SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm non Sao Mai

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm non Sao Mai

Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp

Qua thực trạng trên tôi thực hiện Biện pháp giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và những kết quả đạt được và một số hình thức cho trẻ tiếp cận gồm có các hình thức sau:

- Hình thức cho trẻ làm quen với máy vi tính qua giờ hoạt động chung

- Hình thức cho trẻ làm quen với máy vi tính, đàn, hoạt động khác và qua góc học tập

- Hình thức cho trẻ làm quen với các hoạt động ngoài giờ

- Hình thức cho trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.

* Biện pháp1: Giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và những kết quả đạt được

 Để giúp trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy có hiệu quả. Tôi đã tiến hành một số phương pháp :

 + Nắm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

 Đa số ba mẹ trẻ làm nghề nông nên trẻ ít được tiếp xúc với máy vi tính, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó do cơ tay của trẻ 5 tuổi còn yếu nên đối với việc gõ bàn phím còn gặp nhiều khó khăn, sử dụng chuột và thực hiện một số câu lệnh đơn giản như nhấp chuột 2 lần trẻ chưa thực hiện được.

 Mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất ngắn không qúa 30 phút đồng thời giáo viên cũng không quên nhắc trẻ khoảng cách cũng như tư thế khi ngồi trước máy tính.

 Dựa vào những đặc điểm của trẻ, hứng thú khi được học, chơi trên máy tính, người giáo viên cần phải chọn lọc những tài liệu cũng như trò chơi sao cho phù hợp lại vừa kích thích trẻ hoạt động hơn.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3343Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này của trẻ.
2. Thực trạng
	Đề tài được thực hiện tại lớp lá 1 trường Mầm Non Sao Mai với sĩ số 36 học sinh trong đó nữ 21 cháu, khuyết tật 1 cháu. Đa số học sinh có bố mẹ làm nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ. 
	Khi thực hiện đề tại lớp tôi gặp những thuận lợi cũng không ít khó khăn sau.
2.1. Thuận lợi, khó khăn
*Thuận lợi
 Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trường có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy.
Học sinh đều là người kinh nên việc truyền thụ kiến thức dễ dàng.
 Bản thân thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi các cấp, hội giảng, chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ chức.
*Khó khăn
	Bản thân chỉ mới tìm tòi học hỏi cách soạn và tạo giáo án trên các phần mềm chứ chưa được học qua các lớp bài bản.
Do Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, với tính chất công việc là bận rộn, chân lấm tay bùn nên cũng không có thời gian để rèn trẻ, cũng chỉ có một số phụ huynh nhà có máy vi tính nhưng chưa dám cho trẻ tiếp cận.
Có một trẻ khuyết tật như bé Nhật Trường (điếc); Ngoài ra có trẻ Trung hiếu, Lê Khang (nói ngọng)  nên có ảnh hưởng đến việc phát âm, tiếp cận thông tin của trẻ cũng bị hạn chế.
Nhiều trẻ ở lớp từ nơi khác chuyển đến nên chưa được qua lớp Chồi dẫn đến việc rèn trẻ gặp nhiều khó khăn. 
Qua khảo sát đầu năm khoảng 80% trẻ ở lớp chưa được tiếp xúc với công nghệ thông tin.
2.2. Thành công, hạn chế
	Trong quá trình thực hiện đề tài ở lớp lá 1 và toàn khối lá trường Mầm Non Sao Mai Tôi thấy được những thành công và hạn chế thể hiện trên trẻ như sau:
*Thành công 
100% Trẻ hứng thú khi được làm quen và tiếp cận công nghệ thông tin trong tiết học (Khám phá khoa học, làm quen chữ cái, làm quen với toán, làm quen với văn học)
90% Trẻ đã hình thành được một số kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ như: Biết nhấp chuột khi chọn, rê chuột khi tìm trên màn hình và điều khiển chuột đến nơi cần tìm,
Trẻ biết cách sử dụng một số phương tiện công nghệ có chủ định (vd: đàn để đánh nhạc, máy vi tính, ti vi có thể sử dụng trong các tiết học)
Hình thành ở trẻ sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đám đông.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian, nhân lực và kinh tế khi chuẩn bị phương tiện dạy học cho tiết dạy thông qua việc sử dụng các phần mềm để soạn giáo án. (Tranh ảnh, trò chơi,). Bên cạnh đó giáo viên trở nên linh hoạt sáng tạo hơn.
Các bậc phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích khi cho con em tiếp cận phương tiện công nghệ đúng khả năng và nhận thức của trẻ khi ở nhà (vd: cho trẻ chơi trò chơi “quả táo mầu nhiệm, bút chì thông minh,)
*Hạn chế
Muốn thực hiện đề tài này đòi hỏi phải chuẩn bị phương tiện công nghệ tại lớp và ở gia đình trẻ.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
*Mặt mạnh: Trẻ luôn mong đợi và hứng thú khi được tham gia tiết dạy có giáo án điện tử. Một số trẻ ở gia đình đã có máy tính nên trẻ đã được tiếp xúc nhiều nên trẻ nhanh nhẹn và thực hiện tốt khi cô hướng dẫn cách cầm chuột, rê chuột, bấm chuột để chọn,
*Mặt yếu: Việc sử dụng máy móc vào trong tiết học chưa được thường xuyên vì máy móc rườm rà, giáo viên chưa có máy tính xách tay. Dễ xảy ra dán đoạn khi dạy như máy hỏng, mất điện,
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Trong thời gian chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tôi luôn nhận thấy rõ sự hứng thú của trẻ khi tham gia một tiết học có sử dụng phương tiện công nghệ, trẻ say sưa trả lời, xung phong lên để được thực hành Phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ. Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định. Trẻ hứng thú và nhận thức tốt hơn, đầy đủ và sáng tạo hơn. Qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ bản thân luôn gặp khó khăn trong việc tìm các tư liệu làm dồ dùng trực quan khi lên lớp. Việc áp dụng một số phương tiện công nghệ trong giảng dạy là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. (ví dụ: Có hình ảnh thực, có âm thanh,)
Bên cạnh đó có các yếu tố chưa tốt ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và áp dụng đề tài như: Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên còn lỏng lẻo.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp “Hướng vào trẻ, trẻ là trung tâm”. Đó là quan niệm mọi tác động giáo dục phải vì lợi ích của trẻ. Trẻ là người khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyến khích tham gia vào quá trình giáo dục chứ không thụ động. Trẻ được học qua chơi, qua khám phá thử nghiệm bằng các giác quan. Người lớn giữ vai trò “trung gian”. Tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu và năng lực của trẻ.
Hiện tại trong trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy ở 4 lớp lá tương đối đầy đủ, mỗi lớp có 1 máy vi tính và 1 ti vi màn ảnh rộng. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi các cấp, hội giảng, chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm, những bài học để tạo nên những tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin đem kiến thức mới lạ đến cho trẻ. Được học thông qua một số phương tiện công nghệ trẻ được mở mang thêm kiến thức mà những tiết học bình thường không thể có được (ví dụ: hình ảnh động, video, âm thanh,) trẻ được học qua những trò chơi mang tính tư duy và sáng tạo, trẻ được thực hành ngay tại lớp và cô giáo có thể phát hiện ra trẻ nào có khả năng nhanh, chậm,Từ những thực trạng trên với thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn bản thân chỉ mới tìm tòi học hỏi cách soạn và tạo giáo án trên các phần mềm chứ chưa được học qua các lớp bài bản. Do Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, với tính chất công việc là bận rộn, chân lấm tay bùn nên cũng không có thời gian để rèn trẻ, cũng chỉ có một số phụ huynh nhà có máy vi tính nhưng chưa dám cho trẻ tiếp cận. Qua khảo sát đầu năm khoảng 80% trẻ ở lớp chưa được tiếp xúc với công nghệ thông tin.
	Thực hiện đề tài “một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin” bản thân luôn khắc phục những thực tiễn khó khăn, thuận lợi để tìm ra những biện pháp phù hợp với khả năng của trẻ giúp trẻ học tập đạt kết quả tốt nhất.
3. Biện pháp - giải pháp
3.1. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp
	Giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin qua đó giáo viên nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phối hợp cùng phụ huynh. Ngoài ra tùy theo phương pháp của từng nội dung và chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực, “học mà chơi, chơi nhưng mà học”
Hình thành một số kỹ năng sử dụng một số phương tiện công nghệ trong cuộc sống. Phát triển và rèn luyện về ngôn ngữ, tư duy, tự tin sáng tạo của trẻ khi cho trẻ làm quen với máy vi tính qua giờ hoạt động chung các hoạt động khác. 
Khuyến khích trẻ khuyết tật trong lớp hoà nhập cùng bạn bè và cô giáo khi hoà mình vào các bài hát, điệu nhạc,
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp
Qua thực trạng trên tôi thực hiện Biện pháp giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và những kết quả đạt được và một số hình thức cho trẻ tiếp cận gồm có các hình thức sau:
- Hình thức cho trẻ làm quen với máy vi tính qua giờ hoạt động chung 
- Hình thức cho trẻ làm quen với máy vi tính, đàn, hoạt động khác và qua góc học tập 
- Hình thức cho trẻ làm quen với các hoạt động ngoài giờ
- Hình thức cho trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
* Biện pháp1: Giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và những kết quả đạt được
