SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang

Giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua giờ thể dục.

- Lựa chọn nội dung vận động cơ bản phù hợp với trẻ. Tức là nội dung vận động đó đã được lựa chọn xây dựng trong kế hoạch tuần, kế hoạch chủ đề. Các bài tập được xây dựng thực hiện từ dễ đến khó, phù hợp với sự phát triển của trẻ và phải đảm bảo vừa sức với khả năng thực hiện vận động của trẻ. Nội dung hỗ trợ vận động cơ bản như: bài tập phát triển chung, trò chơi vận động, khởi động, hồi tĩnh, bài tập đội hình, đội ngũ cũng phải phù hợp. Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật, vận động cơ bản là “Ném xa bằng 1 tay” thì trong bài tập phát triển chung tôi chọn động tác tay là: hai tay thay nhau quay dọc thân (khi tập thì nhấn mạnh động tác tay – tập 6 lần x 4 nhịp); trò chơi vận động sẽ là: “Thỏ đổi chuồng”.

- Phương pháp tổ chức, hình thức tổ chức giờ học cũng được lựa chọn phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế, chú ý xử lý tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện vận động.

- Trong mỗi tiết dạy phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho cô và trẻ.

- Trong quá trình thực hiện hoạt động tôi luôn thay đổi đội hình tập luyện như: tập theo đội hình vòng tròn, đi và chạy theo đường cong uốn lượn để khởi động, tập bài tập phát triển chung theo đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn to, hai vòng tròn đồng tâm, hình chữ u . Và tùy theo từng đề tài, tùy theo tình hình thời tiết trong ngày mà tôi thay đổi không gian tổ chức luyện tập ở ngoài sân trường hay ở trong lớp học. Trang phục luyện tập của cô và trẻ phải gọn gàng, thoải mái, dễ vận động, phù hợp với thời tiết và tính chất của vận động cần thực hiện.

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4279Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tích cực vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4 - 5 tuổi trường mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
Đối tượng học sinh có tới 62,5% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, sống trong vùng kinh tế khó khăn, trẻ không được va chạm nhiều với làng xóm, thế giới xung quanh vì vậy đa phần trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, còn thụ động trong các hoạt động. 
2.2. Thành công- hạn chế
- Thành công: Trẻ được tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non, do giáo viên tổ chức. Giáo viên khẳng định được năng lực giáo dục trẻ.
- Bên cạnh những thành công, tôi vẫn còn gặp một số hạn chế như: trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, vẫn còn thụ động, chỉ biết làm theo hướng dẫn của cô, chưa tích cực vận động. Giáo viên chưa có kiến thức sâu, rộng, chưa nhiều kinh nghiệm.
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu
+ Mặt mạnh: Trẻ tò mò, ham học hỏi, thích được trải nghiệm, thực hành. Giáo viên biết khắc phục những khó khăn của nhà trường, nghiên cứu kỹ chương trình và xây dựng phương pháp tổ chức phù hợp.
+ Mặt yếu: Trẻ rất thụ động khi tiếp thu kiến thức, không tự tin trong vận động, nhiều trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ giáo dục phát triển thể chất còn thiếu thốn.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Đa số trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh chưa quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ, đời sống kinh tế của phụ huynh còn khó khăn chưa có điều kiện chăm sóc và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ đúng yêu cầu lứa tuổi. 
Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phát triển vận động còn thiếu thốn. Giáo viên chưa đầu tư đồ dùng dạy học trong giờ tập thể dục buổi sáng, các phút thể dục, trò chơi chuyển tiếp, dạo chơi ngoài trời, các hoạt động nhằm phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kĩ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ. XX
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Nhìn chung đề tài mà tôi đang nghiên cứu có một số thuận lợi để dẫn đến sự thành công nhất định trong giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
- Các cháu đi học chuyên cần hơn, tích cực tham gia vào mọi hoạt động.
- Hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo trong vận động.
- Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ.
 Trong khi nghiên cứu đề tài, tôi cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế, những mặt yếu kém như:
Một số cháu vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh, tự tin, chưa tích cực thực hiện vận động.
Nhiều trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số, có một số trẻ mới lần đầu đi học nên còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm khảo sát đối với trẻ: tổng số trẻ được khảo sát là 32 trẻ.
STT
Nội dung đánh giá
Số trẻ đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ hứng thú tham gia giờ học
18/32
56,3%
2
Thực hiện được các kĩ năng vận động
23/32
71,9%
3
Trẻ tập trung chú ý trong giờ học
20/32
62,5%
4
Trẻ nhút nhát
22/32
68,8%
5
Cân nặng (bình thường)
24/32
75%
6
Chiều cao (bình thường)
25/32
78,1%
Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy sự phát triển của trẻ còn khá thấp, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra những biện pháp để giúp trẻ tích cực vận động trong các hình thức giáo dục thể chất, và tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 
3. Giải pháp, biện pháp: 
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội, thẩm mĩ.
- Làm cho giờ học sinh động, lôi cuốn, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.
- Giúp trẻ phát triển tốt các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo, dẻo dai...
- Giúp trẻ phát triển tốt khả năng phối hợp các giác quan, các bộ phận trên cơ thể.
- Những kỹ năng của trẻ cũng trở thành những kỹ xảo khi trẻ tích cực hoạt động.
- Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập với các đồ dùng dụng cụ đẹp, phù hợp với trẻ cùng với việc kết hợp cho trẻ tập theo nhạc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cảm giác nhịp điệu.
- Giúp cho phụ huynh nhận thức được sự cần thiết phải quan tâm chăm sóc phát triển thể chất cho trẻ.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn, nâng cao trình độ chuyên môn trong chăm sóc, giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
	X
* Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giúp trẻ phát triển vận động.
- Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Vì thế trong mỗi hình thức giáo dục thể chất tôi đều chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đảm bảo bền, an toàn cho trẻ, kích thước và trọng lượng của đồ dùng phù hợp với trẻ. 
Trường tôi chưa có phòng thể dục chức năng, một số đồ dùng dụng cụ luyện tập còn thiếu nên cần làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho tiết dạy.
Ví dụ: Dùng vải may làm những túi cát có kích thước vừa với bàn tay trẻ, không to quá, không nhỏ quá, trọng lượng không nặng để trẻ dễ dàng thực hiện đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, hay có thể thực hiện vận động ném xa, ném trúng đích.
Tận dụng những phế thải để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học như: Dùng những bìa các-tông gói hộp, bọc giấy màu làm vật chuẩn, vật cản, cắt bìa các-tông làm con đường, con suối và trang trí hoa, cỏ.... Dùng giấy màu và ống hút làm cờ, dùng các hộp sữa lớn làm lọ cắm cờ, dùng xốp mỏng cắt dải dài làm sợi dây cho trẻ thực hiện vận động nhảy qua dây, làm mô hình để dẫn dắt hoạt động theo một câu chuyện. Dùng cây tre nhỏ cắt khúc vừa với tay trẻ tập, rồi trang trí để làm gậy thể dục, làm phách tre...
Trong giờ thể dục sáng, thể dục kĩ năng tôi thường sử dụng nhạc, cho trẻ tập theo nhạc, tập trên nền nhạc nào đó phù hợp với chủ đề nhằm tạo thêm sự hưng phấn, kích thích trẻ tích cực luyện tập.
- Trong mỗi hoạt động giáo dục phát triển vận động, môi trường cho trẻ vận động đều được sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau nhằm tạo cho trẻ cảm xúc tích cực khi tham gia vận động.
* Biện pháp 2: giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua giờ thể dục. 
- Lựa chọn nội dung vận động cơ bản phù hợp với trẻ. Tức là nội dung vận động đó đã được lựa chọn xây dựng trong kế hoạch tuần, kế hoạch chủ đề. Các bài tập được xây dựng thực hiện từ dễ đến khó, phù hợp với sự phát triển của trẻ và phải đảm bảo vừa sức với khả năng thực hiện vận động của trẻ. Nội dung hỗ trợ vận động cơ bản như: bài tập phát triển chung, trò chơi vận động, khởi động, hồi tĩnh, bài tập đội hình, đội ngũ cũng phải phù hợp. Ví dụ: Trong chủ đề thế giới động vật, vận động cơ bản là “Ném xa bằng 1 tay” thì trong bài tập phát triển chung tôi chọn động tác tay là: hai tay thay nhau quay dọc thân (khi tập thì nhấn mạnh động tác tay – tập 6 lần x 4 nhịp); trò chơi vận động sẽ là: “Thỏ đổi chuồng”.
- Phương pháp tổ chức, hình thức tổ chức giờ học cũng được lựa chọn phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế, chú ý xử lý tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện vận động. 
- Trong mỗi tiết dạy phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho cô và trẻ.
- Trong quá trình thực hiện hoạt động tôi luôn thay đổi đội hình tập luyện như: tập theo đội hình vòng tròn, đi và chạy theo đường cong uốn lượn để khởi động, tập bài tập phát triển chung theo đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn to, hai vòng tròn đồng tâm, hình chữ u ... Và tùy theo từng đề tài, tùy theo tình hình thời tiết trong ngày mà tôi thay đổi không gian tổ chức luyện tập ở ngoài sân trường hay ở trong lớp học. Trang phục luyện tập của cô và trẻ phải gọn gàng, thoải mái, dễ vận động, phù hợp với thời tiết và tính chất của vận động cần thực hiện. 
- Tùy theo từng đề tài, từng chủ đề mà tôi lựa chọn cách dẫn dắt khác nhau như lồng các vận động đó theo một câu chuyện, theo hình thức thi đua... để tạo sự hứng thú cho trẻ, tạo môi trường gần gũi, hấp dẫn, mới lạ, tạo cảm xúc tích cực cho trẻ vận động. 
+ Tổ chức thực hiện đề tài theo một câu chuyện: ở một chủ đề nào đó, tùy theo từng thời điểm, tùy theo đề tài tôi lựa chọn cho trẻ đóng vai các “nhân vật” trong truyện, thực hiện các vận động tương ứng của nhân vật phù hợp với kỹ năng của đề tài đó. Đồng thời tôi cũng chuẩn bị mô hình, đồ dùng theo bối cảnh của câu chuyện đó sao cho phù hợp, sinh động, lôi cuốn trẻ.
Ví dụ: Đề tài: Bật xa 35- 40 cm. Chủ đề: Thế giới động vật, chủ đề nhánh “Động vật sống trong rừng”.
Tôi chuẩn bị những đồ dùng như: mô hình khu rừng có nấm hương, dòng suối có chiều rộng 40 cm, thảm hoa, mũ thỏ con cho trẻ đội, mũ thỏ mẹ.
Hoạt động 1: Tôi dẫn dắt vào hoạt động: Hôm nay các chú Thỏ con được nghỉ học, Thỏ mẹ muốn nhờ các chú Thỏ con vào rừng hái nấm giúp Thỏ mẹ. Các chú Thỏ con có đồng ý giúp Thỏ mẹ không? Nào chúng ta cùng đi nào. Cho trẻ khởi động đi, chạy các kiểu theo nhạc về chủ đề.
Hoạt động 2: À! chú Thỏ đã đến bìa rừng rồi, các chú Thỏ hãy cùng nhau tập thể dục để có sức khỏe tốt và đi hái nấm nhé. Cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc về chủ đề, tập các động tác tay, bụng, chân, bật (nhấn mạnh động tác bật- tập 6 lần x 4 nhịp). 
Cô mở nhạc có tiếng chim hót, tiếng nước chảy và hỏi trẻ: Ồ! Các chú Thỏ có nghe thấy tiếng gì không? Tiếng chim hót, tiếng nước chảy, nhìn xem kìa, có một dòng suối ở phía trước, làm sao chúng ta có thể vượt qua để đi hái nấm đây? (Cho trẻ tự trả lời). Bật qua à? Nhưng bật qua như thế nào? Chú thỏ nào có thể bật qua trước được? Các chú Thỏ con chưa biết bật như thế nào thì hãy nhờ Thỏ mẹ bật trước cho các Thỏ con xem nhé. Cô đóng vai Thỏ mẹ bật mẫu cho Thỏ con xem và hướng dẫn cách bật ở lần bật mẫu thứ hai. Sau đó cho các chú Thỏ con bật, và chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời. Sau khi cả lớp thực hiện hết một lượt thì cô tiếp tục dẫn dắt: Các chú Thỏ con xem kìa, phía trước có gì? À ! Những thảm hoa đẹp quá, các chú Thỏ nhớ đừng dẫm chân lên các thảm hoa nhé! (trẻ tiếp tục bật qua các thảm hoa). Sau khi hái nấm, các chú Thỏ thi đua bật trở về kẻo trời sắp tối.
Trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”. Cô dẫn dắt: Các chú Thỏ con đi hái nấm giúp Thỏ mẹ rất giỏi, nên Thỏ mẹ muốn thưởng cho các con một trò chơi có tên là “Cáo và thỏ”. Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Các chú Thỏ con chơi trò chơi đã mệt rồi, bây giờ các chú Thỏ hãy đi nhẹ nhàng về nhà của mình nhé. Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu theo nhạc bài hát về chủ đề để hồi tĩnh.
+ Tổ chức thực hiện đề tài theo hình thức thi đua: Tùy theo từng thời điểm, tùy theo đề tài, tùy theo chủ đề mà tôi lựa chọn thực hiện các vận động với hình thức tham gia “hội thi” nào đó để cho trẻ thi đua, thực hiện kỹ năng phù hợp với vận động của đề tài, đồng thời tôi cũng chuẩn bị mô hình, đồ dùng cho “hội thi”.
Ví dụ: Đề tài: Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn, bật qua suối. Chủ đề: Ngành nghề, chủ đề nhánh “Nghề bộ đội”.
Tôi chuẩn bị những đồ dùng như: Dòng suối có chiều rộng 40 cm, 6 vật chuẩn, mũ bộ đội hải quân, mũ bộ đội không quân cho trẻ đội, lá cờ, mô hình doanh trại bộ đội hải quân, doanh trại bộ đội không quân. 
Hoạt động 1: Tôi dẫn dắt vào hoạt động: Chào mừng tất cả các bé đến tham gia hội thi “Chúng tôi là chiến sĩ” (cô mở nhạc cho trẻ đi ra, trẻ vẫy tay chào khán giả). Giới thiệu 2 đội tham gia hội thi: đội “Bộ đội hải quân” và đội “Bộ đội không quân”. Cô giới thiệu hội thi diễn ra với 3 phần thi: 
Phần thi thứ nhất: Diễu hành. 
Phần thi thứ hai: đồng diễn. 
Phần thi thứ ba: Tài năng. 
Hỏi trẻ: các chú bộ đội của chúng ta đã sẵn sàng bước vào các phần thi chưa? Các chú bộ đội đã sẵn sàng, xin mời các chú bước vào phần thi thứ nhất: “Diễu hành”. Cho trẻ khởi động đi, chạy các kiểu theo nhạc về chủ đề. 
Hoạt động 2: Cô tiếp tục dẫn dắt: Các chú bộ đội đã vượt qua phần thi thứ nhất rất là giỏi, bây giờ xin mời các chú bộ bước vào phần thi thứ hai: “Đồng diễn”. Trẻ tập bài tập phát triển chung mỗi trẻ cầm vòng thể dục (hoặc cho trẻ cầm gậy thể dục) tập các động tác tay, bụng, chân (nhấn mạnh động tác chân), bật theo nhạc về chủ đề.
Nhận xét tuyên dương trẻ khi vượt qua phần thi “Đồng diễn”. Phần thi tiếp theo là phần thi khó hơn và gay cấn hơn, hấp dẫn hơn. Các chú bộ đội đã sẵn sàng để bước vào phần thi thể hiện “Bản lĩnh tài năng” của mình chưa? Xin mời các chú “Bộ đội hải quân” và “Bộ đội không quân” bước vào phần thi: “Tài năng”- Đi thay đổi hướng (dích dắc) theo vật chuẩn, bật qua suối. 
À ! Thế nhưng mà để bước vào phần thi này các chú phải “Đi thay đổi hướng theo vật chuẩn, bật qua suối” đấy. Các chú bộ đội, có ai biết cách đi chưa? Để tôi hướng dẫn các chú đi nhé! Cô làm mẫu, cho lần lượt trẻ lên thực hiện, cô sửa sai cho trẻ kịp thời, tôi tiếp tục thay đổi cách đặt vật chuẩn theo hướng thẳng để tăng độ khó, độ mới lạ, hấp dẫn và kích thích trẻ tích cực hoạt động (cho 2 đội thi đua). Sau đó tôi lại đặt vật chuẩn dích dắc, cho 2 đội lấy cờ “Đi thay đổi hướng theo vật chuẩn, bật qua suối” đem cờ về cắm ở doanh trại đội mình.
Đồng thời tôi nhận xét tuyên dương cá nhân trẻ, tuyên dương các đội chơi kịp thời để động viên khuyến khích trẻ, tạo không khí vui tươi gần gũi, thân thiện cho trẻ tích cực vận động.
Hoạt động 3: Các chú bộ đội của chúng ta tham gia hội thi rất nhiệt tình, sôi nổi và các chú cũng đã thấm mệt rồi, xin mời các chú bộ đội của chúng ta đi nhẹ nhàng, hít thở sâu cho đỡ mệt nhé! (cho trẻ đi theo nhạc)- hồi tĩnh....
- Trong quá trình cho trẻ trải nghiệm, thực hành tôi không quên động viên, khuyến khích, tuyên dương trẻ kịp thời nhằm tạo sự hưng phấn cho trẻ. Tùy vào từng chủ đề, từng thời điểm nhận thức của trẻ mà tôi lựa chọn phương pháp lên lớp khác nhau, loại tiết khác nhau nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ, tạo sự hứng thú, mới lạ, kích thích trẻ vận động.
* Biện pháp 3: Giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua tổ chức giờ tập thể dục buổi sáng.
- Giờ tập thể dục sáng được tiến hành vào sáng sớm khi đón trẻ và cho trẻ tập ngoài trời (trừ những ngày trời mưa gió thì cho trẻ tập trong lớp). 
- Ở mỗi chủ đề, tôi cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài hát có trong chủ đề đó, đồng thời tôi cũng thay đổi một số động tác trong buổi thể dục sáng cho trẻ thực hiện khi thay đổi chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, tăng thêm sự hứng thú cho trẻ, tránh sự nhàm chán và làm thay đổi các hoạt động cơ bắp.
Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non” cho mỗi trẻ cầm một lá cờ, trẻ sẽ khởi động chạy chậm, chạy nhanh thành vòng tròn, đi chậm kết hợp vỗ tay, đi bằng mũi bàn chân, đi chống gót chân, chạy chậm chạy nhanh, sau đó di chuyển đội hình hàng ngang, vỗ tay theo nhạc, xoay cổ tay, xoay bả vai, xoay khuỷu tay, xoay đầu gối... trên nền nhạc bài hát “Bài tập buổi sáng”. Chuyển sang bài tập phát triển chung trẻ sẽ tập theo nhạc bài hát “Chào bình minh” kết hợp các động tác hô hấp “Thổi bóng bay”, động tác cơ tay- vai “Đưa tay lên cao, ra phía trước, sang ngang”, động tác cơ bụng- lườn “Nghiêng người sang bên”, động tác cơ chân “Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối”, động tác bật nhảy “Bật nhảy tại chổ”. Hồi tĩnh trẻ thực hiện các động tác điều hòa theo nhạc bài “Vui đến trường”.
Ví dụ: ở chủ đề “Ngành nghề” cho mỗi trẻ cầm một gậy thể dục, trẻ sẽ khởi động chạy chậm, chạy nhanh thành vòng tròn, đi chậm kết hợp vỗ tay, đi bằng mũi bàn chân, đi chống gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó di chuyển đội hình hàng ngang, dậm chân kết hợp vỗ tay, xoay cổ tay, xoay bả vai, xoay khuỷu tay, xoay đầu gối... trên nền nhạc bài hát “Cháu thương chú bộ đội”. Chuyển sang bài tập phát triển chung trẻ sẽ tập theo nhạc bài hát “Chú bộ đội” kết hợp các động tác hô hấp“Thổi nơ bay”, động tác cơ tay- vai “Đưa tay ra trước, gập khuỷu tay”, động tác cơ bụng- lườn “Đứng cúi người về trước”, động tác cơ chân “Đứng, nhún chân, khuỵu gối”, động tác bật nhảy “Bật tách chân, khép chân”. Hồi tĩnh trẻ thực hiện các động tác điều hòa (như: đi bộ, dậm chân tại chổ...), theo nhạc bài “Làm chú bộ đội”...
- Tùy vào khả năng, đặc điểm tâm lý của trẻ trong lớp mà tôi lựa chọn số lần tập các động tác, phương pháp và hình thức luyện tập. Vào ngày thứ 2 hàng tuần ở lớp tôi tổ chức giờ học thể dục, vì vậy trong giờ tập thể dục sáng tôi sẽ cho trẻ tập nhẹ nhàng hơn, tập số lần của một động tác ít hơn, xếp đội hình đơn giản hơn để trẻ không bị mệt mỏi trong quá trình thực hiện giờ học thể dục.
* Biện pháp 4: Giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua tổ chức phút thể dục, trò chơi chuyển tiếp.
- Khi tham gia vào các hoạt động trẻ sẽ mệt mỏi, vì vậy trong thời gian giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ hoạt động tôi thường tổ chức phút thể dục, trò chơi chuyển tiếp nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, giúp trẻ chống mệt mỏi, dễ tập trung chú ý trong hoạt động tiếp theo.
Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân”, khi trẻ giảm chú ý vào hoạt động, tôi sử dụng bài hát, bài thơ, câu chuyện ngắn, trò chơi...và động viên trẻ vận động mô phỏng động tác theo cô như: Vận động mô phỏng theo bài hát “Nào! Chúng ta cùng tập thể dục”, hoặc chơi trò chơi “Ngón tay nhúc nhích”, hoặc trò chơi “Xào mèo”, cho trẻ nghe nhạc đi lấy đồ dùng... để chuyển qua hoạt động tiếp theo.
Ví dụ: Nếu trẻ vẽ và tô màu mà khiến tay bị mỏi, tôi cho trẻ tập các bài tập khớp cổ tay và các khớp ngón tay như: xoay hai cổ tay, co duỗi các ngón tay...
* Biện pháp 5: Giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua tổ chức các trò chơi vận động.
- Trò chơi vận động có thể tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày và tổ chức được ở mọi nơi, vì vậy có thể cùng một chủ đề nhưng tổ chức nhiều trò chơi khác nhau, lần chơi này sẽ khác với lần chơi trước, nhóm chơi này khác với nhóm chơi kia... để tạo sự mới lạ, tránh sự nhàm chán, giúp trẻ tích cực vận động trong khi chơi.
Ví dụ: Sau khi đón trẻ, trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi trò chơi: Về đúng nhà, trời nắng trời mưa, trời sáng, trời tối, chim bay cò bay... tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần, sau đó điểm danh trẻ. Khi tổ chức cho trẻ chơi thì cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp, phù hợp với trò chơi. Ví dụ: Đối với trò chơi “Về đúng nhà” trong buổi chơi thứ nhất có thể yêu quy định những cái ghế là nhà của trẻ và yêu cầu trẻ về đúng nhà của mình, ở buổi chơi sau chuẩn bị những ngôi nhà bằng xốp, bằng nhựa, bằng giấy, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng.... Các buổi chơi khác có thể chuẩn bị mũ đội cho trẻ, chuẩn bị tranh, lô tô cho trẻ cầm.... Nếu trò chơi “Về đúng nhà” được tổ chức vào giờ hoạt động ngoài trời thì cũng có thể quy định những gốc cây là nhà, hay những cái ghế đá là nhà, vẽ 2 vòng tròn to làm nhà rồi đặt vào vòng tròn thứ nhất tranh bé trai và vòng tròn thứ hai tranh bé gái, yêu cầu trẻ về nhà đúng theo giới tính của mình...tùy theo chủ đề để lựa chọn đồ dùng và thay đổi yếu tố chơi. Tùy vào tình hình thực tế có thể tổ chức trò chơi cho trẻ chơi cả lớp (khi trẻ chưa chơi thành thạo), chơi theo nhóm (khi trẻ đã chơi thành thạo trò chơi), chơi theo cá nhân.
- Ở mỗi chủ đề lựa chọn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động phù hợp với chủ đề, trò chơi có thể là trò chơi cũ hoặc là trò chơi mới tùy vào nhu cầu và khả năng vận động của trẻ ở mỗi giai đoạn như vào đầu năm học thì thường tổ chức những trò chơi cũ trẻ đã học ở lớp 3-4 tuổi, những trò chơi dễ, dần dần lựa chọn trò chơi có độ khó hơn, phức tạp hơn. Ví dụ: Vào đầu năm học thì cho trẻ chơi các trò chơi như: Bóng tròn to, tạo dáng, bóng bay, đuổi bóng, ô tô và chim sẻ, dung dăng dung dẻ, cướp cờ.... Đến giữa năm học tôi lựa chọn những trò chơi phức tạp hơn, khó hơn như các trò chơi: mèo đuổi chuột, nhảy lò cò, chuyền bóng, tìm đúng nhà, kéo co, lộn cầu vồng, nhảy ô.... 
- Sau khi trẻ chơi thành thạo trò chơi nào đó trong chủ đề, tôi sẽ thay đổi yếu tố chơi để kích thích trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. Ví dụ: trò chơi “Chuyền bóng”, có thể cho trẻ chuyền bóng cho người có màu áo giống mình, chuyền bóng cho người mang dép, chuyền bóng cho người mang giày, chuyền bóng cho người cùng giới tính... 
* Biện pháp 6: Giúp trẻ hứng thú, tích cực vận động thông qua tổ chức dạo chơi ngoài trời.
- Giờ dạo chơi ngoài trời: tôi thường tổ chức 1 lần/tuần vào buổi sáng trong khuôn viên nhà trường nhằm giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kĩ năng vận động, phát triển các tố chất vận động, giáo dục cho trẻ ý thức chấp hành kỉ luật, tính tập thể, sự tự tin...
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ đi bộ dạo chơi quanh sân trường. Tổ chức cho trẻ luyện các kĩ năng vận động theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ như: Cho trẻ chơi “Ai ném xa n

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN. Nguyễn T Hồng Đào.doc