SKKN Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường THPT Số 2 Văn Bàn

SKKN Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường THPT Số 2 Văn Bàn

- Việc nghiên cứu các nguyên nhân học kém là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với người giáo viên chủ nhiệm. Để giảm nhẹ cho công việc thu thập tài liệu về HS học yếu, kém chúng ta cần phải có những chương trình đặc biệt. Trong chương trình này có điểm ra những điều cần biết về HS. Chương trình cần nghiên cứu đầy đủ toàn diện về HS bao gồm: Nghiên cứu hoạt động nhận thức, lĩnh vực tình cảm, ý chí, hành vi và tình hình thể lực của các em. Căn cứ vào các dữ liệu như: trạng thái xúc cảm, lí trí hành vi và tình trạng thể lực, trạng thái chú ý và trí nhớ hoặc chức năng tâm lí riêng biệt nào đó của các em HS.

- Khi bắt tay vào nghiên cứu HS yếu, kém người GVCN cần thiết lập mối quan hệ cần thiết với em HS. Điều này sẽ giúp cho việc tìm hiểu được tốt hơn những đặc điểm cá nhân của HS. Nhằm mục đích này tôi thường dự giờ các giờ học lớp chủ nhiệm, thăm gia đình, tham dự vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia trò chuyện cùng HS.

 

doc 32 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 436Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh yếu kém, xây dựng chất lượng lớp chủ nhiệm 10A5 ở trường THPT Số 2 Văn Bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quan sát: Xuất phát từ những sự kiện bên ngoài của việc quan sát phải vạch ra được những đặc điểm cá nhân của HS và những đặc điểm đặc thù về nhân cách của em đó. 
- Hiệu quả của các cuộc trò chuyện phụ thuộc vào sự suy nghĩ kĩ càng về phương pháp tiến hành chúng, tùy thuộc vào kĩ năng, nghệ thuật và sự lịch thiệp cùa giáo viên. Các thủ thuật tiến hành phải được cá biệt hóa tối đa và chúng phải nhất thiết thay đổi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể , tùy theo cá tính của em học sinh cần nghiên cứu. Khi tiến hành các cuộc trò chuyện cần phải lưu ý không chỉ tới nội dung các câu trả lời của HS, mà cần phải tới cả cách thể hiện bên ngoài của HS trong khi trả lời, tới tính cách giọng nói và cách diễn đạt ngôn ngữ. 
- Những cái mà HS đã làm như bài làm văn, bài báo tường, sổ nhật kí, bức tranh vẽ, hình vẽ, vở HS, các mô hìnhsẽ cho ta nhiều điều quý báu nêu lên được đặc điểm của HS. Tất cả những dạng sáng tạo này của các em sẽ giúp ta tìm ra được những đặc điểm cá nhân của các em chỉ trong trường hợp nếu như sự phân tích những sản phẩm này là khách quan, và những cứ liệu thu nhận được sẽ được đối chiếu với những sự kiện khác nhận được bằng các thủ pháp khác về mặt phương pháp. Quy tắc này còn có liên quan đến việc sử dụng các bài tập thực nghiệm trong khi nghiên cứu các quá trình tâm lí riêng biệt của HS. 
- Một trong những yêu cầu quan trọng đối với công tác nghiên cứu HS học kém là việc tiến hành ghi chép có hệ thống các sự kiện quan sát trong một cuốn sổ tay dành riêng cho mục đích này. Trong quá trình nghiên cứu HS, sổ tay được sử dụng theo một hệ thống nhất định và có kế hoạch, nó cho phép ta nhìn thấy sự phát triển và vận động của HS, lập được kế hoạch đúng đắn cho toàn bộ công tác giáo dục và giảng dạy HS. Xin trích dẫn ra đây 1 ví dụ cụ thể như sau: 
Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm khi tiến hành làm công tác cá biệt với HS kém như trường hợp của HS Doãn Đình Trưỡng học lớp 11A1 năm học 2010 - 2011. Trong những năm trước Trường học kém và em phải thi lại để lên lớp, trong các giờ học em không chăm chú, thường xuyên nghỉ học đi chơi điện tử. Khi trong lớp tiến hành kiểm tra, em cảm thấy mình không được tự tin, tất cả sự chú ý của em đều nhằm vào việc làm sao để có thể chép bài của bạn mà thầy giáo không thấy. Phần lớn các giáo viên bộ môn đều cho rằng HS Trường không có năng lực mà lại lười biếng. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm khi quan sát tôi thấy Trường có năng lực bình thường và có sự phát triển chung không phải là kém. Điều này được thể hiện qua cách nói có văn hóa của em, qua sự hứng thú của em đối với thể thao và đối với việc đọc sách báo ở thư viện. Nhưng Trường chưa có thái độ đúng đắn đối với việc học tập, em thiếu các kỹ năng và kỹ xảo lao động độc lập, sự chú ý có chủ định ở em chưa được phát triển cũng như thiếu một vài phẩm chất cần thiết cho hoạt động lao động. 
Khi đến thăm gia đình Trường, tôi càng tin tưởng vào sự đúng đắn về những kết luận của mình hơn. Trường là đứa con trai độc nhất nên rất được chiều chuộng trong gia đình. Cha hoặc mẹ đã làm tất cả, Trường không tự lực làm cái gì cả. Từ những ngày đầu học tập, cha mẹ đã giúp em trong những khó khăn nhỏ nhặt nhất. Một sự bảo trợ quá ư tỉ mỉ như vậy đã làm giảm ý chí, năng lực và sáng kiến của em và chẳng bao lâu em đã không để ý đến việc lúc nào cần phải ngồi chuẩn bị bài vở, vì rằng tất cả những cái đó đã được mẹ em làm hộ.
Tôi đã phải làm việc nhiều để thay đổi cách giáo dục Trường trong gia đình. Trước hết cần phải thuyết phục cha mẹ về sự sai lầm của các hành động của họ, sau đó cùng với họ xác định các biện pháp giáo dục tiếp tục Trường. Họ đã xây dựng hệ thống giáo dục cho Trường những thói quen, kỹ năng, động cơ và tình cảm cần thiết cho việc học tập. Ví dụ, tôi và cha mẹ đã đòi hỏi Trường phải hoàn toàn tự lực thực hiện tốt các bài tập về nhà. Khi bài có thiếu sót nhỏ, hoặc làm cẩu thả, hoặc chưa hoàn thiện, họ động viên em phải làm lại hoặc sửa đúng. Mỗi một bài làm tốt đều được thưởng, và điều này gây cho em lòng tin tưởng vào sức lực của mình và tạo ra cảm xúc tốt. Việc tổ chức các bài tập bổ sung nằm mục đích dạy cho em các học đã có ảnh hưởng lớn lao đến việc hành thành các kỹ năng, kỹ xảo, đến việc giáo dục nhiều phẩm chất cần thiết để học tập tốt. Kết quả của công việc rất tinh tế, bền bỉ và hết sức chú ý của tôi và của gia đình đã làm cho em Trường có được sự hào hứng học tập và thích thú lao động nói chung và kết quả học tập về các bộ môn đã được nâng lên một cách rõ rệt, cuối năm học lớp 11 em đạt được danh hiệu HSTT.
- Từ kết quả điều tra, nghiên cứu, tôi đã đi đến kết luận rằng, công tác với học sinh kém đòi hỏi mỗi thầy giáo, giáo viên chủ nhiệm phải có nghệ thuật sư phạm và trong mỗi trường hợp cụ thể phải biết cách đi đến học sinh để giúp các em học tập tốt hơn và góp phần phát triển những tính cách tốt cần thiết cho cuộc sống và lao động. Kết quả của công tác cá biệt với học sinh học kém tùy thuộc vào việc sử dụng khéo léo sức mạnh giáo dục của tập thể, của tổ chức đoàn và đội, của phụ huynh và giáo viên. 
	3. Tạo niềm tin đối với học sinh:
	Người GVCN phải tự xây dựng cho mình một biện pháp riêng để xây dựng niềm tin cho bản thân học sinh, chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực của các em học sinh yếu rằng “mình không thể học tốt môn học đó” sang ý nghĩ tích cực rằng “mình có thể học tốt môn học đó”, từ đó xây dựng cho học sinh niềm tin vào bản thân mình, xây dựng động cơ học tập cho các em hướng đến việc học sinh có thể tự hoạch định mục tiêu, kế hoạch, phương pháp học tập của bản thân mình. Việc xây dựng niềm tin cho học sinh có thể bắt đầu từ 2 nội dung sau đây: 
3.1. Chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực thành ý nghĩa tích cực. 
- Đối với những HS yếu, kém khi làm bài kiểm tra hay bài tập bị điểm kém thì luôn có nhiều lý do biện hộ cho điểm kém đó, đại loại như sau: 
Khi giáo viên hỏi: Vì sao em không học bài cũ ở nhà? 
Thì câu trả lời của HS như sau: 
+ Em có học bài ở nhà nhưng khi thầy đặt câu hỏi, em quên nên không trả lời được. 
+ Em có học bài ở nhà nhưng câu hỏi của thầy không nằm trong phần nội dung em học, nên em không trả lời được. 
+ Em có học bài ở nhà nhưng thầy, cô nêu câu hỏi khó nên em không trả lời được 
GVCN hỏi: Vì sao em không làm bài tập về nhà ở SGK? 
HS trả lời: 
+ Bài tập ở SGK khó, em làm không được. 
+ Ở nhà em có làm nhưng khi lên bảng em quên công thức nên không làm được. 
+ Thầy dạy em không hiểu nên không làm được bài tập ở nhà 
GVCN hỏi: Vì sao em không thích học môn Toán? 
HS trả lời: 
+ Môn toán khó, em không làm được nên em ghét nó. 
+ Con ghét thầy toán, giọng thầy giảng khó nghe, khi lên bảng thầy toàn tra những bài tập khó 
+ Em không biết học toán để làm gì? Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của em. 
+ Em không biết gì về môn Toán cả, nhìn vào em rối tung rối mù lên em chẳng biết gì cả, em ghét nó, học chỉ mất thời gian thôi. 
Khi phụ huynh hỏi vì sao con bị điểm kiểm tra bài miệng kém, hoặc điểm kiểm tra bài 45 phút kém. 
Học sinh trả lời: 
+ Thầy giảng bài con không hiểu nên con trả lời không được, giọng thầy nói khó nghe. 
+ Con có học bài nhưng do thầy ghét con nên nêu câu hỏi khó, con không trả lời
+ Con có học bài nhưng do thầy ghét con nên nêu câu hỏi khó, con không trả lời được 
+ Con có ôn bài nhưng đề thầy ra khó nên con không làm được 
- HS sẽ tìm ra hàng trăm lí do để biện hộ cho các điểm kém của mình khi GVCN hay PHHS hỏi đến. Vậy làm sao để tạo cho các em một niềm tin trong học tập, để làm được điều đó, thì người GVCN hay PHHS phải chuyển hóa những ý nghĩ tiêu cực của HS sang ý nghĩa tích cực như: 
Em đã làm bài tập xong chưa, thầy biết thầy bộ môn đã cho em nhiều bài tập; mới đầu em làm sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều lần, quen dần em sẽ làm tốt hơn và nhanh hơn, thầy tin nếu cố gắng em sẽ làm được 
 + “Thầy toàn ra đề bài kiểm tra cực khó”. 
GVCN: Thầy đồng ý là bài kiểm tra thầy bộ môn ra khá phức tạp vì đó là để cho tất cả những câu hỏi trong kỳ thi học kỳ sẽ dễ dàng hơn đối với em. 
+“Em ghét thầy toán, thầy cứ đặt câu hỏi khó cho em”. 
GVCN: Thầy biết là em không ưa thầy toán vì thầy đưa ra nhiều bài tập và câu hỏi khó cho em. Rất có thể đó là vì thầy nghĩ em có tiềm năng học tốt và tiến bộ nhanh hơn một số bạn khác. 
+ Hay khi phụ huynh hỏi vì sao điểm môn Toán còn kém. HS “ Học Toán để làm gì? Nó chẳng liên quan gì đến cuộc sống của con.”, “ Bố đồng ý là đa số những công thức toán học thì không hữu ích lắm. Bên cạnh đó việc học môn toán sẽ giúp não bộ được rèn luyện để trở nên nhạy bén hơn và thông minh hơn, giúp con giải quyết được vấn đề trong cuộc sống”. 
+ “Học với hành, chỉ phí thời gian.”, “Bố đồng ý là việc học phí thời gian nếu con không biết tại sao con phải học, hay nếu con học chỉ vì bố mẹ. Đồng thời, nếu con đạt được mục tiêu vươn tới thành công, việc học sẽ mang lại cơ hội giúp con có được những gì con muốn”. 
+ “Việc học thật nhàm chán”. “Bố đồng ý và việc học nhàm chán và đó là lí do tại sao chúng ta phải tìm cách làm việc học trở nên vui vẻ và thú vị” 
- Thừa nhận ý kiến của các em là tiền đề cho bước chuyển hóa ý nghĩ tiêu cực sang ý nghĩ tích cực. Khi chúng ta công nhận quan điểm của con cái, chúng sẽ ở trong tâm thế thoải mái và để chấp nhận đề nghị của chúng ta hơn.
- Tôi hy vọng phương pháp chuyển hóa ý nghĩ tích cực là một công cụ hiệu quả mà mỗi giáo viên hay phụ huynh chúng ta vận dụng để tác động một cách tích cực đến suy nghĩ của HS hay con cái của chúng ta.
3.2. Mười bước thành công trong học tập
- Tạo niềm tin cho học sinh thông qua việc cho các em thấy “thành công tuy xa nhưng không phải là không thể đi đến” và GVCN dạy cho học sinh xây dựng mục tiêu, kế hoạch, phương cách học tập để có thể đạt được mục tiêu mà mình đưa ra. Có thể hướng dẫn các em theo các bước sau đây: 
Bước 1: Niềm tin tích cực 
Điểm gặp gỡ đầu tiên của tất cả học sinh xuất sắc là chúng có một cơ sở niềm tin tích cực. Chúng tin rằng chúng có thể và xứng đáng đạt được điểm tuyệt đối. niềm tin tích cực truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chúng trong học tập. Nếu giả sử chúng có sơ xuất hay không đạt được những gì đề ra, chúng không bỏ cuộc mà trái lại sẽ học hỏi từ sai lầm của mình và làm lại cho đến khi thành công. 
Bước 2: Đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng 
Yếu tố thứ hai phân biệt những học sinh giỏi này với những em còn lại là chúng hướng đến các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và trên tất cả, chúng biếtmình muốn gì trong cuộc sống. Các mục tiêu trong tương lai của chúng mang lại cho chúng nguồng động lực lớn thúc đẩy bản thân chúng có tinh thần và thái độ học tập chăm chỉ, trong khi những em khác bị phân tán vào những việc khác ngoài chuyện học tập. Chúng đặt ra những mốc cụ thể như đạt toàn điểm 10 trong kỳ thi và làm hết sức mình để đạt được điều đó. Chúng coi điểm số cao như một phương tiện giúp mình đạt được mong muốn trong cuộc sống. 
Trong khi đó, những học sinh trung bình dễ dàng bị phân tâm và thiếu hẳn động lực vươn lên, đơn giản vì chúng không có hướng đi cụ thể trong cuộc sống. Chúng không biết rằng mình học để làm gì. Đa số những em này học vì bị cha mẹ và thầy cô ép buộc phải học. Trả lời cho câu hỏi chúng muốn đạt kết quả như thế nào, chúng thường đáp rằng “Tôi không biết”, “Điều đó phụ thuộc vào mức độ khó của bài thi” hay “Tôi chỉ hy vọng mình thi đậu”. 
Bước 3: Quản lý thời gian 
Bước cần thiết tiếp theo là mà một học sinh “Điểm 10” thực hiện tốt là biết cách ưu tiên cho những việc quan trọng và quản lý thời gian tốt để hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Nếu không nắm được kỹ năng quản lý thời gian, chúng sẽ bối rối không biết cách phân bổ thời gian cho những yêu cầu trong học tập, hoạt động ngoại khóa, gia đình và giải trí. Chúng sẽ thường rơi vào trạng thái hoang mang không biết phải làm cái gì trước cái gì sau, hoặc để nước đến chân mới nhảy. Câu cửa miệng của những em này thường là “Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian” hay “Thôi cứ để đến mai hẵng hay”. 
Bước 4: Đọc nhanh 
Điều đầu tiên mà học sinh cần lên kế hoạch phải làm là đọc sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác. Các em cần luyện kỹ năng đọc nhanh, rút ngắn thời gian đọc sách và đọc hiệu quả hơn. 
a. Đọc phần tóm tắt trước 
Với việc đọc phần tóm tắc trước, HS có một khái niệm rõ ràng hơn, một cái nhìn tổng quan về các ý chính và các đơn vị kiến thức. Sau đó, khi đọc vào nội dung chi tiết, các em có thể lĩnh hội và nắm bài được tốt hơn. 
b. Đọc câu hỏi trước 
Các em cần đọc câu hỏi trước khi đọc nội dung. Khi biết câu hỏi trước HS có mục tiêu rõ ràng hơn khi đọc sách và có khái niệm sơ bộ về những thông tin chính cần nắm. Cách thức này sẽ gia tăng khả năng hiểu bài của người đọc lên đáng kể. 
c. Đọc với cây bút dẫn đường 
Đọc sách với cây bút dẫn đường cho ánh mắt người đọc qua từng dòng chữ, điều đó sẽ hiệu quả hơn trong việc nắm các ý chính. 
d. Đọc một lúc từng cụm 5-7 từ 
Mắt người có khả năng đọc được 5-7 từ trong một lúc. Làm cách này HS có thể đọc sách với tốc độ tăng từ 5-7 lần (khoảng 1500 từ/ phút). Giúp cho việc học của các em có hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian. 
Bước 5: Lọc ra thông tinh chính 
Khi đọc sách chúng ta không cần phải nhớ tất cả các từ có trong bài, điều quan trọng là các em cần xác định và thu tập những từ khóa có trong một đoạn văn. Chỉ có khoảng 20% từ khóa chứa đựng thông tin cần thiết để đạt điểm 10, nhờ vậy thời gian học và ôn bài giảm xuống đáng kể. 
Bước 6: Ghi chú bằng cả não bộ 
Chúng ta dùng cả não bộ vào việc sắp xếp các từ khóa và thông tin vào bảng ghi chú để ôn bài và ghi nhớ nhanh chóng. Bằng việc sử dụng cách ghi chú: sơ đồ tư duy, đồ thị phát triển, sơ đồ khái niện, bảng tóm tắt chương. 
Bước 7: Kĩ thuật ghi nhớ 
Để ghi nhớ tốt bài học hoặc các công thức một cách chính xác, đầy đủ và lâu dài thì cần gắn các bài học hay các công thức bằng các câu chuyện, bài thơ, hay kí hiệu hay hình ảnh minh họa hay một cái tên viết tắc nào đó. Trong bước này giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh xây dựng bản đồ tư duy để có thể hệ thống, tóm tắt kiến thức tốt hơn, dễ nhớ hơn. 
Bược 8: Ứng dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập, câu hỏi 
Hiếm khi nào những câu hỏi và đề thi ra giống hệt trong sách hoặc chỉ cần bê nguyên si những kiến thức trong bài học vào làm là đạt điểm 10. Vì thế những HS học vẹt chẳng mấy khi đạt điểm tuyệt đối. Chúng ta cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Các em phải là quen với tất cả các dạng câu hỏi và bài tập có thể ra thi (từ các đề thi cũ) và các bước để đưa câu trả lời tốt nhất có thể.
Bước 9: Ôn bài 
Các nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ con người có khuynh hướng quên đi 80% những gì được học trong vòng 24 giờ. Vì vậy ông bà ta thường có câu “văn ôn võ luyện” nghĩa là chúng ta phải ôn luyện thường xuyên nhưng việc ôn luyện phải có phương pháp (bằng các bảng tóm tắt và sơ đồ hóa kiến thức), chứ không phải đợi đến ngày mai thi thì hôm nay mới mang vở ra ôn thì quá muộn rồi.
Bước 10: Kĩ năng thi 
Những HS học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi (vì bộ não chúng ta cũng cần nghĩ ngơi khi đó khả năng tư duy và tái hiện được tốt hơn). Khi làm bài thi chúng ta cần đọc kĩ đề thi, gạch chân những từ khóa quan trọng của câu hỏi, biết cách trình bày bài ngắn gọn, xúc tích và quản lí thời gian hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất.
	4. GVCN lập kế hoạch cá biệt để giúp đỡ từng học sinh yếu kém tiến bộ, cuối năm học có thể được lên lớp.
- Trên cơ sở quan sát những hiện tượng tương tự và công tác làm chủ nhiệm trong nhiều năm, tôi đã đi đến một kết luận đúng đắn là lòng hăng say học tập thường bị mất đi trước hết là do những thất bại đầu tiên, do những khó khăn không khuất phục nổi trong khi lĩnh hội các môn học. Nếu như người giáo viên không nhận thấy kịp thời, bỏ qua những thời điểm này, thì những sai sót sẽ tích lũy đến mức độ trầm trọng, khi đó HS mất niềm tin vào khả năng nắm được môn học khó đối với họ. Vì vậy cần nghiên cứu kĩ những lỗ hổng trong kiến thức HS, tạo cho các em niềm tin vào bản thân và sức lực của mình, giúp các em khắc phục những khó khăn gặp phải. Trong một số trường hợp cần phải tiến hành với các em những cuộc tọa đàm nhằm phát triển lòng ham thích đối với kiến thức, đối với học tập và thu hút các em vào các nhóm nghiên cứu của các môn học.
Tôi xin nêu ra một trường hợp của HS Trần Viễn Đông lớp 12A1 trường THPT Số 2 Văn Bàn năm học 2011-2012: 
Học sinh Đông khi học lớp 10 vốn là một học sinh có học lực khá, nhưng khi lên lớp 11A1, em luôn ở trạng thái không muốn học, đối với nhiều môn học em không làm bài tập về nhà và bị điểm kém. Bằng nhiều lí do khác nhau em thường hay nghỉ học, trốn học, bỏ tiết có thái độ không tốt đối với giáo viên. 
Qua tìm hiểu nguyên nhân thì tôi được biết ở lớp 9 và lớp 10 em vẫn học tốt nhưng khi vào đầu HK I của lớp 11 Mẹ em bị ốm một thời gian dài, em thường xuyên phải nghỉ học đưa mẹ đi chữa bệnh, bố bỏ dơi 2 mẹ con, từ 2 lý do trên em càng chán nản, thường xuyên nghỉ học đi chơi điện tử, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn mà tự bản thân em không thể tự lấp đầy. 
Năm lớp 12, khi đến lớp Đông đã không phải là một học sinh ngoan ngoãn và ham hiểu biết như trước nữa: Em vi phạm kỉ luật, có thái độ thô lỗ với bạn bè, vô lễ với giáo viên, bỏ giờ bỏ lớp không có lí do. Khi nhận được những điểm kém thoạt đầu chủ yếu là môn toán, cậu học trò giàu lòng tự ái này dần dần đã lơ là các môn học khác. Những thất bại trong học tập đã làm em không tin vào sức lực của mình nữa. Khi được gọi lên bảng, em thường tuyên bố với giáo viên “em không biết gì hết”. 
- Với vai trò GVCN tôi đã lập một kế hoạch cùng kết hợp với giáo viên bộ môn xây dựng một hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, các bài tập căn bản cùng hệ thống các công thức, đồng thời các GV bộ môn đã tận tình hướng dẫn cho em ôn tập lại các kiến thức và giải bài tập vào các buổi học phụ đạo ở trường. Ở nhà mẹ em cũng nổ lực để hướng dẫn động viên giúp em học tập để lấy lại căn bản. Cùng với sự nổ lực của nhà trường, gia đình và chính bản thân HS nên dần dần các lỗ hổng trong kiến thức của em đã được lấp dần, giúp cho em lấy lại được niền tin vào khả năng của mình. Trong kì I của lớp 12 Đông đã là một HS khá, sau khi đỗ tốt nghiệp THPT em đã thi đỗ vào trường Cao đẳng Luyện kim Thái nguyên, hiện chuẩn bị tốt nghiệp để đi làm. 
- Việc GVCN không là công tác cá biệt ngay từ đầu và việc đưa em từ lớp này lên lớp khác mà không có những kiến thức và kỉ năng cần thiết đã làm kìm hãm sự phát triển của HS và gây ra nhiều khó khăn trong công tác dạy học. 
Tóm lại, điều quan trọng là phải nghiên cứu và phân tích đầy đủ, kịp thời, đặc điểm của từng khó khăn trong việc dạy và giáo dục những HS yếu, kém và xây dựng cho được kế hoạch công tác cá biệt với từng em. Đối với những em này cần tiến hành công tác cá biệt lâu dài, cần giao cho các em những bài tập riêng. 
	5. Khắc phục hiện tượng “nghiện” Game.
- Có thể nói một trong những vấn đề bức xúc và gây đau đầu nhất hiện nay là hiện tượng nghiện game trong giới trẻ, trong quá trình công tác chủ nhiệm tôi đã không ít lần gặp phải những HS nghiện game bỏ bê công việc học hành, cúp tiết trốn học.. Vậy chúng ta phải tìm hiểu vì sao con trẻ nghiện chơi game? 
- Game tạo ảo giác về việc làm chủ cuộc sống 
Với những đòi hỏi ngày càng cao từ trường học, gia đình và xã hội, thiếu niên ngày càng không khỏi có cảm giác mất đi khả năng làm chủ những gì xảy ra xung quanh và trong chính bản thân chúng. Chỉ khi ngồi trước màn hình vi tính, chúng mới có cảm giác dành lại khả năng kiểm soát mọi thứ trên đời. vẫn biết rằng đó chỉ là thế giới ảo, nhưng những cảm xúc mà chúng có khi say sưa bấm nút hoặc di chuyển con trỏ là thật, vì các trò chơi ngày nay được các “phù thủy game” thiết kế sống động như thật, thậm chí đối những bộ óc non nớt thì nó còn thật hơn cả cuộc sống ngoài kia, vì những nhà thiết kế đã khái quát hóa đời sống, phóng chiếu nó với một độ rõ nét và sinh động cực lớn. Cuộc sống trong các trò chơi mang lại cảm giác mạnh, khiến đứa trẻ, một khi rời màn hình, chỉ thấy cuộc sống xung quanh mình tẻ nhạt, nhàm chán. 
Chẳng phải vậy sao, chỉ cần chạm vào bàn phím, bạn có thể điều khiển nhân vật trong trò chơi theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Bạn cũng có

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giam_thieu_ty_le_hoc_sinh_yeu_kem_xay.doc