SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình

SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình

Cơ sở thực tiễn( thực trạng) của vấn đề nghiên cứu.

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không đảm bảo được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp đên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các điều kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì tất sả các khâu trong chuỗi bảo đảm chất lương thực phẩm ( Từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển , kinh doanh, sử dụng) đều phải đạt vệ sinh và an toàn. Nếu bất kỳ khâu nào không đạt yêu cầu thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm đều có thể xảy ra. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là của tất cả mọi người trong xã hội từ các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể đến các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh và đến cả người sử dụng.

- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch,, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ vô cùng nhỏ bé.

Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù, nước đọng rất mất vệ sinh. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất đáng báo động.

- Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, cần phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm.

- Áp dụng vào trong công tác chăm sóc Học sinh trường Phổ Thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình.

- Căn cứ chế độ ăn uống, sinh hoạt của học sinh tại bếp ăn tập thể trường phổ thông DTNT Tỉnh Hòa Bình.

 

doc 12 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 681Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 toàn quốc. 
	Là trường trung học phổ thông, nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại điều 3 của Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 về việc ban hành Điều lệ trường trung học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, những nhiệm vụ và quyền hạn đó là :
	1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
	2. Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cộng đồng theo quy định của nhà nước;
	3. Quản lý phòng giáo vụ và học sinh;
	4. Quản lý đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
	5. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục;
	6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng;
	7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhà trường là một đơn vị có bề dày truyền thống lịch sử, là địa chỉ tin cậy cho nhiều thế hệ học sinh, con em các dân tộc trong Tỉnh học tập và rèn luyện. Đến nay, cùng với sự trưởng thành của nhà trường, hàng ngàn học sinh, nay trở thành những cán bộ cốt cán trong các cơ quan, tổ chức của Tỉnh, mà sự khởi đầu là những ước mơ ấp ủ từ chính ngôi trường thân yêu này.
Với đặc thù là trường nội trú, với tính chất chuyên biệt của mình ngoài mục tiêu đào tạo học sinh có trình độ kiến thức, nhà trường còn phải chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của các em. Ngoài kiến thức, việc chăm lo cho các em trong ăn ở, sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe  cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 
Để làm được điều đó, việc xác định: Xây dựng môi trường nội trú có nếp sống văn minh, lành mạnh; bếp ăn tập thể an toàn vệ sinh là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho các em học sinh yên tâm học tập. Có như vậy mới có thể phát huy hết năng lực, trí tuệ của cá em trong học tập, rèn luyện và đạt được mục tiêu đó cũng là góp phần không nhỏ vào việc thành tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.
	Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của trường nhiều khi vẫn nằm ngoài chủ quan của các nhà quản lý. Qua thực tiễn cho thấy, nhiều sản phẩm khi được cung cấp cho bếp ăn thực sự chưa qua kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống. Việc này đôi khi đã vượt quá khả năng kiểm soát của bếp ăn nhà trường. 
Nhìn vào thực tế số lượng học sinh ăn, ở, sinh hoạt tại trường là khá lớn (426 học sinh), do đó việc chế biến thức ăn, thực phẩm hàng ngày đã trở thành một thách thức đối với nhà bếp trong việc đảm bảo sức khỏe cho học sinh qua các bữa ăn hàng ngày. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để có một cơ thể khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học như vậy mới giúp học sinh luôn có một bữa ăn ngon nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hiện nay nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể là rất lớn, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của cộng đồng. trước tình hình trên việc nâng cao trách nhiệm đối với mỗi đơn vị trường học trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn tập thể là việc làm rất cấp bách và cần thiết. Nhân tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 2013 với chủ đề “ An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”. Vấn đề vệ sinh anh toàn thực phẩm đang là mối quan tâm không chỉ của nhà trường mà là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả một quá trình. Từ khâu sản xuất chế biến đến khâu tiêu dùng đều đòi hỏi ý thức trách nhiệm không chỉ của các cơ quan quản lý mà cả những người trực tiếp phục vụ, nó quyết định đến các yêu cầu, mục tiêu mà nhà trường, ngành giáo dục đề ra, nó có sự tác động trực tiếp thể chất, trí tuệ, và niềm tin của nhân dân khi gửi con đến học tập và rèn luyện tại nhà trường. Việc giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học nhất là bếp ăn tập thể có số lượng lớn như trường Phổ Thông Dân tộc Nội Trú Tỉnh càng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt. 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình ăn, ở sinh hoạt của các em học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Hòa bình. 
Việc giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học nhất là bếp ăn tập thể có số lượng lớn như trường Phổ Thông Dân tộc Nội Trú tỉnh càng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ của học sinh nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của thế hệ trẻ trong xã hội.
3.2.Đối tượng nghiên cứu:
Để góp phần đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh trong học tập và sinh hoạt tại trường phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Hòa Bình .Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ của học sinh nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của thế hệ trẻ trong xã hội. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tập thể trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình”. Để nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp học sinh có sức khỏe tốt để học tập và rèn luyện tại trường.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh khu vực ăn uống, tẩy chay những sản phẩm không đảm bảo an toàn. thì sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất những sự cố ngộ độc thực phẩm đáng tiếc xảy ra, để đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Để các em học sinh có cơ thể khoẻ mạnh, cần phải quan tâm tổ chức tốt bữa ăn hàng ngày đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cần bố trí, sắp xếp công việc cho hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định, coi các em học sinh như chính con em của mình để phục vụ. 	
 Thường xuyên kiểm tra xuất nhập hàng hoá, đảm bảo đúng, đủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xác định mục tiêu xây dựng môi trường nội trú có nếp sống văn minh, lành mạnh, bếp ăn tập thể an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh yên tâm về ăn, ở, sinh hoạt, phát huy năng lực, trí tuệ không ngừng nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu:
 - Cơ sở khoa học dựa trên đặc điểm quá trình nuôi dưỡng học sinh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tại bếp ăn tập thể trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Hoà Bình năm học 2012- 2013. 
 - Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013.
Phần thứ hai
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU	
Chương 1. Cở sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Hoà Bình là trường chuyên biệt, là nơi bồi dưỡng, nuôi dạy con em các dân tộc vùng sâu vùng xa. Đào tạo cán bộ nguồn cho các huyện, thị trong tỉnh Hoà Bình. Nhà trường được ngân sách nhà nước cấp 100% học bổng cho việc ăn, ở và học tập của các em học sinh. Để các em có sức khoẻ tốt cho việc học tập và rèn luyện thì vấn đề ăn uống của các em cũng đóng góp một phần rất quan trọng và đáng để chúng ta phải quan tâm. Vấn đề đặt ra là công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể cần phải thể hiện thế nào, để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc nhằm phục vụ tốt đời sống của các em học sinh, để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em của mình đến trường, xây dựng nhà ăn trở thành nhà ăn kiểu mẫu, văn minh, lịch sự. 
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
Căn cứ hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã được sửa đổi bổ xung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội ban hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
- An toàn thực phẩm là việc đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe tính mạng con người.
- Chế biến thực phẩm là quá trình sử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khỏe, tính mạng con người.
- Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến bảo quản.
- Thực phẩm tươi sông là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt , trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Căn cứ quyết định của Bộ Y tế số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 về việc ban hành quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phảm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến thức ăn sẵn.
- Vị trí nhà ăn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.
- Bếp ăn phải được thiết kế tổ chức theo nguyên tắc một chiều: Khu vực tập kết, bảo quản, xử lý thực phẩm tươi sống, nguyên liệu- khu vực chế biến- khu vực phân phối thức ăn đã chế biến. Bếp ăn phải được thiết kế , xây dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi , cọ rửa.
- Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Thùng chứa rác phải có nắp đậy, không để rác vương vải xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài. Rác được tập trung xa nơi chế biến phồng ăn và phải được chuyển đi hàng ngày không để ứ đọng.
Thùng chứa thức ăn thừa có nắp đậy và kín, không để thức ăn thừa vương vãi ra ngoài, không để nước thức ăn thừa rò rỉ.
- Cống rãnh khu vực chế biến, nhà bếp phải thông thoáng, không ứ đọng, không lộ thiên, hoặc cống phải có nắp đậy.
- Có đủ nước sạch để duy trì các sinh hoạt bình thường. các dụng cụ chứa đựng nước sạch để chế biến và rửa tay phải được cọ rửa thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ. 
- Người trực tiếp chế biến thực phẩm , phục vụ ăn uống phải được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của mình.
- Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm phải được khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
- Không được đẻ quần áo tư trang của các nhân viên trong khu vực chế biến.
- Nhân viên chế biến không được ăn, uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá trong bếp.
- Có dao thớt riêng cho thực phẩm chín và riêng cho thực phẩm sống.
1.3. Cơ sở thực tiễn( thực trạng) của vấn đề nghiên cứu.
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không đảm bảo được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp đên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và nòi giống.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các điều kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì tất sả các khâu trong chuỗi bảo đảm chất lương thực phẩm ( Từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển , kinh doanh, sử dụng) đều phải đạt vệ sinh và an toàn. Nếu bất kỳ khâu nào không đạt yêu cầu thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm đều có thể xảy ra. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là của tất cả mọi người trong xã hội từ các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể đến các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh và đến cả người sử dụng.
- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch,, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ vô cùng nhỏ bé.
Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù, nước đọng rất mất vệ sinh. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất đáng báo động.
- Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, cần phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu an toàn thực phẩm: Nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác ký kết hợp đồng cung cấp thực phẩm.
- Áp dụng vào trong công tác chăm sóc Học sinh trường Phổ Thông Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình.
- Căn cứ chế độ ăn uống, sinh hoạt của học sinh tại bếp ăn tập thể trường phổ thông DTNT Tỉnh Hòa Bình.
Chương 2. Các biện pháp( hay giải pháp ) thực hiện:
 Các biện pháp cơ bản:
+ Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến toàn thể giáo viên cán bộ nhân viên và học sinh.
+ Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc
Các biện pháp cụ thể: 
Biện pháp 1:
- Nhà trường chú trọng và thực hiện ký kết hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn với ba nhà cung cấp thực phẩm có uy tín, Nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện đầy đủ nghiêm túc chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
 Biện pháp 2:
- Nhân viên phục vụ đã được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, cấy phân định kỳ một năm trên một lần; Mỗi năm đều có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân. Luôn có ý thức trong việc lựa chọn thực phẩm.
Biện pháp 3:
- Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và quy trình chế biến, nấu nướng. Bếp ăn tập thể được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, có chia từng khu vực riêng biệt: Khu vực tập kết, bảo quản, Xử lý thực phẩm tươi sống, nguyên liệu chế biến, khu chia xuất ăn. Mỗi bữa ăn, nhân viên nhà ăn thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thường xuyên vệ sinh cơ sở , trang thiết bị dụng cụ nhà ăn. Không nhập thực phẩm kém chất lượng, trong chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị khẩu phần ăn.
Nhà ăn thoáng, mát, đủ ánh sáng, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, động vật và duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ.
Biên pháp 4:
- Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm, hệ thống nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn:
nguyên tắc 1- Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn:
Chỉ lựa chọn thực phẩm tươi, không có mùi, mầu lạ.Đối với rau, quả không dập, nát, héo úa. Đối với thịt màng khô, không bị nhớt, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, mềm, tủy bám chặt vào thành ống. Đối với cá, miệng ngậm cứng, mang màu đỏ, bụng không phình.
Nguyên tắc 2- Thực hiện “ăn chín, uống sôi”, ngâm kỹ , rửa sạch gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng:
Nấu chín kỹ thức ăn là cách tiêu diệt các mầm bệnh bằng nhiệt độ. Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhất là các mầm bệnh do ký sinh trùng. Cần chú ý đảm bảo nấu chín cả trung tâm của các khối thức ăn như tảng thịt lớn, giò, bánh... Không nên ăn các thức sống như gỏi cá, thịt bò tái, tiết canh. Rau quả phải được rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
Nguyên tắc 3- Ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín:
 Hãy ăn ngay các thực phẩm ngay sau khi vừa nấu chín xong, vì thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ thường thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển, thời gian để càng lâu, vi khuẩn phát triển càng nhiều có thể đến mức nguy hiểm.
Nguyên tắc 4- Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi đã nấu chín:
 Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Để tránh bị nhiễm bẩn từ môi trường do bụi, đất, hóa chất, ruồi, gián, chuột, đặc biệt do các vật nuôi trong nhà như mèo, chó cảnh đụng chạm vào, đó là cách bảo vệ tốt nhất.
Nguyên tắc 5- Đun kỹ lại thức ăn trước khi sử dụng: 
Thức ăn không ăn hết, trước khi đem sử dụng lại cần đun sôi kỹ.
Nguyên tắc 6- Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín:
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị ô nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp dùng chung dao, thớt chế biến thực phẩm sống và chín. Do đó không để lẫn thực phẩm sống và chín, không dùng chung dụng cụ chế biến.
Nguyên tắc 7- Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác:
Rửa sạch tay bằng nước sạch trước khi chế biến thức ăn. Lau khô tay bằng khăn khô và sạch. Trong thực tế bàn tay là một yếu tố trung gian truyền mầm bệnh vào thực phẩm. Bàn tay của người chế biến cần phải được rửa sạch và giữ sạch trong suốt quá trình chế biến, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm khác.
Nguyên tắc 8- Bảo đảm dụng cụ nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ hợp vệ sinh:
 Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được thay và luộc nước sôi thường xuyên trước khi sử dụng lại. Thức ăn sau khi nấu chín phải được đặt trên mặt bàn, trên giá, không được để trực tiếp xuống nền, sàn.
Nguyên tắc 9- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi, thiu, , hỏng , mốc, quá thời hạn sử dụng:
 Khi có dấu hiệu ôi, hỏng tức là thức ăn đã chứa các chất độc do thực phẩm bị phân hủy, bị lên men, hoặc bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn và nấm mốc, do đó tuyệt đối không sử dụng. Nguyên tắc 10- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm: 
 Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa các sinh vật gây ngộ độc và hóa chất độc hại. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KiẾN NGHỊ
1. Kết luận: 
Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống, làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước.
Bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ có thể thực hiện tốt nếu có những biện pháp phù hợp, đồng bộ và quyết tâm thực hiện từ người quản lý, người sản xuất , chế biến, kinh doanh đến các hội khoa học kỹ thuật, hội bảo vệ quyền lợi người sản xuất và cả người tiêu dùng, Vì vậy tất cả mọi người hãy cùng phối hợp hành động để công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đi vào thực chất, có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe và năng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, góp phần thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nhờ thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong những năm qua bếp ăn tập thể trường phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Hòa bình không để xảy ra bất kỳ 1 trường hợp ngộ độc thực phẩm nào.
Kiến nghị:
- Đối với cán bộ giáo viên và các em học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Hòa Bình, thông qua nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn mọi người nâng cao kiến thức về chất lượng hàng hóa, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giúp mọi người biết cách bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm, chế biến , bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Cần tìm đọc về 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn. giúp mọi người có kiến thức tốt nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm, Để thực hiện phòng tránh tốt ngộ độc thực phẩm, có sức khỏe tốt để hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.
- Đối với nhân viên trực tiếp chế biến tại bếp ăn tập thể phải là những người được đào tạo cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm và luôn có ý thức trong viêc lựa chọn thực phẩm, để phục vụ tốt nhu cầu ăn uống ,dinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_tron.doc