiệu quả khi sử dụng. - Việc khai thác, ứng dụng phần mềm vui học kidmarts được giáo viên tổ chức và hướng dẫn cho trẻ thực hành tương đối có hiệu quả. 2. Khó khăn: - Kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường Mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên Mầm non. - Trường Mầm non Sơn Ca với đặc thù nhiều phân hiệu trong đó có 2 buôn khó khăn 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy còn rất hạn chế. - Đa số phụ huynh làm nông và buôn bán nhỏ nên ít có thời gian và điều kiện cho trẻ tiệp cận với công nghệ thông tin. - Do tính chất của công việc, chuyên môn hằng ngày nên hầu hết thời gian học tập thêm chỉ rơi vào những lúc nghỉ trưa hay vào buổi chiều sau giờ làm việc nên kết quả học tập thêm cũng chưa đạt hiệu quả cao. - Nói đến bộ môn công nghệ thông tin thì luôn đi kèm với trình độ ngoại ngữ cụ thể là kiến thức môn anh văn, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu ý nghĩa của các lệnh đó cũng là khó khăn khi tiếp cận với công nghệ thông tin do vốn kiến thức ngoại ngữ còn hạn chế. - Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu. - Giáo viên chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non - Đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của trẻ khác nhau nên sự tiếp thu của trẻ cũng khác nhau Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 9/2015. Tổng số trẻ tham gia khảo sát 35 cháu: Nội dung Trẻ đạt Tỷ lệ - Trẻ thường xuyên tỏ ra hứng thú, tích cực, sôi nổi trong các hoạt động học. 24/35 70% - Trẻ đạt các chỉ số về phát triển nhận thức. 25/35 73% - Trẻ đạt các chỉ số về phát triển ngôn ngữ. 24/35 70% - Trẻ đạt các chỉ số về phát triển thẩm mĩ. 26/35 76% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới các bé một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các bé nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. - Biện pháp 1: Công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. + Yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và giảng dạy là con người. Do đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. + Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên: Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. +Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng công nghệ thông tin do ngành tổ chức để nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên + Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin: Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học với giảng viên là giáo viên công nghệ thông tin và những giáo viên có kỹ năng tốt về tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẩn nhau, tập trung chủ yếu vào những kĩ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hằng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữtổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu liên quan đến công nghệ thông tin. Động viên giáo viên tích cực tự học, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cho nhau. Luôn ứng hưởng các cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin do ngành tổ chức. (Như cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e – learning do ngành tổ chức). - Biện pháp 2: Tạo không gian hoạt động. +Nhà trường cố gắng tạo mọi điều kiện để trang bị cho đội ngũ giáo viên những phương tiện cơ bản để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Luôn khuyến khích vận động đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia các lớp tin học để nâng cao hơn nữa trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân. + Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có trong trường. + Bố trí các phòng làm việc của Ban Giám Hiệu, các dãy lớp học đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thường xuyên. +Trong mỗi lớp học, nhà trường đã trang bị cho mỗi lớp một tivi và cpu có kết nối wifi để vào mạng nên rất thuận lợi cho mỗi giáo viên trong mỗi lớp. +Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo chương trình khuyến mại giành riêng cho giáo dục. + Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin. + Bên cạnh đó, nhà trường nên tạo một trang web riêng để khuyến khích giáo viên truy cập, đăng tin, gửi bài hoặc là thành viên và xem đây như là một câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để giáo viên có thể chia sẽ, học hỏi lẫn nhau. Hình ảnh: Tivi, máy tính có kết nối mạng của từng lớp học - Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sưu tầm tranh ảnh dạy cho trẻ. + Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Tôi tích cực truy cập internet, sưu tầm tất cả những hình ảnh về thế giới xung quanh bé và soạn giáo án điện tử để dạy trẻ. Khi xem những hình ảnh chiếu trên màn hình, trẻ rất hứng thú bởi những hình ảnh tôi sưu tầm cho trẻ xem đều rất gần gũi, sinh động. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn có rất nhiều điểm ưu việt như khi dạy về các con vật nuôi trong gia đình, ngoài việc xem tranh, tôi còn có thể đưa tiếng kêu các con vật vào để dạy cho trẻ. + Ngoài việc chèn các hình ảnh, tôi đã học cách chèn nhạc và chèn đoạn video clip vào slide cho trẻ xem hoặc chèn các âm thanh trong cuộc sống như: tiếng mưa rơi, tiếng gió, tiếng sóng biển cho trẻ nghe và đoán. +Khi cho trẻ tham gia khám phá các chủ đề, tôi đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin cố gắng đưa những hình ảnh thật vào để dạy trẻ bằng cách sử dụng điện thoại hoặc máy chụp ảnh chụp lại những hình ảnh vui chơi, sinh hoạt của trẻ trong lớp, những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc cho trẻ xem. Điều này khiến trẻ rất hứng thú vì trẻ được xem các hình ảnh thật của mình và các bạn trong lớp. Hình ảnh: Lưu giữ hình ảnh giờ vui chơi Hình ảnh: Lưu giữ hình ảnh âm nhạc của trẻ - Biện pháp 4: Sử dụng các phần mềm. +Sử dụng phần mềm powerpoint: Hiện nay, dạy học với giáo án điện tử đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường học các cấp nói chung và mẫu giáo nói riêng, đây là loại giáo án được biên soạn trực tiếp trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng, giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo án. Với phần mềm này cho phép chúng ta tạo dựng những slide thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng giúp cho bài dạy của mình trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Ví dụ: Giờ học cho trẻ tìm hiểu về quá trình phát triển của cây. +Với lối học truyền thống đây là một giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, như thường lệ giáo viên chỉ cho học thông qua các tranh ảnh để trẻ quan sát chứa không thể chuẩn bị những loại con vật thật để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Chính vì vậy, mà tiết học sẽ trở nên nhàm chán đơn điệu sẽ không lôi cuốn thu hút trẻ được nên hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát một đoạn phim ngắn về quá trình phát triển của gà đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn. + Mục đích của giờ học: Trẻ hiểu được quá trình phát triển của cây đậu từ hạt nảy mầm, cây non, cây trưởng thành. - Chuẩn bị: + Xây dựng bài giảng điện tử, các phương tiện đồ dùng cho trẻ khám phá. + Đầu tiên ta vào google lựa chọn hình ảnh, gõ vào quá trình phát triển của cây, lựa chọn hình ảnh và copy về. Tiếp tục tìm một đoạn phim ngắn về quá trình phát triển của cây sau đó đưa về thư mục để lưu. Sau khi đã đủ các tư liệu thì ta sẽ vào phần mềm powerpoint chọn new slide để tạo một slide mới, insert( chèn) hình ảnh (âm thanh) tùy chỉnh để tạo ra các hiệu ứng cho từng slide, từng hình ảnh, đối tượng . Ví dụ: Cô cho trẻ xem đoạn phim về vòng đời phát triển của cây. - Hỏi trẻ: + Từ hạt giống phải trải qua quá trình như thế nào mới thành cây ? + Cây cần gì để lớn lên và phát triển + Qua quá trình chăm sóc của con người cây con phát triển như thế nào? + Sự phát triển của cây như một vòng tuần hoàn. Hình ảnh: Qúa trình phát triển của cây - Sử dụng giáo án điện tử hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình: + Hoạt động tạo hình không chỉ nâng cao khả năng nhận thức của trẻ, phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng định hướng trong không gian mà còn góp phần làm giàu trí tượng tượng, sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, khả năng sáng tạo góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Qua đó phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật, khơi gợi ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ cũng như giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng tạo ra cái đẹp, là tiền đề để hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của một con người. + Việc tạo hứng thú cho trẻ bước vào bài là một vấn đề quan trọng, dẫn đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian hoạt động. Hoạt động này chiếm rất ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết. Ví dụ: Khi cho trẻ vẽ con gà, để sản phẩm của trẻ sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát con gà thật. Cô có thể cho trẻ quan sát qua phim ảnh, cho trẻ được trực tiếp xem video về con gà. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của trẻ, vì vậy hiệu quả của tiết học sẽ tốt hơn. - Ứng dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc: Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hết sức gần gũi và nó phát triển năng lực cảm xúc, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ tình cảm. Với trẻ âm nhạc là thể giới kì diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc giúp trẻ trải nghiệm những xúc cảm, phát triển khả năng thể hiện âm nhạc, góp phần hình thành tính độc lập, sáng tạo và nhu cầu hát múa trong đời sống hằng ngày của trẻ. Hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy, âm nhạc là người bạn thân thiết của trẻ thơ. Từ lúc trẻ tới trường đến khi được đón về, âm nhạc cần xuất hiện thường xuyên để vừa tạo không khí vui vẻ, thoải mái vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ như nhà văn M.Gooc- ki đã nhận xét: Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao nhất của con người, chính vì vậy, người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt. Công nghệ thông tin giúp âm nhạc đến gần với trẻ không những trẻ thuộc bài hát mà qua các hình ảnh có liên quan trẻ còn phát triển nhận thức, những hình ảnh trẻ khó có thể xem trực tiếp. + Ví dụ: Ở chủ đề nghề nghiệp: Dạy bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”, có thể kết hợp cho trẻ xem hình ảnh “Chú công nhân đang xây nhà, cô công nhân đang may quần áo” tương ứng với mỗi câu hát, đến câu nói về ai thì trẻ xem hình ảnh tương ứng với nghề nghiệp đó, trẻ có thể vừa hát vừa hưởng ứng theo bài hát bằng cách vỗ tay theo tiết tấu bài hát. Tiết học sẽ trở nên vui nhộn và hấp dẫn hơn. + Với những bài nghe hát thuộc làn điệu dân ca cô có thể cho trẻ xem hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan hộ ở hội lim, khi trẻ được xem trực tiếp những đoạn video clip có biểu diễn bằng trang phục áo tứ thân trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với các làn điệu dân ca. + Các trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố kĩ năng ca hát, cảm nhạc nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp nhận những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng nghe nhạc. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi để ứng dụng các phần mềm tin học vào âm nhạc để thiết kế các trò chơi âm nhạc làm tăng thêm sự hấp dẫn cho bộ môn âm nhạc. Và tôi đã sử dụng phần mềm powerponit để thiết kế các trò chơi âm nhạc. Ví dụ: Trò chơi âm nhạc “Ô cửa bí mật”. Hình ảnh: Trò chơi “Ô cửa bí mật” + Mục đích của trò chơi là nhìn hình đoán tên bài hát. + Đầu tiên ta sẽ chọn các slide tương ứng. + Chúng ta sẽ phải download những hình ảnh phù hợp với chủ đề với yêu cầu của trò chơi, tiếp theo tôi tạo các slide liên kết. + Với slide ô sổ bí ẩn như trên để tạo được các bạn vào mục Shapes chọn một biểu tượng vẽ một ô cửa mà mình thích. Sau đó đến phần đổ màu các bạn nhấp vào chuột phải chọn Fromat chọn những hiệu ứng màu mà mình thích đổ màu và bấm Close. Để tạo hiệu ứng số các bạn kích chuột phải vào đối tượng và chọn Add text và chúng ta chỉ việc đặt số (nút home).sau đó, tạo màu cho số, tạo kích cỡ số tùy theo mình thích. nhiệm vụ của trò chơi này là khi trẻ kích vào một ổ số thì sẽ xuất hiện một hình ảnh. Sau khi trẻ đoán xong tên bài hát thì giai điệu của một bài hát sẽ cất lên. Vậy làm sao để đặt hiệu ứng liên kết cho một đối tượng? + Chúng ta sẽ chọn đối tượng kích chuột phải vào Hyperlink → Pig in this Document → chọn slide cần dẫn đến. Chẳng hạn, ô số 1 cần dẫn đến slide 5, ô số 2 cần dẫn đến slide 4 cho đến hết ô số với những hình ảnh của từng slide và với chiều ngược lại ở các slide tiếp theo các bạn phải đặt hiệu ứng Hyperlink để khi trẻ chọn xong bài hát sẽ quay lại phần ô số trẻ chọn lại, chúng ta sẽ vẽ một biểu tượng mũi tên và vẫn sẽ đặt Hyperlink về slide của ô số bí ẩn → ok và mỗi slide khi trẻ nhìn hình xong sẽ có một cái loa nó chính là phần nhạc của hình ảnh đó. Vậy làm thế nào để tạo được cái loa âm nhạc như vậy thì các bạn trước tiên phải có bài hát → lên mạng tìm kiếm → ( tìm bài hát bạn