	Để giúp trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy có hiệu quả. Tôi đã tiến hành một số phương pháp :
	+ Nắm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
	Đa số ba mẹ trẻ làm nghề nông nên trẻ ít được tiếp xúc với máy vi tính, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó do cơ tay của trẻ 5 tuổi còn yếu nên đối với việc gõ bàn phím còn gặp nhiều khó khăn, sử dụng chuột và thực hiện một số câu lệnh đơn giản như nhấp chuột 2 lần trẻ chưa thực hiện được.
	Mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất ngắn không qúa 30 phút đồng thời giáo viên cũng không quên nhắc trẻ khoảng cách cũng như tư thế khi ngồi trước máy tính.
	Dựa vào những đặc điểm của trẻ, hứng thú khi được học, chơi trên máy tính, người giáo viên cần phải chọn lọc những tài liệu cũng như trò chơi sao cho phù hợp lại vừa kích thích trẻ hoạt động hơn.
	+ Phối hợp cùng phụ huynh
	Tuy đa phần lớp tôi gia đình các bé không có máy vi tính vì gia đình không sử dụng máy vi tính hoặc cũng có một vài gia đình bé có máy vi tính như bé: Thiên Bảo, Anh thư, Phương Quỳnh, Vũ, Ngọc chiếm 60% của lớp nhưng không có thời gian và cũng không muốn cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính. Tôi đã tìm hiểu và trao đổi với phụ huynh hãy mạnh dạn cho các bé làm quen với máy vi tính và sử dụng một số lệnh căn bản, vì đa phần phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy sớm và sợ bé sẽ phá lung tung, nhưng tôi đã giải thích và động viên họ phối hợp cùng tôi. Từ đó phụ huynh đã mạnh dạn cho trẻ làm quen với máy và hướng dẫn bé sử dụng một số lệnh căn bản. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh về một số trò chơi trên đĩa phù hợp với trẻ như: bé vui học chữ, bé tập tô màu, Kidsmartkhuyến khích phụ huynh mua đĩa về cho các cháu chơi. 
+ Cô trực tiếp hướng dẫn trẻ
	Buổi chiều trong giờ hoạt động chiều, giờ trả trẻ, trong khi chờ phụ huynh đến đón thấy tôi sử dụng máy vi tính để mở nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình cho trẻ nghe một vài cháu tò mò tiến lại gần và hỏi tôi đã hướng dẫn và chỉ rõ từng phần của máy vi tính cho trẻ biết nó giúp chúng ta rất nhiều việc như: đánh chữ, nghe nhạc, vẽ hình ngoài ra các con còn có thể chơi rất nhiều trò chơi. Tôi giới thiệu qua cho trẻ biết về các bộ phận của máy tính gồm: màn hình, con chuột, bàn phím, CPU. 
	Sau đó tôi làm chậm một số thao tác cho trẻ xem như: khởi động máy, cách rê chuột, nhấp chuột chọn biểu tượng, thoát chương trình Rồi tôi chọn một bé nhanh nhẹn lên làm thử thao tác.Tôi mời bé Thục Đoan ban đầu bé hơi lúng túng trong việc rê chuột đến biểu tượng và khó mà nhấp liên tục được 2 cái nên tôi đã chỉ bé nhấp vào rồi nhấn Enter, tôi đã cầm tay bé thực hiện. Sau đó cho bé tự làm lại vài lần và bé đã thực hiện được. Vì có một máy nên không thể cho tất cả trẻ đều thực hiện cùng một lúc được vào những lúc đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tôi đã cùng với giáo viên đứng lớp với mình lần lượt hướng dẫn cho các bé nắm được một số thao tác cơ bản về việc sử dụng máy tính. 	 
	* Thông qua trò chơi
	Vào giờ hoạt động vui chơi hay hoạt động chiều, giờ trả trẻ thôi thường cho trẻ được làm quen sử dụng máy vi tính. Để kích thích sự hứng thú của trẻ, thu hút các bé thì tôi đã mua đĩa “Bé vui học chữ”, “Bé tập tô màu” và về cài vào máy để cho các cháu chơi, thông qua việc các cháu chơi tô màu, thì các cháu phải sử dụng những lệnh cơ bản và biết cách sử dụng chuột thành thạo hơn, qua trò chơi nhỏ tôi còn hướng dẫn các bé thêm một số lệnh như: back (trở về), xóa hay lưu các bức tranh sau khi tô màu).
 	Qua trò chơi các cháu biết cách rê chuột nhanh, chính xác hơn, thậm chí có cháu đã biết nhấp chuột được 2 cái liên tục. Ngoài ra, qua trò chơi còn phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ. Tôi luôn chú ý đến trẻ yếu cho trẻ chơi với trẻ đã biết, đã nắm vững để trẻ tự học lẫn nhau. Sau khoảng vài tuần lớp tôi đã tương đối biết thực hiện một số lệnh cơ bản và mạnh dạn hơn khi sử dụng máy.
	Sau một thời gian cho các bé làm quen với máy vi tính, tôi thấy các bé rất mạnh dạn khi tôi trình chiếu một vài chương trình cho các bạn xem ( tôi cho trẻ quây quần bên máy vi tính và mở cho trẻ xem vì điều kiện trường không có máy chiếu).
*Biện pháp 2: Hình thức cho trẻ làm quen với máy vi tính qua giờ hoạt động chung
	Thời gian của hoạt động chung của lớp lá thường : 30-35 phút, có thể kéo dài thêm 5 phút. Vì vậy giờ hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hiểu, nhận biết, khám phá. Trong hoạt động này sử sụng đồ dụng trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, vật thật..đây là yếu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ. Nắm bắt được điều này khi cho trẻ hoạt động học tập nhưng cũng có một số đề tài, ta không thể trực tiếp cho trẻ quan sát bằng vật thật được (quan sát một số con vật sống trong rừng, tìm hiểu về các loài chim) cũng như muốn đảm bảo được tiết dạy sinh động, trẻ hứng thú, hoạt động tích cực tôi đã lên mạng Internet tìm tư liệu phục vụ tiết dạy 
Ví dụ: Khi dạy trẻ tìm hiểu một số con vật sống trong rừng: trẻ cần phải biết tên gọi, hình dáng, các bộ phận, thức ăn, nơi sống, tiếng kêu, thói quen của các con thú. Nếu sử dụng tranh sẽ rất hạn chế và không mang lại hiệu quả trẻ hoạt động tích cực. Hiểu được điều này tôi đã tìm tư liệu và xây dựng tiết dạy trên Powerpoint. Trẻ rất hứng thú khi được quan sát con sư tử, đặc biệt trẻ tập trung chú ý khi được xem con sư tử chạy đuổi bắt con nai, sư tử gầm . Để trẻ không thụ động trong học tập chỉ ngồi xem và nghe, tôi thường gọi trẻ, dùng những câu hỏi kích thích tư duy trẻ phát triển và cho trẻ lên sử dụng máy như nhấp chuột để tìm hiểu các con vật khác, hay lên chơi trò chơi “Tìm thức ăn cho tôi”, trẻ phải nhấp chuột vào những thức ăn mà các con vật thường ăn (sư tử ăn thịt các con vật, khỉ ăn chuối, voi ăn mía lá cây)
	+Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy giúp trẻ hứng thú
Ví dụ: Với bài dạy Khám phá khoa học các phương tiện giao thông đường thủy ở chủ đề “Phương tiện giao thông” tôi scan những hình ảnh tàu thủy, ca nô, ghe. lên máy vi tính, dưới những hình ảnh có từ kèm theo. Khi dạy đến phương tiện nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ phương tiện nào học rồi thì khi nhấp chuột vào những phương tiện đó sẽ chuyển màu. Khi cô giới thiệu tàu thủy thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở dạng font to, hoặc khi phân tích tàu thủy và ghe và so sánh thì 2 phương tiện này sẽ nhấp nháy, những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện và có màu giống nhau.
	Do đặc điểm của trường Mầm Non Sao Mai nằm ở vùng Xã phòng học và một số đồ dùng còn chưa đạt so với chuẩn trường mầm non, điều kiện vật chất phục vụ số luợng trẻ đông vẫn còn khó khăn hạn chế mỗi lớp Lá chỉ được 1 máy vi tính nhưng với tinh thần nhiệt huyết yêu nghề và mến trẻ tôi cũng đã cố gắng khắc phục khó khăn trên dù số máy vi tính ít nhưng trẻ nào cũng được tiếp xúc với máy (cô giáo chia theo nhóm trẻ lên làm quen với máy). Trường được cấp phát đĩa Kidsmart nên tôi cũng đã ứng dụng vào trong tiết dạy của mình để tiết dạy thêm phần hiệu quả qua các trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi: “ Truy tìm ẩn số”. 
	Trẻ sẽ lên chọn ô số nào mình thích. Ở mỗi ô cửa sổ sẽ có 1 câu đố về hình dáng phương tiện, (con vật) của đó. Bạn nào đoán đúng câu đố thì bức tranh mới hiện ra và dưới mỗi bức tranh sẽ có hình ảnh và trẻ sẽ phải trả lời câu hỏi của cô dưới bức tranh. Khi đã mở được hết tất cảc các ô cửa sổ thì 1 bạn sẽ đứng lên kể lại nội dung câu chuyện dựa những bức tranh trên theo suy nghĩ của trẻ.
	Ngày nay việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không còn là điều mới mẻ với chúng ta, nhưng ở cấp bậc mầm non thì vấn đề này chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ có ở khối Lá những năm trước và năm nay là khối Chồi được tiếp cận nhưng cũng chưa nhiều. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới lạ hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn.
 Qua những ví dụ minh họa ở trên, tôi thấy hình thức cho trẻ tiếp cận với máy vi tính và ứng dụng công nghệ thôn tin vào trong giờ hoạt động chung là hình thức rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. Ngoài ra tùy theo phương pháp của từng nội dung và chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực,“học mà chơi, chơi nhưng mà học”
*Kết quả: 
	Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn nói chuyện trong giờ học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.
*Biện pháp 3: Hình thức cho trẻ làm quen với máy vi tính, đàn  hoạt động khác và qua góc học tập, hoạt động vui chơi, góc nghệ thuật. 
	Với chương trình giáo dục mầm non mới và đổi mới trong phương pháp giáo dục thì phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung cũng được lồng ghép trong một giờ hoạt động chung. Việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin không chỉ được tiến hành qua các bài thơ, truyện mà còn được dạy thông qua các giờ hoạt động chung khác như: Tạo hình, Âm nhạc, môn Khám phá khoa học 
Ví dụ: ở môn Tạo hình: cho trẻ vẽ con vịt, trước khi vẽ tôi cho trẻ xem, nghe tiếng vịt kêu trên máy vi tính. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ vẽ, trẻ rất hứng thú và hoạt động tích cực hơn.
Ví dụ : Ở giáo dục âm nhạc với phần trò chơi âm nhạc, tôi sử dụng đàn để dạy trẻ hát và vận động , khi chơi trò chơi âm nhạc tôi sử dụng máy vi tính để chơi chiếc đĩa hát kì diệu 
Ví dụ: tiết khám phá khoa học ( Chủ đề Tết và mùa xuân) dưới mỗi bông hoa sẽ có 1 hình ảnh trẻ sẽ nhìn hình ảnh và nói lên hoạt động của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam hay khi cho trẻ chơi ở tiết Khám phá khoa học chủ đề : Phương tiện giao thông.
	Như vậy, cho trẻ tiếp cận với thông tin và ứng dụng thông tin qua giờ hoạt động chung cũng là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ nắm đựơc những kĩ năng cần thiết khi bước vào trường phổ thông. Bên cạnh đó thì việc tạo môi trường cho trẻ làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm hiểu khám phá cũng không kém phần quan trọng
* Cho trẻ làm quen công nghệ thông tin qua các hoạt động ngoài giờ
	Theo lịch sinh hoạt hằng ngày của trẻ vào lúc 3h trẻ sẽ được ra hoạt động chiều, ngoài việc dạy trẻ theo chương trình phân phối, Tôi còn hướng dẫn trẻ các thao tác cơ bản khi sử dụng máy vi tính như : nhấp chuột, mở loa, xóa (delete), quay lại (Back), nhấp đôi chuộthay chơi các trò chơi trên máy vi tính : Làm cho hoa đào nở (Excel), đưa thú về chuồng, chọn giày cho bạn (đĩa Kidsmart)trẻ rất thích.
	+ Biện pháp đối với trẻ khuyết tật của lớp
 	Đối với trẻ khuyết tật điếc như bé Nhật Trường thì quả thật là một điều khó khăn cho những người giáo viên chưa được tập huấn qua lớp giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật như tôi. Nhưng với tấm lòng yêu thương trẻ, muốn trẻ hòa nhập cùng các bạn và cùng được khám phá về công nghệ thông tin từng bước tôi cho trẻ làm quen, bé Nhật Trường ngơ ngác, bé không biết là cô đang hướng dẫn mình điều gì, mắt cứ nhìn qua tôi mà không chịu làm theo. Ban đầu tôi cầm tay bé di chuyển chuột đến hình ảnh con sư tử, hiệu ứng xuất hiện con sư tử mặc dù không nghe, không nói được nhưng hình ảnh con sư tử gầm lên, rượt đuổi con mồi làm cho bé rất sợ và ôm chầm lấy tôi. Từ đó bé không dám đến gần máy vi tính, rút kinh nghiệm tôi thấy mình không nên cho trẻ xem những con thú sống trong rừng hung dữ nữa. Với quyết tâm cho bé được hòa nhập tôi cùng đồng nghiệp dạy cùng lớp dỗ dành trẻ đến bên máy vi tính cầm chuột mở máy có đoạn video clip về nhạc mầm non, tôi nắm tay bé và tất cả học sinh trong lớp hát múa theo trong máy, bé rất thích thú, bé đã không còn sợ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN THANH 2016.doc