SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 tại trường TH Trưng Vương

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 tại trường TH Trưng Vương

Mục tiêu của giải pháp

Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học qua các kĩ năng sống như: sự hợp tác, nhận thức, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Từ đó, giáo viên lựa chọn đúng những nội dung, phương pháp phù hợp để dạy trẻ.

Tìm hiểu nội dung, chương trình các môn học lớp 5 và hoạt động ngoài giờ lên lớp để nắm chắc kiến thức và kĩ năng của môn học, cũng như kĩ năng sống mà HS cần được học và tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể, nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các kĩ thuật dạy học tích cực thích hợp các hoạt động học tập và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em có thể thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.

 Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống, cần có sự khuyến khích kịp thời khi học sinh có tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ) để khích lệ học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực và có đủ tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1399Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 tại trường TH Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tin trong giao tiếp, biết tham gia tốt các phong trào của lớp, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp. Các em đoàn kết biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các phong trào của lớp, xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. 
Tuy nhiên vẫn còn một số em do rụt rè từ những lớp nhỏ hoặc do ảnh hưởng lớn từ môi trường gia đình nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cần phải có nhiều thời gian mới thực hiện được.
 	Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Về phía giáo viên 
Hiện nay nhận thức về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế và chưa thực sự quan tâm. Mặc dù đã có tài liệu về kĩ sống và được tập huấn về cách dạy rèn kĩ năng sống cho học sinh nhưng giáo viên còn mơ hồ, chưa xác định được biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức hữu hiệu để dạy kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết học. Vận dụng dạy như thế nào cho phù hợp ? Học sinh rèn được những kĩ năng gì và vận dụng vào thực tế có hiệu quả không ?
 Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh, chưa quan tâm nhiều đến điều kiện gia đình của từng học sinh.
Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học và hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội còn hạn chế, thời gian ít và chưa được chú trọng đúng mức để nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao giá trị giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chưa nhiều, chưa phát huy được tinh thần tự tìm tòi sang tạo trong học tập cho học sinh.
- Về phía học sinh
Vẫn còn có một số học sinh chưa ngoan như đánh nhau, cãi nhau, chưa lễ phép, gây mất đoàn kết trong tập thể lớp Một số em còn rụt rè chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến với cô giáo và các bạn. Lời nói không rõ ràng, trả lời trống không,  
Nhận thực tự giác của các em chưa cao, chưa có ước mơ hoài bão, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định cho bản thân, còn hạn chế, một số học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa.
Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như điện tử, game cũng như những phim ảnh không lành mạnh đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập cũng như kĩ năng sống của các em. 
- Về phía các bậc cha mẹ học sinh
Các bậc cha mẹ cũng chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống nên chưa thật sự quan tâm để dạy con cái. Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều.
Do hoàn cảnh gia đình nên cha mẹ lo làm kinh tế nên chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình mà tất cả việc học tập của con em là do các cô giáo và nhà trường.
Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội và cuộc sống xung quanh học sinh là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong ứng xử với tình huống thực của cuộc sống.
Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, giáo dục cần trang bị cho học sinh những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.
 	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực để góp phần phát triển toàn diện nhân cách; giúp học sinh yêu đời, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. 
Thực trạng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học: Học tập không chỉ dừng lại ở việc nhận thức các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng nề về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính. Việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã đổi mới toàn diện giáo dục để đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn chưa theo kịp, chưa đổi mới phương pháp và nội dung còn đặt nặng kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng thực hành cho học sinh. Điều này đã dẫn đến tình trạng kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Qua thực tế giảng dạy lớp 5, tôi thấy chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em trong quá trình giao tiếp với thầy cô giáo còn rụt rè, với bạn bè trong lớp chưa tình cảm tự tin, khiêm nhường. Học sinh thể hiện kĩ năng sống còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn nhiều hạn chế, nhút nhát. 
Trước khi áp dụng đề tài. Tôi tiến hành khảo sát với chủ đề “Kĩ năng của em” của học sinh lớp 5A, 5B của Trường Tiểu học Trưng Vương như sau:
Tổng số HS
Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
 53
SL
%
SL
%
SL
%
5A (TS: 26)
3
5,7
8
15,1
15
28,3
5B (TS: 27)
5
9,4
9
17
13
24,5
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu của giải pháp
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học qua các kĩ năng sống như: sự hợp tác, nhận thức, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Từ đó, giáo viên lựa chọn đúng những nội dung, phương pháp phù hợp để dạy trẻ. 
Tìm hiểu nội dung, chương trình các môn học lớp 5 và hoạt động ngoài giờ lên lớp để nắm chắc kiến thức và kĩ năng của môn học, cũng như kĩ năng sống mà HS cần được học và tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể, nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các kĩ thuật dạy học tích cực thích hợp các hoạt động học tập và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em có thể thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
 Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống, cần có sự khuyến khích kịp thời khi học sinh có tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ) để khích lệ học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực và có đủ tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Với các hình thức hoạt động khác nhau, các mối quan hệ sẽ tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh sống khoẻ mạnh, có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kĩ năng hợp tác và giải quyết vấn đề khi tham gia các hoạt động tập thể; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục kĩ năng sống thực sự cần thiết. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng.
Để áp dụng một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường TH Trưng Vương có hiệu quả, tôi đi sâu vào ba giải pháp chính và hai giải pháp hỗ trợ sau đây:
- Tìm hiểu thông tin về học sinh;
- Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp vào các môn học;
- Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo;
- Tổ chức các hoạt động tập thể - Hoạt động ngoài giờ lên lớp (Vui chơi văn nghệ, thể dục thao thể. Hoạt động nhân đạo);
- Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản trong gia đình;
Những giải pháp chính để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5:
Giải pháp 1: Tìm hiểu thông tin về học sinh;
Ngay sau khi nhận lớp, giáo viên thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu. Giáo viên phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền đầy đủ nội dung các thông tin được ghi trong phiếu. Qua phiếu điều tra này, giáo viên nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, biết được hoàn cảnh gia đình, tâm tư để xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong buổi học đầu tiên giáo viên cho các em tự giới thiệu về mình trước lớp, khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện giữa cô và trò. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Qua đó phần nào nắm được đặc điểm, tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực...Và tiếp tục qua những tuần học sau, giáo viên chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp vào các môn học;
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao bản thân đã vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông, .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.
Ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học được giáo dục kĩ năng sống cho các em đó là các kĩ năng như: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác... 
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Khi dạy giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,Qua đó, sẽ được tạo cơ hội để học sinh thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như sống có trách nhiệm, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống, chăm sóc, kính trọng bố mẹ, ông bà, phụ nữ, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn; biết yêu quê hương, đất nước...
Ở môn đạo đức có nhiều bài học được giáo dục kĩ năng sống cho các em đó là các kĩ năng như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập vui chơi và trong cuộc sống; với người già, trẻ em; với phụ nữ; kĩ năng hợp tác; kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng trình bày... 
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
 	Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”, “Lập chương trình hoạt động”, “Tập viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch” người giáo viên cần tổ chức cho các em đóng vai, đối thoại, tự bộc lộ. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tổ chức cho các em đứng đóng vai, nêu những lí lẽ, dẫn chứng, bày tỏ ý kiến, Lúc đầu các em có thể rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng nếu được giáo viên nhập cuộc và kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là thái độ bình tĩnh, tự tin cùng những câu nói rõ ràng, diễn đạt gãy gọn và linh hoạt hơn trong khi tham gia đóng vai, đối thoại với các thuyết trình viên.
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
 	Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “ Những con sếu bằng giấy” GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Em đã làm được việc gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại? Tôi khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách hiểu của các em. Chẳng hạn: Chúng tôi gét chiến tranh. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân. Quên góp tiền, sách vở, quần áo để ủng hộ những nạn bị bom nguyên tử sát hại....)
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
 	Khi dạy các bài: “Một vụ đắm tàu; Lớp trưởng lớp tôi; con gái.” GV cho HS nhận xét cách xưng hô của các nhân vật trong truyện, lời lẽ, của các nhân vật khi giao tiếp
Học sinh nhận biết cách xưng hô của các nhân vật trong truyện là đúng thứ bậc, lời nói thể hiện sự thân mật, dễ đạt được mục đích giao tiếp. Học sinh biết thể hiện sự cần thiết phải ứng xử lịch sự khi giao tiếp trong cuộc sống. Dù trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích giao tiếp khác nhau nhưng các em luôn có thể hiện cách ứng xử lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp và hơn hết là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Có thể là trình bày nguyện vọng của mình với người khác kèm theo cử chỉ, nét mặt, lời nói, ngữ điệu. Có thể lắng nghe tích cực khi người khác nói.
Ví dụ: Sau khi học xong bài: “ Một vụ đắm tàu” GV hỏi HS: Em có nhận xét gì về cách giao tiếp của các nhận vật trong bài ? (Mi-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống cho bạn. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm biết lo lắng, chăm sóc khi bạn bị thương... Cách giao tiếp giữa các bạn thân mật, gần gũi thể hiện những tính cách điển hình của nữ giới và nam giới). Từ những việc làm của các nhân vật trong bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng vào cuộc sống. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Kính già, yêu trẻ”; “Tôn trọng phụ nữ”. Qua bài dạy giáo viên giáo dục, rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp ứng xử: kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, quan tâm giúp đỡ người già, trẻ em, tôn trọng phụ nữ.
Kỹ năng tự nhận thức
Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc: “Một vụ đắm tàu”. Sau khi HS hiểu được hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta thì Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thê nào khi bạn bị thương? ( Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. Qua đó, cho thấy Giu-li-ét-ta đã tự nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi thấy bạn bị thương).
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì? ( Ma-ri-ô có tấm lòng cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn. Qua đó, cho thấy Ma-ri-ô đã tự nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi thấy bạn biết bạn còn bố mẹ).
Ví dụ: Khi dạy bài “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. GV yêu cầu HS đọc các thông tin SGK trang 34, hỏi: Qua các thông tin trên, em cảm nhận như thế nào về đất nước và con người Việt Nam ? Em còn biết thêm gì về Tổ quốc của chúng ta? Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc, để đưa đất nước ta trở nên giàu mạnh?
HS quan sát tranh, trả lời : Việt Nam là đất nước tươi đẹp, có truyền thống văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới và phát triển từng ngày song vẫn còn là một nước nghèo. Yêu Tổ quốc Việt Nam, em cần cố gắng học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng đất nước càng ngày càng tươi đẹp hơn.
Kỹ năng hợp tác
Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”, “Lập chương trình hoạt động”, “Tập viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch”; “Ôn tập về viết đơn; “Lập bảng thống kê” người giáo viên cần tổ chức cho các em hợp tác với nhau tìm ra lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để luyện tập thuyết trình, tranh luận. Các em hợp tác với nhau tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê...
Ví dụ: Khi dạy bài “Hợp tác với những người xung quanh” (Tiết 1), (Đạo đức lớp 5), chúng ta có thể làm như sau: 
	Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời: Các em đã từng hợp tác với bạn bè hoặc với ai đó để cùng làm một việc bao giờ chưa? Đó là việc gì? Các em đã hợp tác như thế nào? Kết quả ra sao?
Học sinh trả lời: Em đã từng hợp tác với bạn bè trong tổ để trực nhật lớp. Em phối hợp với các bạn trong tổ để quét lớp, lau bảng. Kết quả lớp lúc nào cũng sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn, bảng đen.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Ví dụ : Khi dạy bài : “Có trách nhiệm về việc làm của mình”. Cho HS đọc truyện “ Chuyện của bạn Đức” và xem tranh ảnh SGK/6. Qua chuyện trên, em cần làm gì khi mình làm sai, mắc lỗi ? HS trả lời: Nhận trách nhiệm về việc làm của mình. Nhận sai và biết sửa chữa. Qua bài học rèn cho HS kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
 Bên cạnh môn Tiếng Việt và môn đạo đức thì ở môn khoa học: Chương “Con người và sức khỏe” các bài: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh ?; Vệ sinh ở tuổi dậy thì ; Thực hành nói không với các chất gây nghiện; Dùng thuốc an toàn; Phòng bệnh sốt rét; Phòng bệnh sốt xuất huyết; Phòng bệnh viêm gan A; phòng tránh HIV/AIDS ...” giáo dục các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lý qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh các chất gây nghiện và bệnh HIV/AIDS, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh ở tuổi dậy thì”. YCHS trả lời câu hỏi: Nên làm gì và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ? Học sinh trả lời: Cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. Đặc biệt thay quần lót, rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng tắm hằng ngày. Cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy.... Qua bài học này, học sinh rèn được kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm gì và không nên làm để bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể mình.
Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống bị xâm hại và tai nạn giao thông. Bản thân

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - NGÔ THỊ MINH.doc