SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cai nghiện hút

SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cai nghiện hút

Cách thức thực hiện

- Tổ chức các buổi vận động thiện nguyện giúp đỡ những người khó khăn trong chương trình “ Bát cháo tình thương” do huyện Đoàn và hội Chữ thập đổ Thanh Chương phát động.

- Tổ chức các buổi hoạt động xã hội trong chương trình “ Uống nước nhớ nguồn” như phát quang, quét dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ nhân ngày 27/7.

- Tổ chức cho các em tham gia chương trình “Áo ấm mùa đông cho em” được tổ chức ngay tại trường trao áo ấm cho các bạn nghèo vào dịp đầu mùa đông.

Kết quả đạt được

- Đã tổ chức thành công cho các em hoàn thành công tác vệ sinh, phát quang và dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Thịnh.

- Tổ chức trao áo ấm cho các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trường vào dịp đầu mùa đông.

- Đã tổ chức thành công chương trình “Bát cháo tình thương” tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Chương.

Các em đã nhận thức được những việc làm có ích cho xã hội thay vì chơi bời hút thuốc, chơi games. Các em tham gia hăng say với sự nhiệt tình hào hứng. Các em có thêm cơ hội để thể hiện mình, có kinh nghiệm cho các hoạt động trải nghiệm sau này.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh cai nghiện hút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lý của người nghiện thuốc lá.
+ Các em tuổi đang trẻ, thời gian tiếp xúc với thuốc lá ít, dễ quên thuốc sau 1 thời gian ngắn cai nghiện.
+ Được sự hợp tác chặt chẽ của phụ huynh.
+ Được sự hợp tác nhiệt tình của Đoàn trường và các cộng sự.
+ Được sự hợp tác nhiệt tình của giáo viên bộ môn.
+ Được sự hợp tác nhiệt tình của bạn bè của các em.
Khó khăn:
+ Các em là tuổi tiền dậy thì và dậy thì, thích thể hiện, muốn làm người lớn, thiếu bản lĩnh, kỹ năng sống chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động do ngoại cảnh, các đối tượng tự do ngoài xã hội.
+ Sự quản lý lỏng lẻo của các phụ huynh
+ Giáo viên chủ nhiệm không thể quản lý các em 100% thời gian, thời gian ở nhà với bố mẹ chưa chắc bố mẹ đã quản lý được.
Nắm bắt đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm
Ngay sau khi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, giáo viên phải bắt tay ngay vào việc điều tra nắm bắt tình hình lớp với các nội dung sau:
Hoàn cảnh gia đình
Học lực
Hạnh kiểm
Hạn chế, tích cực, năng khiếu
Sở thích, sở trường
Thói quen
Phân nhóm đối tượng học sinh theo năng lực, sở thích và hạn
chế
Khi đã hoàn thành bước điều tra, nắm bắt tình hình từng đối tượng học
sinh, chúng ta tiến hành phân nhóm đối tượng, nhằm để áp dụng biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả nhất.
Xét theo hạnh kiểm
Nhóm chăm ngoan.
Nhóm nghiện games
Nhóm nghiện hút thuốc lá
Nhóm hay gây gổ
Hoặc hạn chế khác
Xét theo sở thích, sở trường
Nhóm yêu thích văn nghệ, ca nhạc, đàn hát
Nhóm thích thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông....
Nhóm thích lao động sáng tạo
Mỗi nhóm đối tượng sẽ có biện pháp giáo dục khác nhau nhưng ở đề tài này tôi chỉ hướng đến nhóm “Nghiện thuốc lá”.
Biện pháp thăm dò và phát hiện những học sinh nghiện thuốc lá
Sau khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm, thầy bắt đầu tiến hành việc tìm hiểu tình hình lớp qua nhiều kênh thông tin nói trên, bên cạnh đó bản thân quan tâm và tìm hiểu nhóm học sinh nghiện thuốc lá bằng một số biện pháp phổ thông khác như sau:
Theo dõi biểu hiện: Theo dõi những bạn nam thường xuyên xin đi vệ sinh trong giờ học, thấy khói, mùi thuốc, hoặc có biểu hiện khác thường.
Thông qua bạn bè để phát hiện các em hút thuốc lá: Bạn bè là lực lượng gần gũi và chính xác nhất, nhanh nhất trong việc theo dõi bạn mình hút thuốc lá nhưng thông qua kênh bạn bè cũng gặp khó khăn do các bạn có thể dấu giếm cho bạn vì nể, vì sợ bạn vì vậy công tác giáo dục tư tưởng cho các bạn này cũng đòi hỏi mềm dẻo và phù hợp.
Kết hợp với Ban chấp hành Đoàn trường để phát hiện: Đây là tổ chức quan trọng nhất, có hiệu quả nhất trong việc phát hiện cũng như phối hợp giáo dục sau này.
Phối hợp với giáo viên bộ môn: Giáo viên bộ môn cũng là một kênh thông tin cần thiết, các thầy cô có thể phát hiện các em hút thuốc lá mọi lúc mọi nơi như trên đường về nhà, ở địa phương hoặc ở trường.
Tìm hiểu hoàn cảnh và đặc điểm của học sinh nghiện thuốc lá
Ngay sau khi thăm dò và phát hiện các đối tượng hút thuốc lá, giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình về tình trạng hôn nhân cũng như kinh tế. Tìm hiểu đặc điểm, tính cách, thói quen của các em theo các bước sau.
Gặp gỡ đối tượng nghiện thuốc lá.
Giáo viên tiến hành gặp gỡ chính các em hút thuốc lá để trao đổi, thăm dò ý thức, tâm tư của các em bằng thái độ hòa nhã, nhẹ nhàng, thân tình, không gây áp lực và cùng chia sẻ, đồng cảm với phương châm “ Thầy cũng đã từng nghiện thuốc gần 30 năm và nay đã cai thành công”.
Sau đây là những câu hỏi đặt ra trong cuộc gặp gỡ trao đổi:
Em thích làm nghề gì sau khi học xong?
Em có dự định gì cho tương lai?
Các lĩnh vực văn nghệ, thể thao em thích môn nào?
Em hút thuốc lâu chưa?
Mỗi ngày em hút bao nhiêu điếu?
Nếu không có thuốc em có thèm không?
Em hút thuốc vậy bố mẹ em có biết không?
Các em có nhận thức được rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe của bản thân và cộng đồng không?
Em lấy tiền đâu để mua thuốc?
Em có muốn bỏ thuốc không?
Cũng có thể là các em sẽ không nói thật 100% nhưng qua cách trả lời chúng ta có thể cảm nhận được những điều cần làm tiếp theo nhưng cũng phải có thái độ thông cảm và chia sẻ để giúp đỡ.
Khoảnh khắc gặp gỡ và trao đổi với các em nghiện thuốc lá
Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh của các em nghiện thuốc lá.
Khi đã nắm được thông tin cụ thể và gặp gỡ trao đổi với các em, giáo viên trực tiếp đến nhà gặp gỡ bố mẹ của đối tượng để trao đổi cũng với những câu hỏi như sau:
Em hút thuốc thế các bác có biết không? câu hỏi này có người trả lời có, có người nói không (có biết nhưng hoàn toàn bất lực trong việc giáo dục hoặc không quan tâm đến tác hại của thuốc lá, cũng có thể không biết)
Nếu biết thì em nó hút bao lâu rồi? Tiền mua thuốc từ đâu?
Các bác có nhận thức được rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe không?
Các bác (chú/anh/chị) mong muốn con mình làm nghề gì sau khi em hết học?
Các bác (chú/anh/chị) có dự định gì cho em trong tương lai? Qua gặp gỡ trao đổi để từ đó phân loại nhóm:
Nhóm một: Phụ huynh đã biết nhưng bất lực
Nhóm hai: phụ huynh chưa biết
Từ kênh thông tin trên, Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch cho từng đối tượng về phương pháp hợp tác và hướng dẫn phụ huynh cùng tiến hành phối hợp giáo dục học sinh một cách bài bản, hợp lý, có khoa học.
Gặp gỡ phụ huynh để trao đổi phương án giáo dục
Một số biện pháp trong việc giáo dục học sinh cai nghiện thuốc lá
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh
Mục đích
Nhằm để học sinh nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, quyết tâm bỏ thuốc lá một cách tự nguyện. Các em có thêm kiến thức và bản lĩnh trong cuộc sống nhờ sự tư vấn của giáo viên qua đề tài nghiên cứu.
Cách thức thực hiện
Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu về tác hại của thuốc lá thông qua các kênh thông tin trên internet.
Gặp gỡ một số thầy đã từng nghiện thuốc lá và đã cai nghiện thành công để học hỏi kinh nghiệm. Chia sẻ tâm tư tình cảm, phân tích, động viên các em hiểu rõ và quyết tâm từ bỏ thuốc lá.
Phối hợp với Đoàn trường tổ chức hội thảo tuyên truyền tác hại của thuốc lá và biện pháp phòng chống nghiện thuốc lá.
Phổ biến các văn bản chỉ đạo, các quyết định về phòng chống thuốc lá trong các trường học của Bộ GD&ĐT.
Kết quả đạt được
- Bản thân và Đoàn trường đã tổ chức thành công các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. Các thầy đã từng cai nghiện thuốc lá cộng tác nhiệt tình trong các buổi giao lưu để đề tài được thành công.
Các em đã nhận thức và hiểu rõ được tác hại của thuốc, hứa quyết tâm cai nghiện.
Tổ chức buổi tuyên truyền về tác hại của thuốc lá
Xây dựng môi trường xanh trong lớp học
Mục đích
Giáo dục các em nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, có ý thức xây dựng và bảo vệ, tạo môi trường xanh xung quanh mình, có trách nhiệm và thân thiện với môi trường, tạo sự đam mê, mang tính giáo dục toàn diện, lấy việc xây dựng chăm sóc môi trường là niềm vui để quên thuốc lá.
Cách thức thực hiện
Tổ chức, hướng dẫn và phân công các em trồng, chăm sóc bồn hoa trước lớp học, tự tạo và chăm sóc các chậu cây cảnh đặt trên các khung cửa sổ lớp học. Tạo môi trường xanh ngay trong lớp, giáo dục kĩ năng chăm sóc cây cho các em, hướng dẫn, chỉ đạo các em làm vệ sinh phòng học, xây dựng môi trường sạch sẽ lý tưởng ngay ở lớp mình.
Kết quả đạt được
Lớp đã có bồn hoa đẹp, có các giỏ cây cảnh trên các khung cửa sổ để tạo môi trường thân thiện, lớp học luôn gọn gàng sạch đẹp. Quan trọng là các em học được cách chăm sóc cây xanh, hiểu được tầm quan trọng của môi trường, ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với môi trường. Công trình này do nhóm cai thuốc lá đảm nhiệm.
Các giỏ hoa trên khung cửa sổ được tạo bởi nhóm cai thuốc lá chăm
sóc.
Thầy và trò chăm sóc hoa trước lớp
Giáo dục kĩ năng sống, tăng cường công tác tư vân tâm lý
Mục đích
Giúp các em tự tin cai nghiện, có kinh nghiệm trong việc cai nghiện cũng như sau khi cai nghiện không lo bị tái nghiện do thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin để bạn xấu có cơ hội rủ rê lôi kéo.
Cách thức thực hiện
Tổ chức các buổi gặp gỡ nói chuyện với những thầy đã từng nghiện thuốc lá để được chia sẻ kinh nghiệm cai nghiện, nhờ các thầy tư vấn, chia sẻ sự trải nghiệm của từng giai đoạn cai nghiện (sau bao nhiêu ngày thì cảm giác như thế nào và cách vượt qua).Nhờ các thầy tâm sự, chia sẻ, động viên các em, giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn.
Kể chuyện về những tấm gương kiên trì, kiên định để các em học tập.
Tâm sự, động viên và chia sẻ với các em những khó khăn. Hướng dẫn chỉ bảo cho các em vượt qua các tình huống khó xử mà các em thường gặp phải khi ra ngoài xã hội bị bạn xấu lôi kéo rủ rê.
Kết quả đạt được
Các thầy (những người đã từng hút thuốc lá và đã cai nghiện) cộng tác rất nhiệt tình trong đề tài, đã chia sẻ cho các em những kinh nghiệm cai thuốc và chống tái nghiện sau khi cai. Các em rất vui, cảm thấy mình đã có người thấu hiểu và đồng hành, các em rất tự tin sau khi được chia sẻ. Hầu hết các em đã lĩnh hội được ý chí và bản lĩnh sống từ sự chia sẻ trong các buổi nói chuyện của các thầy.
Thầy Nguyễn Văn minh đang gặp gỡ động viên và chia sẻ kinh nghiệm cai nghiện cho các em (Một trong những thầy giáo đã cai nghiện thành công)
Tham gia các hoạt động trải nghiệm, nhân đạo
Mục đích
Giáo dục cho các em tình thương yêu đồng loại, biết lắng nghe, biết yêu thương, biết chia sẻ những khó khăn với những người thiếu may mắn. Giúp các em hiểu được việc làm, cách làm để trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Nhờ những hoạt động trải nghiệm xã hội làm cho các em có ý chí và có cơ hội phấn đấu, lấy các hoạt động bổ ích để quên thuốc lá.
Cách thức thực hiện
Tổ chức các buổi vận động thiện nguyện giúp đỡ những người khó khăn trong chương trình “ Bát cháo tình thương” do huyện Đoàn và hội Chữ thập đổ Thanh Chương phát động.
Tổ chức các buổi hoạt động xã hội trong chương trình “ Uống nước nhớ nguồn” như phát quang, quét dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ nhân ngày 27/7.
Tổ chức cho các em tham gia chương trình “Áo ấm mùa đông cho em” được tổ chức ngay tại trường trao áo ấm cho các bạn nghèo vào dịp đầu mùa đông.
Kết quả đạt được
Đã tổ chức thành công cho các e

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_gia.docx
  • pdfNgô Văn Hiếu-THPT Thanh Chương 3-Chủ nhiệm lớp.pdf