SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động thông qua môn làm quen văn học tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động thông qua môn làm quen văn học tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như đĩa hình, máy tính, ti vi. thiết kế bài giảng giáo án điện tử tùy vào từng nội dung bài học nhằm tạo sự mới lạ, phong phú trong sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Tuy nhiên cũng không được quá lạm dụng vào công nghệ thông tin trong soạn giảng, nhằm tránh sự nhàm chán.

Trong quá trình kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe thì ngôn ngữ, nét mặt, và cử chỉ, điệu bộ của giáo viên là loại hình “trực quan” sống động nhất, gần gũi nhất đối với trẻ. Khả năng rung cảm, sự hiểu biết tác phẩm của giáo viên sẽ được bộc lộ qua ngôn ngữ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ. và qua đó, giáo viên sẽ là người làm sống dậy các hình tượng trong tác phẩm, thu hút sự chú ý và giúp cho trẻ cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc nhất.

Xây dựng góc thư viện có nhiều thể loại sách để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất. Bố trí sắp xếp góc chơi thân thiện, gần gũi như dùng can nhựa cắt ra làm hộp đựng sách, cắt dán vải nỉ, xốp thành hình dáng con vật và trang trí lên hộp đựng sách. Ngoài ra cô có thể sưu tầm những mẫu truyện thiếu nhi có ngoài chương trình cho trẻ đọc và xem.

Ở góc học tập, giáo viên cho trẻ cùng bạn làm album tranh truyện. Cho trẻ chỉ vào các bức tranh và kể cho các bạn nghe hoặc cho trẻ sắp xếp những tranh rời và tự kể sáng tạo theo ý tưởng của mình.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1057Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động thông qua môn làm quen văn học tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia hoạt động. Giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ mạch lạc.
Trẻ được hoạt động tích cực, biết đọc, kể diễn cảm, biết thể hiện tình cảm khi đọc, kể, cũng như giúp trẻ mạnh dạn tự tin, giao tiếp ứng xử lưu loát hơn. Trẻ biết sáng tạo trong khi kể chuyện như thay đổi tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong một nội dung truyện. Đóng được vai của nhân vật trong câu chuyện.
Giúp cho phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải quan tâm đến hoạt động giáo dục làm quen văn học cho trẻ.
Giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động làm quen văn học. Lời nói, cử chỉ của giáo viên đúng chuẩn mực hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Để giúp trẻ tích cực hứng thú trong thực hiện nội dung làm quen văn học, tôi đã thực hiện một số giải pháp, biện pháp cụ thể:
* Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giúp trẻ hoạt động tích cực thông qua môn làm quen văn học
Trẻ mầm non được tiếp xúc với các tác phẩm văn học thông qua môn làm quen văn học, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác, qua hoạt động chiều. Vì thế, giáo viên cần tạo môi trường thân thiện gần gũi với trẻ, tạo không khí vui tươi giúp cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen văn học; giúp trẻ có được nhiều cảm xúc và rèn luyện những kĩ năng xã hội cho trẻ. Giáo viên luôn tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với những người thân. Khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô giáo và các bạn.
Trường lớp đảm an toàn, gần gũi với trẻ. Trang trí, sắp xếp lớp học các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, phù hợp với chủ đề giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Giáo viên luôn chú ý đến những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đối với trẻ, thân thiện, gần gũi với trẻ, chuẩn mực đạo đức đúng tác phong sư phạm để trẻ học tập.
Giáo viên chuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng trực quan mô phỏng lại các tác phẩm văn học như tranh vẽ, con rối, mô hình, hình ảnh... Sử dụng các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, đa dạng, phong phú, hấp dẫn, gần gũi với trẻ như tre, nứa, lá cây, hộp nhựa, sắt tây, vải vụn, muỗng gỗ, ly nhựa, lõi giấy vệ sinh, len, dây dù, vỏ cây, lá khô để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học sẽ tạo cho trẻ thêm phần hứng thú tham gia hoạt động, tích cực tương tác và phát triển các kỹ năng.
Ví dụ: Kể chuyện “Hai anh em”, giáo viên sử dụng cây tre cắt thành từng đoạn ngắn để làm thành các bộ phận con người, dùng dây dù để kết nối các đoạn tre, dùng len làm tóc, dùng màu nước sơn các đoạn để trang trí trang phục tạo thành con rối tre Dùng lá cây, ống hút, xốp tạo thành ngôi nhà, cây cối... trang trí xây dựng mô hình cho câu chuyện.
Làm đồ dùng phục vụ hoạt động kể chuyện “Cây tre trăm đốt” như: dùng vỏ hộp sữa su su cắt đôi thành các đốt tre và ghép lại thành cây tre, lá tre nhựa cắm vào ống mút và dán vào các đốt tre. Sau đó ghép các đốt tre vào với nhau thành cây tre. Dùng xốp cắt thành hình anh nông dân, ông bụt, lão nhà giàu, cô gái... rồi gắn vào xiên cắm vào mô hình. Dùng vải vụn may thành một số trang phục để cho trẻ tham gia đóng kịch như áo, khăn, quần, mũ...
Dùng các vật thật như hoa quả, lá cây... cho trẻ quan sát, sờ nắn, ngửi nếm... khi cho trẻ đọc thơ, kể chuyện. Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Rau ngót, rau đay”, giáo viên mang đến lớp bó rau ngót, rau đay cho các cháu trực tiếp quan sát, và mang theo bát canh rau ngót, rau đay nấu với cá tôm cho trẻ nếm thử, để các cháu có thể dễ dàng hình dung: Nấu canh ăn mát
Là nắm rau đay
Mát ruột mới hay
Là mớ rau ngót
Muốn có vị ngọt
Nấu với cá tôm...
Sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như đĩa hình, máy tính, ti vi... thiết kế bài giảng giáo án điện tử tùy vào từng nội dung bài học nhằm tạo sự mới lạ, phong phú trong sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Tuy nhiên cũng không được quá lạm dụng vào công nghệ thông tin trong soạn giảng, nhằm tránh sự nhàm chán.
Trong quá trình kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe thì ngôn ngữ, nét mặt, và cử chỉ, điệu bộ của giáo viên là loại hình “trực quan” sống động nhất, gần gũi nhất đối với trẻ. Khả năng rung cảm, sự hiểu biết tác phẩm của giáo viên sẽ được bộc lộ qua ngôn ngữ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ... và qua đó, giáo viên sẽ là người làm sống dậy các hình tượng trong tác phẩm, thu hút sự chú ý và giúp cho trẻ cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc nhất.
Xây dựng góc thư viện có nhiều thể loại sách để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất. Bố trí sắp xếp góc chơi thân thiện, gần gũi như dùng can nhựa cắt ra làm hộp đựng sách, cắt dán vải nỉ, xốp thành hình dáng con vật và trang trí lên hộp đựng sách. Ngoài ra cô có thể sưu tầm những mẫu truyện thiếu nhi có ngoài chương trình cho trẻ đọc và xem.
Ở góc học tập, giáo viên cho trẻ cùng bạn làm album tranh truyện. Cho trẻ chỉ vào các bức tranh và kể cho các bạn nghe hoặc cho trẻ sắp xếp những tranh rời và tự kể sáng tạo theo ý tưởng của mình.
Ở góc nghệ thuật, giáo viên cho trẻ chơi đóng kịch, làm mũ hình các con vật, nhân vật trong truyện, làm một số trang phục, đồ dùng đồ chơi, các nhân vật, con vật trong các câu chuyện từ các nguyên vật liệu như: ống chỉ, vải vụn, len, quả cầu lông, lõi giấy vệ sinh, xốp pitit... 
* Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động làm quen văn học thông qua giờ học văn học, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác.
* Tạo cho trẻ hứng thú, tích cực trong việc hướng dẫn làm quen văn học thông qua hoạt động có chủ đích.
Một giờ dạy môn văn học giáo viên xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động. Trước mỗi tiết dạy giáo viên phải xác định tác phẩm đó cung cấp kiến thức gì cho trẻ, cần chuẩn bị đồ dùng gì, dẫn dắt giới thiệu bài như thế nào để lôi cuốn hấp dẫn thu hút trẻ tham gia vào hoạt động. Để tạo cho trẻ sự tò mò, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động giáo viên dẫn dắt bằng cách tổ chức một trò chơi nhỏ, hoặc sử dụng bài hát, câu đố, tình huống... 
Ví dụ: Dạy kể chuyện “Cáo, thỏ và gà trống”, giáo viên tạo tình huống cho trẻ nghe tiếng khóc bằng cách sử dụng hiệu ứng trên powerpoint rồi cho trẻ đoán xem đó là tiếng khóc của ai, sau đó cho trẻ xem hình ảnh chú Thỏ đang ngồi khóc. Để biết được vì sao Thỏ lại khóc thì hôm nay cô và các con cùng đi tìm hiểu nội dung câu chuyện “Cáo, thỏ và gà trống” nhé! 
Giáo viên lựa chọn các tác phẩm văn học cho trẻ nghe trong một năm học phải khác nhau về nội dung, hình thức và thể loại. Cần tuyển chọn tác phẩm chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, có hình ảnh vừa sức (phù hợp) với trẻ em. Các tác phẩm nghe kể phải phong phú, không bó hẹp trong chương trình quy định. Giáo viên nên lựa chọn những tác phẩm văn học mới, trẻ chưa hề được nghe thì trẻ sẽ có sự hứng thú, tò mò và muốn khám phá. Với các bài thơ, câu chuyện quen thuộc thì trẻ có thể hòa nhập với bài ngay bằng cách đọc theo, làm điệu bộ theo, nhưng nó rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, mất tập trung. 
Trong chương trình giáo dục hiện nay trẻ được đọc thơ dưới nhiều hình thức: đọc luân phiên theo tổ, nhóm, đọc tiếp sức theo hướng tay chỉ của cô, đọc đối đáp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau, đọc to - nhỏ... Bên cạnh đó để thu hút được trẻ có hứng thú, tích cực giáo viên phải đọc thơ diễn cảm, đọc theo tranh minh họa, đọc theo mô hình. Khi cho trẻ đọc, giáo viên hướng trẻ đọc đúng, không ngọng, đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ. 
Ví dụ: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “Đàn gà con” của Phạm Hổ. 
Cô giáo chuẩn bị: Tranh vẽ gà mẹ đang ấp trứng, có những quả trứng đã nở, chú gà con thò đầu ra khỏi chỗ vỏ trứng bị vỡ.
Tranh đàn gà con lông vàng đứng xúm quanh gà mẹ.
Cô cho trẻ xem tranh, giới thiệu cho trẻ biết gà mẹ đang ấp trứng để trẻ hiểu từ “ấp ủ”. Cô đọc bài thơ với giọng điệu dịu dàng, tha thiết, thể hiện vẻ đẹp và tình yêu của gà mẹ đối với gà con. Để góp phần thành công trong việc dạy trẻ học thuộc thơ giáo viên cũng cần lựa chọn các tác phẩm ngắn, thể thơ 4 chữ, 5 chữ hoặc thơ lục bát phù hợp với chủ đề và lứa tuổi; những tác phẩm có nhạc tính, có hình tượng đẹp, có nội dung giáo dục tốt, rõ ràng, những tác phẩm đem đến cho trẻ niềm vui thẩm mĩ, niềm vui được sống lại những tình cảm mà tác phẩm gợi ra cho trẻ. Ngoài ra, thay vì cho trẻ đọc thơ cùng cô giáo, giáo viên có thể cho trẻ nghe và đọc thơ qua băng, đĩa, cần kết hợp cho trẻ làm động tác minh họa theo nội dung bài thơ. Từ đó, giúp trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động và giúp trẻ phát triển thêm về mặt thể chất.
Để kể một câu chuyện cho trẻ nghe được hấp dẫn, trước hết giáo viên phải cảm nhận được câu chuyện, hiểu nội dung truyện, nhớ được lời thoại. Dùng cử chỉ, điệu bộ, giọng điệu để đóng vai các nhân vật trong truyện thật hấp dẫn lôi cuốn trẻ chú ý lắng nghe. Khi câu chuyện đến đoạn cao trào, cô đặt ra tình huống gây hứng thú, khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ để đoán câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào. 
Ví dụ: Với truyện “Chú dê đen”, giáo viên tạo tình huống cho trẻ nhập vai các nhân vật: Dê đen, chó Sói để trẻ trả lời các câu hỏi đàm thoại của cô như: Chú Dê trắng đang ăn cỏ non thì ai đi tới?...
Khi tập cho trẻ kể lại chuyện để trẻ tích cực hứng thú thì cần cho trẻ kể chuyện theo đồ chơi, rối, mô hình hoặc kể chuyện theo tranh ảnh. 
Ví dụ cho trẻ kể chuyện về một đồ chơi: Búp Bê
Ngày xửa ngày xưa, có một em búp bê đi vào rừng hái bông hoa cho mẹ. Em mải hái bông hoa, trời tối rồi mà em không biết, Búp Bê bị lạc không về nhà được. Em sợ quá ngồi khóc hu hu... Bỗng nhiên có bà Tiên đến hỏi: Làm sao Búp Bê khóc? Búp Bê bảo búp bê sợ quá nên khóc. Bà tiên đưa em về nhà. Búp Bê cảm ơn bà Tiên rồi chạy về với mẹ. 
Cho trẻ kể chuyện theo tranh vẽ, giáo viên chọn những bức tranh đẹp, màu sắc hài hòa, tươi sáng và rõ ràng, nhằm gây ấn tượng, tác động trực tiếp vào óc thẩm mĩ và năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ. Trước khi cho trẻ kể chuyện theo tranh, cô cần giới thiệu để trẻ hiểu nội dung chung của bức tranh, nắm được sự tương quan giữa các nhân vật, các sự kiện trong tranh, tập cho trẻ nhớ tên nhân vật, tập cho trẻ diễn đạt theo đúng giọng nói nhân vật đó, sau đó cô mới hướng dẫn trẻ tập kể chuyện. Để lôi cuốn trẻ hứng thú lắng nghe cô đọc thơ, kể mẫu câu chuyện thì giáo viên cần sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm, cô đọc, kể trọn vẹn và đúng; đọc, kể hay, rõ lời, đúng với nhịp điệu của bài thơ, giọng điệu, cử chỉ của các nhân vật. Tạo không khí phấn khởi, vui tươi, hào hứng cho trẻ thì lớp học cần được trang trí một vài thứ khác với mọi ngày, có một vài đồ dùng, vật dụng, tranh ảnh phát họa nội dung tác phẩm văn học, trang phục đóng kịch, rối... phù hợp với tác phẩm. Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như loa, ti vi, máy tính
Ví dụ: Dạy kể chuyện “Ba cô gái”, giáo viên cho trẻ cùng với cô giáo và bạn cùng làm đồ chơi tự tạo như dùng lõi giấy, len, màu nước vẽ thêm mắt, mũi, gắn tóc, vẽ áo quần để tạo thành một số nhân vật sau đó lồng vào các ngón tay và cho trẻ đóng vai nhân vật đó.
Giáo viên giới thiệu nội dung bài thơ, câu chuyện bằng từ ngữ, hình ảnh gần gũi với trẻ để giúp trẻ hiểu rõ và ghi nhớ tốt hơn, hứng thú lắng nghe cô giới thiệu nội dung tác phẩm.
Ví dụ: dạy câu chuyện “Chú dê đen” cho trẻ xem clip về các con vật tương ứng với mỗi đoạn truyện, kết hợp với ngôn ngữ đối thoại và giọng điệu của nhân vật đó 
Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ, giáo viên cho trẻ nghe và đọc nhiều lần theo cô, đọc đúng nhịp điệu của bài thơ, và kết hợp thể hiện cử chỉ điệu bộ hoặc đọc theo tranh vẽ, theo mô hình... nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực đọc thơ cùng cô và bạn. Trong quá trình cho trẻ đọc thơ, giáo viên lắng nghe để phát hiện trẻ đọc sai, phát âm sai thì sau khi đọc hết bài, giáo viên động viên khuyến khích trẻ đọc lại, phát âm lại chỗ đó vài lần (giáo viên chú ý không chê bai khi trẻ đọc, phát âm sai), trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ đọc thơ diễn cảm và hay, làm cử chỉ điệu bộ sáng tạo và phù hợp nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn, tích cực hơn trong học tập. Sau khi được nghe kể chuyện và được cô dạy kể lại chuyện, những trẻ khá có thể kể lại những câu chuyện mà chúng đã được nghe một cách đầy đủ. Và trong khi kể đã có thể tự sáng tạo về từ ngữ, chi tiết và thể hiện sắc thái tình cảm thông qua đối thoại của các nhân vật, vì vậy giáo viên phải biết động viên khuyến khích trẻ sáng tạo và hướng dẫn tưởng tượng sáng tạo của trẻ đi đúng hướng.
Trong quá trình cho trẻ tìm hiểu nội dung tác phẩm, giáo viên đặt các câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ diễn đạt ý tưởng của mình. Các câu hỏi đi từ dễ đến khó theo hệ thống của bài. Không nên đưa ra những câu hỏi có sẵn câu trả lời nhưng cũng không nên hỏi những câu quá khó làm cho trẻ bế tắc dẫn đến mất hứng thú. Có cả những câu hỏi về giá trị nội dung và những câu hỏi về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ có thể hỏi trẻ: 
Cháu thấy nhân vật này như thế nào? 
Nếu cháu là nhân vật ấy, cháu có hành động như vậy không? Tại sao? Cháu sẽ làm như thế nào? ...
Hình ảnh con Chó sói được miêu tả như thế nào? ...
Khi trẻ trả lời câu hỏi, cô không gò bó trẻ trả lời rập khuôn mà khơi gợi để trẻ tự nói lên ý kiến của mình. Đối với những trẻ nhút nhát, thụ động, cô thường xuyên gọi trẻ phát biểu hoặc cho trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn để giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn. Trong quá trình trả lời câu hỏi của giáo viên nếu trẻ trả lời đúng thì cô giáo và cả lớp tuyên dương, nếu trả lời không đúng thì giáo viên gợi ý cho trẻ trả lời lại, không chê bai trẻ. Câu hỏi của giáo viên đưa ra phải sát với nội dung của tác phẩm, phù hợp với trẻ, không đặt câu hỏi khó quá đối với trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú ý hướng dẫn trẻ diễn đạt đủ câu, đủ ý, mạch lạc, rõ ràng. Đối với một số trẻ nói ngọng hoặc phát âm không chính xác, giáo viên trao đổi với phụ huynh rèn thêm cho trẻ khi ở nhà.
Do trẻ học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Giọng đọc, kể cần rõ ràng, biểu cảm phù hợp với đoạn thơ, lời đối thoại của nhân vật. Căn cứ vào nội dung của tác phẩm, giáo viên giáo dục trẻ phù hợp, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, con người, giúp trẻ được phát triển trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ.
Có nhiều cách tổ chức trò chơi để ôn lại nội dung tác phẩm văn học. Khi tổ chức chơi, giáo viên giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng và chơi mẫu cho trẻ xem trước. Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, cần khuyến khích, động viên các trẻ tham gia, cổ vũ, nâng cao dần yêu cầu chơi. Đặc biệt khi lựa chọn tác phẩm văn học cho trẻ chơi đóng kịch, không phải tác phẩm văn học nào cũng dễ dàng chuyển thể thành kịch bản để cho các cháu tham gia đóng kịch. Nên khi lựa chọn tác phẩm cho trẻ đóng kịch cần lựa chọn các tác phẩm có cốt truyện mạch lạc, các tình tiết hấp dẫn mang kịch tính, thu hút được sự chú ý của trẻ thơ. Những tác phẩm được lựa chọn phải chứa nhiều mâu thuẫn. Những mâu thuẫn, những xung đột của truyện phải được tập trung giải quyết. Không nên chọn những tác phẩm ít kịch tính, những mâu thuẫn xung đột rời rạc, không tập trung. Những tác phẩm lựa chọn phải có các tuyến nhân vật rõ ràng. Các tác phẩm được lựa chọn phải có hệ thống ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với trẻ thơ. Ví dụ các câu chuyện: Chú dê đen; Bác gấu đen và hai chú thỏ; Ai đáng khen nhiều hơn; Mèo đi câu cá...
* Tạo cho trẻ hứng thú, hoạt động tích cực thông qua môn làm quen văn học ở mọi lúc, mọi nơi.
Khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ không thể tự phát triển, vì vậy giáo viên cần cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc, mọi nơi như: Trong giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động chiều
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ, cô mở máy tính cho trẻ nghe đọc những bài thơ, kể những câu chuyện có trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non. Cho trẻ làm quen nội dung bài thơ, câu chuyện thông qua việc chơi tự do ở các góc...
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; lựa chọn các tác phẩm văn học nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với phong cảnh thiên nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc. Cho trẻ đọc thơ, kể chuyện những bài có nội dung theo chủ đề, qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của tác phẩm văn học đó. Khi trẻ cùng chơi trong hoạt động ngoài trời, giáo viên cho trẻ nghe kể chuyện “Đôi bạn tốt”, “Hoa mào gà”... qua đó giúp trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong khi chơi, chăm sóc vườn hoa, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh, biết vâng lời cô giáo, yêu trường mến lớp. Ngoài ra, giáo viên có thể cho trẻ tự kể chuyện sáng tạo qua các sự vật, hiện tượng thiên nhiên mà trẻ vừa được quan sát, hay cho trẻ vẽ lại nhân vật trẻ thích trong truyện đã học bằng phấn theo sáng tạo của trẻ, làm đồ chơi, các nhân vật bằng lá cây. Khi đi dạo chơi cho trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao dành cho trẻ mầm non. Cụ thể các bài đồng dao như: Tay đẹp, Con công hay múa, Rềnh rềnh ràng ràng, Vuốt hột nổ... 
Các bài ca dao như: “Anh em nào phải người xa
 Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
 Yêu nhau như thể tay chân
 Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” ...
Trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp cho trẻ nghe những câu chuyện giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, không những vậy việc cho trẻ nghe kể chuyện trước khi đi ngủ còn tạo cho trẻ những thói quen tốt, tạo sự gắn kết tình cảm giữa giáo viên và trẻ, giúp trẻ phát triển các kĩ năng: nghe - nói - đọc, giúp trẻ rèn luyện khả năng logic, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhận thức được các bài học bổ ích, giúp trẻ ngủ ngon.
Trong giờ hoạt động chiều, bên cạnh việc cho trẻ làm quen bài thơ, câu chuyện mới sẽ học, giáo viên có thể cho trẻ ôn lại bài thơ, câu chuyện đã học dưới hình thức tổ chức trò chơi, hình thức đóng kịch, cho trẻ đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, giáo viên động viên khuyến khích tất cả trẻ trong lớp cùng tham gia để trẻ có cơ hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và tích cực hoạt động.
Trong giờ chơi tự do và chờ bố mẹ đến đón về, giáo viên cho trẻ nghe những bài thơ, câu chuyện mà trẻ ưa thích, nội dung bài lành mạnh như: ca dao, đồng dao, hoặc nghe củng cố bài đã học, sắp học.
Trẻ được nghe đọc thơ, kể chuyện nhiều lần sẽ cảm nhận được giọng điệu của tác phẩm văn học, thích nghe đọc thơ, kể chuyện, muốn được đọc thơ, kể chuyện được như bạn, cô giáo
Như vậy, ở trường mầm non từ lúc trẻ đến trường cho đến khi bố mẹ đón về, môn làm quen văn học luôn luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí gần gũi, thân thiện, giúp trẻ phát triển toàn diện. Văn học là nghệ thuật ngôn từ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. 
* Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen văn học thông qua các giờ học khác.
Trong mọi hoạt động, văn học là một trong các nội dung bổ trợ nhằm gây hứng thú cho trẻ vào học nội dung mới, giáo viên có thể tích hợp với làm quen văn học theo từng bài học phù hợp với chủ đề. 
Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen âm nhạc. Đề tài: dạy hát “Ai thương con nhiều hơn”, giáo viên cho trẻ đọc thơ “Mẹ của em” khi trò chuyện dẫn dắt vào bài, hoặc khi chuyển hoạt động, khi tổ chức trò chơi qua đó giúp trẻ làm quen một số bài thơ mới hoặc củng cố những bài thơ đã học, không những giúp trẻ làm quen văn học mà còn làm cho trẻ hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán trong giờ học.
Giờ tổ chức hoạt động khám phá khoa học. Đề tài: “Trò chuyện về một số con vật sống trong rừng”. Giáo viên cho trẻ đọc đồng dao “Con vỏi con voi”
Mọi tiết học đều có thể tích hợp làm quen văn học, ngoài việc ôn lại các bài thơ, câu chuyện đã học, làm quen các bài thơ, câu chuyện mới, việc tích hợp môn văn học còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn, giúp trẻ thoải mái, ham thích học tập.
* Giúp trẻ tích cực hoạt động trong môn làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc.
Trong một giờ hoạt động chung, tất cả trẻ không thể đọc thuộc thơ, kể được đoạn truyện đã học vì lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Vì vậy, cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc như: góc thư viện, góc học tập, góc nghệ thuật... Ở góc thư viện giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng sách như thế nào để không bị hư hỏng sách, biết cách xem sách

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ĐÀO HPL.2017-2018 (1).doc