Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Trẻ em hiện nay đa số được sống trong sự bao bọc của cha mẹ và người thân nên tình trạng trẻ thụ động, không biết ứng phó với nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, luôn ỷ lại vào người lớn. Trẻ chưa có nhiều kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, thậm chí là chưa biết làm một số công việc tự phục vụ bản thân. Điều này là khá phổ biến trong xã hội hiện nay, phải chăng cách nuôi dưỡng bảo vệ, bao bọc như vậy đã thực sự tốt cho trẻ. Thậm chí nhiều trẻ năm tuổi, những ngày đầu đến lớp còn đòi mẹ bế, khóc nhè, không tự xúc cơm chờ người lớn xúc cho mới ăn. Chính vì vậy mà đối với bản thân mỗi trẻ cần có một kỹ năng tự phục vụ để trẻ tự tin vững bước vào cánh cổng của Trường tiểu học. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân thì các con không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống. Để làm được điều này thì không chỉ có các cô giáo mầm non mà cả cha mẹ trẻ cũng cần phải có
kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi. Khi đến trường cũng như ở nhà cần rèn cho trẻ thói quen lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định. Trong những ngày cả nước chung tay phòng chống đại dịch covid – 19 thì cần duy trì cho trẻ thói quen và kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay đúng cách mà cô giáo đã dạy. Phối kết hợp với phụ huynh qua zalo nhóm lớp để nhấn mạnh và chỉnh sửa một số kỹ năng tự phục vụ bản thân mà trước đó trẻ chưa thực hiện đúng cách. Dạy trẻ và duy trì cho trẻ những thói quen theo khuyến cáo của bộ y tế như: Ho và hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay, đặc biệt là nơi công cộng. Việc này giúp trẻ có cảm giác kiểm soát cơ thể mình và khiến con cảm thấy ở ngoài kia có những điều đáng sợ đang xảy ra, nhưng có những việc đơn giản mình có thể làm để kiểm soát chúng. Dạy trẻ và giải thích cho trẻ việc cần thiết phải rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh và từ nơi công cộng về nhà. Hướng dẫn trẻ cùng thực hiện việc vệ sinh nhà cửa cũng như giữ gìn vệ sinh nơi mình ở và nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe. Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách cũng như bỏ khẩu trang đúng nơi sau khi sử dụng. Dạy trẻ cách uống nước, tự đi dép, mặc áo, tự sắp xếp đồ dùng cá nhân và quan trọng hơn là việc dạy trẻ tầm quan trọng của việc ở nhà khi bị bệnh hay ở nhà để phòng dịch. Khi trẻ bị bệnh dù là cúm thông thường, hay vẫn còn khả năng lây nhiễm bệnh thì việc hạn chế tiếp xúc với mọi người là điều rất cần thiết để tránh lây lan cho người khác trong khi mình bị bệnh. Thời điểm này chính là cơ hội tốt để dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Việc này sẽ giúp trẻ ý thức được trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, không những trong mùa dịch này mà còn trong cuộc sống sau này của trẻ. Mặc dù những kỹ năng tự phục vụ bản thân này khá đơn giản và trong nếp sinh hoạt hàng ngày chưa chắc chúng ta đã chú trọng để hướng dẫn trẻ làm đúng cách. Tuy nhiên những kỹ năng đó lại có vai trò rất quan trọng không những chỉ trong mùa dịch này mà còn trong cả quá trình sống của trẻ ở gia đình, tập thể và cộng đồng.
ch. Khi trẻ bị bệnh dù là cúm thông thường, hay vẫn còn khả năng lây nhiễm bệnh thì việc hạn chế tiếp xúc với mọi người là điều rất cần thiết để tránh lây lan cho người khác trong khi mình bị bệnh. Thời điểm này chính là cơ hội tốt để dạy trẻ biết tự phục vụ bản thân, tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Việc này sẽ giúp trẻ ý thức được trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, không những trong mùa dịch này mà còn trong cuộc sống sau này của trẻ. Mặc dù những kỹ năng tự phục vụ bản thân này khá đơn giản và trong nếp sinh hoạt hàng ngày chưa chắc chúng ta đã chú trọng để hướng dẫn trẻ làm đúng cách. Tuy nhiên những kỹ năng đó lại có vai trò rất quan trọng không những chỉ trong mùa dịch này mà còn trong cả quá trình sống của trẻ ở gia đình, tập thể và cộng đồng. Kỹ năng học tập: Để trẻ có một kỹ năng giao tiếp tốt, thích nghi với môi trường học tập ở Trường tiểu học thì việc chuẩn bị cho trẻ kỹ năng học tập là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần tạo cho trẻ có một thói quen ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế. Ở gia đình phụ huynh cần sắm cho con bộ bàn ghế đúng kích thước phù hợp với chiều cao của trẻ. Tập cho trẻ ngồi thẳng lưng, để sách vở trước mặt ngay ngắn không cúi đầu sát với sách vở khi đọc sách ( đọc qua hình ảnh minh họa) hay tô màu. Thường xuyên, tập cho trẻ thói quen kiên trì tham gia các hoạt động trong khoảng thời gian dài từ 30 – 45 phút, rèn cho trẻ có tính kỷ luật và các quy định trong giờ học, sử dụng đồ dùng học tập đúng cách như cách giở sách, cách cầm bút, cách sử dụng thước kẻgữ gìn đồ dùng học tập. Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của mỗi trẻ, vì vậy cần phải dạy cho trẻ biết bày tỏ suy nghĩ của mình cho người khác hiểu khi cần thiết. Cô giáo hay cha mẹ, những người sống cùng trẻ luôn làm gương tốt trước trẻ, từ những lời ăn tiếng nói hay, lịch sự để trẻ học theo. Khi trẻ thoải mái bày tỏ ý kiến của mình thì trẻ sẽ dễ dàng học tập và tiếp thu những ý kiến mới. Trong các giờ hoạt động tôi thường tạo ra các tình huống để trẻ có cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp. Ví dụ trong giờ hoạt động chơi ở các góc, tôi đóng vai một vị khách đến tham quan một số góc như góc phân vai chẳng hạn. Khi có khách đến nhà trẻ sẽ bộc lộ được kỹ năng giao tiếp của mình như chào hỏi, mời khách ngồi, rót nước mời khách, trò chuyện cùng khách, chào tạm biệtNhững tình huống xảy ra trong lớp học cô cũng tận dụng để dạy trẻ biết nói cảm ơn hay xin lỗi đúng lúc. Kỹ năng hợp tác: Trong các hoạt động, học tập, lao động ở trường tôi luôn chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhóm, để trẻ trong mỗi nhóm được tương tác với nhau, chia sẻ, đoàn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cô giao. Ví dụ như cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Đua thuyền” chia làm các đội chơi, các thành viên trong đội phải đoàn kết cùng nhau thực hiện mới đưa đoàn thuyền về bến. Hay khi cho trẻ giải các câu đố tôi tổ chức thành một trò chơi “ Rung chuông vàng” chia lớp thành các đội chơi, thành viên trong các đội đều phải suy nghĩ, tương tác, thảo luận cùng nhau để đưa ra câu trả lời cho đội. Trong môi trường học tập ở trường hay trong cuộc sống thường ngày của trẻ thì việc hợp tác với người khác là rất cần thiết. Qua những tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc Cần dạy trẻ biết hợp tác với bạn, có sự hợp tác công việc mới thành công từ đó hình thành tinh thần đoàn kết, hòa đồng, chia sẻ với bạn của trẻ. 7.3.4. Biện pháp thứ tư: Chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ Ở lứa tuổi này việc học của trẻ vẫn là “ học mà chơi, chơi mà học”. Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ bởi những đồ dùng trực quan sinh động trong tiết học, hay những trò chơi học tập, trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, thích thú và tích cực tham gia vào hoạt động. Trong giai đoạn này thì việc học kiến thức dường như chưa quan trọng bằng việc chuẩn bị nền tảng cần thiết để con bước vào cuộc sống của người học sinh. Củng cố và bồi dưỡng cho trẻ những khả năng như: Khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng kiềm chế bốc đồng, khả năng tập trung, khả năng đồng cảm với người khác, đạo đức, tính xã hội, sự hiếu học của bản thân mỗi trẻ. Thông qua quá trình vui chơi, giao tiếp với bạn bè, giao cảm với bố mẹ và các tình huống đa dạng trong thực tế mà trẻ được trải nghiệm và quan sát. Trình tự của một tiết học được diễn ra giống như một tiết học nhưng không nghiêm ngặt như một tiết học diễn ra ở cấp tiểu học. Những chức năng tâm lý diễn ra giống như một tiết học ở lớp 1. Trẻ phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các hình thức ghi nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của lớp học. Việc trẻ chú ý nghe cô giảng bài là điều kiện tâm lý của hoạt động ý thức. Để trẻ có một tâm trạng vui vẻ khi đến trường, đến lớp thì trong các giờ hoạt động, cô giáo tạo cho trẻ một không khí vui vẻ, thoải mái, gần gũi, tình cảm, phát huy tối đa tính tích cực ở trẻ. Tạo cho trẻ có một cảm giác an toàn, thân thiết như ở nhà. Trẻ ở lứa tuổi này đã hình thành được sự chú ý có chủ định nhưng vẫn còn yếu. Khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý của bản thân trẻ còn hạn chế. Ở giai đoạn này thì chú ý không chủ định chiếm ưu thế nhiều hơn. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Trẻ chỉ chú ý khi giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, các trò chơi cuốn hút trẻ. Thời gian chú ý có chủ định ở lứa tuổi này rất ngắn chỉ từ 25 đến 30 phút. Nhưng khi bước vào lớp 1, tiếp cận với những kiến thức khoa học mới mẻ, thời gian tập trung cho một giờ học cũng kéo dài hơn. Vì vậy, nếu không được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý sẽ gây cho trẻ cảm giác mệt mỏi, thậm chí là khủng hoảng và không muốn đến trường. Dựa vào đặc điểm tâm lý này của trẻ, bản thân cũng là một giáo viên mầm non nhiều năm đứng lớp 5 tuổi. Tôi luôn đưa ra kế hoạch cho trẻ đến tham quan Trường tiểu học, trong các giờ hoạt động: Chơi ngoài trời, chơi – hoạt động theo ý thích. Để trẻ cảm nhận được vai trò và trách nhiệm của một người học sinh. Để thực hiện được kế hoạch đó, tôi tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu, liên hệ với Ban giám hiệu và giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Thanh Trù. Để cho trẻ được tham quan ngôi trường mà trong tương lai gần trẻ sẽ bước chân vào đó. Cho trẻ được trải nghiệm hoạt động học tập cùng anh chị lớp 1. Tiết học đó thật vui nhộn, thoải mái, tạo ấn tượng tốt cho trẻ về ngôi trường trẻ sẽ học trong tương lai. Kế hoạch này, tôi có thể thực hiện được thường xuyên, liên tục, hàng tuần, hàng tháng trong các chủ đề vì điều kiện về mặt địa lý nơi tôi công tác rất thuận lợi. Hai Trường mầm non và Trường tiểu học nằm cạnh nhau, chỉ ngang qua một con đường nhỏ là tới, hầu như không có xe cơ giới, xe phân phối lớn chạy qua nên đảm bảo được sự an toàn khi cho trẻ đi tham quan. Theo thuyết tâm lý xã hội của Freud và Erikson thì giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ khẳng định mình thường xuyên hơn, cái tôi được khẳng định mạnh mẽ hơn khi trẻ bước vào độ tuổi 5 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặc biệt sống động, là những tháng ngày phát triển cực nhanh trong cuộc sống của một đứa trẻ. Ở lứa tuổi này thì hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt động vui chơi. Thông qua các trò chơi, trẻ có cơ hội được khám phá các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các đồ dùng đồ chơi, sự tương tác của trẻ với bạn qua vui chơi thường xuyên hơn. Ví dụ : Trò chơi “cô giáo” trong hoạt động chơi ở các góc. Trẻ tự nhận vai chơi mình thích, bạn nhận đóng vai “ cô giáo”, bạn đóng là “ học sinh” Trẻ phải diễn tả được trạng thái tâm lý của nhân vật mà trẻ đóng vai. Mô phỏng hành động một cách giống thật nhất về vai trẻ đóng ( cô giáo thì có những cử chỉ ân cần, dịu dàng, lời nói nhỏ nhẹ, ấm áp, học sinh thì ngoan, lễ phép, chú ý nghe cô giảng bài). Trẻ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ của vai chơi, trẻ thể hiện được nhu cầu, mong muốn của bản thân với bạn mình. Điều này giúp trẻ thoải mái, tự tin giao tiếp, tương tác với chính nhân vật mà trẻ đóng vai. Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp cho trẻ học được tình yêu thương, cách thể hiện sự quan tâm, sự đồng cảm và tăng cường tư duy tình cảm cho trẻ. Theo các nghiên cứu cho biết, trẻ sẽ học được cách kiềm chế, kiểm soát cảm xúc của bản thân khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề nhất là những vai nhân vật tốt như siêu anh hùng, bác sỹ, chú bộ đội. Trẻ sẽ phải hành động, cư xử, suy nghĩ, đặt mình vào nhân vật mà trẻ đóng sao cho thật giống với nhân vật đó. Để mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui thì ngoài những hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ra giáo viên chủ nhiệm các lớp đã phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh tổ chức các buổi ngoại khóa cho trẻ được trải nghiệm một cách đầy hứng khởi như: Hội chợ xuân, bé với các trò chơi dân gian Trẻ và phụ huynh trải nghiệm “ Hội chợ xuân” Bé với trò chơi dân gian Trong các hoạt động trải nghiệm, trẻ được hòa mình vào không khí của ngày tết cổ truyền, hay những trò chơi dân gian gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Trẻ tham gia hoạt động một cách vui vẻ, hồ hởi, thích được đến trường, được khám phá những điều mới mẻ hơn. Đây cũng là cách để cho cô và trò được xả stress sau những hoạt động căng thẳng, gò bó trong không gian lớp học, là cách để củng cố và hình thành ở trẻ sự tự tin, lòng tin của trẻ với người khác, xây dựng được một hình ảnh đẹp về thầy cô giáo trong tâm trí trẻ. Luôn động viên, khuyến khích để trẻ vui vẻ, tự nguyện tham gia vào các hoạt động, khiến cho trẻ cảm thấy tự tin hơn khi tự bản thân trẻ giải quyết một vấn đề nào đó. Có những trẻ tự đưa ra những sáng kiến của mình trong khi vui chơi hay lao động, nếu sáng kiến đó của trẻ mà được người lớn nhất là cha mẹ trẻ hay giáo viên khuyến khích và củng cố thì trẻ sẽ cảm thấy cần phải cần cù, chăm chỉ hơn, cảm thấy tự tin vào khả năng của mình. Còn nếu sáng kiến của trẻ mà không được người lớn động viên, khích lệ, bị hạn chế bởi cha mẹ hoặc giáo viên thì trẻ bắt đầu cảm thấy mình thua kém hơn, nghi ngờ vào khả năng của bản thân mình. Chính vì vậy mà trẻ
Tài liệu đính kèm: