SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính

Quá trình cung cấp kiến thức toán học cho học sinh trong dạy học ở tiểu học được chia thành hai giai đoạn thì nội dung toán học lớp 3 được coi là cầu nối để học sinh học tiếp ở giai đoạn hai. Ở lớp 3, các em tiếp tục hoàn thiện những kiến thức kĩ năng của giai đoạn một và chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn về kiến thức kĩ năng của giai đoạn hai ở lớp 4 và lớp 5. Trong chương trình toán học ở lớp 3, mạch kiến thức về giải toán chiếm khoảng 9% tổng thời lượng của môn học nhưng lại vô cùng quan trọng đối với học sinh bởi: bước đầu giúp học sinh làm quen giải toán hợp, nội dung này còn được học kết hợp với nội dung dạy số học, hình học và bước đầu yêu cầu học sinh biết tư duy, tìm tòi, sáng tạo khi biết vận dụng các bài toán đơn đã học để giải toán. . . Đặc biệt hơn, với học sinh lớp 3, việc giải thành thạo các bài toán bằng hai phép tính là vô cùng cần thiết bởi những kiến thức này chính là cơ sở để học sinh vận dụng học ở giai đoạn hai khi giải những bài toán nhiều hơn hai phép tính, những dạng toán điển hình. . . . Khả năng tư duy để tìm ra các bước giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 tốt sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi giải các bài toán về tìm số trung bình cộng của các số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số, tìm hai số khi biết tổng số và tỉ số của hai số, tìm hai số khi biết hiệu số và tỉ số của hai số, tính diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi ở lớp 4, giải toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, một số bài toán có nội dung hình học ở lớp 5.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, không phải bất kì một vấn đề nào trong sách giáo khoa hay nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh mà giáo viên đưa ra học sinh đều hiểu và vận dụng được ngay. Trong quá trình dạy học, bằng tâm huyết nghề nghiệp và những kinh nghiệm đã đúc rút được cho từng môn học ở mỗi khối lớp, cho từng mạch kiến thức hay từng bài dạy, người giáo viên có thể có những biện pháp, những cách thức truyền đạt khác nhau sao cho học sinh hiểu bài, hiểu sâu, nhớ lâu và biết vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống. Đó mới chính là cái đích cuối cùng của dạy học: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình.

Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu về "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán bằng hai phép tính" trong chương trình Toán 3. Việc chọn đề tài này giúp tôi hiểu sâu hơn về nội dung dạy học giải toán ở lớp 3, các phương pháp và hình thức tổ chức giờ dạy về giải toán ở lớp 3, các hướng phát triển cho một bài toán về giải toán ở lớp 3. Từ đó, tôi sẽ vận dụng tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy của mình.

 

docx 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 3568Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh, khối lớp Hai có ít hơn khối lớp Một 32 học sinh Hỏi:
a) Khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?
b) Cả hai khối lớp có bao nhiêu học sinh?
Hoặc khi củng cố dạng toán về "Tìm một trong các phần bằng nhau của một số", học sinh luyện tập bài toán:
Một cửa hàng có 40m vải xanh và đã bán được 15 số vải đó. Hỏi cửa hàng đã bán được mấy mét vải xanh? ( Bài tập 2 - Trang 26 - SGK Toán 3)
Cũng với cách làm như trên, tôi đã hướng dẫn học sinh đặt thêm cho bài toán câu hỏi:
Một cửa hàng có 40m vải xanh và đã bán được 15 số vải đó. Hỏi:
a) Cửa hàng đã bán được mấy mét vải xanh?
b) Cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải xanh?
Hoặc khi củng cố dạng toán "Gấp một số lên nhiều lần" có bài tập:
Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? ( Bài tập 2 - Trang 33 - SGK Toán 3)
Học sinh của tôi đã tự đặt thêm cho bài toán một câu hỏi nữa để bài toán có hai câu hỏi như sau:
Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi:
a) Mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
b) Cả hai mẹ con hái được bao nhiêu quả cam?
Bằng cách hướng dẫn học sinh đặt thêm câu hỏi cho bài toán, ngoài việc củng cố kiến thức mới học, tôi đã hướng dẫn các em củng cố thêm được những kiến thức khác, đồng thời đã giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy. Biện pháp này tôi thường tiến hành song song, đồng thời với biện pháp thứ nhất, tôi thấy hiệu quả rất rõ rệt, học sinh nắm chắc hơn các dạng toán đơn.
Việc cho học sinh làm quen với những bài toán có hai câu hỏi như trên thực tế là tôi đã cho học sinh làm quen với những bài toán giải bằng hai phép tính. Đây chính là những bài toán làm bước chuẩn bị cho học sinh học giải toán bằng hai phép tính sau này.
Nói tóm lại: Cả hai biện pháp tôi đã thực hiện như trên đều là những bước chuẩn bị cần thiết để hình thành và hướng dẫn học sinh tìm hướng giải cho những bài toán giải bằng hai phép tính.
3. Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là bài toán giải bằng hai phép tính
Tôi đã tiến hành giúp học sinh hiểu về bài toán giải bằng hai phép tính qua các tiết dạy bài mới về "Bài toán giải bằng hai phép tính" (tiết 50 và tiết 51)
3.1.Bài "Bài toán giải bằng hai phép tính" (Tiết 50 - Trang 50-SGK Toán 3)
Để học sinh hiểu thế nào là một bài toán giải bằng hai phép tính, tôi đã hướng dẫn học sinh tự hình thành bài toán và các bước giải trên cơ sở từ hai bài toán đơn đã học. Tiết dạy được mô tả như sau:
* Xác định kiến thức kĩ năng của bài:
Học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính; bước đầu biết tìm cách giải và trình bày bài giải cho bài toán; biết tìm lời giải cho mỗi phép tính một cách hợp lí, có thể nêu được câu lời giải cho mỗi phép tính bằng những cách khác nhau.
*Tổ chức các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ
Giải bài toán sau:
Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi hàng dưới có mấy cái kèn?
- 1 HS lên bảng tóm tắt và trình bày bài giải, HS dưới lớp làm bài vào vở nháp
- GV hướng dẫn HS nhận xét bài của HS.
b. Hướng dẫn học sinh hình thành và tìm hướng giải bài toán bằng hai phép tính
- Từ bài toán trong phần kiểm tra bài cũ trên, tôi yêu cầu HS đặt thêm một câu hỏi nữa cho bài toán và trình bày cách giải của câu hỏi đó. Chắc chắn HS sẽ đặt câu hỏi như sau: Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn? (bởi việc làm này tôi đã tiến hành thường xuyên như tôi đã trình bày ở biện pháp thứ hai). Lúc đó bài toán như sau:
Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi:
a) Hàng dưới có mấy cái kèn?
b) Cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn?
- Từ bài toán có hai câu hỏi này mà HS đã trình bày được cách giải, tôi nêu vấn đề: Bỏ câu hỏi thứ nhất đi, bài toán chỉ còn một câu hỏi 2.
HS đọc bài toán như sau:
Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi cả hai hàng có bao nhiêu cái kèn?
Tôi hướng dẫn HS dựa vào bài toán có hai câu hỏi ở trên (chính là bài toán có 2 lần đáp số), nêu cách giải bài toán mới này. Cụ thể, tôi hướng dẫn HS bằng một số câu hỏi:
Câu hỏi 1 : Muốn tìm số kèn ở cả hai hàng, các em cần biết thêm số kèn có ở hàng nào?
- GV kết hợp ghi:
Tìm số cái kèn ở hàng dưới : ? cái
Tìm số cái kèn ở cả hai hàng: ? cái
Câu hỏi 2: Tìm số kèn ở hàng dưới, em đã làm như thế nào?
Câu hỏi 3: Tìm số kèn có ở cả hai hàng em đã làm như thế nào?
- GV kết hợp ghi:
Tìm số cái kèn ở hàng dưới : ? cái 3 + 2 = 5 (cái kèn)
Tìm số cái ken ở cả hai hàng: ? cái 3 + 5 : g (cái kèn)
Như vậy, cùng với việc đặt các câu hỏi của GV, HS nêu ý kiến trả lời, tôi đã thiết lập cho HS việc đi tìm các bước giải của bài toán bằng sơ đồ phân tích đi lên. Từ sơ đồ phân tích đi lên ở trên, HS dựa vào đó có thể nhận ra các bước giải và phép tính giải bài toán.
- Từ các bước giải của bài toán đã được thiết lập như trên, tôi giới thiệu cho HS biết đây là bài toán giải bằng hai phép tính và đặc điểm của bài toán giải bằng hai phép tính: chỉ có 1 đáp số là kết quả của phép tính thứ hai.
Từ sơ đồ phân tích đi lên này, tôi gợi ý để HS nhận ra muốn giải được bài toán, cần đặt cho mình câu hỏi phụ:
+ Để tìm được đáp số của bài toán cần tìm thêm gì? (hoặc biết thêm gì?).
+ Để trả lời được câu hỏi mà mình vừa đặt ra cần vận dụng kiến thức nào đã học (dạng toán đơn nào đã học). Trả lời được câu hỏi này là bước giải thứ nhất của bài .
+ Để trả lời được câu hỏi của bài toán cần vận dụng kiến thức nào đã học (dạng toán đơn nào đã học). Đây là bước giải thứ hai của bài toán.
Với mỗi phép tính trên, tôi đều yêu cầu HS diễn đạt câu lời giải mỗi phép tính bằng một vài cách khác nhau.
c. Hướng dẫn HS vận dụng để giải bài toán tương tự
- Tôi cho HS vận dụng các bước giải bài toán mới được lập từ các dữ kiện của bài toán 1 trong SGK để từ phân tích, thiết lập để tìm các nước giải của bài toán 2 trong SGK.
d. Hướng dẫn HS luyện tập
Nội dung luyện tập của tiết học này gồm 3 bài tập. Với bài tập 1 và bài tập 2, tôi đều cho HS phân tích đề bài, tự đặt câu hỏi phụ để tìm bước giải thứ nhất, tìm câu trả lời cho câu hỏi phụ mà mình tự đặt và câu hỏi của bài toán cần vận dụng những dạng toán nào đã học. Riêng bài tập số 3, với những HS chậm, tôi đưa thêm một số bài toán cho HS chọn bài toán thích hợp với tóm tắt đã cho.
Bài 1: Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 2: Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi bao ngô nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 3.: Bao gạo nặng 27 kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Khi học sinh đưa ra cách chọn bài toán phù hợp với tóm tắt, tôi đều phân tích cho học sinh hiểu cách chọn nào đúng, cách chọn nào sai và tại sao lại đúng, hoặc tại sao lại là sai? Khi đã chọn được đúng bài toán, học sinh sẽ giải được bài toán theo hướng phân tích đi lên để tìm cách giải như tôi đã hướng dẫn ở trên.
e. Củng cố
Khi học sinh đã nắm được thế nào là bài toán giải bằng hai phép tính, cách đặt câu hỏi phụ để tìm bước giải thứ nhất, xác định dạng toán cho từng bước giải, cuối tiết học tôi cho học sinh nhận xét các phép tính dùng để giải những bài toán bằng hai phép tính vừa học ở trên. Khi đó, tôi khắc sâu cho học sinh hiểu đây là những bài toán giải bằng hai phép tính cộng, hoặc phép tính trừ và phép tính cộng. Mục đích của việc làm này là hình thành các dạng toán giải bằng hai phép tính mà các em sẽ được học tiếp trong chương trình môn toán lớp 3.
3.2. Bài "Bài toán giải bằng hai phép tính" (Tiết 51-Trang 51-SGK Toán 3)
Với tiết dạy này, tôi tiến hành như sau:
* Xác định kiến thức kĩ năng của bài:
HS biết giải và trình bày bài giải của các bài toán giải bằng hai phép tính; rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
* Tổ chức các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra bài cũ là yêu cầu giải 1 hoặc 2 bài toán giải bằng hai phép tính thuộc dạng toán giải bằng hai phép tính mà học sinh đã được học ở tiết 50.
b. Hướng dẫn bài toán mẫu
Tôi không đưa ngay bài toán mẫu như SGK mà đưa một số dữ kiện như sau:
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 7 xe đạp, ngày thứ hai bán được số xe đạp gấp đôi ngày thứ nhất.
Tôi yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi để các dữ kiện đã cho trên trở thành một bài toán giải bằng hai phép tính. Khi học sinh đã đặt đúng câu hỏi, tôi lại tiến hành hướng dẫn học sinh tìm hướng giải cho bài toán bằng đặt câu hỏi phụ kết hợp với thiết lập sơ đồ phân tích đi lên, đưa bài toán thành hai bài toán đơn đã học để giải bài toán.
Số xe đạp bán ngày thứ hai: ? xe 7 x 2 = 14 (xe đạp)
Số xe đạp bán trong hai ngày: ? xe 7 + 14 = 21 (xe đạp)
Cuối cùng, tôi yêu cầu học sinh xác định xem bài toán trên được giải bằng những phép tính nào, mỗi phép tính để giải bài toán liên quan đến những dạng toán đơn nào.
c. Luyện tập
Nội dung luyện tập trong tiết này cũng gồm 3 bài tập. Với các bài tập 1 và bài tập 2, tôi tổ chức cho học sinh tự tìm các bước giải và giải bài toán rồi xác định từng bước giải của mỗi bài toán thuộc dạng toán nào đã học. Còn bài tập số 3 chỉ là bài toán về số học nhằm giúp củng cố học sinh kiến thức về gấp một số lên nhiều lần, thêm một số đơn vị, bớt một số đơn vị,  nhưng để giúp học sinh củng cố kiến thức về giải bài toán bằng hai phép tính, tôi đã đưa ra một số bài toán yêu cầu học sinh chọn bài toán phù hợp với sơ đồ có trong bài, nêu cách giải mỗi bài toán đó.
Bài toán 1: Lan gấp được 6 cái thuyền, số thuyền của Nga gấp được gấp đôi số thuyền của Lan, Bình gấp được ít hơn Nga 2 cái thuyền. Hỏi Bình gấp được bao nhiêu cái thuyền?
Bài toán 2: An có 56 viên bi. Sau khi chia cho các bạn, số bi của An bị giảm đi 7 lần. Tùng lại cho An thêm 7 viên bi nữa. Hỏi lúc này An có bao nhiêu viên bi?
d. Củng cố
Cuối tiết học, tôi yêu cầu HS nhắc lại các bài toán giải bằng hai phép tính đã học được giải bằng những phép tính nào, liên quan đến những dạng toán đơn nào đã học để khắc sâu kiến thức cho các em.
Như vậy bằng phương pháp dạy học kiến tạo, bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, tôi đã hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để hình thành bài toán giải bằng hai phép tính từ việc gộp bài toán có 2 lần đáp số, biết cách phân tích để tiện hướng giải của bài toán giải bằng hai phép tính là tìm ra mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm, đưa chúng về hai bài toán đơn đã học và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết từng bài toán đơn đó.
Nói tóm lại: Nếu học sinh lớp 3 không thấy được mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài toán thì việc tìm câu trả lời cho câu hỏi phụ sẽ rất khó khăn. Nếu học sinh lớp 3 không nắm chắc các dạng toán giải bằng một phép tính thì việc tiến hành các bước giải cho bài toán cũng khó mà thành công. Còn nếu kĩ năng tính toán của học sinh lớp 3 còn hạn chế thì việc giải các bài toán bằng hai phép tính sẽ rất chậm chạp và có thể đáp số của bài toán sẽ không chính xác.
Điều này càng chứng tỏ rằng giải toán bằng hai phép tính là bài toán kiểm tra tổng hợp nhiều kiến thức toán học của học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh nắm chắc một số dạng toán giải bằng hai phép tính qua luyện tập
Từ sau bài "Bài toán giải bằng hai phép tính", học sinh được luyện tập một số bài toán giải bằng hai phép tính. Nội dung giải toán này được luyện tập rất nhiều trong suốt quá trình học Toán 3 của học sinh. Những bài toán giải bằng hai phép tính này không được sắp xếp thành những dạng cụ thể nào mà chúng chứa một hoặc cả hai phép tính được dùng để củng cố khắc sâu kiến thức của một bài mới nào đó như nhân, chia số có 3, 4, 5 chữ số với số có một chữ số; củng cố các đơn vị đo đại lượng;  Nhiều bài không thuộc một dạng toán điển hình nào mà để khái quát chúng thành dạng nào đó, trong quá trình luyện tập, học sinh phải tìm ra các bước giải mỗi bài toán ấy bằng cách đưa chúng về hai bài toán đơn như tôi đã hướng dẫn học sinh ở trên.
Chẳng hạn:
Bài tập 1 (trang 52): Tóm tắt
Có : 45 ô tô
Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô
Còn lại :  ô tô?
- Khi hướng dẫn HS đặt câu hỏi phụ để tìm cách giải bài toán, các em sẽ đưa ra hai cách trả lời khác nhau. Với mỗi cách trả lời trên, tôi hướng dẫn HS tìm ra một cách giải. Từ mỗi cách giải đó, tôi đều hướng dẫn HS nhận xét để rút ra bài toán được giải bằng những phép tính nào, mỗi phép tính đó là dạng toán đơn nào đã học.
Vậy chúng ta có thể hệ thống các bài toán giải bằng hai phép tính ở lớp 3 như sau:
4.1. Những bài toán không điển hình
4.1.1. Bài toán giải bằng hai phép tính cộng
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học sau:
- Bài toán về nhiều hơn, gộp hai số;
- Bài toán về thêm 2 lần liên tiếp;
- Bài toán về gộp 3 số hạng.
4.1.2. Bài toán giải bằng hai phép tính trừ
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học sau:
- Bài toán về bớt 2 lần liên tiếp;
- Bài toán về ít hơn
- Bài toán về hơn, kém một số đơn vị.
4.1.3. Bài toán giải bằng phép tính nhân và phép tính trừ
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học sau:
- Bài toán về gộp một số nhóm bằng nhau, bớt đi một số đơn vị;
4.1.4. Bài toán giải bằng phép tính trừ và phép tính chia
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Bài toán về bớt một số đơn vị, chia đều.
4.1.5. Bài toán giải bằng phép tính cộng và phép tính chia
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học:
- Bài toán về gộp hai số, chia đều
- Bài toán về nhiều hơn, so sánh số lớn gấp số bé bao nhiêu lần.
4.1.6. Bài toán giải bằng phép tính nhân và phép tính cộng
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học:
- Bài toán về gộp một số nhóm bằng nhau, gộp hai số (một số là kết quả của gộp các nhóm đó)
4.1.7. Bài toán giải bằng hai phép tính chia
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Bài toán về chia đều, chia thành các phần bằng nhau.
4.1.8. Bài toán giải bằng phép tính nhân và phép tính chia
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Bài toán về gộp các nhóm bằng nhau, chia đều
4.1.9.Bài toán giải bằng phép tính chia và phép tính cộng
Bao gồm những bài toán liên quan đến những dạng toán đơn đã học: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số; gộp hai số.
4.2. Những bài toán điển hình
Ngoài các dạng toán giải bằng hai phép tính ở lớp 3 được thống kê ở trên thì học sinh còn được học một số dạng toán sau:
4.2.1. Bài toán có phép chia có dư
4.2.2. Các bài toán trên quan đến hình học
4.2.3. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Khi dạy học sinh giải những bài toán bằng hai phép tính có phép chia có dư, tôi khắc sâu cho học sinh: Trong câu hỏi thường có từ “ít nhất” và khi trình bày bài giải thì phép tính thứ hai là phép cộng mà số hạng thứ nhất là thương của phép chia còn số hạng thứ hai là 1 .
- Khi dạy các bài toán giải bằng hai phép tính có liên quan đến hình học thì tôi lưu ý học sinh: Phép tính thứ nhất thường đi tìm một trong các yếu tố chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc cạnh của hình vuông sẽ liên quan đến một trong những dạng toán đơn đã học, phép tính thứ hai thường là áp dụng cách tính chu vi, diện tích của một hình. Tuy nhiên, có một số bài phép tính thứ nhất đi tìm một trong các yếu tố chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc cạnh của hình vuông lại dựa vào chu vi hoặc diện tích cho trước của hình đó.
- Khi dạy các bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi lưu ý học sinh: Các bài toán này chỉ giải bằng phép tính nhân, chia hoặc bằng cả hai phép chia. Khi hướng dẫn học sinh hình thành các bước giải tôi cũng hướng dẫn đưa những bài toán thuộc dạng toán này thành hai bài toán đơn đã học và hướng dẫn các em phân biệt hai kiểu bài trong dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” để các em không bị nhầm lẫn khi giải dạng toán này.
Như vậy, bài toán giải bằng hai phép tính ở lớp 3 quả là rất phong phú. Đó là những nội dung hay nhưng đồng thời cũng khó đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học. Song với việc tiến hành luyện tập giải toán như trên, tôi đã khắc sâu cách giải từng bài toán bằng cách thiết lập các bước giải, hướng dẫn học sinh tìm mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán, củng cố các dạng toán đơn đã học, đôi khi còn dùng cả những cách củng cố có thể cho là máy móc như dạng bài liên quan đến phép chia có dư, hình học, bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Nhưng những việc tôi đã tiến hành như trên tôi thực sự thấy hiệu quả, học sinh của tôi giải toán bằng hai phép tính tốt hơn, biết tìm các bước giải, xác định được các phép tính để giải bài toán. Như vậy, việc học và luyện tập giải các bài toán bằng hai phép tính đã đạt được những mục đích như rèn kĩ năng vận dụng tri thức, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy.
5. Tổ chức cho học sinh luyện tập giải toán trong các tiết dạy ở buổi hai
5.1. Đưa ra một số yêu cầu khác nhau về giải bài toán bằng hai phép tính
Các bài toán trong sách giáo khoa thường chỉ là những bài toán cho trước đề bài, yêu cầu học sinh giải bài toán, chỉ có vài bài đưa yêu cầu khác là nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải. Các yêu cầu trên có lẽ chỉ phù hợp với đối tượng học sinh đại trà mà chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa vào bài giảng của mình, nhất là các tiết dạy Toán ở buổi hai thêm một số yêu cầu về giải toán bằng hai phép tính như sau:
5.1.1. Lập đề toán theo mẫu
Khi hướng dẫn học sinh giải một bài toán bằng hai phép tính xong, tôi yêu cầu các em lập bài toán tương tự nhằm mục đích kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
5.1.2. Tìm câu hỏi cho bài toán
Để đặt ra được yêu cầu này đối với học sinh, tôi đã đưa ra một số dữ kiện đã cho của bài toán, yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho bài toán rồi giải bài toán.
Chẳng hạn: Hãy đặt thêm câu hỏi để được bài toán giải bằng hai phép tính:
Nam có 5 viên bi, Hùng có nhiều hơn Nam 15 viên bi. Hỏi 
Học sinh có thể đặt được các câu hỏi sau:
Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?
Hoặc: Hỏi số bi của Hùng gấp mấy lần số bi của Nam?
Hoặc: Số bi của Nam bằng một phần mấy số bi của Hùng?
Và với mỗi câu hỏi trên thì lại được một bài toán khác và cách giải cũng khác nhau.
5.1.3. Lập bài toán từ một số dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm
Với yêu cầu này, tôi chuẩn bị trước một số dữ kiện đã cho, một số câu hỏi, trong đó có thể có những câu hỏi hoặc những dữ kiện không phù hợp, yêu cầu học sinh chọn các dữ kiện đó và sắp xếp để được bài toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó.
Ví dụ: Hãy lập bài toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó từ các dữ kiện sau:
Một đoàn xe có 5 ô tô.
Xe thứ hai chở gấp xe thứ nhất 3 lần.
Mỗi xe còn lại chở được 1200 kg hàng.
Xe đầu chở được 1500 kg hàng.
Hỏi đoàn xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
5.1.4. Lập bài toán giải từ các phép tính cho trước
Với yêu cầu này, tôi đưa ra hai phép tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (có thể cho trước hoặc không cho trước danh số), yêu cầu học sinh đặt đề toán để có bài toán được giải bằng hai phép tính này.
Chẳng hạn: Hãy lập bài toán được giải bằng hai phép tính sau:
1050 x 2 = 2090
1050 + 2090 = 3140
5.1.5. Lập bài toán từ các số và dấu phép tính đã cho
Thực ra, yêu cầu này cũng tương tự như yêu cầu "Lập bài toán giải bằng các phép tính cho trước" nhưng với mức độ cao hơn.
Ví dụ: Cho các số 4; 1200; 300; 900 và các dấu “ - ”, “ : ”; hãy lập bài toán được giải từ các số và các dấu phép tính trên.
5.1.6. Tìm phép tính và lời giải của phép tính thích hợp với bài toán (hoặc mỗi bài toán)
Giáo viên đưa sẵn một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải và phép tính viết liền nhau hoặc một số câu lời giải và một số phép tính viết tách rời nhau, có thể có cả câu lời giải, phép tính sai dưới hình thức các thẻ, yêu cầu học sinh lựa chọn phép tính và lời giải của phép tính thích hợp với bài toán (hoặc mỗi bài toán)
5.1.7. Tìm hướng phát triển cho bài toán
Yêu cầu này cũng tương tự yêu cầu đặt câu hỏi cho bài toán.
5.2. Sưu tầm, thiết kế và tổ chức một số trò chơi toán học có thể vận dụng để giúp học sinh luyện tập giải toán bằng hai phép tính.
Trong dạy học giải toán có lời văn, nhất là giải những bài toán giải bằng hai phép tính, nếu đề cập đến việc tổ chức bằng trò chơi thì có lẽ nhiều người sẽ cho rằng không hợp lí hoặc không được khả thi. Song trên thực tế, trong các tiết dạy Toán có nội 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_giai_bai_toan_bang.docx