Dạng II : Bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
Sau khi hướng dẫn học sinh các cách giải như sách Tài liệu Hướng dẫn học, giáo viên cần khái quát cho học sinh biết cách tìm m% của một số A đã biết bằng một trong hai cách:
+ Lấy A : 100 x m
+ Hoặc lấy A x m : 100
(Lưu ý học sinh số A là tổng đã biết, chiếm 100%).
– Ở dạng này, tôi giúp học sinh xác định đúng tỉ số phần trăm của một số chưa biết với một số đã biết để thiết lập đúng các phép tính.
Ví dụ 1 : Mẹ em gửi tiết kiệm 5000000 đồng với lãi suất là 0,6% một tháng. Hỏi sau một tháng mẹ em được bao nhiêu tiền lãi?
Phân tích: Muốn tìm 0,65% của 5 000 000 đồng tức là 5 000 000 có 100 phần thì 0,65 phần sẽ là bao nhiêu?
Giải: Sau một tháng mẹ em có số tiền lãi là :
5000000 : 100 x 0,6 = 30000 (đồng).
Ví dụ 2. Em đã đi được 40% chiều dài của con đường dài 25 km. Tính phần còn lại của con đường mà em còn phải đi?
Phân tích: Muốn tìm 40% của 250 tức là 250 có 100 phần thì 40 phần sẽ là bao nhiêu?
Giải: Xe đó đã đi được:
25 : 100 x 40 = 10 (km).
Do đó phần đường còn lại phải đi là:
25 - 100 = 15 (km).
Đáp số: 15 km.
heo kịp chương trình. - Do tính cách tự ti, nhút nhát.( Sống thu mình không chịu giao tiếp). - Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học. - Chưa nắm được phương pháp học tập. - Mất căn bản kiến thức ở lớp dưới: Do lý do nào đó, học sinh đã để trống kiến thức cơ bản từ lớp dưới quá nhiều (có thể là do cách học, cách dạy ) nên lên lớp tiếp theo các em không tiếp thu được bài dẫn đến buông xuôi, lười học đã kém ngày lại càng kém, tự ti chán học, sợ học, tâm trạng lúc nào cũng sợ không làm được. * Gia đình: - Do hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn. Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Hoặc gia đình khá giả cha mẹ không coi trọng việc học của con cái. - Khi tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em tôi đã phần nào xác định được nguyên nhân học yếu của từng em. Song hình thức nào để các em tiến bộ, để các em tự giác học ở lớp, ở nhà Làm cách nào khiến học sinh lười, học yếu có ý thức tự học có thể trở nên chăm chỉ tiến bộ là vô cùng khó khăn, không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì bền bỉ để từng bước một. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là quan trọng nhất. Vì giáo viên chủ nhiệm luôn là người vừa trực tiếp giảng dạy vừa có thời gian bên cạnh các em nhiều nhất. Tôi đã khảo sát về dạng toán tỉ số phần trăm đây cũng là dạng toán tương đối khó nhưng được sử dụng rất nhiều vào cuộc sống tôi thu được kết quả như sau: - Học sinh thường quên viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải của tỉ số phần trăm; không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm; phân tích đề toán chưa chính xác: 8 em. - Học sinh còn nhầm lẫn khi giải các dạng bài toán về tỉ số phần trăm: 10 em. - Vận dụng kiến thức đã học giải được các bài toán đơn giản: 8 em. - Vận dụng giải được các bài toán về tỉ số phần trăm liên qua đến thực tiễn, vận dụng sáng tạo: 2 em. * Qua điều tra quan sát tôi thu được kết quả như sau: Lớp Số Học sinh HS tự chiếm lĩnh kiến thức. HS biết vận dụng kiến thức vào thực hành. HS yêu thích môn học. Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 5A2 28 8/28 em 28,57% 10/28 em 35,71% 13/28 em 46,42% Về ý thức học tập Tổng số học sinh Có ý thức học tập tốt Có ý thức trong học tập, làm được những nội dung ở mức đơn giản Chưa có ý thức trong học tập SL % SL % SL % 28 3 10,71% 15 53,57% 10 35,72% Trên cơ sở thực trạng này, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán về Tỉ số phần trăm và giúp các em vận dụng tốt vào thực tiễn cho học sinh lớp 5A2 ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, thị xã Buôn Hồ, tỉnh ĐakLak như sau. 3. Nội dung và hình thức giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: - Rèn cho các em có ý thức tự giác trong học tập. - Khơi dậy cho các em động cơ học tập đúng đắn đó là: Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để sống để các em chăm học hơn. - Giúp học sinh trang bị bổ sung những kiến thức căn bản, tự tin mạnh dạn hơn từ đó tự chiếm lĩnh nội dung bài học, tự giác thực hành để ghi nhớ và để khắc sâu những kiến thức đã học, tự chủ, tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ học tập và các tình huống trong cuộc sống. - Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập, phát huy tính tích cực và sáng tạo sáng tạo, hình thành các năng lực học tập cần thiết. - Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế để khám phá kiến thức, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức, gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn. - Học sinh vận dụng kiến thức, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống, hình thành năng lực giải quyết vấn đề. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp. * Giải pháp 1: Làm tốt công tác chủ nhiệm. - Ngay từ đầu năm, kiểm tra đồ dùng của tất cả học sinh, những em nào gia đình quá khó khăn không mua đủ sách vở, tôi thống kê lại và gửi về nhà trường để cho các em mượn đủ sách để học. - Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp có đủ năng lực nhiệt tình, năng nổ hoạt động ham học, học tốt và có khả năng hỗ trợ các bạn. - Hướng dẫn học sinh cách học tập ở nhà, cách sắp xếp thời gian biểu sao cho thuận lợi, phù hợp cho việc học tập đạt hiệu quả. - Duy trì 15 phút đầu giờ, yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi họ và chia sẻ ứng dụng của các thành viên trong nhóm, các hoạt động sinh hoạt xen kẻ tạo hứng thú để các em hưng phấn vào buổi học. - Trong tiết sinh hoạt cuối tuần để trao đổi về tâm tư nguyện vọng của các em trong quá trình học tập. - Tôi thường xuyên phân tích cho học sinh thấy rõ lợi ích của việc học tập và tác hại của việc thất học. - Trường hợp đặc biệt tôi sẽ gặp riêng tâm sự tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng của các em và đưa ra hướng giải quyết thích hợp. - Phân công học sinh tiếp thu bài tốt,có năng lực kèm cặp các học sinh cần hỗ trợ. - Tạo sự gần gũi và thân thiện giữa thầy và trò. - Những em mắc bệnh tự ti tôi tìm hiểu lý do qua bạn bè hoặc qua người thân của các em. Khi đã tìm hiểu được lý do tôi chủ động tâm sự động viên các em sống hoà đồng cùng bạn bè. Và cũng yêu cầu tất cả học sinh trong lớp gần gủi quan tâm, tôn trọng người bạn của mình, tránh cư xử thiếu văn hoá đối với bạn. Khuyến khích các em luôn tự tin, thể hiện bản thân mình mọi lúc mọi nơi, trong mỗi tiết học cũng như các giờ ra chơi, mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình cùng các bạn. - Học sinh khả năng tiếp thu bài chậm. Tôi chọn lựa một lượng kiến thức vừa phải, phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của các em để các em vẫn được học thật sự ( tuy rằng ít hơn các bạn khác). Tránh để các em làm người thừa trong lớp. - Đối với học sinh mất căn bản kiến thức ở lớp dưới vì lý do gì đi nữa thì tôi cũng phải dạy lại cho các em giống như một người thợ xây phải làm lại công đoạn từ đầu. * Giải pháp 2: Sử dụng hệ thống trò chơi học tập. * Mục tiêu: Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập, phát huy tính tích cực và sáng tạo sáng tạo, hình thành các năng lực học tập cần thiết. Trước tiên phải tạo cho các em cái cảm giác yêu thích môn học, thỏa mái tâm trạng trong học tập, khắc phục nỗi sợ trong giờ học. * Cách thực hiện: Đầu tiết học, tôi tổ chức khởi động một số nội dung liên quan đến bài học mới thông qua trò chơi, chia lớp thành các nhóm học tập. Để thực hiện trò chơi, tổ chức trò chơi cho học sinh theo các bước sau: - Bước 1: Giới thiệu tên, mục đích của trò chơi, các dụng cụ và thiết bị khi chơi. Ở bước này, tôi chuẩn bị các dụng cụ để thực hiện trò chơi. - Bước 2: Hướng dẫn cách chơi, hướng dẫn từng nhiệm vụ cụ thể cho người chơi hoặc đội chơi về thời gian, các quy định về luật chơi. - Bước 3: Thực hiện trò chơi. - Bước 4: Tổng kết trò chơi. Bước này gồm các nhiệm vụ sau: + Giáo viên nhận xét kết quả tham gia trò chơi của từng đội, từng học sinh, những công việc thực hiện còn chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. + Công bố kết quả của từng đội, của từng cá nhân và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. Ví dụ: Khi dạy học bài: Giải toán về tỉ số phần trăm (Toán 5), tôi tổ chức trò chơi ở phần đầu tiết học như sau: Bước 1: Giới thiệu trò chơi: “Rung chuông vàng”. * Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khái niệm tỉ số phần trăm. * Chuẩn bị: GV chuẩn bị các thẻ phân số : ; ; ; ; Học sinh chuẩn bị bảng con. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Chơi tập thể, giáo viên gắn thẻ từng phân số lên bảng, yêu cầu học sinh viết ra bảng con phân số thập phân và tỉ số phần trăm tương ứng với từng phân số, học sinh viết ra bảng phân số thập phân và tỉ số phần trăm tương ứng; + Thời gian chơi: 3-4 phút; + Luật chơi: Giáo viên đưa lần lượt từng phân số; Học sinh suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 15 giây. Hết thời gian suy nghĩ, học sinh đưa ra đáp án của mình. Nếu HS không hoàn thành kịp thời gian hoặc tính sai sẽ bị dừng quyền chơi. Học sinh hoàn thành đúng thời gian sẽ được tiếp tục chơi. Bước 3: Thực hiện trò chơi. Giáo viên tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh tham gia. Bước 4: Tổng kết trò chơi. Giáo viên nhận xét kết quả chơi của từng cá nhân và của lớp. Qua trò chơi thấy các em hứng thú hào hứng tham gia hơn, ít áp lực hơn, kết quả tương đối tốt. Giải pháp 3: Hướng dẫn cho học sinh thật kĩ cách giải và phân biệt sự khác nhau của ba dạng toán tỉ số phần trăm cơ bản: – Bài toán về tỉ số phần trăm có 3 dạng cơ bản đó là: + Dạng 1: Bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. + Dạng 2: Bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. + Dạng 3: Bài toán về tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó. *Dạng 1: Với bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số.. – Tôi đã hướng dẫn học sinh nắm chắc cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số theo hai bước: + Bước 1: Tìm thương của hai số đó + Bước 2: Nhân thương đó với 100, rồi viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích vừa tìm được. Ví dụ . Lớp 5A2 có 28 em, trong đó có 7 em học giỏi toán. Hãy tìm tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với sĩ số của lớp? Phân tích: Ta phải tìm tỉ số phần trăm của 7 em so với 28 em. Như vậy nếu sĩ số của lớp là 100 phần thì 7 em sẽ là bao nhiêu phần? Giải: Tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với học sinh cả lớp là: 7 : 28 x 100 = 25% Đáp số: 25% Lưu ý để học sinh khắc phục lỗi học sinh viết sai đơn vị sau kết quả phép tính: Đề bài yêu cầu tìm tỉ số phần trăm thì kết quả chỉ là tỉ số phần trăm chứ không thể có thêm tên đơn vị. *Dạng II : Bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. Sau khi hướng dẫn học sinh các cách giải như sách Tài liệu Hướng dẫn học, giáo viên cần khái quát cho học sinh biết cách tìm m% của một số A đã biết bằng một trong hai cách: + Lấy A : 100 x m + Hoặc lấy A x m : 100 (Lưu ý học sinh số A là tổng đã biết, chiếm 100%). – Ở dạng này, tôi giúp học sinh xác định đúng tỉ số phần trăm của một số chưa biết với một số đã biết để thiết lập đúng các phép tính. Ví dụ 1 : Mẹ em gửi tiết kiệm 5000000 đồng với lãi suất là 0,6% một tháng. Hỏi sau một tháng mẹ em được bao nhiêu tiền lãi? Phân tích: Muốn tìm 0,65% của 5 000 000 đồng tức là 5 000 000 có 100 phần thì 0,65 phần sẽ là bao nhiêu? Giải: Sau một tháng mẹ em có số tiền lãi là : 5000000 : 100 x 0,6 = 30000 (đồng). Ví dụ 2. Em đã đi được 40% chiều dài của con đường dài 25 km. Tính phần còn lại của con đường mà em còn phải đi? Phân tích: Muốn tìm 40% của 250 tức là 250 có 100 phần thì 40 phần sẽ là bao nhiêu? Giải: Xe đó đã đi được: 25 : 100 x 40 = 10 (km). Do đó phần đường còn lại phải đi là: 25 - 100 = 15 (km). Đáp số: 15 km. *Dạng III: Bài toán về tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. – Tương tự như dạng hai, với dạng này giáo viên cũng cần khái quát cho học sinh biết cách tìm một số khi biết m% của số đó là n theo hai cách tính: + Số cần tìm là: n: m x 100 + Hoặc n x 100: m ( Lưu ý học sinh số cần tìm là tổng chưa biết chiếm 100%; n là số đã cho và m là tỉ số phần trăm của số đã cho chiếm được). Ví dụ 1 . Số học sinh Hoàn thành xuất sắc của trường Lê Quý Đôn là 75 em chiếm 15 % số học sinh toàn trường. Hỏi trường ́Lê Quý Đôn có bao nhiêu học sinh? Phân tích: 75 là 15 % ta phải tìm số học sinh toàn trường tức là tìm 100% là bao nhiêu? Có thể làm theo phương pháp rút về đơn vị (tính 1%) và từ đó có 100% (nhân 100). Giải: 1% học sinh của trường là: 75 : 15 % = 5 (em) Số học sinh toàn trường là: 5 x 100 = 500 (em) Đáp số: 500 em. Hoặc gộp lại 1 phép tính:Số học sinh toàn trường là: 75 : 15 x 100 = 500 em Ví dụ 2. Khi trả bài kiểm tra toán của lớp 5A2, cô nói: "Số điểm 10 chiếm 25%, số điểm 9 ít hơn 5%". Biết rằng có tất cả 18 điểm 9 và 10. Hỏi lớp 5A2 có bao nhiêu bạn? Phân tích: Đã biết có 18 điểm 9 và 10 (số các bạn được 9 và 10 là 18 bạn). Ta phải tìm tỉ số phần trăm số bạn được 9 và 10 so với số học sinh cả lớp để tìm ra sĩ số lớp. Giải: Tỉ số phần trăm số bạn điểm 9 là: 25% - 5% = 20% Tỉ số phần trăm học sinh đạt điểm 9 và 10 so với số học sinh cả lớp là: 25% + 20% = 45% 1% số học sinh của lớp là: 18 : 45% = 0, 4 (bạn) Sĩ số lớp là: 0,4 x 100 = 40 (bạn). Đáp số: 40 bạn. Giải pháp 4:Tổ chức các hoạt động trải nghiệm. * Mục tiêu: Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế để khám phá kiến thức, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiếm thức, gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn. * Nội dung của biện pháp: Trong quá trình dạy học Toán, giáo viên cần tổ chức cho học sinh một số hoạt động trải nghiệm liên quan đến nội dung kiến thức đang học. * Cách thực hiện: Giáo viên có thể thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các giờ học chính khóa hoặc giờ ngoại khóa theo các bước sau: Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh. Dựa vào mục tiêu cần đạt, giáo đưa ra các tình huống, câu hỏi, trò chơi, câu chuyện hoặc những câu đố vui, chứa đựng các vấn đề gần gũi với học sinh. Từ đó, kích thích sự tò mò, khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh (cho từng cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp) trao đổi, nêu những hiểu biết, trải nghiệm về các vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ khi cần. Bước 3: Phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Ở bước này, giáo viên dựa trên nội dung kiến thức mà học sinh đã có và mục tiêu kiến thức mới để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho phù hợp. Đồng thời, giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở, phân tích, nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề. Tùy vào từng nội dung kiến thức, giáo viên sẽ tổ chức các hình thức trải nghiệm phù hợp, có thể tổ chức toàn lớp, theo nhóm hoặc làm việc cá nhân. Sau khi học sinh báo cáo kết quả của cá nhân/nhóm, giáo viên tổng hợp kết quả và xử lí các số liệu theo mục tiêu bài học đặt ra. Bước 4: Thực hành, củng cố bài học. Khi thực hành, giáo viên bao quát lớp, quan sát từng học sinh/nhóm. Giáo viên có thể hỗ trợ riêng cho từng các nhân hoặc cho từng nhóm. Các hoạt động thực hành thường bao gồm: - Giải quyết các nhiệm vụ do giáo viên nêu ra. - Vận dụng kiến thức vào các phép tính, giải toán. - Thực hành đo lường, vẽ hình, cắt ghép hình, - Làm đồ dùng học tập. - Tiến hành các trò chơi toán học. - Điều tra số liệu, lập bảng thống kê, Bước 5: Vận dụng thực tiễn. Giáo viên giao cho học sinh giải các bài toán (tình huống) gắn liền với thực tiễn. Học sinh vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết. Qua đó, các em khắc sâu kiến thức, hiểu được ý nghĩa thực tiễn của toán học. Ví dụ: Giáo viên có thể đưa ra hoạt động sau: Có 02 túi hạt mắc ca, mỗi túi nặng 0,5kg; trên mỗi túi bao bì có ghi: nhân hạt chiếm 65%. Hỏi bóc 02 túi mắc ca thì có thu được 1kg nhân không? Vì sao?” Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú học tập. Giáo viên cho học sinh nêu ý kiến của mình về tình huống đưa ra. Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Các con biết hạt mắc ca gồm những gì? Trên mỗi túi mắc ca ghi thông tin gì? Nhân của hạt mắc ca chiếm 65% cho ta biết điều gì? Bằng cách nào có thể biết được lượng nhân hạt mắc ca có trong 02 túi lạc này? Bước 3: Phân tích, khám phá rút ra kiến thức mới. Tổ chức hoạt động theo nhóm, các nhóm tìm tòi, khám phá theo nhiều cách khác nhau: + Cách 1: Mở 2 túi mắc ca, mỗi túi 0,5kg ra bóc nhân, để vỏ riêng, nhân riêng rồi ước lượng từng loại; + Cách 2: Tổng số ki-lô-gam cả 02 túi mắc ca hạt là: 2 x 0,5 = 1kg. Trên mỗi bao bì ghi nhân hạt chiếm 65%, nên với mỗi túi mắc ca, khối lượng nhân hạt là: (65 x 0,5) : 100 = 0,325kg. Vậy, 02 túi mắc ca có chứa số ki-lô-gam nhân hạt là: 0,325 x 2 = 0,65(kg); Từ những quan sát, trải nghiệm, học sinh sẽ trình bày theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. Câu hỏi đưa ra đã được giải quyết thông qua bước kiểm tra, so sánh kết quả của từng nhóm. Song, giáo viên cần giúp hệ học sinh hệ thống lại các bước đã thực hiện, đưa ra kết luận chung để rút ra kiến thức của bài học. Bước 4: Thực hành củng cố bài học. Bước 5: Vận dụng thực tiễn. Sau khi học sinh đã nắm được các bước giải bài toán về tỉ số phần trăm, giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua phiếu học tập. Học sinh làm việc nhóm, giáo viên đánh giá, nhận xét. PHIẾU HỌC TẬP Trường Tiểu học: Lê Quý Đôn Lớp: 5 A 2 Nhóm: Bài toán 1: Lãi suất tiết kiệm mỗi tháng là 0,5%. Một người gửi tiết kiệm là 100.000.000đ. Tính số tiền lãi sau: 1 năm Bài toán 2: Một người bỏ ra 50.000đ tiền vốn để mua hoa. Sau khi bán hết số hoa , người đó thu được 62.000đ. Hỏi: 1) Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn. 2) Tính tỉ số phần trăm tiền lãi mà người đó thu được. Các nhóm giải trên phiếu bài tập, giáo viên theo dõi hỗ trợ. Đại diện từng nhóm báo cao kết quả, các nhóm còn lại nhận xét. Giáo viên nhận xét tuyên dương, nhắc nhở Ví dụ minh họa về một Hoạt động dạy học trải nghiệm khác. Ví dụ: Kể tên các bạn mặc áo khoác có các màu xanh, đỏ, trắng, hoa, sọc, phối màu mà em quan sát được sau đó mô tả số lượng và tính ra tỉ số phần trăm của số bạn mặc áo khoác từng loại so với cả lớp. Bước 1: Giới thiệu nội dung và tổ chức trải nghiệm. * Giới thiệu nội dung trải nghiệm giáo viên cho học sinh quan sát tất cả các bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi dẫn dắt gợi mở học sinh vào nội dung cần yêu cầu. * Tổ chức trải nghiệm giao nhiệm vụ trải nghiệm: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (4 -7 em), yêu cầu mỗi nhóm quan sát các bạn trong lớp, thảo luận trả lời các câu hỏi vào bảng nhóm: - Kể tên các bạn mặc áo khoác có các màu xanh, đỏ, trắng, hoa, sọc, phối màu mà em quan sát được? - Mô tả số lượng và tính ra tỉ số phần trăm của số bạn mặc áo khoác từng loại so với cả lớp. -So sánh, sắp xếp số bạn mặc áo khoác từng loại theo tỉ lệ phần trăm từ cao xuống thấp. * Học sinh thực hành trải nghiệm : - Học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm theo nhóm; - Giáo viên chú ý bao quát lớp để đảm bảo tất cả học sinh đều tham gia hoạt động; - Nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm, thống nhất ý kiến để ghi vào giấy A4 theo các nhiệm vụ được giao. Bước 2: Phản hồi, chia sẻ, phân tích * Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thu nhận được - phản hồi - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung khi đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét, trao đổi ý kiến với nhau. * Tổ chức cho học sinh chia sẻ cách thức hoạt động, thu nhận kết quả của từng nhóm giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để các nhóm học sinh chia sẻ, trao đổi: Làm thế nào để nhóm nhận biết được số lượng và tỉ số phần trăm mỗi loại ? (thực hành quan sát + tìm hiểu, trao đổi trong nhóm + tính toán- so sánh- sắp xếp). * Tổ chức cho học sinh phân tích kết quả thu nhận được, rút ra bài học. - Học sinh thực hành vẽ hình minh họa các số liệu bằng biểu đồ cho các em tự sáng tạo cách vẽ. Bước 3: Khái quát nội dung bài học * Giáo viên để HS tự nhận xét, rút ra kết luận: - Em có nhận xét gì về đặc điểm, tình hình mặc áo khoác của lớp mình hôm nay. Bước 4: Vận dụng thực tiễn. * Hình thức: Đóng vai - Tình huống: Lớp em hôm nay có nhiều bạn mặc áo khoác . Bạn An lớp 5A1 đến chơi lớp mình và muốn tìm hiểu rõ hơn về số lượng , tỉ số phần trăm về các bạn mặc áo khoác hôm nay. Em hãy giới thiệu về lớp mình (đặc điểm, số lượng, tỉ số phần trăm mỗi loại áo khoác các bạn mặc trong lớp); học sinh thảo luận, suy nghĩ về cách thể hiện, các câu hỏi và câu trả lời. Sau đó, các nhóm thực hành đóng vai tình huống trên. - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét nội dung và hình thức mà nhóm đã thực hiện. - Khuyến khích học sinh nêu suy nghĩ rút ra được sau khi thực hành đóng vai để rèn kĩ năng giao tiếp trình bày lưu loát trước đám đông. - Giáo viên nhận xét, tổng kết tiết học. Cuối hoạt động khuyến khích học sinh thực hành thống kê, ghi số liệu tính tỉ lệ phần trăm các hoạt động ở nhà và ghi quá trình này vào nhật kí. Kết quả sau hoạt động trải nghiệm là động viên, hỗ trợ các em tham gia trải nghiệm để hình thành năng lực và thói quen trong việc tự giải quyết vấn đề. Đ
Tài liệu đính kèm: