Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trên lớp và ở nhà từ đó nắm bắt được những mặt mạnh và mặt yếu của trẻ để tìm cách bổ sung hoàn thiện để trẻ phát huy tích cực hơn ở môn Khám phá khoa học
- Truyền đạt cho trẻ những kĩ năng Khám phá thế giới xung quanh ở mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động học mà chơi chơi mà học
- Tìm ra biện pháp mới giúp trẻ ham mê khám phá khoa học phát triển tính sáng tạo và mở rộng vốn kiến thức cho trẻ.
- Dùng biện pháp mới giúp phát triển tư duy, ngôn ngữ củng cố các kỹ năng nhận thức của trẻ.
- Rèn khả năng tri giác, phân tích, so sánh tổng hợp ở trẻ.
- Các biện pháp này sẽ hình thành xúc cảm, tình cảm tích cực và kinh nghiệm cũng như kỹ năng sống cho trẻ và trẻ mong muốn bảo về gìn giữ môi trường.
ối tượng xây dựng ở góc tùy vào chủ điểm cho phù hợp tránh nhàm chán ở trẻ. * Mọi điều kiện thực hiện các giải pháp biện pháp cần tốt nhất theo điều kiện có thể ở lớp ở trường và địa phương. 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp - Giữa các biện pháp, giải pháp có mối quan hệ qua lại với nhau chúng hộ trợ cho nhau giúp trẻ khám phá khoa học một cách sâu sắc hơn. Khi trẻ đi tham quan dạo chơi những gì cháu được tri giác, được tìm hiểu, được phân tích, được tổng hợp, được hành động, được góp nhặt thì khi về lớp hoạt động ở các góc chơi đặc biệt là góc phân vai và góc thiên nhiên cháu sẽ, nhớ lại, củng cố lại những kiến thức mà cháu đã nhìn thấy trong buổi dạo chơi bằng cách tái hiện lại môi trường xã hội đóng vai như bác nông dân biết trồng, biết chăm sóc cây cùng với sự hướng dẫn của cô thông qua biện pháp thử nghiệm cháu sẽ được làm thật qua đó phát triển sự sáng tạo và có những kỹ năng sống phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội . - Dù trẻ tiếp cận biện pháp nào trước, biện pháp nào sau thì việc được tiếp cận các biện pháp đó cũng hỗ trợ cho nhau, cũng mang đến hiệu quả cao trong nhận thức về môi trường xung quanh của trẻ. - Các biện pháp này đan xen nhau và được xuyên suốt trong quá trình khám phá khoa học của trẻ sẽ giúp trẻ phát hiện ra những điều kì diệu mới mẻ trong môi trường xung quanh. Trẻ sẽ tích lũy được vốn sống qua đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo trong học tập, vui chơi và lao động. 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu - Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn trẻ khám phá khoa học trong năm và kết quả đạt là trẻ khám phá khoa học có tiến bộ hơn so với đầu năm cụ thể chất lượng được đánh giá bằng 2 bảng sau. Chất lượng khảo sát đầu năm: Số trẻ : 31 cháu. STT NỘI DUNG KẾT QUẢ TỐT-KHÁ TB YẾU 1 Kỹ năng quan sát,tìm ra đặc điểm và trả lời được tên gọi đặc điểm của các đối tượng khám phá 20 cháu 64.5 % 9 cháu 29 % 2 cháu 6.5 % 2 Khả năng so sánh , phân loại các đối tượng khám phá 22 cháu 71 % 7 cháu 22.5% 2 cháu 6.5% 3 Phát hiện cái mới lạ và có thái độ hành động phù hợp 20 cháu 64.5 % 9 cháu 29% 2 cháu 6.5% 4 Có kỹ năng sống và khả năng giao tiếp tốt 20 cháu 64.5% 9 cháu 29% 2 cháu 6.5% Chất lượng khảo sát cuối năm: Số trẻ : 31 cháu STT NỘI DUNG KẾT QUẢ TỐT-KHÁ TB YẾU 1 Kỹ năng quan sát, tìm ra đặc điểm và trả lời được tên gọi đặc điểm của các đối tượng khám phá 25 cháu 80.6% 6 cháu 19.4% 0 cháu 0% 2 Khả năng so sánh, phân loại các đối tượng khám phá 24 cháu 77.4% 6 cháu 19.4% 1 cháu 3.2% 3 Phát hiện cái mới lạ và có thái độ hành động phù hợp Tự mày mò điều chỉnh hoàn thiện đồ vật còn giang dở 25 cháu 80.6% 4 cháu 12.9% 2 cháu 6.5% 4 Có kỹ năng sống và khả năng giao tiếp tốt 25 cháu 80.6% 4 cháu 12.9 % 2 Cháu 6.5% Qua bảng khảo sát thấy chất lượng giáo dục bộ môn tăng rõ rệt chứng tỏ vận dụng các biện pháp mới đạt hiệu quả tốt 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Với việc xây dựng và thực hiện những biện pháp mới như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế và kết quả mang lại cho trẻ trong giờ Khám phá khoa học đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ như sau: - Trẻ lớp tôi đã tiến bộ nhanh về mọi mặt. Nhờ thông qua các biện pháp mới mà cháu đã hăng say vào khám phá khoa học vì thế mà các kỹ năng phát triển cháu có sáng tạo hơn trong các giai đoạn vốn kiến thức đã được mở rộng, tư duy, ngôn ngữ cũng phát triển một cách rõ rệt. - Các kỹ năng nhận thức của trẻ như phân tích, so sánh tổng hợp cũng tiến bộ rất nhanh. Phần đông trẻ đã biết bảo về, gìn giữ môi trường trong và ngoài lớp. Trong các giờ chơi đã hình thành xúc cảm, tình cảm rất tích cực và kinh nghiệm cũng như kỹ năng sống của trẻ từ đó cũng tốt hơn trẻ đã mạnh dạn hơn trong các hội thi của lớp của trường - Kết quả thu được qua khảo nghiệm chứng tỏ các biện pháp mới cho trẻ khám phá môi trường xung quanh có giá trị khoa học cao, vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. Từ đó, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với việc chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt mônKhám phá khoa học”, tôi nhận thấy việc thực hiện lồng ghép KPKH với các môn học và các hoạt động trong ngày của trẻ là việc cần thiết trong đổi mới giáo dục Mầm Non, tích hợp có tác dụng phát triển thể lực, tình cảm xã hội giúp trẻ lĩnh hội nhanh hơn, sâu hơn thoải mái không gò ép giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự chủ, độc lập sáng tạo trong tất cả quá trình thực tiển của chính trẻ, mặt khác việc tích hợp lồng ghép môn KPKH với các môn học khác sẽ giúp trẻ hiểu biết một cách chính xác. Cụ thể với đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn Khám phá khoa học” trẻ đã trực tiếp cận hàng ngày qua môn học, qua chơi, ăn, qua quá trình chăm sóc rau của các cô ở trường, trực tiếp trẻ trong thấy những hoạt động đó chỉ là để tái tạo mô phỏng nhưng đã làm cho trẻ thích thú, quan tâm hiểu hết về lợi ích của môi trường xung quanh sẽ gây sự chú ý tạo hứng thú cho trẻ, kiến thức trẻ lĩnh hội bền hơn, phạm vi mở rộng phong phú da dạng hơn. 2. Kiến nghị Muốn xây dựng và thực hiện tốt mọi hoạt động của các môn học nói chung và môn Khám phá khoa học nói riêng, tôi xin mạng phép đưa ra một số đề xuất kiến nghị như sau: - Nên mở nhiều hơn các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về phương pháp, chương trình mầm non mới, cung cấp nhiều tài liệu, băng đĩa, tiết dạy mẫu . - Giáo viên cần rèn cho trẻ hoạt động theo kiểu tích hợp, tạo cho trẻ thói quen học nhóm, thảo luận, bàn bạc chung sức tạo ra kết qủa tốt - Nên tổ chức nhiều hơn những buổi thảo luận và chuyên đề để giáo viên có cơ hội trao đổi những kinh nghiệm, bàn bạc để tìm ra những giải pháp hay có hiệu quả của từng giáo viên để có nhiều hình thức sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ tìm hiểu môn Khám phá khoa học Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã tích luỹ được trong thời gian ngắn vừa qua, vì trình độ chuyên môn còn hạn chế nên kinh nghiệm chưa cao. Vì vậy, kính mong hội đồng chấm thi góp ý, bổ sung để bản thân rút kinh nghiệm để bản sáng kiến lần sau tốt hơn. Krông Ana, tháng 2 năm 2016. Người viết Nguyễn Thị Thu NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) MỤC LỤC I. Phần mở đầu...............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.......................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3 4.Gới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5.Phương pháp nghiên cứu......3 II. Phần nội dung...........................................................................................4 1.Cơ sở lí luận 4 2.Thực trạng 5 3.Giải pháp, biện pháp 9 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu..................................................................................................................19 III. Phần kết luận, kiến nghị........................................................................19 1. Kết luận 19 2. Kiến nghị 20 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Con người và môi trường sống (NXB Đại học sư phạm HN)) 03. Hướng dẫn tổ chức thực hiên chương trình giáo dục mầm non (5-6 tuổi) 04.Tài liệu bài tập nghiệp vụ phương hình thành biểu tượng về MTXQ ( đại học từ xa Hà nội) Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi) PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LỚP LÁ 1 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA HỌC TỐT MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Krông Ana Trình độ đào tạo: Đại học Sư phạm Môn đào tạo: Giáo dục mầm non Krông Ana, tháng 2 năm 2016 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI HỌC TỐT MÔN KHÁM PHÁ KHOA HỌC I. Phần mở đầu: I.1. Lý do chọn đề tài. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, mà nó cũng có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo sinh lý, do đó trẻ em cũng cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp. Có người đã cho rằng: Trẻ em là một trang giấy trắng và ai muốn vẽ gì vào đó thì vẽ. Đó chính là một quan điểm thật sai lầm, vì thực tế khoa học đã chứng minh trẻ em cũng có những nhận thức riêng bên trong của mình, nhưng đòi hỏi trẻ phải tích cực tham gia vào hoạt động thì từ đó tâm lý của trẻ mới phát triển và bộc lộ ra bên ngoài. Trẻ mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học". Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là một người giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Đạo đức- Thẩm mĩ- Thể lực. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xữ. Đối với việc giáo dục phát trển nhân cách toàn diện cho trẻ em, người giáo viên phải biết tất cả các môn học như thể dục kĩ năng, hoạt động tạo hình, làm qen với toán, giáo dục âm nhạc, làm quen văn học mỗi môn học có một vị trí rất quan trọng giúp trẻ phát triển những mặc khác nhau nhưng tôi thấy quan trọng nhất đó là môn Khám phá khoa học vì Khám phá khoa học là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Khám phá khoa học là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo. Theo tôi để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục hình thành nhân cách trẻ, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của một giáo viên mầm non ra thì việc xác định các phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ thông qua hoạt động khám phá khoa học cũng đặc biệt quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sống ở trẻ đó là điều rất cần thiết. Vậy tìm biện pháp, phương pháp là gì? tìm ở đâu? Câu hỏi này đã được giải quyết qua các chuyên đề chăm sóc và giáo dục mà chúng ta đã được tập huấn và lý thuyết đó cũng được chúng ta thực hiện thông qua các quá trình dạy học và chăm sóc trẻ hằng ngày. Nhưng trong quá trình thực hiện các đồng chí đã thấy thỏa mãn với mục tiêu mình đặt ra chưa? có gì đổi mới, có gì tiến bộ, có gì sáng tạo? để trẻ ở lớp chúng ta nhận thức tiến bộ nhanh bắt kịp cùng trang lứa với trẻ ở thành phố. Còn tôi trong 10 năm công tác mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một kinh nghiệm. Muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp giáo dục hay mới lạ cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê khám phá khoa học chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp mới giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt môn học này. Tôi viết sáng kiến ra đây cho những chị em trong ngành cùng tham khảo và góp ý. Chúng ta hãy vì nền giáo dục của mầm non hãy tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường khôn lớn của trẻ. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. * Mục tiêu: - Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ làm quen với môi trường xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá cái mới, cái lạ ở trẻ. - Đề tài thành công trẻ sẽ khám phá khoa học một cách hứng thú có tác dụng giáo dục về mọi mặt: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực... - Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở trẻ 4-5 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. * Nhiệm vụ của đề tài - Tìm ra giải pháp mới và thực hành áp dụng rồi kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ - Các phương pháp biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học. - Đề tài có tính ứng dụng thực tiến phù hợp với đối tượng nghiên cứu. I.3. Đối tượng nghiên cứu. - Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana. - Căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm tôi chọn nghiên cứu của đề tài: “Một số biện pháp mới giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học”. I.4. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu là tìm ra một số biện pháp mới giúp trẻ khám phá khoa học. - Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình tôi có sử dụng một số giáo trình thuộc bộ môn khám phá khoa học và tư liệu của đồng nghiệp để nghiên cứu. - Vấn đề mà bài viết này đề cập đến là chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 4-5 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác . - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 tại lớp Mẫu giáo 4- 5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana. I.5. Phương pháp nghiên cứu. - Khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu - Phương pháp dùng lời : Trao đổi với trẻ về những đối tượng được quan sát - Phương pháp quan sát : Cho trẻ xem, phân tích về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng... của đối tượng được quan sát - Phương pháp luyện tập : Trẻ được trực tiếp nhìn, nghe...những gì mà trẻ được thấy để thực hiện theo yêu cầu của cô II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lý luận * Theo cơ sở lý luận khoa học tự nhiên: - Việc hưỡng dẫn trẻ làm quen với MTXQ (KPKH)đòi hỏi giáo viên cần có kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, hiểu được quy luật phát triển của nó, biết giải thích đúng theo quan điểm duy vật về mỗi quan hệ giữa sự vật hiện tượng diễn ra trong tự nhiên. - Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ. Có thể nói tự nhiên là nguồn gốc của các tri giác cụ thể đầu tiên của con người. Trẻ em ở khắp nơi luôn tiếp xúc với tự nhiên bằng mọi cách. Tất cả các sự vật hiện tượng tự nhiên đều có thể làm trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú cho sự phát triển và hình thành tình yêu quê hương đất nước. * Theo cơ sở khoa học xã hội : - Nhà giáo dục cần phải hiểu tại sao mỗi cá nhân trở thành người theo các cách khác nhau? Do đâu mà mỗi cá nhân tích lũy được kinh nghiệm xã hội khác nhau. Điều này đòi hỏi cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đứa trẻ trong quan hệ với hiện thực. - Sự mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm xã hội của trẻ diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với bạn, với người lớn khi trẻ đến trường mầm non, nhờ đó mà trẻ không chỉ nhận được thông tin ở MTXQ mà còn nắm được cách thể hiện hành vi mối quan hệ tình cảm giữa người với người. * Theo cơ sở tâm lý của môn học: - Qua các kết quả nghiên cứu tâm lý khẳng định rằng trẻ 4-5 tuổi diễn ra mạnh mẽ nhất về tâm lý. Tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển gần như hoàn thiện.Trong quá trình sống trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trẻ 4-5 tuổi đã xuất hiện sự tự nhận thức ở trẻ. - Trẻ ở tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những chỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cách tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá sự vật hiện tượng trong MTXQ. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điếu kiện để trẻ phát triển thể chất, thẩm mỹ đạo đức và lao động cho trẻ. - Hưỡng dẫn trẻ KPKH là phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với MTXQ để trẻ thích ứng với môi trường, nhận thức về MT, tích cực tham gia cải tạo MT thỏa mãn nhu cầu khám phá và phát triển bản thân trẻ. - Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới xung quanh giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu, hứng thú của trẻ tận dụng các biện pháp, các cơ hội trong cuộc sống cho trẻ được khám phá sự vật hiện tượng xung quanh chúng cho trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tích lũy kinh nghiệm để đi đến hiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng và có kỹ năng sống phù hợp. II.2. Thực trạng a. Thuận lợi – khó khăn * Thuận lợi. - Được sự quan tâm của Phòng GD – ĐT và của trường Mầm Non Krông Ana, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Giáo viên được quán triệt, tiếp thu, bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên đề một cách đầy đủ, đã thể hiện đồng bộ về chương trình mầm non mới cho từng độ tuổi. - Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi thuận tiện cho việc truyền đạt trao đổi về môn KPKH - Với điều kiện đảm bảo 2 cô một lớp thuận tiện cho việc dạy dỗ trẻ một cách tốt nhất và tất cả trẻ đều là trẻ học bán trú * Khó khăn. - Các bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế ít quan tâm đến việc học tập của con nên khả năng tiếp cận MTXQ của trẻ chưa tốt . - Cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng phục vụ tiết dạy còn rất thiếu thốn như những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật... - Góc tự nhiên còn nghèo , số cây ít ,loại cây chưa phong phú, đồ chơi, đồ dùng còn ít, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát. - Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế. b. Thành công – hạn chế * Thành công. Trong một năm thực hiện tôi cũng gặt hái được một số thành công nhất định đó là - Số trẻ hăng say khám phá khoa học ngày một nhiều hơn chiếm hơn 80% số trẻ trong lớp. - Khả năng phân tích tổng hợp của các cháu ngày một tiến bộ. - Khả năng phân nhóm phân loại tốt. - Cháu rất hăng say với hoạt động thực hành nhận thức ngày càng phát triển. - Kỹ năng sống của trẻ ngày càng tiến bộ. - Cháu biết phân biệt cái đúng cái sai và có những hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu xã hội. * Hạn chế. - Trong lớp có một số học sinh lần đầu đi học - Tài liệu nghiên cứu còn thiếu thốn - Một số phụ huỳnh chưa thật sự chưa quan tâm đến giáo dục mầm non - Trình độ
Tài liệu đính kèm: