2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi
- Trường nơi tôi công tác là trường Tiểu học Lê Lợi được đóng tại địa bàn thị
trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Trường đã được công nhận là
trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2017 nên được chính quyền sở tại quan
tâm và chú trọng phát triển cơ sở vật chất. Tin học là một môn học tự chọn nhưng
ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, có
một phòng máy tính để thực hành, có đủ máy để 2em / một máy tính để có thể thực
hành; có một màn hình tivi lớn để chiếu.
- Giáo viên: trường có giáo viên chuyên, được đào tạo bài bản về Tin học đáp
ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học môn Tin học trong bậc tiểu học
- Học sinh: vì là môn học trực quan sinh động, môn học khám phá nhiều lĩnh
vực nên học sinh rất hào hứng, nhất là trong các tiết thực hành.
bản về Tin học đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học môn Tin học trong bậc tiểu học - Học sinh: vì là môn học trực quan sinh động, môn học khám phá nhiều lĩnh vực nên học sinh rất hào hứng, nhất là trong các tiết thực hành. b. Khó khăn * Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học Để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy môn Tin học, tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến 65 học sinh lớp 3, về sự hứng thú khi học với các phương pháp truyền thống, giáo viên giảng dạy, giải thích làm mẫu, sau đó yêu cầu học sinh thực hành các bài tập, kết quả được tổng hợp bên dưới: Bảng 2.1. Tổng hợp đánh giá của các em về hứng thú trong học môn Tin học 6 STT Nội dung Có Không SL % SL % 1 Em có thích học Tin học không? 25 41.7% 40 58.3% 2 Em có hào hứng trong giờ học Tin học không? 27 41.5% 38 58.5% 3 Em có vui vẻ chờ đón giờ thực hành Tin học không? 30 46.1% 35 53.9% Qua bảng 2.1 thu được kết quả như sau: - Về hứng thú sự thích học Tin học trả lời 41.7% có, 58.3 % không; - Về hào hứng trong giờ học Tin học trả lời 41.5% có, 58.5% không; - Về chờ đón giờ thực hành Tin học trả lời 46.1% có, 53.9% không. Và thử thực hiện khảo sát các nội dung khác các em điều chọn không chiếm tỷ lệ trên 50%. Như vậy, thể hiện giáo viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thì mức độ hứng thú không cao. Vì vậy, rất cần áp dụng biện pháp để gây hứng thú cho các em học sinh học môn Tin học. * Những khó khăn học sinh học môn Tin học + Thứ nhất: về giao diện của các phần mềm thực hành đều là Tiếng Anh nên rất khó cho học sinh có thể hiểu, tiếp xúc và sử dụng vì thế cũng có nhiều bất cập trong việc thao tác với phần mềm; + Thứ hai: Đa số các em chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu; do đó sự tìm tòi khám phá máy tính còn hạn chế, dẫn đến việc học tập còn chậm chạp; + Thứ ba: Số các em có máy tính ở nhà, phụ huynh lại không kiểm soát được con em mình khi sử dụng máy tính do vậy đây cũng là một nguyên nhân các em chưa linh hoạt khi sử dụng máy tính; + Thứ tư: Còn những em không có máy tính ở nhà. Nên việc sử dụng các phần mềm còn gặp nhiều hạn chế như: gõ phím chậm, cầm chuột chưa đúng cách, khởi động và tắt máy tính theo bản năng, chưa khai thác hết các tác dụng của phần mềm; 7 + Thứ năm: Một số em còn xem nhẹ môn Tin học, các em còn nhỏ hay mê chơi nên chưa chú ý vào bài học. Vì môn tin học là môn mới được đưa vào chương trình học lớp 3 nên luôn tồn tại những ưu khuyết điểm khác nhau. Do đó tôi luôn tự học hỏi, rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em hứng thú và hiệu quả khi sử dụng máy tính. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh lớp 3 học và thực hành các phần mềm một cách hiệu quả, thành thạo các thao tác sử dụng máy tính. Giúp các em hứng thú, vui vẻ khi đến tiết học. Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành. Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó giúp học sinh tò mò khám phá thể giới xung quanh, say mê hứng thú và yêu thích môn học. b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp Trong những năm gần đây, tin học được đưa vào các bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Khi mới làm quen với máy tính, học sinh tỏ ra rất hào hứng vì đây là môn học trực quan sinh động, hiện đại và mang tính thực tế cao. Tuy nhiên sau một thời gian, khi kiến thức mới trở nên khó hơn thì học sinh lại có thái độ thờ ơ, lơ là trong việc học cũng như vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Học sinh không hứng thú với môn học là do học sinh lười học, lười suy nghĩ, một phần là do giáo viên chưa có phương pháp dạy phù hợp, chưa quan tâm tới suy nghĩ, thái độ của học sinh dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu chung của xã hội hiện nay. Để tạo cho học sinh niềm hứng khởi khi được học môn Tin học tôi đưa ra một số giải pháp sau: *Giải pháp 1: Biện pháp giáo dục ý thức học sinh Mục tiêu của biện pháp này là giáo dục ý thức cho học sinh, tạo cho học sinh sự nghiêm túc khi tham gia học tập để đạt được kết quả cao. Đối với các em học sinh lớp 3, lần đầu tiên được học môn Tin học, và lần đầu được tiếp xúc với máy tính trên trường. Để có thể đạt được kết quả cao trong tiết học đầu tiên cũng như tiền đề cho các tiết học về sau, tôi đã giáo dục ý thức học tập cho các em, tạo ra sự nghiêm túc cũng không kém phần hứng thú khi bước vào tiết 8 dạy, đạt hiệu quả cao trong học tập. Đầu năm học, tôi quy định rõ khi học sinh tham gia học môn Tin học cần có ý thức nghiêm túc, trong giờ các con không tham các hoạt động nào, hoặc những việc làm không theo yêu cầu của giáo viên. Ví dụ: Khi học sinh vào phòng Tin học. Tôi đưa ra những yêu cầu về nội quy phòng Tin học như sau: + Học sinh ngồi theo sự sắp xếp của giáo viên, học tập theo hướng dẫn của giáo viên; + Không xả rác, ăn kẹo hoặc uống nước trong phòng Tin học; + Thực hành khởi động máy tính khi có yêu cầu; + Trước khi ra về, tắt máy tính đúng hướng dẫn, để ghế ngồi của mình gọn gàng, cũng như bàn phím và chuột phải ngăn nắp. Tất cả những nội quy này giúp các em có được ý thức nghiêm túc trong giờ học, bảo vệ tài sản chung. Tôi luôn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhắc nhở, giúp các em tiến bộ. Trong giờ dạy tôi liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế đề học sinh thấy được các ứng dụng của CNTT và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Trong bài học “Máy tính và đời sống” học sinh biết được những lợi ích mà máy tính mang lại khi thực hiện công việc ở các cơ quan, bệnh viện, trường học, cửa hàng, siêu thị,Máy tính có thể nhanh chóng thực hiện chính xác các công việc như tính tiền, in ấn văn bản, tính toán tiền lương, rút tiền tự động ở cây ATM trong ngân hàng, mượn sách thư viện, tổng kết điểm giữa kì, cuối kì ở trường học. Khi đó tôi liên hệ lại? Nếu không có máy tính thì những công việc đó con người chúng ta có thể xử lý được không? Tôi khẳng định với học sinh là hoàn toàn được nhưng sẽ rất mất thời gian và độ chính xác không cao. Chính vì những ứng dụng này giúp học sinh hiểu hơn về CNTT trong đời sống. Và khi học sinh biết được những thiết bị có bộ xử lý giống như máy tính trong gia đình, ngoài đường phố, ở cơ quan như điện thoại di động, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy điều hòa, đèn điều khiển giao thông, máy quét, để các em thấy được sự cần thiết của các thiết bị đó như thế nào trong cuộc sống hiện đại. *Giải pháp 2: Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếp xúc với bộ môn là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Một số giáo viên luôn đòi hỏi cao quá 9 so với năng lực vốn có của các em mà không tìm hiểu xem liệu các em có thể đáp ứng được những yêu cầu đó không. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp xúc với các em tôi đã tạo cho các em tâm lí thoải mái, vui vẻ, thân thiện trong các hoạt động dạy và học. Làm sao để có thể cho học sinh thấy được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ví dụ: Trước khi bắt đầu giờ dạy, tôi luôn cho học sinh khởi động bằng nhiều trò chơi khác nhau, hoặc có thể bật màn hình chiếu để có em có thể nhảy theo các vũ điệu hiện đại như bài Ghen cô vy, Baby shark, các em vừa được khởi động vừa được khắc sâu việc rửa tay phòng ngừa dịch bệnh covid – 19. Hình ảnh các em học sinh khởi động trước tiết học Trong các tiết học, tôi tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng, thân thiện, giúp lớp học trở nên thoải mái, làm giảm khoảng cách giữa cô và trò. + Giúp học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô, tự tin thể hiện bản thân trước lớp. + Giáo viên khơi dậy tình cảm bạn bè giữa các nhóm bằng cách tạo ra các nhiệm vụ nhóm, xây dựng cây tình bạn. + Khuyến khích các em tham gia hoạt động, nhận xét các bạn của mình theo hướng động viên tránh chê bai, dè bỉu khi các bạn thực hiện chưa tốt. Trong quá trình dạy, giáo viên phải có thái độ nhẹ nhàng khi học sinh mắc khuyết điểm, xử lý tốt các tình huống sư phạm xảy ra bất ngờ. Bên cạnh đó, tôi cũng kịp thời động viên đúng lúc, đúng chỗ đối với từng học sinh và có những biện pháp cụ thể để hạn chế những học sinh chưa hoặc không làm bài tập. 10 Giáo viên khi đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng, khách quan, công khai kết quả trong các giờ kiểm tra và nhận xét bài làm của các em. Không nên đánh giá quá thấp sẽ gây ra tình trạng chán nản ở các em. Giáo viên phải có kiến thức vững vàng để giải đáp thắc mắc một cách thuyết phục, khuyến khích các em mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu bài. Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực xây dựng bài, động viên kịp thời những học sinh tiến bộ, cung cấp các phương pháp học tập đúng đắn, tạo cơ hội để mọi học sinh trong lớp đều tham gia phát biểu trong giờ học. + Xếp vị trí học sinh giỏi ngồi cùng máy tính với học sinh yếu để các em có thể giúp đỡ bạn khi cần. + Yêu cầu học sinh giỏi chỉ giúp bạn chứ không làm bài thay bạn. + Với những em học sinh ngoan, giỏi tôi động viên các em thực hành thêm những phần mềm khác sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình như: trò chơi tidy up, blocks, dots , *Giải pháp 3: Có kế hoạch bài dạy, thiết kế bài dạy phù hợp - Sử dụng bài giảng điện tử Giáo viên phải có nội dung dạy học cụ thể, rõ ràng. Ý tưởng xây dựng bài phải phong phú, đa dạng giúp học sinh phấn khích, hứng thú khi tham gia vào tiết học và tiếp thu một cách tốt nhất. Do đặc thù của môn Tin học là lĩnh vực đòi hỏi sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nên cả ngay với những bài đơn giản tôi cũng phải chuẩn bị thật chu đáo. Ngay trong hè, trước khi bắt đầu vào năm học tôi đã cài đặt tất cả các phần mềm học tập cho học sinh vào máy tính để tránh mất thời gian trong tiết học. Tôi cũng sử dụng các phần mềm này nhiều lần để có thể nhận biết được các lỗi mà học sinh dễ gặp trong lúc thực hành. Tôi luôn định hướng sử dụng các phương pháp dạy học: + Học tập trong hoạt động và dạy học sinh thói quen học tập tích cực, tự giác. + Học lý thuyết phải gắn liền với thực hành. + Giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống. Thời gian gần đây, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được hưởng ứng rất mạnh, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới cách dạy và học đang 11 được hưởng ứng rất tích cực. Đây là phương tiện hiệu quả nhất để truyền đạt kiến thức một cách nhanh nhất nhằm nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường. Muốn đổi mới dạy và ứng dụng CNTT trong nhà trường, trước hết tôi thấy người giáo viên cần phải tự đổi mới bản thân, đổi mới cách dạy học, cần phải có năng lực sử dụng CNTT, xây dựng các phương án để kiểm tra kiến thức của học sinh. Người dạy cần có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm thực hiện tốt các ý tưởng sư phạm. Đồng thời, nhà trường cũng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để việc ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên được thực hiện một cách tốt nhất. Hơn nữa để soạn một bài giáo án điện từ, tôi thấy giáo viên phải mất rất nhiều công sức, thời gian. Do đó yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng CNTT vào dạy học vẫn là bản thân người giáo viên đó có quyết tâm thực hiện hay không? Nếu có quyết tâm thì trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng làm được. Trước mỗi bài dạy, tôi chuẩn bị soạn giảng chu đáo bằng việc sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft Power Point. Đây là phần mềm sử dụng để thiết kế và trình bày bài giảng trên các slide. Mỗi slide có thể chứa nhiều dạng thông tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, tranh vẽ có thể chuyển động được. Nhờ vậy mà bài giảng của tôi rất phong phú và sinh động. Tuy nhiên để có thể có được một bài giảng chất lượng, vừa thể hiện được nội dung, vừa đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, các slide trình chiếu cần được thiết kế cẩn thận và phù hợp với bài học và ý tưởng sư phạm. Tôi mạnh dạn đưa ra các bước trình tự để có được một bài giảng vừa ý: Bước 1: Chuẩn bị nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide theo trình tự của bài giảng. Bước 2: Phân chia nội dung và thông tin cần trình bày trong mỗi slide. Bước 3: Chuẩn bị các minh họa cho nội dung như: hình ảnh, video, hoạt hình, các mô hình, âm thanh, bằng các công cụ phần mềm khác Bước 4: Sử dụng phần mềm trình chiếu Power point để tích hợp các nội dung trên vào các slide Bước 5: Quy định cách hiển thị thông tin trong mỗi slide Bước 6: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide, cách hiệu ứng cho mỗi đối tượng. Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng sẽ gây ra sự rối rắm trong bài giảng làm phân tán sự tập trung của các em học sinh. Bước 7: Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng. 12 Tôi luôn xác định những nội dung trong các slide chỉ là dàn ý, trong quá trình dạy tôi vẫn sử dụng kết hợp với bảng lớn, các PPDH một cách tích cực để tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình dạy học. Trong sách giáo khoa có những thuật ngữ khiến học sinh khó hiểu, tôi phải đọc mẫu, giới thiệu cách độc và hướng dẫn cho học sinh đọc theo. Ví dụ: Mario – đọc là Ma-ri-ô; Blocks – đọc là bờ-lóc; Dots - đọc là đót Ngay từ bài học đầu tiên, tôi chỉ cho học sinh nhận biết được các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát trược tiếp ngay trong giờ lý thuyết Ví dụ: bài Chuột máy tính Khi giới thiệu con chuột, tôi giới thiệu những con chuột thường dùng và phổ biến hiện nay: chuột có dây, chuột không dây, . Tôi sẽ mô tả con chuột máy tính, dù mẫu mã hay kích thước, màu sắc khác nhau như thế nào thì chuột máy tính vẫn có cấu tạo giống nhau: trên thân con chuột có những nút nào, quan sát các nút đó. Tay và ngón tay đặt như thế nào để có thể sử dụng dễ dàng. Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác hướng dẫn của cô giáo. 13 Tôi luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không xem nhẹ giờ dạy lý thuyết. Lý thuyết có nắm chắc thì thực hành mới tốt được. Cũng như khi thực hành được, sẽ khắc sâu lý thuyết hơn. Hình ảnh học sinh lớp 3A thực hành cầm chuột máy tính Ví dụ: Khi học bài vẽ đường thẳng. Học lý thuyết học sinh mới chỉ biết cách chọn vào công cụ vẽ đường thẳng trong phần mềm Paint. Nhưng đến khi thực 14 hành nếu chỉ sử dụng công cụ đường thẳng mà không có phím Shift thì sẽ không vẽ được đường thẳng Khi dạy thực hành, tôi có giao bài tập cho học sinh cụ thể, rõ ràng kết hợp với kiến thức ở bài học trước. Hướng dẫn theo từ nhóm trước, học sinh quan sát và làm bài tập. Tôi luôn chuẩn bị sẵn thêm bài tập đối với học sinh giỏi. *Giải pháp 4: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học, thực hành Có thể nói rằng phương tiện dạy học góp phần quan trọng và quyết định đến hiệu quả của tiết học. Nếu như không có phương tiện dạy học phù hợp thì giáo viên cần phải làm việc rất nhiều nhưng học sinh lại thu được kiến thức rất ít. Đặc biệt với môn Tin học nếu như không có phương tiện dạy học thì tiết học lại càng trờ nên nhàm chán. Nếu như đối với bài “Làm quen với máy tính” giáo viên kết hợp màn hình chiếu, giới thiệu cho các em các loại máy tính hiện nay như máy tính ban, máy tính xách tay, máy tính bảng, sẽ giúp các em hình thành rõ hơn về các loại máy tính, cũng như sự phong phú về hình dạng của các máy tính khác nhau. Giáo viên chỉ dạy lý thuyết mà không chú trọng đến thực hành thì sẽ không khắc sâu được kiến thức đồng thời học sinh không biết được sự hấp dẫn của CNTT. Phòng Tin học trường tôi được nhà trường cấp một chiếc tivi lớn. Mỗi khi dạy tôi đều sử dụng phương tiện này để có thể cho các em quan sát rõ ràng những kiến thức, những hình ảnh tôi cần chiếu đến các em. Đối với các em ít được tiếp xúc máy tính thì các em rất háo hức khi đến tiết thực hành. Để giờ học thực hành đạt hiểu quả thì cần có sự chuẩn bị thật tốt. + Về giáo viên: cần phải chuẩn bị kĩ tiến trình bài thực hành, lựa chọn nội dung phù hợp với từng lớp. Giáo viên cần chuẩn bị thêm nội dung nếu có những em thực hành xong nhiệm vụ rồi mà vẫn còn thời gian. Thực hành nội dung trong sách giáo khoa đến nội dung ngoài mà giáo viên cho thêm. + Về phía học sinh: các em cần phải đọc bài trước khi đến lớp, phải mang đầy đủ sách vở cần thiết tránh việc không nắm bắt được nội dung học, như vậy sẽ không chủ động trong việc nắm bắt kiến thức. Trong tiết thực hành, giáo viên có thể sử dụng màn hình chiếu hướng dẫn trước một số công việc để học sinh quan sát sau đó cho các em tự thực hành. Giáo viên cần phải quan sát thường xuyên trong phòng máy, bởi vì có thể có một số em tranh thủ chơi trò chơi hoặc thực hành không đúng yêu cầu của giáo viên đưa ra. 15 Giáo viên phải có hệ thống các bài tập thực hành, từ bài tập đơn giản đến phức tạp giúp học sinh hiểu sâu hơn, tiếp thu bài nhanh chóng hiệu quả. Tôi giao bài tập thực hành cho học sinh theo năng lực từ mức thấp đến mức cao, từ những bài đơn giản trong sách giáo khoa đến những bài phức tạp đến từ yêu cầu của giáo viên. Ví dụ: Với bài “Bàn Phím máy tính”, tôi giúp học sinh đạt được những kiến thức: + Biết: đọc tên được 5 hàng phím chính, vị trí của các phím. Nhận diện được các loại bàn phím khác nhau. + Hiểu: Hiểu được cơ chế truyền tín hiệu từ bàn phím đến màn hình. + Vận dụng: có thể đặt tay theo đúng vị trí trên bàn phím, từ hàng phím cơ sở đến các hàng phím trên, hàng phím số, hàng phím dưới, hàng phím cách. Học sinh thực hành đặt tay trên bàn phím khi sử dụng phần mềm Mario 16 Khi giao bài thực hành, tôi không giao những bài tập quá dài. Các bài tập cần ngắn gọn, dễ hiểu và dần dần từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra tôi cũng kết hợp với những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng hiểu hiết một cách có hệ thống. Ví dụ: Ở tiết thực hành bài “Bước đầu soạn thảo”. Tôi cho học sinh gõ lại những phím đơn trước để học sinh nắm lại các vị trí của phím như: A s d f g h j k l Q w e r t y u I o p Z x c v b n m Sau đó sẽ gõ những từ ghép không dấu như: phong lan chim non hoa sen ban mai rung rinh trong veo bao la long lanh Khi học sinh đã thành thạo, tôi cho luyện gõ không dấu bằng một đoạn thơ: Vui sao khi chom vao he Xon xao tieng se tieng ve bao mua Ron rang la mot con mua Tren dong bong lua cung vua uon cau Ví dụ: Trong bài thực hành “Vẽ đường cong”. Đầu tiên tôi cho học sinh vẽ những con cá, tiếp đến hướng dẫn các em vẽ những con sóng khác nhau. Sau cùng những em nào vẽ tốt, tôi sẽ nâng cao yêu cầu lên là vẽ con thuyền và tô màu theo ý tưởng để hoàn thiện bức tranh “thuyền và biển” 17 Ngoài sử dụng công cụ vẽ đường cong để vẽ con cá, các em còn phải kết hợp với vẽ đường thẳng tạo thành chiếc thuyền kết hợp với tô màu phù hợp các em sẽ có được bức tranh tuyệt vời. Tự do được tô màu theo ý muốn sẽ càng cảm thấy phấn khích, sáng tạo bức tranh theo ý tưởng của các em. Nói chung, ở từng bài cụ thể thì tôi sẽ áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt khác nhau. Giải pháp 5: Tích cực hóa hoạt động nhóm – Nâng cao tương tác giữa cô – trò Xác định quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”, đề cao việc tự học, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Biện pháp này nhẳm giúp các em được cùng làm việc, tăng cường sự giao lưu giữa bạn học sinh với nhau. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới, và ngày càng phát huy được ưu điểm trong giáo dục hiện nay. Làm việc nhóm giúp giáo viên đỡ bớt công việc truyền tải kiến thức đến học sinh, từ đó mà học sinh có thể tự cùng nhau kết hợp và phân công công việc trong nhóm để tìm tòi kiến thức dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Phương pháp này đưa ra những cách thức giải quyết đầy sự sáng tạo, kích thích sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm tham gia vào việc giải quyết vấn đề. Làm việc theo nhóm nhằm thoả mãn nhu cầu học tập cá nhân, người học có thể đưa những giải pháp khác nhau để tìm ra được đáp án hay nhất. Khi thực hiện phương pháp này, giáo viên là người chuyển giao kiến thức, chuẩn
Tài liệu đính kèm: