Tính mới của giải pháp.
- Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
*Kết quả khảo nghiệm:
Làm cho phụ huynh nhận thức được nội dung chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm Non là cần thiết. Vì thế tỷ lệ trẻ đến lớp của lớp tôi đạt tỷ lệ 100%
- Tính hiệu quả của giải pháp:
Năm nay trường mới sơn sửa lại nên cô và phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các buổi lao đông làm đẹp cho trường. Trồng hoa, lau dọn lớp học, trang trí cùng cô, đổ bê tông, làm sân chơi cho trẻ
Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, quyên góp kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập như: tranh ảnh ,các phế liệu học liệu, một cái gương soi, một cái đồng hồ. Ngoài ra còn tham gia các buổi lao động tự nguyện giúp nhà trương khi có khách về
Đồ dùng trực quan đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Trẻ hứng thú học tập không bị nhàm chán, hoạt động sáng tạo.
* Giá trị khoa học: Qua đề tài Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường Mầm Non Sao Mai
Đa số trẻ đã được phụ huynh dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ
Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Giúp trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
ng giáo dục cũng như nhà trường đưa ra. Tôi được phân công vào lớp là 1, là lớp điểm nên được ban giám hiệu quan tâm đầu tư đồ dùng , đồ chơi,trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn so với các lớp trong trường, lại huy động được các cháu đến lớp đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ cháu trai và cháu gái ngang nhau,các cháu ít nên thuận lợi trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. *. Khó khăn. Bên cạnh đó thì số lượng các cháu trong lớp thuộc hai khu vực khác nhau trong xã nên không thuận tiện cho việc phối hợp giữa phụ huynh và cô giáo. Các cháu chủ yếu là con nông dân, bố mẹ đi làm ăn xa chủ yếu ở với ông bà nên việc quan tâm đến trẻ cũng còn nhiều hạn chế đồng thời việc phối hợp với phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn. Về phụ huynh: Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về các nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, ít để ý đến con mình đang học cái gì , hoạt động ra làm sao, ăn như thế nào, nên công tác tuyên truyền về nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ chưa có hiệu quả. Giáo viên thiếu mạnh dạn trong việc phối hợp với phụ huynh, chưa tìm ra biện pháp để tuyên truyền đầy đủ các nội dung giáo dục trẻ. - Thành công, hạn chế: Tôi đã luôn nhận được sự quan tâm tận tình cũng như luôn có những chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Phụ huynh trong lớp đa số làm nghề nông nhưng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Học sinh được đi học đúng độ tuổi và thực hiện đúng chương trình mầm non theo quy định. Trẻ yêu thích đến trường ,vui vẻ, gần gũi và quý mến cô giáo, trẻ phát triển tốt. *Mặt yếu: Một số trẻ tiếp thu chậm, đặc thù hầu như 100% trẻ nói theo ngon ngữ địa phương nên phát âm con hạn chế. Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi. Đa phần cha mẹ học sinh là nông dân nên chưa có thời gian và sự hiểu biết sâu rộng về các phương pháp phối hợp với giáo viên để chăm sóc và giáo dục trẻ đuợc tốt Tài liệu phục vụ cho hoạt động này còn khiêm tốn. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Như đã nêu ở trên, việc tổ phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong thời gian vừa qua chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế như kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, sự tích lũy chuyên môn còn gặp nhiều hạn chế. Khả năng giao tiếp với phụ huynh còn nhiều hạn chế, khi muốn biểu đạt mong muốn của cô giáo về trẻ còn lúng túng thiếu nhanh nhẹn. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tập. Trong lớp một số trẻ nhận thức còn hạn chế, một số trẻ đi học chưa đều. Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp. Đồ dùng trực quan phục vụ tiết học sinh động, phong phú, đa dạng. III. Các giải pháp đã tiến hành và giải quyết vấn đề. - Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đặt ra mục tiêu cho mình trong công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ tôi hiểu được một điều việc kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của trường cũng như chuyên môn phát động và luôn lấy mục tiêu gần gủi với phụ huynh, thường xuyên liên lạc với phụ huynh để cùng nhau chăm sóc, giáo dục cho trẻ và tôi cũng cho đây là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục cho trẻ những kiến thức cũng như hành trang để trẻ bước qua môi trường khác một cách tự tin thì việc hình thành từ khi trẻ còn học mẫu giáo là rất quan trọng chính vì vậy tôi đặt ra mục tiêu trẻ phải đạt tỷ lệ cao trong vấn đề này, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội. - Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, giải pháp Biện pháp 1: Thành lập hội cha mẹ của nhóm lớp Dựa trên cơ sở thành lập hội cha mẹ phụ huynh của nhà trường tôi đã mạnh dạn họp phụ huynh xin thành lập hội phụ huynh của nhóm lớp mình với các thành viên như sau : Lớp có các cháu chủ yếu thuộc ba khu vực khác nhau trong xã nên tôi đã bầu ba phụ huynh làm ba tổ trưỏng của ba khu vưc , mổi người chịu trách nhiệm một khu vực với các nội dung như: Xây dựng kế hoạch năm học ,tháng, được hội phụ huynh thông qua,phối hợp thống nhất giữa nội quy , quy định của trường, chỉ đạo theo giỏi sơ kết , tổng kết, rút kinh nghiệm thường xuyên, theo định kỳ, thông báo giờ đón trả trẻ của trường vv Tôi đã đề ra biện pháp thành lập hội cha mẹ của nhóm lớp với các nội dung hoạt động như : Cô giáo bàn và thống nhất với cha mẹ về nội quy của lớp Thống nhất các hình thức và phối hợp cụ thể của hội phụ huynh trong từng giai đoạn và của cả năm học . Lập hồ sơ liên kết như sổ liên lạc giữa cô giáo với phụ huynh Ví dụ : Vào đầu năm học cô giáo thông báo về nội quy của lớp như sau : Động viên con đi học đều Đưa đón con đúng giờ quy định của nhà trường (Giờ mùa đông. Đón trẻ lúc 6h4 phút -7h45 phút – Trả trẻ lúc 16h15phút, giờ mùa hè. Đón trẻ lúc 6h30 -7h30 phút - Trả trẻ lúc 16h30 phút ) Đưa con tận tay cho cô giáo không để con ngoài cổng đi vào. Thường xuyên xem bảng thông báo của trường,của lớp để kịp thời nắm bắt được thông tin Ghi rõ tên con vào đồ dùng riêng ,khăn mặt ,ba lô,giầy ,dép. Quan tâm và dạy con những hành vi, thói quen như biết chào hỏi , xin cảm ơn. Biết vệ sinh thân thể,vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học (Hình ảnh họp Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh) Việc thành lập hội cha mẹ học sinh của nhóm lớp giúp phụ huynh nắm bắt được các hoạt động trong ngày của trẻ tại truờng. Từ đó giúp phụ huynh hiểu và có kế hoạch phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mang để lại hiệu quả cao hơn. Biện pháp 2: Thiết kế góc tuyên truyền Để phụ huynh nhận thức và hiểu được những nội dung hoạt động trong ngày của, lớp. Tôi đã đưa các nội dung trong tuần ,trong tháng vào góc tuyên truyền bố trí treo ở chổ ra vào của cữa chính ,để hàng ngày phụ huynh đưa con đến trường họ nhìn thấy các nội dung hoạt động trong tháng. Ví dụ: Tháng 9 nhà trường tổ chức cho trẻ vui: “ Tết trung thu” Phát động thi đua các lớp vận động phụ huynh mua đèn ông sao để tổ chức cho trẻ vui chơi. Ngoài ra góc thông tin nhà trường còn thông báo các nội dung và lịch họp phụ huynh trong quý Góc tuyên truyền là nơi để giáo viên treo những thông tin cần thiết mà giáo viên muốn truyền tải tới phụ huynh những thông tin cần thiết về các hoạt động của trẻ ở trường mà cha mẹ cần biết như: Nội dung về chăm sóc giáo dục trẻ, lễ giáo của trường lớp Nội dung về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường Nội dung về chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ tại truờng mầm non Nội dung về chương trình giảng dạy từng ngày, tháng, theo chủ đề nhỏ thực hiện theo chủ đề lớn. Ví dụ: Chủ đề lớn là: “Thế giới động vật” Thì thực hiện theo chủ đề nhỏ là: Một số con vật nuôi trong gia đình, một số côn trùng..,mục tiêu của trẻ phải nắm được trong chủ đề này là gì để phụ huynh theo giỏi kiến thức con mình nắm được trong chủ đề này hoặc họ có thể ghi lại để có kế ho¹ch bày cho con mình - Những thông tin trên được đổi theo từng quý ( cân đo và khám sức khoẻ trẻ theo định kỳ, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề chủ điểm) (Hình ảnh cô trao đổi với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ thông qua góc tuyên truyền) - Góc tuyên truyền còn là nơi trưng bày những sản phẩm hàng ngày của trẻ như: Sản phẩm tạo hình qua các hoạt động trong tuần mà trẻ đã được học. Qua đó giúp phụ huynh hiểu được năng lực thực sự của con mình để cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. - Góc tuyên truyền cũng có thể là nơi trưng bày sản phẩm của phụ huynh, là một hình thức vận động các bậc phụ huynh để sưu tầm thêm những bài thơ bài hát, câu chuyện hoặc tự sáng tác...Thông qua các bậc phụ huynh với nhau họ sẽ nhìn nhau so sánh mức độ quan tâm tới cô giáo, lớp của con em mình. Những bài thơ câu chuyện đó không ngoài mục đích phục vụ cho hoạt động của trẻ hàng ngày theo chủ điểm, chủ đề, phong phú và đa dạng hơn. Ví dụ: Vào đầu năm học ngoài việc đóng góp chung của nhà trường thì ở nhóm lớp 5 tuổi cần có một đồng hồ cho trẻ xem thời gian , cần có một ống gương soi cho trẻ soi tự phục vụ Ngoài việc xây dựng góc tuyên truyền của lớp lá 1 tôi còn trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào những giờ như đón trẻ, trả trẻ hay những buổi họp phụ huynh định kì do lớp đề ra vào buổi họp phụ huynh đầu năm đã thống nhất. Việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh giúp cho cả co giáo lẫn phụ huynh nắm bắt kịp thời về tình hình của học sinh lúc trẻ ở trường cũng như mọi hoạt động của trẻ tại gia đình. Biện pháp 3: Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hằng ngày qua giờ đón trả trẻ, mọi lục mọi nơi Cô giáo thông báo nhanh với cha mẹ của trẻ về tình hình của trẻ trong ngày như: Sức khoẻ, dinh dưỡng, kết quả học tập, vui chơi của trẻ. Nhưng giáo viên cần lựa chọn xem xét cần trao đổi với phụ huynh nào? Nội dung gì? Với từng đối tượng, tuỳ vào đặc điểm tính cách của trẻ,tuỳ vào từng hoàn cảnh,điều kiện của từng gia đình tuỳ vào tính cách của mổi phụ hunh mà cô giáo có các cách tiếp cận ,trao đổi khác nhau ,để làm được như vậy trước hết cô giáo phải là người biết rỏ hoàn cảnh của các cháu ,cô lắng nghe ý kiến phụ huynh ,tâm tư nguyện vọng của họ. Ví dụ: Cháu Nguyễn Thị Kiều Vy nhận thức về lĩnh vực phát triển nhận thức rất nhanh có thể xếp vào thứ nhất của lớp nhưng lại thiếu tự tin khi hoạt động lĩnh vực thể chất ,tôi trao đổi với phụ huynh về khả năng của cháu ,nhờ phụ huynh về nhà cho trẻ tập các bài vận động như tập bắt bóng nhiều hơn ,chạy nhảy, ném giúp cháu phát triển hoàn thiện hơn hoặc Nguyễn Thị Lam Nhi nhận thức rất nhanh nhưng mổi khi tôi cho cháu đưng dậy phát biểu thì cháu lại nói quá nhỏ, mặt đỏ tía tai tôi cần trao đổi với phô huynh tích cực cho trẻ giáo tiếp nói chuyện nhiều hơn với các thành viên trong gia đình cũng như mọi nguời xung quanh trẻ với mục đích giúp trẻ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với cô giáo, bạn bè, cũng như mọi nguời xung quanh Phân tích cho họ hiểu rằng cháu không nên ép cháu học quá nhiều vì cháu đang bị bệnh ,phải bằng hình thức nói nhẹ nhàng động viên cháu không qua căng thẳng, răn doạ cháu nhiều tạo sự thoải mái về tâm lý cho cháu vì đặc điểm của cháu là ưa nịnh - Ngoài ra sau mổi giờ học như chữ cái ,toán,bài thơ câu chuyện , nếu cháu nào chậm hoặc chưa thuộc tôi viết và cuối buổi học tôi in bài thơ hay câu chuyện đó ra đua cho phụ huynh, nhờ phụ huynh về nhà tranh thủ thời gian buổi tối chỉ cho cháu học, đồng thời tôi trao đổi với phụ huynh về cách hướng dẫn trẻ đọc, phương pháp để trẻ tiếp thu nhanh, tư thế khi trẻ ngồi học, cách cầm bút như thế nào cho đúng .. Sao cho hình thức cháu học ở nhà phải giống như hình thức mà cháu đuợc học ở lớp mà cô truyền thụ cho trẻ Ví dụ: Cháu Nguyễn Lê Thiện Nhân nhận thức của cháu về toán nhanh nhưng về mặt phát triển ngôn ngữ của cháu như đọc thơ, kể chuyện còn yếu, cháu học bài lâu thuộc thì tôi chủ động in bài thơ đó ra hoặc câu chuyện mà ngày đó cháu đựoc học trao đổi trực tiếp với phụ huynh về khả năng của trẻ, tôi cũng gợi ý hình thức cũng như nội dung chính của bài cho phụ huynh chỉ thêm cho cháu vào buổi tối lúc cháu ở nhà (Cô đón trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ) Trong giờ đón trả trẻ không chỉ là thông tin từ cô giáo mà còn là những thông tin phản hồi từ các bậc phụ huynh đến với nhà trường. Ví dụ: Qua trao đổi với phụ huynh giúp tôi hiểu được tình hình của học sinh như lý do trẻ nghĩ học là vì trẻ bị ốm hoặc do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, từ đó tôi có kế hoạch cụ thể để cùng bàn với ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp để đề ra một phương pháp cụ thể, như báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch thăm hỏi động viên kịp Ngoài vấn đề thông tin tại nhà tôi lên kế hoạch trao đổi vói phụ huynh ở các khu vực khác nhau cụ thể là ba xóm thì phân công cho một phụ huynh chịu trách nhiệm thông tin trao đổi các vấn đề thắc mắc trong khu vực minh để cùnh cô giáo hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc gíao dục trẻ đạt hiệu quả ,phân công mỗi đơn vị xóm, tuyên truyền các nội dung cần thiết của nhà trường lớp cho tất cả cộng đồng. Thông tin còn được quảng bá trên hệ thống loa truyền thanh của xóm, xã, hoặc có nội dung cần thông tin tuyên truyền cho nhân dân cán bộ như: Thực hiện tốt: “ Phong trào xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp trong nhà trường nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục Mầm non mới, quảng bá danh sách ủng hộ kinh phí xây dựng cơ sỡ vật chất cho lớp cho Nhà trường , còn sáng tác các nội dung bằng các vở kịch theo làn điệu dân ca về đưa nội dung đó về các đơn vị xóm biểu diển trong ngày: “ Toàn dân đoàn kết” đây là dịp mà các đối tượng gồm nhiều thành phần tham gia để họ càng nhận thức sâu sắc hơn về sự nuôi dạy của các cô giáo Mầm Non. Biện pháp 4: Thông qua các cuộc họp phụ huynh Tổ chức họp phụ huynh là thời điểm thuận lợi để nhà trường và cô giáo phối hợp tuyên truyền một cách đầy đủ về quy chế, tình hình hoạt động của nhà trường. Trong năm học có thể tổ chức các cuộc họp như: *Tổ chức cuộc họp đầu năm Tổ chức cuộc họp phụ huynh đầu năm thông qua việc đánh giá kết quả năm học trước, thông báo những mạnh mạnh cần duy trì, cũng như thông qua những mặt còn hạn chế để cùng nhau khắc phục trong năm học mới. Triển khai phương hướng nhiệm vụ cho năm học mới giúp phụ huynh nắm bắt kế hoạch phối hợpcủa lớp cũng như của nhà trường, từ đó có kế hoạch phối hợp với giáo viên cùng đứng lớp như cong tác đóng góp đầu tư cơ sỏ vật chất........ (Hình ảnh họp phụ huynh đầu năm học của lớp) Nhà trường, giáo viên chủ yếu cung cấp cho phụ huynh nắm được nhiệm vụ năm học những mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của trẻ 5 tuổi . Để chuẩn bị nội dung cuộc họp đạt kết quả tốt, hội phụ hunh , giáo viên thống nhất về thời gian, nội dung chương trình cuộc họp. Ví dụ: Giới thiệu về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nội quy quy chế của trường, lớp. Nhiệm vụ của cô giáo, phụ huynh và đề ra phương hướng trong năm học. Ví dụ: Giáo viên thông báo và tuyên truyền về nội dung giáo dục Mầm Non mới nhằm phát triển tốt các lĩnh vực: Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội Phát triển tình cảm thẩm mỹ Để chăm sóc giáo dục trẻ có chất lượng, phát triển toàn diện về các lĩnh vực nội dung giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề. Các chủ đề được xây dựng mở rộng từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, bản thân trẻ đến gia đình. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội gần gũi với trẻ và rất cần thiết. Yêu cầu sự quan tâm của phụ huynh để hiểu biết cảm thông giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình. Giáo viên chủ động trao đổi với phụ huynh đề nghị thực hiện nội quy, quy chế của trường, lớp. Ban chấp hành có trách nhiệm thông tin từ các bậc phụ huynh như đóng góp xây dựng chương trình, chế độ ăn uống của trẻ, những thắc mắc, ý kiến góp ý, thăm hỏi phụ huynh, các cháu trong lớp khi gặp ốm đau hoạn nạn, các ngày lễ. Tham gia các cuộc thi: Bé khoẻ bé ngoan... *Tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm Cũng như cuộc họp đầu năm, cuối học kì I, thì sau khi nhà trường tôe chức học tập trung tôi đã mời phụ huynh của cả lớp về tại phòng học lớp lá 1 để trao đổi những nội dung về tình hình hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong suốt một năm học, cũng như thông báo với phụ huynh về kết quả học tập, sức khoẻ của tre Thông qua đó để rút kinh nghiệm, đánh giá , giải tỏa những vướng mắc ,băn khoăn những gì đã làm được , những gì cần phải tăng cường, những gì cần phải khắc phục, nội dung đánh giá xếp loại trẻ, sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong năm học. Từ đó tôi trao đổi với phụ huynh giúp phụ huynh có kế hoạch bồi dưõng cho các cháu trong hè để chuẩn bị cho các cháu một tâm thế cũng như vốn kiến thức đủ để trẻ bước vào lớp Biện pháp 5: Thông qua tổ chức ngày hội, ngày lễ và các hội thi Trong năm học nhà trường đã tổ chức tốt các ngày hội, lễ: Ngày hội đến trường của bé, ngày Tết trung thu, Ngày nhà giáo Việt nam, Ngày quốc tế Phụ nữ, mừng đảng - mừng xuân,hội thi bé khỏe bé ngoan ....Qua đó thu hút được sự quan tâm rất lớn của các cấp các ngành và các bậc phụ huynh. - Sau khi xác định các nội dung của hội thi ,tôi lựa chọn những phụ huynh có năng khiếu cùng tham gia vào hội thi ,đặc biệt là những phụ huynh của những trẻ tham gia vào hội thi .tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về nội dung thi để cùng phối hợp thực hiện như trao đổi với phụ huynh về những nội dung mà phụ huynh cần diễn xuất trong các phần thi (vai diễn). Đồng thời tôi trao đổi với phụ huynh để thống nhất trong viêc lựa chọn trang phục, xây dụng nội dung chi tiết cho các phần thi để cung phối hợp tập luyện (Hình ảnh bé tham gia Ngày hội bé đến trường năm học 2018-2019) -Tổ chức hội thi cô, thi bé đặc biệt là hội thi: “ Bé khoẻ,bé ngoan” Thành phần tham dự hội thi có phụ huynh. Giáo viên tiếp nhận kế hoạch, lịch thi và tự nghiên cứu nội dung thi Từ những hoạt động trên phụ huynh có ấn tượng vui vẻ khi con cái mình được nuôi dạy và nhà trường tổ chức các hoạt động đầy ý nghĩa. Biện pháp 6: Vận động kết hợp với phụ huynh, trong việc đóng góp đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh và nguyên vật liệu. Tuỳ vào từng chủ điểm, chủ đề khác nhau để vận động phụ huynh quyên góp cả nguyên vật liệu khác nhau như các loại vỏ ống dầu rửa bát, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Rơm rạ , mo cau, lá khô, bẹ dừa khô tranh ảnh hoạ báo cũ có nội dung liên quan đến giáo dục Mầm non để giúp trường làm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, hoặc có thể làm nhiều bộ đồ chơi khác nhau như : đan rổ, đan đèn lồng từ tre, nứa, làm phách nhạc bằng những mảnh võ dừa khô, làm xúc xắc bằng lon bia, hay vẽ các bức tranh trên các mảng tường trong lớp để tạo bài tập mở cho trẻ Đối với giáo viên và phụ huynh: Vào đầu từng chủ đề ban giám hiệu và nhà trường đã phát động thi đua giáo viên làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, rẻ tiền. Đồng thời giáo viên tuyên truyền với phụ huynh các đồ dùng cần thiết phục vụ chủ đề chủ điểm Ví dụ: Chủ điểm động vật vận động phụ huynh làm các đồ dùng phục vụ cho hoạt động bé có nhiều dụng cụ âm nhạc đa dạng.... Tổ chức thi triển lãm đồ dùng đồ chơi của trẻ, cô giáo, phụ huynh . Việc vận động phụ huynh quyên góp các nguyên vật liệu ,phế liệu để làm đồ dùng ,đồ chơi giup cho phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về công việc của giáo viên cũng như các hoạt động ở trường .Từ đó tạo mối liên kết mật thiết giữa giáo viên và phụ huynh .hơn nữa việc quyên góp nguyên vật liệu ,phế liệu của phụ huynh giup tôi tạo ra được các đồ dùng dạy hoc phong phú ,đa dạng hơn ,làm tăng hiệu quả hoạt động chăm sóc –giáo dục trẻ .Tạo được niềm tin của phụ huynh và cộng đồng. (Hình ảnh cô nhận đồ dùng tự tạo của phụ huynh và hình ảnh trưng bày sản phẩm của và trẻ làm) Thông qua hình thức ,biện pháp này nhằm giúp phụ huynh hiểu được sự vất vã ,khó nhọc của cô từ đó thông cảm an ủi , động viên cô tăng thêm gắn bố giữa cô giáo vơí phụ huynh. Biện pháp 7: Thông qua hình thức mời phụ huynh dự giờ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Để phụ huynh năm bắt đựoc tình hình và các phương pháp về công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì tôi cảm thấy một biện pháp mang lại cho tôi một hiệu quả cực kì cao, mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất đó là hình thức mời phụ huynh cùng tham gia hoạt động học cũng như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp tôi Tôi chủ động mời phụ huynh tham gia vào các tiết dạy tốt hay các tiết chuyên đề, thậm chí là những tiết dự giờ đột xuất bất cứ lúc nào phụ huynh có thể sắp xếp thời gian để nắm các hoạct động chăm sóc giáo dục trẻ, hay tham gia dự giờ vào những tiết hoạt động có chủ đích, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.. Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới thực vật” khi dạy trẻ làm quen với đề tài “ làm quen chữ cái l, m, n” tôi mời phụ huynh tham dự. Thông qua giờ ho
Tài liệu đính kèm: