SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

 “Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Đó là sự đánh giá, khái quát chung của toàn nhân loại về vị trí xã hội của trẻ em. Trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã từng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết ” Nhận rõ tầm quan trọng đó, trong mỗi thời kì lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo con người là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu hoá ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ.

 Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên Internet, mạng xã hội, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ.

 Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Chỉ thị 42 của TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề)

 Trong thời điểm giáo dục đạo đức nhân cách, lối sống được coi trọng. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống được đẩy mạnh, nhiều học sinh đã trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ ở nhiều nơi và đã được nêu gương, thì đây đó vẫn còn những học sinh chưa có đạo đức, lối sống phát triển đúng hướng cả về năng lực, phẩm chất và học tập.

 Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng hiện nay là công việc nhiều giáo viên hay né tránh vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, đội ngũ giám thị trong nhà trường không còn biên chế mà các lực lượng giáo dục khác chưa thể thay thế, tất cả dồn cho trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.

 

doc 20 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 70Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng sáng kiến: 
 Học sinh ngoan hơn, nghe lời thầy cô giáo, chăm chỉ trong học tập. Trong vui chơi với bạn bè, các em có ý thức hơn trong giao tiếp và cách xưng hô đúng mực thân thiện hơn. Xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực giảm hẳn. Tập thể lớp tôi chủ nhiệm luôn đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ đươc giao. Thành công của giáo viên chủ nhiệm lớp là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng để các em học tập và làm theo.
	*. Một số học sinh tiêu biểu
	1. Vũ Phương Dương(lớp 3A): Từ một HS cá biệt, lưu ban của năm học học trước, có những biểu hiện bất cần, chán nản trong học tâp ...nhưng với sự nổ lực, cố gắng của bản thân và sự động viên của GVCN em đã vươn lên với kết quả thật bất ngờ về nhiều mặt.
	2. Nguyễn Văn Linh(lớp 3D): Từ một HS có sức học rất yếu, cuối năm học lớp 1( năm học 2016- 2017) em phải thi lên lớp.... chỉ sau một thời gian ngắn, em vươn lên HS bình thường, với năng khiếu văn nghệ em đã có nhiều đóng góp cho tập thể lớp và đã để lại những ấn tượng rất đẹp cho bạn bè và các thầy cô giáo bộ môn ...
 3. Nguyễn Thị Hồng Vân (lớp 3D): Vì nhiều lí do nên năm học lớp 2 em thường xuyên nghỉ học, có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên... nhưng ở năm học lớp 3, em đã dần khắc phục và đã ý thức hơn trong học tập và rèn luyện phẩm chất, năng lực.
	Trên đây chỉ một vài học sinh tiêu biểu trong số nhiều em đã trở nên ngoan hơn sau quá trình cảm hóa của bản thân tôi trong công tác chủ nhiệm lớp các năm học gần đây, tất nhiên để có được sự thành công trên, tôi luôn ghi nhận sự phối hợp và hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, cùng với sự nỗ lực của bản thân các em và sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Có thể khẳng định rằng, các giải pháp nêu trên phù hợp với mọi đối tượng HS trong lớp. Cái được lớn nhất mà cả thầy lẫn trò thu hoạch được là thái độ làm việc, tinh thần học tập được nâng cao hơn, các em học sinh được tiếp cận nhiều hơn với thực tế cuộc sống được hợp tác, chia sẻ. Khẳng định rằng tính ứng dụng sáng kiến đã góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, cách cảm hoá học sinh hơn hẳn cách giáo dục nghiêm khắc trước đây. Thành công của giáo viên chủ nhiệm lớp là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng để các em học tập và làm theo. Tôi khẳng định rằng, các giải pháp nêu trong sáng kiến của tôi hoàn toàn phù hợp với phương pháp giáo dục đạo đức và lối sống cho HS trong giai đoạn hiện nay và nó hơn hẳn so với phương pháp giáo dục nghiêm khắc, sát phạt trước đây. Nó có thể áp dụng hiệu quả với tất cả các trường trong huyện. Đúng là tình yêu thương luôn mạnh hơn những lời quát mắng, sát phạt. Giải pháp trên còn phù hợp với tinh thần Đổi mới căn bản và toàn diện về Giáo dục trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Thu Hằng
Trường TH Gia Khánh A- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc
Lớp chủ nhiệm 3A
2
Tổ 2+3
Trường TH Gia Khánh A- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc
Khối lớp 2 : 170 HS
 Khối lớp 3 : 160 HS
3
GV tổ 2+3
Trường TH Gia Khánh A- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc
6 Giáo viên
 Tôi xin cam đoan: Đây là sáng kiến của tôi, không sao chép của người khác .

 Gia Khánh, ngày tháng 1 năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thu Hằng
 
 Họ tên chữ kí người chấm điểm
 Điểm
 Mã
Người số 1.
Người số 2..


Tên sáng kiến::"Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp".
 - Mô tả sáng kiến:
 “Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Đó là sự đánh giá, khái quát chung của toàn nhân loại về vị trí xã hội của trẻ em. Trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã từng căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết” Nhận rõ tầm quan trọng đó, trong mỗi thời kì lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo con người là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
 Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu hoá ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ.
 Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên Internet, mạng xã hội, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ.
 Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Chỉ thị 42 của TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề)
 Trong thời điểm giáo dục đạo đức nhân cách, lối sống được coi trọng. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống được đẩy mạnh, nhiều học sinh đã trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ ở nhiều nơi và đã được nêu gương, thì đây đó vẫn còn những học sinh chưa có đạo đức, lối sống phát triển đúng hướng cả về năng lực, phẩm chất và học tập. 
 	Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng hiện nay là công việc nhiều giáo viên hay né tránh vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, đội ngũ giám thị trong nhà trường không còn biên chế mà các lực lượng giáo dục khác chưa thể thay thế, tất cả dồn cho trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp. 
	 Chính vì lý do trên, là một giáo viên chủ nhiệm lớp bậc tiểu học, tôi đã quyết tâm tìm tòi, học hỏi và viết ra những kinh nghiệm của mình với mong muốn được đóng góp thêm một vài biện pháp giúp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp. 
 Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này chính là tìm phương pháp thích hợp nhất trong quá trình chủ nhiệm lớp để giúp các em học sinh tiểu học có nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu và giáo dục những em học sinh có những biểu hiện về phẩm chất, năng lực và học tập chưa tốt trở nên tiến bộ. Đồng thời giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường để hiện thực hóa mong muốn đó, rất cần nỗ lực cả trong tư duy và hành động của mọi người. Để làm tốt công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tình hình đạo đức, lối sống của học sinh tại trường tiểu học và học sinh trong độ tuổi của lớp do tôi làm chủ nhiệm tôi nhận thấy: HS bây giờ thích khuyên bảo nhẹ nhàng hơn là trách phạt. GVCN có “quyền lực” trong tay nhưng không phải vì thế mà lúc nào cũng lạm dụng nó, phải biết khi nào cứng rắn và khi nào mềm dẻo để xử lý các tình huống. Vì thế, ngoài năng lực chuyên môn, GVCN còn là một nhà tâm lý, hiểu thấu đáo những suy nghĩ, tâm tư của học trò. Nhiều lúc, GVCN phải tự đặt mình vào vị thế của HS để hiểu được hành vi và thái độ của các em với cương vị là người trong cuộc và cũng có những lúc, GVCN đóng vai trò như một quan tòa có lập luận sắc bén, biết cầm cân nảy mực và đặc biệt là phải quang minh chính đại, không thiên vị một ai...
 	Nếu trước đây HS rất chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô thì bây giờ có nhiều em ngỗ ngược, thích chơi hơn học, luôn muốn tự khẳng định mình. Vì thế, một GVCN muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước hết phải thực sự thương yêu HS, coi các em như người thân của mình. Khi đã có tình yêu thương thì người thầy sẽ hiểu và biết cách dạy HS, ngược lại các em quý mến GV của mình hơn. Chỉ khi tình yêu thương đặt đúng chỗ, HS mới cảm nhận được tình cảm từ trái tim thầy cô. Nói cách khác, giữa thầy và trò luôn có sự đồng điệu về tâm hồn.
 	Trên thực tế, cùng một HS cá biệt nhưng đối với thầy cô này thì em chống đối còn với thầy cô khác lại phục tùng và nghe lời? Rõ ràng, điều quan trọng không phải là HS đã phạm lỗi ra sao mà ở chỗ các em đã nhìn thấy lỗi của mình như thế nào? Làm được điều này chính là nhờ sự tâm huyết của GVCN. 
 Những biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp đó là:
1. Hiểu rõ học sinh của mình để hợp tác cùng các em
 1.1. Hiểu rõ học sinh của lớp mình chủ nhiệm:
	Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp.
Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học. Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em học sinh tiểu học, vấn đề tiền bạc không phải là  quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính  là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình...  vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng  có thể trở thành "tự kỷ"...
 1.2. GV luôn Hợp tác và chia sẻ với học sinh.:
	Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sinh.doc