SKKN Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương

SKKN Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương

Trong bộ môn Âm nhạc nói chung và Tập đọc nhạc nói riêng, luyện tập cao độ là khó hơn cả. Với các em phải tiến hành tuần tự từ những âm dễ đọc nhất, phù hợp với tầm cữ giọng các em rồi mới mở rộng thành thang âm 5 âm và 6 âm.

- Trước hết, giáo viên nên cho học sinh tập những vần ít âm với âm “son” làm trung tâm ( như: mi, son, la, son, đô), quãng 5 (rê, mi, pha, son, la; đô, rê, mi, pha, son). Sau khi hình thành được thang 5 âm sẽ dạy tiếp quãng 6 (đô, rê, mi, pha, son, la) tùy tình hình thực tế của từng bài Tập đọc nhạc.

 Để thực hiện nội dung trên, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như sau:

+ Đọc nhạc theo tháp cao độ: Dùng trục gam Đô trưởng, dựa theo thang âm có trong bài vẽ tháp cao độ cho học sinh hình dung ra độ trầm bổng của âm thanh một cách cụ thể hơn.

 + Đàn cao độ các nốt nhạc có trong bài Tập đọc nhạc, nhắc nhở học sinh chú ý lắng nghe và đọc nhẩm theo đàn. Đọc to cao độ theo đàn từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp hoặc đọc theo cặp 2 nốt trong phạm vi từ nốt Đô 1 lên đến nốt Xi.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3529Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc nhạc. Từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn, hứng thú với các bài Tập đọc nhạc, đọc đúng cao độ, tiết tấu các nốt nhạc.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
	Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.	
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc của học sinh khối 4 năm học 2015 – 2016 thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. 
Lớp
Nắm được tên và vị trí nốt nhạc
Chưa nắm được tên và vị trí nốt nhạc
Đọc tốt
Đọc chưa tốt
4A
4/26
22/26
4/26
22/26
4B
5/24
19/24
5/24
19/24
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Về CSVC của trường chưa thật đầy đủ, chưa có phòng chức năng riêng để học Âm nhạc.
Do môn học đòi hỏi phải có năng khiếu nên một số em còn đọc sai cao độ, chưa đọc đúng tên nốt nhạc, chưa biết gõ đệm chính xác theo nhịp, phách, tiết tấu. 
Điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo, phục vụ dạy Tập đọc nhạc như tranh trò chơi âm nhạc còn ít, chưa phong phú.
Trường có một số em là học sinh đồng bào, các em tiếp thu chậm và còn rụt rè, nhút nhát.
Ý thức học tập và khả năng tiếp thu của một số học sinh chưa cao.
Một số phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở con em mình học tập, cũng như chuẩn bị đồ dùng học tập môn Âm nhạc chưa đầy đủ.
 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Trường Tiểu học Trưng Vương nằm trong địa phận xã Bình Hòa, là một xã có đời sống kinh tế khó khăn. Phụ huynh học sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông cho nên sự quan tâm đến việc học tập của con em chưa nhiều. Mặc dù các em rất yêu thích môn âm nhạc nhưng khi lên lớp 4, 5 khối lượng kiến thức các môn học chính như Toán, Tiếng Việt của các em ngày càng nặng dẫn đến việc sao nhãng việc học âm nhạc.
Đối với học sinh Tiểu học tâm lý các em chưa ổn định, trí tuệ các em phát triển chưa hoàn chỉnh nên các em học dễ thuộc nhưng nhanh quên, mỗi tiết học âm nhạc thời lượng chỉ có 35 đến 40 phút mà phân môn Tập đọc nhạc chỉ có thời gian khoảng 20 phút để học một bài Tập đọc nhạc nên ít có thời gian để kiểm tra, chỉnh sửa cho từng học sinh. Hơn nữa ở lớp 3 các em chỉ có một tiết học để làm quen với các nốt nhạc nên lên lớp 4 các em chưa nhớ hết vị trí các nốt nhạc trên khuông. Vậy, làm thế nào để giúp học sinh đọc tốt các bài Tập đọc nhạc, nhớ vị trí, tên gọi, hình nốt, trường độ các nốt nhạc là điều trăn trở của tôi mỗi khi đến lớp. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên tôi xin mạnh dạn trinh bày kinh nghiệm của mình về vấn đề này.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Mục tiêu của giải pháp
Giúp học sinh xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt đúng hình các nốt nhạc, ghi nhớ trường độ của mỗi hình nốt nhạc, đọc đúng cao độ, trường độ các bài Tập đọc nhạc trong chương trình Tập đọc nhạc Tiểu học. 
Truyền tải được toàn bộ nội dung bài học đến học sinh, học sinh lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo, hứng thú và học tốt hơn phân môn tập đọc nhạc.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
Trước hết người giáo viên cần phải cho học sinh nắm rõ được lý thuyết nhạc như: Khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc. Giới thiệu cho học sinh biết hình nốt trắng, đen, móc đơn, dấu lặng đen, dấu lặng đơn. Giới thiệu về nhịp lấy đà, vạch nhịp, vạch kết thúc bài. Khái niệm về dấu nối, dấu luyến, dấu quay lại, khung thay đổi .v.v. 
Dưới đây là một số phương pháp tôi đã thực hiện đối với học sinh của mình kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu. Tôi nhận thấy các phương pháp này rất phù hợp với phân môn Tập đọc nhạc:
Các bước lên lớp theo đúng quy trình của phân môn Tập đọc nhạc
Khi học sinh đã nắm chắc về kiến thức nhạc, trong giờ lên lớp, giáo viên cần phải tùy vào đối tượng học sinh để dạy theo đúng quy trình, đúng các bước lên lớp như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên bài (bằng các hình ảnh trực quan thì bài học sẽ sinh động hơn, gây được sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh hơn).
Bước 2: Xác định tên nốt, hình nốt.
Bước 3: Tập tiết tấu của bài Tập đọc nhạc.
Bước 4: Đọc cao độ theo thang âm, giáo viên đàn học sinh đọc.
Bước 5: Giáo viên đàn giai điệu bài Tập đọc nhạc phân theo câu hát.
Bước 6: Học sinh đọc kết hợp gõ phách.
Bước 7: Đọc lời ca.
Bước 8: Ghép lời ca.
Bước 9: Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân, dãy, bàn.
Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc
	Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc,  đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu văn như sau:
	Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới
Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất
Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất
Nốt Pha: ở khe thứ nhất
Nốt Son: ở dòng kẻ thứ hai
Nốt La: ở khe thứ hai
Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba.
Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh .
Hoặc cho học sinh thi đua học thuộc bài thơ “Bàn tay xinh”.
Nhìn vào năm ngón bàn tay
Giống như khuông nhạc nó thay năm dòng
Bàn tay, mà học thật thông
Em đọc nốt nhạc thật không khó gì
Nay đây ngón út tên mi
Ngón son đeo nhẫn, ngón xi liền kề.
Ngón trỏ tên gọi là rê
Ngón pha liền kề, anh cả bàn tay.
Bàn tay em lật, em xoay
Lẩm nhẩm một tí thuộc ngay ấy mà.
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
	Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
 Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
	Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
Hướng dẫn luyện tập đúng cao độ và trường độ cho học sinh
 Luyện tập về cao độ:
- Trong bộ môn Âm nhạc nói chung và Tập đọc nhạc nói riêng, luyện tập cao độ là khó hơn cả. Với các em phải tiến hành tuần tự từ những âm dễ đọc nhất, phù hợp với tầm cữ giọng các em rồi mới mở rộng thành thang âm 5 âm và 6 âm.
- Trước hết, giáo viên nên cho học sinh tập những vần ít âm với âm “son” làm trung tâm ( như: mi, son, la, son, đô), quãng 5 (rê, mi, pha, son, la; đô, rê, mi, pha, son). Sau khi hình thành được thang 5 âm sẽ dạy tiếp quãng 6 (đô, rê, mi, pha, son, la) tùy tình hình thực tế của từng bài Tập đọc nhạc.
 Để thực hiện nội dung trên, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như sau:
+ Đọc nhạc theo tháp cao độ: Dùng trục gam Đô trưởng, dựa theo thang âm có trong bài vẽ tháp cao độ cho học sinh hình dung ra độ trầm bổng của âm thanh một cách cụ thể hơn.
	+ Đàn cao độ các nốt nhạc có trong bài Tập đọc nhạc, nhắc nhở học sinh chú ý lắng nghe và đọc nhẩm theo đàn. Đọc to cao độ theo đàn từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp hoặc đọc theo cặp 2 nốt trong phạm vi từ nốt Đô 1 lên đến nốt Xi.
	+ Điều quan trọng nhất ở phương pháp này là tập cao độ trên nền giai điệu của bài Tập đọc nhạc để các em dễ dàng bắt vào cao độ của bài Tập đọc nhạc.
Ví dụ: TĐN số 1: SON LA SON
Trong bài Tập đọc nhạc số 1, cao độ gồm có các nốt: Đô, rê, mi, son, la. Chúng ta sẽ vẽ tháp cao độ như sau:
La
Son
Mi
Rê
Đồ
Sau khi học sinh quan sát tháp cao độ xong, giáo viên nhắc học sinh chú ý độ cao của từng nốt, nốt nào nửa cung, nốt nào một cung. Ở đây vị trí nốt pha bị bỏ trống, từ mi lên pha là nửa cung, từ pha lên son là một cung. Như vậy khi đọc cao độ từ mi lên son phải phân biệt được là đọc một cung rưỡi (1,5 cung). Khi thể hiện thang âm độ cao bằng tháp cao độ như thế này, học sinh sẽ dễ hình dung và đọc chính xác hơn cao độ các nôt nhạc, tiết học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Luyện tập về trường độ:
	- Đối với học sinh tiểu học, việc kết hợp đọc cao độ và tiết tấu cùng một lúc là hết sức khó khăn, học sinh sẽ lúng túng, bị áp lực nhất là với học sinh không có năng khiếu. Để học sinh có thể thoải mái và tiếp thu bài tốt, giáo viên cần dạy luyện tập trường độ riêng bằng cách đọc và gõ (vỗ tay) tiết tấu. Đọc tiết tấu với các âm phải ngắn gọn, không rườm rà: Nốt đen đọc là “đen”, nốt trắng đọc là “trắng”, nốt móc đơn đọc là “đơn”, dấu lặng đen đọc là “lặng”Ngoài ra, giáo viên có thể gây hứng thú và sự chú ý của học sinh bằng việc đọc tiết tấu bằng các tiếng tượng thanh: ring, tùng. 
	- Đọc âm tiết tấu có ưu điểm là không ồn ào, tập trung được sự chú ý của học sinh, linh hoạt và tiết kiệm được thời gian.
	- Sau khi đọc tiết tấu xong, giáo viên có thể cho học sinh đọc kết hợp gõ đúng tiết tấu, gõ theo phách. Như vậy khi vào bài học sinh sẽ chủ động hơn trong việc đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu.
Ví dụ: TĐN số 6: MÚA VUI (Trích)
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
Luyện tiết tấu:
 Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng.
Có thể thay cách đọc tiết tấu trên bằng các tiếng tượng thanh: 
 Rinh rinh tùng rinh rinh tùng rinh rinh rinh rinh tùng.
 Đọc nốt nhạc trên khuông nhạc
Đây là phần khó nhất trong bài bởi vì chính phần này sẽ đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh được tổng hợp từ hai phần trên. Ở lứa tuổi tiểu học sự kết hợp cùng lúc vừa nhớ tên nốt, độ cao, vị trí và hình tiết tấu của nốt nhạc đó là điều không hề đơn giản đối với các em. Nên tôi phải có sự chuẩn bị để rèn luyện cho các em từ những lớp dưới. Cũng thông qua trò chơi giúp các em nhớ nốt trên khuông như trò chơi: "Khuông nhạc bàn tay" . Có thể có hai cách thực hiện trò chơi này như: 
- Tôi chỉ các vị trí nốt tương ứng trên bàn tay, học sinh nói tên nốt.
- Tôi nói tên nốt, học sinh chỉ trên bàn tay của mình. 
 Ngoài ra còn có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: "Gắn nốt nhạc trên khuông" 
Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ lời
Các em đọc nhạc và ghép lời ca không đều là do các em không tập trung lắng nghe khi giáo viên bắt giọng và các em bị cuốn nhịp, không đọc đúng nhịp không giữ được nhịp độ ban đầu và có xu hướng nhanh dần lên.
	Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên phải chú ý bắt giọng tạo được sự chú ý của học sinh.
	Dạy học sinh chính xác về cao độ và trường độ, cho học sinh đọc nhạc và hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca đều chính xác sẽ giúp học sinh hát lời chính xác và đúng nhịp. Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài.
	Học sinh nghe và nhận xét bạn, giáo viên nhận xét chung sửa sai uốn nắn kịp thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng.
	Một số bài tập đọc nhạc, ở cuối câu có chỗ ngân dài 2 hoặc 3 phách thì giáo viên nên đếm phách để học sinh ngân cho đủ và kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát và ngân cho đủ, kết hợp vỗ tay theo phách học sinh sẽ hát đúng trường độ .
	Sau khi tập đọc nhạc xong muốn ghép lời ca diễn cảm và đúng trước hết các em phải thực hiện đúng cao độ, trường độ như đã nêu trên.
	Giáo viên nên giới thiệu nội dung bài tập đọc nhạc nói về điều gì, sắc thái thể hiện ra sao, vui hay êm dịu nhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát, phải có cảm xúc khi hát thể hiện được tâm hồn của mình vào nội dung tác phẩm như (tình bạn bè, cha mẹ, thầy cô quê hương, mái trường).
	Hướng dẫn các em phát âm rõ lời, chính xác gọn tiếng chỗ nào luyến lên hay luyến xuống phải thể hiện được.
	Trong lúc dạy tập đọc nhạc không nên cho các em đọc to quá gây ra khan tiếng mệt giọng ảnh hưởng đến giọng và không thể hiện nội dung bài tập.
	Giáo viên khi bắt giọng cho học sinh đọc nhạc phải bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác.
 Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
	Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu
	Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp 
Các biện pháp định hướng cho những giải pháp tiến hành và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau, bám sát vào hoàn cảnh và mức độ tiếp thu bài của từng đối tượng học sinh. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng dạy sao cho tiết học đạt kết quả cao nhất.
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
 Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tập đọc nhạc thì kết quả học tập của học sinh có chuyển biến theo hướng tích cực. Âm nhạc đã làm cho các em có một tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn và các em hứng thú hơn để học tốt các môn học khác.
 Tạo không khí thân thiện, luôn gây hứng thú để tiết học không nhàm chán, tạo hiệu quả cao khi học tập đọc nhạc.
 V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau một thời gian đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Tôi tiến hành khảo sát phần tập đọc nhạc các em ở lớp 4A, 4B trường tiểu học Trưng Vương năm học 2016-2017; 2017-2018.Cụ thể như sau:
 Áp dụng đề tài năm học 2016-2017:
Lớp
Nắm được tên và vị trí nốt nhạc
Chưa nắm được tên và vị trí nốt nhạc
Đọc tốt
Đọc chưa tốt
4A
7/23
16/23
7/23
16/23
4B
6/22
16/22
6/22
16/22
Sau khi áp dụng đề tài thi tôi thấy năm học 2017- 2018 phần tập đọc nhạc có sự tiến bộ vượt bậc.Nhiều học sinh nắm được tên và vị trí nốt nhac, đọc tốt cụ thể là :
Lớp
Nắm được tên và vị trí nốt nhạc
Chưa nắm được tên và vị trí nốt nhạc
Đọc tốt
Đọc chưa tốt
4A
24/26
2/26
24/26
02/26
4B
19/23
4/23
19/23
04/23
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh đạt loại Hoàn thành và hoàn thành tốt nâng cao một cách rõ rệt: 
Lớp 4A:	 Hoàn thành tốt (T): 7 em
 Hoàn thành (H): 19 em 
 Chưa hoàn thành (C): 0 em
Lớp 4B: Hoàn thành tốt (T): 5 em
 Hoàn thành (H): 18 em 
	Chưa hoàn thành (C): 0 em
Qua nghiên cứu, thực hiện đề tài đã đạt được hiệu quả cao tại trường, ta nhận thấy sau khi học Tập đọc nhạc theo phương pháp mới các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, không còn chán nản khi học tập đọc nhạc nữa, chất lượng học tập được nâng cao đáng kể. Các em yêu thích các nốt nhạc, thích đọc bài tập đọc nhạc, các em đã xác định đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc và yêu thích bộ môn âm nhạc hơn, thích học hát, do đó kỹ năng ca hát của các em cũng được nâng lên. Các hoạt động, phong trào văn hoá văn nghệ trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-NGUYEN_THI_THANH_HUE (1).doc