cần) → download bài hát về. Sau đó chúng ta sẽ bấm vào nút Insert → Audio chúng ta sẽ chèn bài hát vừa dowload vào biểu tượng cái loa và kéo cái loa về phía trên bài phù hợp, và thế là xong bây giờ chúng ta chỉ cần áp dụng vào chơi nữa thôi. - Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán: Đặc biệt là trong bộ môn dạy trẻ làm quen với toán, thì các hiệu ứng hình ảnh đã thu hút được trẻ tích cực hoạt động và tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao. Qua các hình ảnh giúp trẻ phát triển tư duy hình tượng và bước đầu hình thành ở trẻ tư duy logic và tư duy trừu tượng được tốt hơn. Khi tổ chức hoạt động học cho trẻ làm quen với toán, bên cạnh sử dụng các đồ dùng trực quan gần gũi để hoạt động, giáo viên có thể ứng dụng CNTT vào tiết dạy. Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 6, nhận biết số 6. Cô cho trẻ cùng đếm số em bé và ngôi nhà. Hình ảnh: Đếm các nhóm đối tượng trọng phạm vi 6 - Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với thơ, truyện: Trước đây để dạy 1 hoạt động kể truyện, thơ cho trẻ, cần sử dụng tranh ảnh minh hoạ cho câu truyện, bài thơ đó, nhưng không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu vẽ, tô màu, vì vậy để chuẩn bị được một tiết dạy kể truyện, thơ là rất vất vả. Mặc dù vẽ đẹp, hình ảnh đẹp nhưng cho trẻ quan sát tranh thì sự thu hút và hấp dẫn cháu chưa được cao. Nhưng giờ đây nhờ có công nghệ thông tin, chỉ cần lên mạng doawload những hình ảnh sống động, âm thanh thực hiện ra trước mắt trẻ, làm trẻ hứng thú hơn, hiệu quả giảng dạy sẽ đạt cao hơn. + Mục đích: Trẻ được làm quen, tìm hiểu và khám phá các bài thơ, câu chuyện thông qua máy tính. Kết hợp với những âm thanh hình ảnh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động học một cách tốt nhất. + Chuẩn bị: Xây dựng 1 tiết thơ. + Tiến hành: Ví dụ hoạt động làm quen với văn học. Thơ: “Cái bát xinh xinh”. + Giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh về bài thơ cái bát xinh xinh, lựa chọn phông nền thích hợp, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy “Bác bầu bác bí”. + Đầu tiên phải lựa chọn hình ảnh, ta vào google gõ hình ảnh cần tìm để làm sao những hình ảnh đó liên kết lại thành nội dung bài thơ: “Bác bầu bác bí”. Sau khi, đã tìm được những hình ảnh thích hợp ta chỉ cần lưu về. Chỉ vậy ta đã có những hình ảnh vô cùng đẹp mắt để trình chiếu bài thơ rồi. + Công việc tiếp theo chúng ta sẽ vào phần mềm powerponit để tạo các slide. Mỗi slide thì sẽ tương ứng với một hình ảnh. Ta chỉ việc copy các hình ảnh mà ta đã lưu vào từng slide theo thứ tự. Sau đó thiết kế các slide cho bài thơ bằng cách đặt các hình ảnh đã được lưu về vào các slide theo tiết tự bài thơ, đặt các hiệu ứng xuất hiện hay mất đi tùy vào từng hình ảnh của bài thơ. Hình ảnh: Tiết học thơ qua powerponit - Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ viết: Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Làm quen với chữ viết giúp trẻ hình thành và phát triển một số năng lực, thái độ cần thiết cho việc học tiếng việt ở phổ thông sau này. Ở trường mầm non trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt. Từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ví dụ: + Cho trẻ tập tô chữ cái qua hình ảnh trên máy tính + Khi tổ chức cho trẻ tập tô chữ cái, tôi đã dùng máy ảnh chụp lại các trang vở mà trẻ chuẩn bị tô, sau đó đưa lên màn hình để trẻ nhìn rõ hơn. Khi tô mẫu cho trẻ xem, tôi đã làm hiệu ứng với cây bút chì thông minh, điều khiển chuột của máy tính để cây bút tự tô chữ cái trên màn hình theo đúng quy định trình tự tô chữ. Như vậy, trẻ vừa dễ hiểu lại vừa thích thú do được tiếp cận một hoạt động quen thuộc nhưng bằng hình thức mới lạ và sống động hơn. Ví dụ: Tiết dạy làm quen chữ cái: h, k - Đầu tiên giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức theo ý tưởng của mình. - Tôi cho trẻ xem bức tranh về chú bộ đội trên màn hình. Hoa loa kèn. sau đó cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ: “Hoa Loa kèn”. Tiếp theo sẽ dạy vào chữ cái mới là chữ “h” - Bật màn hình cho trẻ xem chữ cái h. - Cô phát âm mẫu chữ cái “h”. Trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân. - Cô nêu cấu tạo chữ “h” - Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ. - Khi miêu tả cấu tạo chữ xong, tôi click chuột tạo hiệu ứng để các nét của chữ cái “h” lần lư
Tài liệu đính kèm: