SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học

Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:

Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một góc “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, họa báo. Sau đó cô kể cho trẻ nghe về nội dung câu truyện như “Chú dê đen”, thơ “Bó hoa tặng cô” hướng dẫn trẻ tri giác các tranh truyện, thơ từ đó trẻ dần dần khắc sâu nôi dung câu truyện bài thơ dễ dàng hơn.

* Quá trình cho trẻ làm quen với văn học:

Dựa vào 2 hình thức chính đó là:

Trong tiết học và ngoài tiết học

-Trong tiết học:

+ Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật.

+ Tái tạo tác phẩm nghệ thuật.

+ Một phần của sự sáng tạo nghệ thuật trong ý nghĩa nhất định của nó. Giáo viên cần tổ chức sao cho khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ người giáo viên phải biết duy trì hoạt động của trẻ bằng cách: Dạy trẻ kỹ năng hoạt động với tác phẩm văn học trong tập thể bạn bè, lôi cuốn trẻ vào sinh hoạt tập thể một cách tự nhiên.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5420Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình cảm khi đọc.
- Nhà trường đã cố gắng sửa sang về cơ sở vật chất tuy nhiên một số phòng học vẫn còn chật và các phương tiện học tập còn hạn chế chưa đáp ứng được với điều kiện của chương trình mầm non mới hiện nay.
- Một số trẻ còn chưa được phụ huynh quan tâm về việc học, việc đưa trẻ đúng tuổi đến trường còn hạn chế vì địa bàn xung quanh trường còn nhiều người dân lao động vất vả điều kiện còn kém, phụ huynh đa số là những người lao động nương rẫy.
- Kết quả tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi trường trong lớp. Kết quả khảo sát đầu năm như sau:
STT
TIÊU CHÍ
CHƯA CÓ
THỈNH THOẢNG
THƯỜNG XUYÊN
1
2
3
- Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường trong lớp.
- Kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp.
- Hứng thú tham gia hoạt động.
7/27
8/27
6/27
10/27
9/27
11/27
10/27
10/27
10/27
Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều mới lạ.
2.2. Thành công – hạn chế:
* Thành công:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã thực hành thực tế tại lớp tôi và hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp là trẻ lớp tôi rất hứng thú và phấn khởi khi được học môn làm quen văn học. Trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ thuộc thơ nhanh, đọc diễn cảm tốt, trẻ nhớ được nội dung truyện. Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, trẻ biết lắng nghe, vận dụng và hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày, diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống, có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết, lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
* Hạn chế:
Khi vận dụng đề tài này thì phải trải qua thực nghiệm tại lớp và muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ dùng. Ví dụ như muốn tiến hành một tiết kể chuyện trong đó có đóng kịch nếu muốn thu hút trẻ thì phải làm mũ, rối, mô hìnhVới nhiều chủ đề khác nhau rất khó khăn cho việc cất giữ để sử dụng đồ dùng lâu dài vì lớp học chật chội chưa có thư viện, phòng kho
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Khi tiến hành các biện pháp nhằm giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học làm quen với văn học đã giúp trẻ có khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài thơ, câu chuyện và biết thể hiện nó bằng chính năng lực sư phạm của mình với giọng đọc thơ truyền cảm đầy sáng tạo, đã tạo ra những cảm xúc cho trẻ hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm thơ truyện mẫu giáo. Các cháu hứng thú khi đọc và nắm vững kiến thức hơn, cũng như nhớ nội dung bài lâu hơn, sâu hơn, qua đó cô giáo đã nhận được sự nhanh nhẹn thông minh của từng cá nhân trẻ và phát huy được thêm tính sáng tạo trẻ.
* Mặt yếu:
Chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt hầu như chưa có.
Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ. Khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ truyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp say mê, hào hứng. Lời thoại khi dẫn chuyện còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong việc dẫn truyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc – kém hấp dẫn khi tập cho trẻ kể truyện.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Không đủ dồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy kể chuyện hay đóng kịch.
Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học.
Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Ở tuổi mẫu giáo tư duy trẻ là tư duy trực quan hình tượng thường gắn với các đặc diểm: Gắn liền với yếu tố chủ quan, đầy màu sắc và xúc cảm, sự kiềm chế bản thân trẻ chưa cao, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. Đặc biệt trẻ giàu trí tưởng tượng thường dùng tưởng tượng để nhận thức.
Với những đặc điểm tâm lý đó đã tạo ra những tác động đến việc cảm thụ văn học của trẻ. Cùng với quá trình phát triển lời nói ở trẻ, ở lứa tuổi này trẻ đặc biệt thích những âm thanh và nhịp điệu của thơ ca.
Các tác phẩm văn học giúp trẻ xác lập một thái độ và những hành vi đúng đắn với những hiện tượng của đời sống. Trẻ nhỏ bao giờ cũng tin vào điều mà nghệ sĩ viết. Khi nghe câu chuyện, bài thơ trẻ nhỏ thường sống bằng cuộc sống của nhân vật các em tham gia vào tình tiết, đồng tình với cái thiện.
Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học các cô giáo có thể dạy trẻ về thể loại và những đặc trưng tiêu biểu nhất, có thể giới thiệu về một số biện pháp tu từ, dạy trẻ vận dụng những giá trị ngôn ngữ nghệ thuật vào ngôn ngữ của bản thân. Thực chất việc cảm thụ văn học ở trẻ bao giờ cũng là sự cảm thụ trong mối quan hệ thống nhất giữa hình thức và nội dung của tác phẩm.
3. Giải pháp, biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học một cách sâu sắc và chính xác. Không mang tính trừu tượng, khô khan. Giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần thông qua 5 mặt phát triển. Qua đó để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học.
Giúp trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động và gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm.
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
Từ xưa đến nay giáo viên thường chú ý đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách cứng nhắc và rập khuôn, chưa linh hoạt sáng tạo cũng như chưa phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của trẻ. Vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện nhiều. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tạo môi trường hoạt động tích cực cho trẻ mang lại hiệu quả rất cao. Những lợi ích đầu tiên đó sẽ tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực cho trẻ. Thu hút trẻ đến trường và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục. Phát triển khả năng hợp tác giữa trẻ với trẻ và với cô giáo. Việc tạo ra một môi trường học tập tốt, tạo cho các em sự gần gũi coi lớp học như gia đình của mình là trách nhiệm của mỗi cô giáo chúng ta, để trẻ thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân – tự tin – độc lập – sáng tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo.
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho từng chủ đề và tổ chức hội thi “ Bé yêu văn học”
Trước hết phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ. Trong kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều câu chuyện cổ tích, ca dao dành cho thiếu nhi nó đều mang nội dung tình cảm đạo đức những bài học bổ ích dành cho lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đưa vào chương trình để trẻ được tiếp cận, lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho trẻ.
Ví dụ:
Chủ đề gia đình (Tấm cám, Tích chu, đồng dao đi cầu đi quán)
Chủ đề động vật (Cáo thỏ và gà trống, Cóc kiện trời)
Các câu ca dao đã đi sâu vào tâm hồn trẻ từ những bài hát ru từ khi lọt lòng mẹ.
* Chủ điểm gia đình dạy trẻ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
- Tổ chức ngày hội “Bé yêu văn học” nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc, kể diễn cảm, khích lệ lòng yêu thích môn học, góp phần cũng cố và hoàn thiện các kỹ năng ở trẻ. Nó xác định kết quả giáo dục của cô và sự tập luyện của trẻ, tạo ra không khí thi đua giữa các lớp trong khối lá.
	+ Dự kiến thời gian tổ chức vào cuối tháng 12.
	+ Đối tượng: Học sinh khối lá
	+ Hình thức tổ chức: Đọc thơ diễn cảm, đóng kịch, rung chuông vàng
 Trong ngày hội, tất cả trẻ đều được tham gia trực tiếp vào hoạt động, thi đua một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Quá trình hoạt động tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẫm mĩ về “Những nghệ sĩ tí hon” khi biểu diễn.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp mắt:
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút được chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh họa làm đồ dùng chính cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Xong với hình thức đổi mới hiện nay, việc sử dụng tranh minh họa ít gây được sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy tôi đã sử dụng mô hình.
Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy. Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”; câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập, hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Để rồi từ chổ trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.
* Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một góc “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, họa báo. Sau đó cô kể cho trẻ nghe về nội dung câu truyện như “Chú dê đen”, thơ “Bó hoa tặng cô” hướng dẫn trẻ tri giác các tranh truyện, thơ từ đó trẻ dần dần khắc sâu nôi dung câu truyện bài thơ dễ dàng hơn.
* Quá trình cho trẻ làm quen với văn học:
Dựa vào 2 hình thức chính đó là:
Trong tiết học và ngoài tiết học
-Trong tiết học:
+ Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật.
+ Tái tạo tác phẩm nghệ thuật.
+ Một phần của sự sáng tạo nghệ thuật trong ý nghĩa nhất định của nó. Giáo viên cần tổ chức sao cho khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ người giáo viên phải biết duy trì hoạt động của trẻ bằng cách: Dạy trẻ kỹ năng hoạt động với tác phẩm văn học trong tập thể bạn bè, lôi cuốn trẻ vào sinh hoạt tập thể một cách tự nhiên.
Tập cho trẻ tập trung nghe tác phẩm. Thường xuyên tạo tình huống tạo ra sự truyền cảm tốt nhất trong giọng đọc kể sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quanHướng sự chú ý của trẻ vào tư tưởng cảm xúc của tác giả trong tác phẩm giúp trẻ đồng cảm với tác giả, giáo viên cố gắng biểu lộ thái độ của mình đối với nhân vật để trẻ nhận ra được điều đúng đắn điều tác giả muốn nói, cần thiết lập mối quan hệ giao cảm chặt chẽ để tạo ra những phản ứng đáp lại từ trẻ. Để rồi từ chỗ trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính logic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt gò bó.
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví dụ như trong một tiết kể chuyện: “Chú dê đen” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “Tạo dáng con vật” và đố trẻ là con vật gì. Cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ nghe, sau đó cô kết hợp cho trẻ tri giác bằng tranh, con rối, từ đó trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện – ác, đâu là tốt – xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu thương, giúp đỡ như trẻ yêu “Chú dê đen” dũng cảm, nhanh trí, ghét con sói hung ác. Hay qua câu chuyện “Cậu bé mũi dài” vào đầu tiết học cho trẻ chơi trò “Mũi, cằm, tai” hỏi trẻ các bộ phận trên cơ thể. Sau đó kể chuyện cho trẻ nghe thông qua nhiều hình thức như qua tranh minh họa, qua rối, qua đóng kịch Từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ vì mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều rất cần thiếtQua tác phẩm văn học dạy trẻ làm những công việc nhỏ mà có lễ giáo như lấy tăm, bưng nước mời ông bà, giúp bà khi đi học về thấy có bà già đi qua đường, giúp cô lau bàn, ghế
Với tiết dạy thơ: “Hoa mào gà” đầu tiên cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”. Bác nông dân vừa trồng vườn hoa rất đẹp mời lớp mình đến thăm quan, nào chúng mình cùng đi. Các cháu vừa đi vừa làm bác nông dân cuốc đất. Các cháu thấy vườn hoa như thế nào? Khi cho trẻ thăm quan vườn hoa giúp trẻ nhận biết được các loại hoa, cách chăm sóc hoa, ích lợi của hoa. Trẻ vừa được thăm quan vừa được nghe cô đọc thơ làm cho trẻ thích thú.
Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ khi cô đọc lại để cho trẻ đọc nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc gần giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ bạn. Khi đọc một bài thơ hay kể chuyện một câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ cô phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ chuyện, xác định nhịp đọc, xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Bên cạnh đó tôi phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng điệu ngữ của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến câu chuyện thì mới thu hút được sự chú ý trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình. Mặt khác, cần phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (So sánh, cách nhân hóa) biết được bài thơ nhắn gửi điều gì?
Để hỗ trợ trẻ vào vai, tôi xem lại tranh minh họa. Tôi làm mẫu cho trẻ bắt chước hoặc trẻ khá lên thể hiện cho trẻ yếu quan sát. Tôi động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình và khích lệ những cố gắng của trẻ. Tôi dạy trẻ phối hợp trong vỡ diễn, sắp xếp đội hình, chuyển cảnh Để vở kịch được tiếp nối liền mạch. Tôi cho trẻ luyện tập trong các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để củng cố và làm cho trẻ say mê thêm cách diễn.
Chú ý từng cá nhân phải đươc đọc thì giọng đọc cần thiết của trẻ qua đọc sẽ được rèn luyện kiểm tra cụ thể. Việc dạy bất cứ một loại hình nghệ thuật nào đó trong đó có việc đọc diễn cảm cũng đòi hỏi tôi phải thường xuyên chú ý đến việc học tập của từng cá nhân. Mặc dù các em trong lớp đều học nhưng chỉ khi từng cá nhân đọc toàn bộ tác phẩm hay một đoạn thì giọng nói, phong cách cần thiết của một người đọc diễn cảm mới được rèn luyện và mới được kiểm tra một cách thật sự. Nếu nắm vững đặc điểm cá nhân của các em, biết được trình độ đọc diễn của các em thì dựa vào chất lượng đọc của các em mà xác định được mức độ hiểu biết của các em về tác phẩm đó. Sự thể hiện giọng điệu, ngữ điệu, dấu ngắt câu điệu bộ và cử chỉ của mỗi em có thể cho chúng ta đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của em về tác phẩm đó hơn là những câu trả lời.
Cần phát triển hứng thú, năng lực của mỗi cá nhân và đọc cá nhân là một hình thức của giờ học đọc, trong đó có tính đến đặc điểm khả năng của từng em. Việc đọc của từng cá nhân đặc biệt quan trọng, nhờ đó tôi có thể tác động đến từng cá nhânSau đó tôi đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm.
Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và cho trẻ nhận xét, đánh giá (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, điệu bộ). Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét bạn đọc, chính là lúc củng cố việc đọc của mình. Tôi khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn: “cháu thấy bạn đọc bài thơ đã hay chưa? Vì sao? Cháu có thể đọc hay hơn bạn được không, cháu đọc cho cả lớp cùng nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, lại sáng tạo nữa” (Tôi thể hiện lại, nhấn vào biểu cảm, chỉ ra sự sáng tạo trong việc thể hiện nghệ thuật của trẻ).
Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn hoc, giúp tôi hiểu rõ và truyền cảm tác phẩm văn học đến trẻ có hiệu quả hơn. Hoặc cuối tiết học có bài thơ nào đã phổ nhạc tôi sẽ hát cho trẻ nghe còn nếu chưa phổ nhạc tôi sẽ ngâm thơ cho trẻ nghe để trẻ dễ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài thơ đó.
+ Ngoài tiết học:
Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp phân tích kỹ nội dung tư tưởng của tác phẩm, tính cách nhân vật, xác định đúng các nhiệm vụ giáo dục, tìm tòi các hình thức tổ chức hoạt động thích hợp. Ví dụ: Truyện “Cáo, thỏ và gà trống” tập cho trẻ thể hiện lời thoại theo vai Việc cho trẻ làm quen văn học có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi khi đi dạo, khi thăm quan Chẳng hạn như:
Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát hoa hồng lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Cây hồng”. Vào mùa hè cho trẻ quan sát bầu trời. Cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “ông mặt trời”, “Nắng mùa hè”
Giờ hoạt động vui chơi tôi sẽ cho một số trẻ về góc xem tranh truyện, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình ảnh
Trong lúc chờ bàn ăn tôi có thể cho trẻ ôn lại hoặc làm quen một số bài thơ đã học, tôi sưu tầm một số bài thơ ngoài chương trình đưa vào cho trẻ đọc nhằm giáo dục về ăn uống để lồng vào cho trẻ.
Như vậy, bằng cách tổ chức hoạt động một cách linh hoạt khéo léo tôi đã giúp cho trẻ sống trong môi trường văn học.
* Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen văn học thông qua môn học khác:
Ví dụ: Môn MTXQ: Tìm hiểu về “Một số loại rau” tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Họ nhà rau”, “Cây cải nhỏ”, “Bắp cải xanh”
Tìm hiểu một số con vật sống trong gia đình có hai chân, hai cánh, có mỏ, lồng vào cho trẻ bài thơ “Con gà”, “Gà nở”
Nhân dịp 8/3 tôi cho trẻ đọc một số bài thơ, câu chuyện có ý nghĩa về bà, mẹ, cô giáo, chị như bài thơ “Quà 8/3”, “Cô và mẹ”
Ví dụ: Môn thể dục: Khi chơi trò chơi tôi cho trẻ đọc các bài thơ đồng dao hoặc ca dao sao cho nhịp điệu nhanh, dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác của bài thể dục. Như vậy, việc cho trẻ làm quen với văn học thông qua các môn học khác giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn.
* Biện pháp 5: Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
- Trong giờ đón và trả trẻ: Dán các bài thơ, câu chuyện dự định kể vào ngày mai ở góc tuyên truyền để phụ huynh theo dõi và cho trẻ làm quen dần khi ở nhà. Trao đổi với phụ huynh về bài thơ, câu chuyện trẻ vừa được học để phụ huynh về nhà đọc thơ hay kể lại chuyện cho trẻ nghe.
- Hoạt động ngoài trời: Khi trẻ ra sân cô tranh thủ cho trẻ tự kể chuyện sáng tạo qua hình vẽ ở các mảng tường của trường. Ngoài ra cô có thể cho trẻ vẽ lại nhân vật trẻ thích trong truyện đã học bằng phấn theo sáng tạo của trẻ.
- Hoạt động góc: + Ở góc học tập: Trẻ cùng chơi với cô bằng cách gắn tranh rời hoặc trẻ có thể chỉ vào các tranh gắn trên tường và kể cho bạn nghe hoặc cho trẻ sắp xếp những tranh rời và tự kể sáng tạo.
+ Ở góc thư viện cô chuẩn bị các loại truyện tranh với nội dung và hình thức phong phú theo chủ đề cho trẻ xem. Ngoài ra, cô có thể sưu tầm một số truyện tranh mới cho trẻ xem.
+ Ở góc nghệ thuật: Cô cùng trẻ làm mũ, làm rối, làm các đồ chơi, nhân vật, con vật trong câu chuyện hoặc một số trang phục bằng các nguyên vật liêu đơn giản để đóng kịch, cô hướng dẫn cho trẻ làm các quyển truyện tranh theo chủ điểm, cắt những nhân vật trong họa báo thành tranh cho trẻ kể chuyện sáng tạo hoặc cho trẻ vẽ, tô

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Vũ Thị Lợi 2016 (1).doc