SKKN Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tại trường Mầm non Krông Ana

SKKN Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tại trường Mầm non Krông Ana

Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Hiện nay Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong địa bàn ra lớp 100% . Bởi vì trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trẻ 5 tuổi là giai đoạn phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, thể chất, lẫn tinh thần . Chăm lo cho các cháu ở giai đoạn này giúp các cháu chuẩn bị mọi phương diện, nhất là phát triển ngôn ngữ trước khi vào lớp 1.

Địa bàn rộng, phần lớn người dân từ nơi khác đến nhập khẩu, dân số không ổn định nên ảnh hưởng rất đến công tác điều tra cập nhật số liệu trẻ 5 tuổi ra lớp, ngoài ra còn huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp để xây dựng kế hoạch tuyển sinh.

Tuyên truyền vận động đến từng hộ gia đình trẻ 5 tuổi ra lớp 100% vào đầu tháng 8 rà soát lại danh sách ở từng tổ dân phố, xóm, từng nhóm lớp. Lập danh sách những cháu chưa đến trường và bố trí sắp xếp thời gian, phân công giáo viên đến tận các gia đình có trẻ 5 tuổi chưa đến trường, tìm hiểu lý do, nguyên nhân mà họ chưa đưa trẻ đến trường động viên, phân tích, thuyết phục các gia đình đưa trẻ đến trường.

Tuyên truyền tới phụ huynh biết trước khi trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 trẻ phải nhận biết được 29 chữ cái và biết số từ 1 đến 10 thành thạo, chuẩn bị tâm thế cho trẻ, trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động 1 ngày của trẻ qua đó trẻ phát triển một cách toàn diện. Phối kết hợp đến các tổ dân phố, trưởng thôn, loa phát thanh, áp phích. hội phụ nữ để nắm số lượng trẻ chính xác, nắm được số trẻ 5 tuổi trên địa bàn mình đi học nơi khác.

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2107Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tại trường Mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững kiến thức cơ bản nhất để chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 phổ thông.Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tại trường mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
Nhằm củng cố mở rộng mạng lưới trường, lớp, huy động trẻ 5 tuổi trong địa bàn điều tra đến lớp, 100% trẻ được nuôi dưỡng chăm sóc ăn bán trú học 2 buổi/ngày. 
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, duy trì tốt tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Huy động 100% trẻ 5 tuổi mầm non trong địa bàn trường Mầm non Krông Ana điều tra ra lớp.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp nhằm huy động trẻ 5 tuổi ra lớp ở trường Mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp.
- Trẻ 5 tuổi trong địa bàn điều tra trường Mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015 - 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, thu thập, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu, các văn bản của các cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tiếp xúc, trao đổi, vận động các tổ chức, ban ngành đoàn thể và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc cần thiết đưa trẻ 5 tuổi mầm non đến trường.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế về số lượng trẻ 5 tuổi trên địa bàn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Có thể nói rằng, bậc học mầm non là bậc học đầu tiên cung cấp những kiến thức đơn giản cho trẻ em thông qua các hoạt động học và chơi, chơi và học. Các môn học ở trường mầm non cũng chỉ là những môn học mang tính chất “Nhận biết” và “Làm quen” với các hiện tượng tự nhiên và vấn đề xã hội. Tuy nhiên nếu không có những kiến thức được thông qua nhận biết và sự làm quen ban đầu ở trường mầm non thì trẻ vào học ở trường tiểu học sẽ rất khó khăn. Như các nhà tâm lý học đã nhận xét: Sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo quy luật khách quan là những tư duy trừu tượng, trẻ được nhận thức thông qua các đồ vật, hiện tượng đơn giản, lúc này trẻ sẽ được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự nhận biết và làm quen với thế giới bên ngoài mà thôi. Chính vì thế, bậc học mầm non đã nghiên cứu chương trình giáo dục cho từng lứa tuổi phù hợp theo quá trình phát triển tư duy của trẻ. Do đó, việc trẻ được học ở trường mầm non là một điều rất quan trọng, trẻ phải được giáo dục, chăm sóc đảm bảo theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành.
Vì vậy cho trẻ đến trường, lớp là trách nhiệm của mỗi bậc phụ huynh, huy động trẻ đến lớp là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chủ yếu của mỗi giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ chỉ đạo của các nhà quản lý giáo dục mầm non.
2. Thực trạng
Trường mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo  dục. Năm học 2015 -2016:
- Tổng số CBGVNV: 39  đạt chuẩn 95% - trên chuẩn 77% ( trong đó 01 chưa qua đào tạo) bảo vệ
Trong đó : CBQL: 03 đ/c
	 GV: 30 đ/c
	 NV: 06 đ/c
- Tổng số nhóm, lớp : 15 lớp
- Tổng số học sinh toàn trường : 470 cháu 
Trong đó : Nhà trẻ 1 lớp : 25 cháu 
 Khối mầm: 4 lớp : 124 cháu
 Khối chồi: 6 lớp: 200 cháu 
 Khối lá: 4 lớp: 121 cháu
- Tổng số phòng học 15 phòng
Trong đó: Phòng kiên cố: 04 phòng
Bán kiên cố : 11 phòng	
Khi chưa áp dụng phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi ra lớp tỷ lệ huy động 98%, đến nay áp dụng phổ cập giáo dục huy động trẻ 5 tuổi phải ra lớp tỷ lệ đạt 100% trẻ được ra lớp theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo.
2.1.Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
Trường mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk nằm trung tâm địa bàn Thị Trấn Buôn Trấp - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk, trường luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể luôn tạo điều kiện để nhà trường làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp.
Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn nhiệt tình phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt công tác điều tra huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100%.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có kinh nghiệm trong công tác điều tra cập nhật số liệu trẻ trong địa bàn mình được phân công điều tra và có kinh nhiệm trong công tác tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho công tác dạy và học. Bên cạnh đó phụ huynh ngày càng hiểu rõ hơn vai trò của giáo dục mầm non.
* Khó khăn
Trường mầm non Krông Ana nằm trung tâm địa bàn thị trấn đời sống một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà trông ,ông bà không giám quyết định cho trẻ đến trường mà còn phụ thuộc vào cha, mẹ cháu không có điều kiện cho trẻ đến trường bên cạnh đó một số hộ gia đi đình chưa quan tâm đến ngành học mầm non vẫn còn quan niệm đi học mầm non không cần thiết nên không cho trẻ đi học.
2.2.Thành công – hạn chế
* Thành công
Xã hội đang ngày càng phát triển phụ huynh họ đã nhận thức được tầm quan trọng khi cho trẻ đi học trường mầm non để cho trẻ được trang bị những kiến thức cơ bản chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 phổ thông.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng như các bậc phụ huynh.
Sau khi thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi công tác giáo dục mầm non mới thật sự được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực, đó cũng là thành công lớn khi tôi nghiên cứu đề tài này.
Giáo viên ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với phụ huynh đã tạo được lòng tin đối với các bậc phụ huynh.
* Hạn chế
Một số hộ gia đình đến điều tra không cho thông tin hoặc không cho mượn sổ hộ khẩu, mặt khác không có kinh phí hỗ trợ cho công tác điều tra.
Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc cho trẻ 5 tuổi đi học dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 trẻ còn nhút nhát.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
Trường mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk , phần lớn phụ huynh ở đây họ nhận thức được việc cho trẻ 5 tuổi đi học trường mầm non là rất quan trọng.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, trường đã tạo được cảnh quan môi trường sạch, đẹp, tạo được lòng tin đối với các bậc phụ huynh.
Là một cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần tự học và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm trong công việc được giao, công tác phổ cập, điều tra cập nhật số liệu.
Được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường và tập thể giáo viên trong trường.
* Mặt yếu
Một số gia đình chưa nắm rõ chương trình phổ cập giáo dục phải huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp nên còn khó khăn khi điều tra tổng hợp số liệu.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Khi đi điều tra một số phụ huynh chưa thực sự hợp tác nên phần nào cũng ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Hiện nay Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong địa bàn ra lớp 100% . Bởi vì trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trẻ 5 tuổi là giai đoạn phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, thể chất, lẫn tinh thần . Chăm lo cho các cháu ở giai đoạn này giúp các cháu chuẩn bị mọi phương diện, nhất là phát triển ngôn ngữ trước khi vào lớp 1. 
Địa bàn rộng, phần lớn người dân từ nơi khác đến nhập khẩu, dân số không ổn định nên ảnh hưởng rất đến công tác điều tra cập nhật số liệu trẻ 5 tuổi ra lớp, ngoài ra còn huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp để xây dựng kế hoạch tuyển sinh.
Tuyên truyền vận động đến từng hộ gia đình trẻ 5 tuổi ra lớp 100% vào đầu tháng 8 rà soát lại danh sách ở từng tổ dân phố, xóm, từng nhóm lớp. Lập danh sách những cháu chưa đến trường và bố trí sắp xếp thời gian, phân công giáo viên đến tận các gia đình có trẻ 5 tuổi chưa đến trường, tìm hiểu lý do, nguyên nhân mà họ chưa đưa trẻ đến trường động viên, phân tích, thuyết phục các gia đình đưa trẻ đến trường. 
Tuyên truyền tới phụ huynh biết trước khi trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 trẻ phải nhận biết được 29 chữ cái và biết số từ 1 đến 10 thành thạo, chuẩn bị tâm thế cho trẻ, trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động 1 ngày của trẻ qua đó trẻ phát triển một cách toàn diện. Phối kết hợp đến các tổ dân phố, trưởng thôn, loa phát thanh, áp phích... hội phụ nữ để nắm số lượng trẻ chính xác, nắm được số trẻ 5 tuổi trên địa bàn mình đi học nơi khác.
Trước đây số liệu chưa thành công là vì có một số hộ gia đi đình chưa quan tâm đến ngành học mầm non. Do một số gia đình điều kiện kinh tế một số gia đình còn thấp chưa hiểu hết tầm quan trọng việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hiện nay.
Một số cha mẹ trẻ đi làm xa để trẻ lại ông bà chăm sóc dẫn đến việc tỷ lệ trẻ ra lớp chưa đạt 100%.
Nghiên cứu kỹ, huy động số lượng trẻ 5 tuổi trong địa bàn điều tra học tại trường Mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana -Tỉnh Đắk Lắk. 
100% trẻ 5 tuổi trong địa bàn tự nguyện ra lớp.
3. Giải pháp, biện pháp
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động trẻ 5 tuổi tuổi ra lớp trong địa bàn điều tra trường Mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu, điều tra số lượng trẻ 5 tuổi trong địa bàn điều tra học tại trường Mầm non Krông Ana - Huyện Krông Ana -Tỉnh Đắk Lắk điều tra để huy động trẻ ra lớp.
Gia đình ( phụ huynh ) trẻ 5 tuổi trên địa bàn tổ dân phố 1, tổ dân phố 2, tổ dân phố 3, thôn 2.
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Để giúp trẻ 5 tuổi phát triển toàn diện các lĩnh vực như: phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng sẵn có ở trẻ để chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1 không bỡ ngỡ.
Giúp cho phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ 5 tuổi đến trường mầm non.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Công tác điều tra cập nhật số liệu, tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường Mầm non
 Công tác điều tra số liệu nói chung và công tác điều tra phổ cập cho trẻ từ 0 - 5 tuổi đặc biệt huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100% là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu chúng ta điều tra một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho công tác xây dựng các loại kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, trung hạn một cách chính xác, sát với yêu cầu thực tế, đáp ứng được mục tiêu, kế hoạch đề ra và ngược lại. Hàng năm nhà trường phân công giáo viên đến từng hộ gia đình điều tra huy động trẻ 5 tuổi ở các tổ dân phố theo từng độ tuổi, nhất là trẻ 5 tuổi ghi chép vào phiếu điều tra để nhà trường cập nhật vào phần mềm, lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ để theo dõi và có sự so sánh số liệu hàng năm để lên kế hoạch tuyển sinh cho năm học tới.
 Công tác huy động trẻ 5 tuổi đến trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, vì vậy để họ thấu hiểu được vấn đề này yêu cầu người cán bộ quản lý phải có kinh nghiệm vận động, thuyết phục, tuyên truyền giúp họ hiểu được tầm quan trọng trong công tác huy động trẻ 5 tuổi mầm non đến trường. Hàng năm nhà trường luôn làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan đoàn thể để tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường mầm non. Nhà trường tiến hành tuyên truyền bằng những hình thức sau: Tuyên truyền bằng văn bản, tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh các tổ dân phố, tuyên truyền thông qua các đoàn thể xã hội, đến tận hộ gia đình để tuyên truyền, tuyên truyền thông qua việc mời ban đại diện phụ huynh đến dự giờ, thăm lớp và thông qua các buổi họp phụ huynhđầu năm học khi đối chiếu số trẻ trong độ tuổi ra lớp trong điều ra và số trẻ ra lớp thực tế không khớp chúng tôi cho giáo viên điều tra lại.
Ví dụ: Khi biết trẻ đã đến tuổi đi học nhưng không ra lớp nhà trường sẽ phối hợp với thôn trưởng hay hội phụ nữ của thôn đó để vận động phụ huynh trong các buổi họp thôn, họp phụ nữ hoặc đến tận gia đình cháu để tìm hiểu lý do và phân tích cho phụ huynh thấy được việc cho trẻ đi học là rất quan trọng qua đó có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để trẻ được đi học.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo niềm tin đối với phụ huynh và cộng đồng trên địa bàn.
Muốn phụ huynh tin tưởng để họ đưa con đến trường thì cán bộ quản lý luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần học hỏi, luôn là những người tiên phong trong hội đồng sư phạm nhà trường. Ngoài việc tham gia các buổi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cần triển khai kịp thời các văn cấp trên, triển khai nội dung đổi mới để giáo viên nắm bắt và thực hiện kịp thời như: 
Chúng tôi đã tấp huấn cho giáo viên về đánh giá trẻ theo biểu đồ tăng trưởng, cách đánh giá trường mầm non, đánh giá giáo viên, đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn, tăng cường dạy tiếng việt cho trẻ.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Muốn đạt được như vậy, điều quan trọng trước tiên phải lo bồi dưỡng làm sao cho giáo viên đạt được chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm, kỹ năng giao tiếp để góp phần xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi, thống nhất cho sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.
Trường mầm non khác biệt hẳn so với những trường phổ thông. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhằm giúp cho trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào học lớp 1. Cho nên giáo viên mầm non là lực lượng quyết định chất lượng của nhà trường. Vì thế nhà trường cần phải có một đội ngũ giáo viên tốt, yêu nghề, tận tâm với nghề xứng đáng với nhiệm vụ xã hội giao cho.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đi đôi với giáo dục trẻ. Đây là một việc làm để lấy một kết quả chung, nếu thiếu một trong hai thì việc làm này không mang đến một kết quả nhất định. 
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những nhân cách đầu tiên con người mới được cụ thể bằng các nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy việc thực hiện đầy đủ chương trình không được bỏ trống, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đó là điều kiện cơ bản.
Giúp cho giáo viên luôn xây dựng cho mình một kỹ năng sư phạm tốt để thực hiện mục tiêu. 
* Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ
Việc chăm sóc trẻ phải đi đôi với giáo dục trẻ. Đây là một việc làm để lấy một kết quả chung, nếu thiếu một trong hai thì việc làm này không mang đến một kết quả nhất định. 
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những nhân cách đầu tiên con người mới được cụ thể bằng các nội dung chương trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Chính vì vậy việc thực hiện đầy đủ chương trình không được bỏ trống, thực hiện thường xuyên, nghiêm túc chương trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đó là điều kiện cơ bản
Giúp cho giáo viên luôn xây dựng cho mình một kỹ năng sư phạm tốt để thực hiện mục tiêu. Đây phải được coi là vấn đề có tính chất pháp lệnh bắt buộc, nhiều lãnh đạo các nhà trường quản lý chưa thật chặt chẽ dẫn đến việc cắt xén chương trình, đơn giản hóa kiến thức và phương pháp của các hoạt động tổ chức trên trẻ hoặc nề nếp hàng ngày của trẻ bị chệch choạc.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Bảo quản tốt hồ sơ bán trú, hồ sơ chuyên môn.
Cập nhật kịp thời các số liệu hàng ngày liên quan đến việc cho trẻ được ăn nghỉ tại trường.
Các bộ phận có liên quan như: Bộ phận chuyên môn, thủ quỹ, kế toán cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để cân đối và điều chỉnh chế độ cho trẻ ăn được đảm bảo.
Công khai với cha mẹ học sinh về việc thay đổi thực đơn và chi phí ăn uống, sinh hoạt cho trẻ hàng tháng.
Làm tốt công tác tham mưu để trẻ có môi trường ăn uống, ngủ sinh hoạt sạch sẽ. 
Toàn thể Cán bộ- giáo viên- nhân viên trong trường khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
Treo tranh tuyên truyền về cách nuôi dạy con, về cách phòng chống bệnh cho trẻ tới toàn thể cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn xã.
Theo dõi cân đo cho trẻ theo đúng quy định. Cập nhật số liệu cân đo vào biểu đồ tăng trưởng. Có sự thông tin hai chiều với phụ huynh về chăm sóc trẻ.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh bếp ăn theo định kỳ và đột xuất.
Thực đơn của trẻ được thay đổi hàng tuần. Theo dõi xem món ăn nào khiến trẻ ăn ngon miệng để có kế hoạch điều chỉnh thực đơn.
Cập nhật số liệu trẻ ăn, số liệu thực phẩm mua hàng ngày vào phần mềm dinh dưỡng kịp thời, chính xác.
* Công tác giáo dục 
Lãnh đạo nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, và triển khai kế hoạch, đồng thời chỉ đạo tới toàn thể các bộ phận trong toàn trường như: Bộ phận chuyên môn, công đoàn, các tổ khối trưởng, hội cha mẹ học sinh cùng thống nhất.
Mỗi bộ phận lập ra kế hoạch riêng đồng thời lập ra hồ sơ lưu trữ cho từng bộ phận trong trường đảm bảo tính lô zích khoa học, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và đầy đủ số liệu để báo cáo.
Biện pháp 3. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị
Cơ sở vật chất rất quan trọng trong công tác huy động trẻ ra lớp, cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tin tưởng hơn khi cho con tới trường vì vậy hàng năm vào đầu năm học nhà trường đều xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, tu sửa vật chất trang thiết bị phù hợp với địa phương và tình hình thực tế của nhà trường.
Đầu năm học nhà trường họp thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động phụ huynh đóng góp mua sắm đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được tốt hơn. Tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các phòng học phòng chức năng đúng yêu cầu theo điều lệ trường mầm non, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ khi ở trường mầm non. Ngoài ra nhà trường còn vận động phụ huynh đóng góp mua sắm thêm đồ dùng để phụ vụ cho công tác bán trú và mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi ở các lớp phục vụ cho công tác dạy và họcNhà trường còn vận động phụ huynh đóng góp xây vườn hoa tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp để các cháu được học khám phábtrong môi trường sạch sẽ, an toàn nhà trường đã tạo được lòng tin đối với phụ huynh, số lượng học sinh ra lớp ngày càng đông.
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Các biện pháp giải pháp được thực hiện ở trường mầm non Krông Ana Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk. Mang lại hiệu qủa cao trong công tác điều tra huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100%.
3.4. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp 
Các biện pháp tôi đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ 5 tuổi đến trường mầm non và tuyên truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đưa trẻ 5 tuổi đến trường mầm non rất cần thiết.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Một số hộ gia đình đến điều tra không cho thông tin hoặc không cho mượn sổ hộ khẩu nên còn khó khăn khi điều tra tổng hợp số liệu.
Khi giáo viên đi điều tra huy động trẻ 5 tuổi ra lớp một số phụ huynh chưa phối hợp, không muốn cho giáo viên lấy thông tin của những người trong gia đình.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sau khi sử dụng những biện pháp trên tôi thấy:
Một số giáo viên, nhân viên kỹ năng giao tiếp còn hạn chế chưa mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với phụ huynh nên công tác tuyên truyên vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường cũng như công tác điều tra đạt kết quả chưa cao.
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp năm học 2014 – 2015 đạt 98%, 
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp năm học 2015 – 2016: đạt 100%.
Qua thời gian thực hiện các giải pháp đã nghiên cứu kết quả các năm học trường chúng tôi đã huy động đạt 100% trẻ 5 tuổi ra lớp.
Khi giáo viên đi điều tra huy động trẻ 5 tuổi ra lớp một số phụ huynh đã hiểu rõ việc cho trẻ 5 tuổi ra lớp học rất quan trọng của giáo dục mầm non, biết được trẻ đến trường trẻ học được gì? Chơi gì? Và hoạt độ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Một số biện pháp huy động trẻ 5 tuổi ra lớp hằng MN(1).doc