SKKN Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B trường TH Trưng Vương

SKKN Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B trường TH Trưng Vương

Tăng cường công tác kiểm diện nắm sát hoàn cảnh gia đình, năng lực học tập của học sinh. Trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu, vận động các em trở lại học theo kịp các bạn. Phân công đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập.

 Hàng tuần tuyên dương những em học yếu có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh yếu để cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt cho các em tham gia phụ đạo.

 Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần, nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của học sinh, như biểu dương khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhở những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tốt . Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém.Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường cá biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1552Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 4B trường TH Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà chúng ta cung cấp cho các em. Từ đó các em học tập có tiến bộ.
 Ở lứa tuổi này tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn và thích đi học hơn.
     Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục đối với từng đối tượng trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, dạy học và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất, tạo một bầu không khí, một môi trường thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui thích và trông đợi được đến trường. Xem trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục giống như trung học cơ sở hay trung học phổ thông cho học sinh tiểu học. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn hình mẫu phát triển của học sinh trong giai đoạn đó mà còn tuỳ thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh đó cũng như những tác động của gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học sinh mà ta có những cách thức giao dục thích hợp nhất cho các em để các em có thể phát triển một cách hài hoà trong học tập, nhận thức và hành vi khi các em tham gia vào các mối quan hệ với cộng đồng xã hội trong tương lai.
 	Mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành cho mọi công dân phải có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng lực sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Tạo cho thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như thời đại hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiển của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì 
công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần là vấn đề cần thiết phải tiến hành thường xuyên liên tục. Đó là tiền đề khơi dậy sự phát triển khả năng tự học vốn có của người Việt Nam hình thành cho các em những kiến thức khoa học độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát triển và tự giải quyết vấn đề đem lại niềm tin hứng thú cho các em trong mọi công việc. Giúp cho học sinh chuyển từ thói quen ỷ lại, thụ động chán học sang một trạng thái chủ động biết cách tìm lại những điều đã quên và nắm lại kiến thức trong nhà trường thấy được nhu cầu cần thiết của việc học và phát huy tìm năng sáng tạo của bản thân.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 
	Giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hàng năm gần đến mùa tựu trường là tất cả giáo viên xuống đường làm công tác điều tra, huy động các em đến lớp kể cả những em có hoặc không có điều kiện. Như chúng ta biết, trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm, tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm và dẫn đến bỏ học. Trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Với những thực tế đó bên cạnh còn có nhiều nguyên nhân khác như sau:
 + Sự nhận thức của cha mẹ các em về động cơ học chưa quyết đoán. 
 (Khi giáo viên đến vận động thì cha mẹ nói để hỏi ý nó coi chịu học không ). Một số gia đình còn đặt thẳng vấn đề với giáo viên vận động về dụng cụ học tập, quần áo, phương tiện đi lại, sau khi đáp ứng những yêu cầu đó xong thì con họ lại tiếp tục nghỉ nữa.
 + Hoàn cảnh kinh tế, điều kiện đi lại, nơi ở (gia đình nghèo phải đi nơi khác kiếm sống hay nhà quá xa trường, không phương tiện, đường xá cầu cống đặc biệt ở thôn Sơn Trà và các em gần chân đèo Chư Bao.
 + Sự bùng nổ về thông tin báo chí, điện tử ( phim ảnh đồi trị, trò chơi thiếu lành mạnh gần đây nhất là game. Từ đó cuốn hút các em tham gia vào con đường tệ nạn xã hội dẫn đến lười học chán học rồi bỏ học) 
Trường TH Trưng Vương nằm trên địa điểm giáp ranh thị trấn Buôn Trấp là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Krông Ana, bên cạnh những mặt tích cực thì còn rất nhiều tác động tiêu cực đến các em như các quán internet, nhiều trò chơi lôi cuốn các em Địa bàn kéo dài cũng là một khó khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi,chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.
   Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 20 em, trong đó nam 14 em, nữ 6 em. Ấn tượng không phai mờ là các em nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Tôi tự hứa với lòng mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp để tác động tích cực đến nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các em để tập thể lớp 4B trở thành một tập thể lớp Xuất sắc.
 Qua tìm hiểu tôi đã thu thập được kết quả của lớp trong năm học 2017– 2018 
như sau:
          + Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 91%.
       	+ Tỉ lệ duy trì sĩ số đạt : 98%.  
 	+ Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt, đạt 98%.
+ Điểm thi cuối kì ở các môn học đánh giá bằng điểm số đa số học sinh có nhiều tiến bộ và cao hơn so với năm học trước nhưng chưa cao. Kết quả các môn học và hoạt động giáo dục:
 -Kết quả cụ thể của lớp năm học: 2017 – 2018 như sau:
Các môn học và hoạt động giáo dục
Các năng lực
Các phẩm chất
T
H
C 
T
 Đ
CCG
T
Đ
C CG
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
3
13,6
17
77,3
2
9,1
3
13,6
17
77,3
2
9,1
3
13,6
17
77,3
2
9,1
+ Hoàn thành chương trình lớp học: 20/22
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 1. Mục tiêu của giải pháp 
 Là nâng cao sự nhận thức về cuộc sống, làm cho mọi người công dân hiểu và biết được tầm quan trọng của việc học góp phần vào việc nâng cao mặt bằng dân trí nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
 Nâng cao năng lực hiệu quả đào tạo, nhằm đảm bảo mỗi học sinh được phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ đồng thời hình thành cho học sinh kỷ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về khoa học kỹ thuật và hướng nghiệp từ đó tiếp thu những kiến thức mới trong quá trình học tập. 
 2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
 a, Nội dung:
	Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem tập thể lớp là gia đình của mình, học sinh là em, là con của mình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó có thể xây dựng được những biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho tất cả các lớp và áp dụng cho bất cứ năm học nào.
 b, Cách thực hiện giải pháp
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt công tác duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần :
 * Vận động kết hợp hình thức kể chuyện, tình huống:
	Từ trước đến nay, thông thường khi có học sinh có nguy cơ bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng đến nhà "vận động". Đây là một biện pháp được rất nhiều giáo viên chủ nhiệm áp dụng, thậm chí áp dụng một cách nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên kết quả cuối cùng ra sao? phần lớn là "ký biên bản". Đối với chúng tôi, đến nhà vận động học sinh có nguy cơ bỏ học cũng là một cách mà chúng tôi cũng áp dụng như bao giáo viên chủ nhiệm khác. Tuy nhiên, trước khi đi vận động học sinh, chúng tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân học sinh bỏ học và hoàn cảnh gia đình của học sinh. Từ đó chúng tôi tìm những mẩu chuyện phù hợp với tình huống để lồng ghép khéo léo khi đến nhà vận động học sinh. 
 * Vận động những người có uy tín trong họ hàng cùng vận động
	 Ngoài việc đơn thuần đi vận động gia đình để cho con đi học, chúng ta cũng có thể tìm đến những người có uy tín, học thức trong họ hàng cùng vận động. Bởi họ là những người có sức tác động mạnh, có thể giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc vận động các em.
 * Kết hợp bạn thân của học sinh đi vận động
	Lứa tuổi học sinh lớp 4,5 là lứa tuổi biến đổi mạnh mẽ tâm sinh lí, các em rất dễ bị lôi cuốn từ bạn bè. Trên cơ sở này chúng ta khéo léo xây dựng thành hình thức vận động thông qua buổi đi chơi, đi thăm bạn. Đây là một biện pháp không kém phần hiệu quả, nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ, thiết thực. Đối với những học sinh không muốn đi học thì việc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh cũng ít mang lại hiệu quả. Tuy nhiên việc đi vận động có kết hợp học sinh, những người bạn thân thì kết quả cũng rất khả quan.
 * Đối với học sinh vắng học đi chơi game
	Game là một trong những thú vui rất bổ ích cho con người. Tuy nhiên nếu lạm dụng game thì trở thành tai hại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, game có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả những ai đã từng chơi, trong đó có học sinh. Nghỉ học chơi game là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như công tác duy trì sĩ số. Các em vắng học nhiều rồi dần bỏ học. Đối với trường hợp này, ngoài việc liên hệ kết hợp với gia đình đến tiệm game kêu gọi các em về trường giáo dục.
 * Đối với học sinh vắng học theo nhóm
	Bỏ học đi chơi theo nhóm cũng là một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến công tác duy trì sĩ số. Nó không chỉ làm giảm một lượng lớn học sinh đi học mà còn có thể gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Đối với trường hợp này, tìm hiểu em nào "cầm đầu", hay rủ rê các bạn bỏ học để liên lạc với gia đình cùng hợp tác giải quyết, giáo dục các em. Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch "mỗi ngày rước một học sinh đi học". Cách làm này vừa chia tách các đối tượng hay trốn học vừa mang tính cảnh báo răn đe rất lớn. Với cách làm này sẻ mang lại kết quả khả quan. 
 * Đối với học sinh vắng học vì bị bệnh
	Bệnh là một trong những nguyên nhân buộc học sinh phải nghỉ học, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như việc duy trì sĩ số. Thông thường khi học sinh bị bệnh, giáo viên thường tiếp nhận thông tin từ gia đình qua điện thoại hay đơn xin nghỉ rồi giải quyết cho nghỉ có phép mà không biết các em bị bệnh như thế nào? Ngoài việc tiếp nhận thông tin, chúng tôi còn đến thăm các em để tìm hiểu, động viên các em và gia đình. Đây là cách làm không chỉ hữu ích về mặt tinh thần giúp các em mau chóng khỏi bệnh mà còn tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên-gia đình-nhà trường. Cách làm này góp phần rất lớn đảm bảo sĩ số lớp,với những đối tượng lợi dụng lấy lý do bị bệnh nghỉ học.
 * Tổ chức các trò chơi giữa các nhóm
	Bên cạnh việc vận động học sinh, thì biện pháp tổ chức các trò chơi là rất quan trọng. Cách này nhằm thu hút học sinh đến lớp, tạo môi trường thân thiện học tập. Cách này cũng được Tổng phụ trách và Ban phụ trách thiếu nhi thực hiện trong toàn trường. Tuy nhiên đối với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có thể sắp xếp thời gian tổ chức thêm các trò chơi giữa các nhóm trong lớp chủ nhiệm của mình ví dụ như: kéo co, đánh cờ, chuyền chanh,... Đây là một trong những cách rất hiệu quả để thu hút học sinh và phát động phong trào bởi các em được chơi thì sẽ không trốn học, nghỉ học đi chơi.
 *Đối với các em học yếu : 
	Tăng cường công tác kiểm diện nắm sát hoàn cảnh gia đình, năng lực học tập của học sinh. Trường tổ chức phụ đạo học sinh yếu, vận động các em trở lại học theo kịp các bạn. Phân công đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập.
	Hàng tuần tuyên dương những em học yếu có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh yếu để cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt cho các em tham gia phụ đạo. 
	Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng  học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần, nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của học sinh, như biểu dương khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhở những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài  Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tốt . Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém.Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường cá biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục.
 *Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: 
	GVCN kết hợp chi hội phụ huynh lớp đến những gia đình lớp mình có con em lao động sớm nhằm tâm tình thuyết phục gia đình dành thời gian học tập cho học sinh. Thông báo những văn bản về chế độ miễn giảm cho cha mẹ học sinh nắm. Kêu gọi hội phụ huynh học sinh giúp đỡ các em tập sách, cặp viết nhằm giúp các em đủ điều kiện đến trường và yên tâm trong học tập. 
 *Đối với gia đình đi làm ăn xa có khả năng dẫn con theo : 
	GVCN nắm danh sách các em có cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa để kịp thời báo BGH tên cha mẹ, địa chỉ cụ thể từng trường hợp để nhà trường kết hợp chính quyền địa phương để quan tâm sâu sát hơn những đối tượng này.Thường xuyên đến gia đình nắm tình hình động viên nhằm hạn chế học sinh bỏ học vì phải theo cha mẹ đi làm ăn xa nhất là các thời điểm sau tết, vụ mùa 
 * Về phía giáo viên chủ nhiệm( GVCN) lớp.
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật giáo dục , GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa, gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm trước để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Đặc biệt vào các  dịp nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì,..Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, học yếu mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ít quan tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần hết sức quan trọng để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt nhất. 
 Liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay cho cán bộ chuyên trách - Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp cha mẹ để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em học sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
 Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của cha me học sinh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa; xe đạp tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ  lẫn  nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. 
 (Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn)
 Hiện nay, trong môi trường giáo dục đã có không ít những trường hợp học sinh thường xuyên trốn học vì đam mê và nghiện ngập trò chơi trên Internet dẫn tới thường xuyên nghỉ học tình hình học tập sa sút rồi bỏ học. Trong quá trình chủ nhiệm những năm học vừa qua đã có trường hợp vì sự lôi cuốn của các trò chơi game đã thu hút dẫn đến bỏ học. Để hạn chế những trường hợp trên GVCN luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh hưởng của các tác động xã hội này từ đó có thể tìm hiểu để đề ra các biện pháp ngăn chặn tác động này đặc biệt là phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân  để từ đó phối hợp cùng với các lực lượng xã hội gia, đình nhanh chóng kìm chế sự tác động tiêu cực đến học sinh để các em đi học thường xuyên hơn góp phần duy trì sĩ số học sinh. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, GVCN chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu và cũng rất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường, luôn luôn biểu dương các em học yếu có tiến bộ.
IV. TÍNH ĐỔI MỚI CỦA GIẢI PHÁP: 
	Việc làm mới mẽ, hữu ích và hiệu quả nhất để lôi cuốn học sinh đi học chuyên cần hơn là việc tổ chức sinh nhật cho các em. đây là một một việc làm mà các em rất thích và lúc nào cũng mong đợi đến cuối tuần để dự sinh nhật của một bạn nào đó hay là của mình. 
	Ngay từ khi nhận lớp, tôi tìm hiểu ngày tháng sinh của các em rồi đưa về cùng một nhóm, phát động gây quỹ và xây dựng kế hoạch tổ chức sinh nhật cho các em. Do không có thời gian có thể tổ chức sinh nhật cho các em theo tháng và lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp. Không cần sang trọng, không cần quà có giá trị mà chỉ cần những lời chúc của giáo viên chủ nhiệm và bạn bè trong lớp, những món quà bé nhỏ và nhất là không khí ấm áp vui tươi của tập thể cũng đủ đem đến cho các em sự hạnh phúc, phấn khởi. Qua cách làm này chúng tôi thấy các em rất thích, đoàn kết và cố gắng học tập và đi học đều hơn.
 ( Hình ảnh: Một buổi sinh nhật của các em sinh vào tháng 10)
Bên cạnh đó giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một năm học cho tất cả các mảng của công tác chủ nhiệm.
Xác định thời gian thực hiện và người thực hiện đối với các hoạt động mà giáo viên đã định hướng.
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối hợp khác như: Đội TNTP; Thư viện; Văn thư; Giáo viên bộ môn và gia đình học sinh
Trong quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được thực hiện thường xuyên liên tục trong các tiết học, buổi học và trong các hoạt động của lớp.
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
	Qua việc thực hiện các biện pháp trên kết quả cho thấy học sinh ham học hơn, học tập có tiến bộ, năng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN NGUYỄN THỊ THẨM.doc