Xây dựng và sử dụng các trò chơi trong dạy học lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành củng cố tri thức cho học sinh, đây là hình thức để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bởi vì, khi hoàn thành các trò chơi học sinh sẽ nhận thấy những thiếu sót của mình, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh. Song để có được các trò chơi trong dạy học lịch sử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Đặc biệt nó đòi hỏi mỗi GV thật sự phải có tâm huyết với nghề nghiệp.
- GV đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,các loại tài liệu để lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng của trò chơi cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ,thiết kế được những trò chơi phù hợp với tính chất của bài học ,phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và thời lượng tiết học.
- Học sinh phải có sự chuẩn bị trước ( theo hướng dẫn phân công của GV), đây là điều rất quan trọng bởi vì phần lớn kiến thức chủ yếu các em đã quên hoặc nhớ không chính xác. Mặt khác, cho các em chuẩn bị trước ở nhà là cách dạy học tích cực, học sinh chủ động nắm vững kiến thức và được đối chiếu kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên .
duy rất tốt cho học sinh, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. Để khắc phục thực trạng nên trên và nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên cần sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó “ cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các trò chơi” trong dạy học Lịch sử là cần thiết. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học theo phương châm “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Việc “sử dụng có hiệu quả các trò chơi” sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập, giáo dục kĩ năng giao tiếp, tự tin cho học sinh. Qua đó học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ học sinh động hơn, tự nhiên hơn. Điều đó giúp các em biết và hiểu môn học sâu sắc hơn, tránh được sự gò bó, áp đặt trong lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em sẽ biết yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; các em biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa; các em sẽ tự hào về đất nước, con người Việt Nam. Nội dung và hình thức của giải pháp: Mục tiêu của giải pháp Để nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4, tôi đã đưa ra những biện pháp giúp giáo viên có định hướng đúng đắn trong việc thiết kế, lựa chọn trò chơi học tập, tạo tiết học sinh động, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao trong dạy học để giúp giáo viên và học sinh yêu thích Lịch sử. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên xác định đúng vị trí, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc trưng bộ môn, nắm vững kiến thức Lịch một cách có hệ thống. Nói đến Lịch sử là nói đến từng giai đoạn lịch sử, mốc thời gian, các sự kiện lịch sử , các triều đại, các cuộc khởi nghĩa và những anh hùng dân tộc ứng với mỗi triều đại , mỗi cuộc khởi nghĩa đó. Việc nắm kiến thức Lịch sử logic chính xác, có hệ thống của giáo viên là rất cần thiết, giúp học sinh định hướng và hiểu đúng về một thời kì lịch sử, nhân vật lịch sử và những trận đấu tranh oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thực tế cho thấy một số ít giáo viên chưa xác định được đúng đặc trưng của môn Lịch sử, mỗi tiết lên lớp chỉ cung cấp cho học sinh đủ, đúng kiến thức trong sách giáo khoa, ít mở rộng, liên hệ những kiến thức về hiện tại, chưa thiết lập được cho học sinh mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với nhau, hệ thống kiến thức không lôgic nên dẫn đến tình trạng giáo viên cung cấp đến đâu thì học sinh chỉ hiểu và biết đến đó, hết giờ học gấp sách lại là kiến thức cũng “gấp” lại luôn. Nên đối với giáo viên việc đọc nhiều sách báo, nghiên cứu tài liệu, lấy thông tin, sư tầm tư liệu có liên quan trong thời điểm hiện tại một cách cập nhật là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với phân môn Lịch sử. Phụ trách chuyên môn nhà trường tạo điều kiện để các tổ chuyên môn sinh hoạt, giáo viên hệ thống hóa kiến thức môn mình giảng dạy, tránh dạy lớp nào biết lớp đó. Kiến thức Lịch sử được trình bày trong SGK và SGV hướng dẫn rất đơn giản, ngắn gọn, nó như cái cốt, cái lõi để dựa vào đó giáo viên biết cách khai thác, hướng dẫn giúp học sinh tìm đúng nội dung, hiểu chính xác kiến thức được truyền tải. Chính vì vậy ngoài việc nắm vững kiến thức Lịch sử trong sách giáo khoa Tiểu học giáo viên cần phải chú trọng việc bồi dưỡng kiến thức, tư liệu, cập nhật kip thời thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, khai thác có hiệu quả tài nguyên mạng, trong các cuốn sử liệu...để truyền thụ đến học sinh một cách chính xác. Ví dụ: Một số yếu tố cơ bản trong chương trình phân môn Lịch sử lớp 4 Giai đoạn lịch sử Thời gian Triều đại trị vì Tên nước- kinh đô Nội dung cơ bản của lịch sử. Nhân vật lịch sử tiêu biểu Buổi đầu dựng nước và giữ nước Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN Các Vua Hùng, nước Văn Lang, đóng đô Phong Châu- Phú Thọ. An Dương Vương, nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Hình thành đất nước với phong tục, tập quán riêng. Đạt được nhiều thành tựu như: đúc đồng( trống đồng), xây thành Cổ Loa. Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập Từ năm 179 TCN đến năm 938 Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta Hơn 100 năm nhân dân ta anh dũng đấu tranh. Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu... Với chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô Quyền giành lại độc lập cho đất nước ta. Buổi đầu độc lập Từ 938 đến 1009 Nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa. Sau ngày độc lập, nha nước đầu tiên đã được xây dựng. Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kì loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất đất nước. Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống. Nước Đại Việt thời Lý 1009- 1226 Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long. Xây dựng đất nước thinh vượng về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ nên suy vong. Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lầ thứ hai. Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt... Nước Đại Việt thời Trần 1226- 1400 Triều Trần, nước đại Việt, kinh đô Thăng Long Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc biệt chú trọng đắp đế, phát triển nông nghiệp. Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông- Nguyên. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản... Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê Thế kỉ XV Nhà Hồ, nước đại ngu, kinh đô Tây Đô. Nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long. 20 năm chống giặc Minh, giải phóng đất nước( 1407- 1428). Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực thời Lê Thành Tông. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông Nước Đại Việt thế kỉ XVI- XVIII Thế kỉ XVI- XVIII Triều Lê suy vong Triều Mạ Trịnh- Nguyễn Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi, nhà lê suy vong, đất nước loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia cắt thành Đàng Trong- đàng ngoài hơn 200 năm. Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở đàng Trong. Thành thi phát triển. Triều Tây Sơn Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn, học Trịnh. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh. Bước đầu xây dựng đất nước. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung.. Buổi đầu thời Nguyễn 1802- 1858 Triều Nguyễn, nước Đại Việt, kinh đô Huế. Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực. Xây dựng kinh thành Huế. Như vậy xác định đúng vị trí, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc trưng của môn học này được sẽ giúp người giáo viên xây dựng được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, thiết kế được các trò chơi phù hợp sẽ truyền thụ được hết nội dung kiến thức Lịch sử đến với các em, giúp các em hiểu được sâu sắc được nội dung bài học. Biện pháp 2. Bồi dưỡng kĩ năng soạn và trình chiếu giáo án điện tử, thiết kế các trò chơi cho giáo viên: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả thiết thực hay không phụ thuộc chủ yếu vào người giáo viên. Vì vậy người giáo viên cần phải mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng các Slides trong việc tổ chức các trò chơi học tập sẽ giúp rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. BGH triển khai tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, các Môdun có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng kiến thức và vận dụng vào thực tiễn dạy học. Bồi dưỡng giáo viên thực hành soạn và trình chiếu Power Point, tìm kiếm thông tin trên mạng. Tổ chức có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, chú trọng đề chuyên đề: Nâng cao kĩ năng soạn và trình chiếu giáo án điện tử, thiết kế các trò chơi cho giáo viên. Giáo viên tích cực tự học, tự tham gia các lớp tập huấn hoặc qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao kĩ năng thực hành soạn và trình chiếu Power Point. Ta dễ dàng thấy rằng trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm: + Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng, nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội dung cùng một lúc. + Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc. + Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai. + Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn. + Tiết kiệm được đồ dùng. Qua từng đợt BGH có đánh giá việc soạn giáo án điện tử và vận dụng vào thực tiễn dạy học của giáo viên. Biện pháp 3. Trang bị cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng sư phạm khi tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử: ** . Hiểu thế nào là “Trò chơi học tập”? Muốn tổ chức tốt một trò chơi thì trước hết người dạy phải hiểu thế nào là trò chơi ? Trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em. Trò chơi Lịch sử là trò chơi trong đó có chứa đựng một trong các yếu tố về Lịch sử. * Các trò chơi khi dạy lịch sử: 1. Trò chơi "Nối nhanh tay". 2. Trò chơi " Buộc dây cho bóng". 3. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng". 4. Trò chơi "Ô chữ kì diệu". 5. Trò chơi " Kết bạn". 6. Trò chơi " Đố vui". 7. Trò chơi " Thử tài đoán nhanh". 8. Trò chơi " Gửi thư nhanh". 9. Trò chơi " Điền đúng điền nhanh". 10. Trò chơi " Đoán tên nhân vật"... **. Nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi. - Chọn trò chơi phù hợp với từng bài học, bám chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học và phù hợp với điều kiện của học sinh, lớp học. - Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi. - Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn cho học sinh. - Biên soạn trò chơi phải xác định thời gian trong từng tiết dạy (3-5 phút). - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh và tạo được tâm lý thoải mái, hưng khởi trong học tập. - Tùy mỗi bài học để thay đổi trò chơi nhằm thu hút học sinh và không nên lạm dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết học. - Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải động viên, khích lệ học sinh tham gia chơi bằng nhiều hình thức, tránh chê trách các em khi thua cuộc.Có thể nói cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến thức của các em nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. ** Hiểu vai trò, ý nghĩa của trò chơi học tập khi dạy Lịch sử ở trường tiểu học. Trong giảng dạy nói chung và dạy lịch sử nói riêng, tổ chức trò chơi học tập có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với các em: - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học tập thụ động trước đây,làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác dễ chịu giúp học sinh hứng thú, tích cực tìm hiểu, khám phá và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hơn. - Rèn kĩ năng hợp tác theo nhóm, giao tiếp, ứng xử mọi tình huống khi tham gia vào trò chơi. - Tạo cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện óc tư duy để hoàn thiện bản thân. - Qua trò chơi kích thích học sinh vận dụng những kiến thức đã học, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận Từ đó giúp các em xử lý các tình huống trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Thông qua trò chơi giúp các em sống có kỉ luật, có nề nếp, có tình đoàn kết tương thân tương ái, lòng trung thành và có trách nhiệm lẫn nhau từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và bảo vệ. ** Giáo viên chủ động, mạnh dạn đổi mới PPDH trong từng bài dạy cụ thể: Định hướng dạy học theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò chủ đạo thì việc chủ động đưa phương pháp mới vào dạy học Lịch sử là cần thiết, phục vụ thiết thực cho dạy học nhẹ nhàng, tích cực, ở mỗi bài học, tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp. Có thể một tiết học sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học cốt sao để việc chuyển tải nội dung bài học một cách dễ hiểu đến với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học Lịch sử góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo viên tuân thủ các yêu cầu khi thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử: - Xây dựng và sử dụng các trò chơi trong dạy học lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành củng cố tri thức cho học sinh, đây là hình thức để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bởi vì, khi hoàn thành các trò chơi học sinh sẽ nhận thấy những thiếu sót của mình, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh. Song để có được các trò chơi trong dạy học lịch sử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Đặc biệt nó đòi hỏi mỗi GV thật sự phải có tâm huyết với nghề nghiệp. - GV đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,các loại tài liệu để lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng của trò chơi cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ,thiết kế được những trò chơi phù hợp với tính chất của bài học ,phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và thời lượng tiết học. - Học sinh phải có sự chuẩn bị trước ( theo hướng dẫn phân công của GV), đây là điều rất quan trọng bởi vì phần lớn kiến thức chủ yếu các em đã quên hoặc nhớ không chính xác. Mặt khác, cho các em chuẩn bị trước ở nhà là cách dạy học tích cực, học sinh chủ động nắm vững kiến thức và được đối chiếu kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên . - Các trò chơi phải phục vụ đúng yêu cầu của bài học, bám sát mục tiêu của bài, mục tiêu của các tiểu mục, hay của 1 chương kể cả mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng,về tư tưởng tình cảm. - Hệ thống câu hỏi, bài tập được áp dụng trong các trò chơi phải phong phú, đủ các dạng trong tiết học (có câu hỏi tái hiện, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi nêu vấn đề), đảm bảo tính vừa sức học sinh (học sinh năng khiếu và học sinh chậm tiến) để các em đều có thể tham gia một cách tích cực trong giờ học lịch sử. Những yêu cầu trên giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh được vững chắc, sâu sắc. Tránh tình trạng “học trước quên sau” hoặc chỉ học thuộc lòng mà không hiểu bài . Biện pháp 5. Giúp giáo viên tiến hành tốt các bước khi tổ chức các trò chơi học tập: Trong dạy học Lịch sử, trò chơi vô cùng quan trọng là phương pháp củng cố kiến thức, chốt kiến thức một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả. Muốn vậy phụ trách chuyên môn giúp giáo viên tổ chức tốt trò chơi học tập theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn trò chơi. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi: Với mục đích, nội dung của bài học này, có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông thường đối với những bài học giới thiệu có thể sử dụng trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”; đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”, hoặc “Hái hoa dân chủ”; “Rung chuông vàng”, “Ra câu đố”... Sau khi lựa chọn trò chơi, giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia và người thắng cuộc. Bước 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh . Giáo viên giới thiệu một cách hẫp dẫn, ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, giới thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi. Nếu học sinh chưa biết trò chơi đó giáo viên giải thích và cho học sinh chơi thử trước; nếu học sinh đã biết và nắm vững trò chơi giáo viên không cần giải thích nhiều chỉ cần nêu luật chơi. Bước 3: Tổ chức tiến hành trò chơi. Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong nên cho học sinh chơi thử vài lần và như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi, cũng có thể khi cho học sinh chơi thử xong giáo viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh một vài yêu cầu nếu thấy cần thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể đồng thời giáo viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi. Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả. Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách quan công bằng giáo viên thống kê những ưu, nhược điểm của từng cá nhân, từng đội cụ thể: Về thời gian, ai hoàn thành trước, kết quả đúng hay sai, số người vi phạm luật lệ. Dựa vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên dành ít phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực. ** Một số trò chơi thường sử dụng: Ví dụ 1: Khi dạy Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc thì sẽ cho tổ chức trò chơi " Nối nhanh tay" - Chuẩn bị: 2 tờ giấy có ghi đầy đủ các nội dung chơi, 2 bút dạ. - Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh. Giáo viên cho cả lớp cùng quan sát, sau đó giáo viên phát cho hai nhóm, mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như trên màn hình, mỗi đội có 15 giây đọc các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ thì mỗi đội cử 1 em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối hàng em thứ hai mới được lên. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng. Hết giờ đội nào nối đúng nhiều hơn, thời gian nhanh hơn, nối đẹp hơn đội đó là đội thắng cuộc. - Nội dung trò chơi" nối nhanh tay": Nối các ý cột A với các ý ở cốt B cho phù hợp A ( Thời gian) B ( Các cuộc khởi nghĩa) Năm 40 Khởi nghĩa Lí Bí Năm 248 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Năm 542 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Năm 550 Chiến thắng Bạch Đằng Năm 722 Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Năm 766 Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Năm 905 Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Năm 931 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 938 Khởi nghĩa Phùng Hưng - Tác dụng của trò chơi này: Học sinh được quan sát đáp án và nhận xét nhanh bài của các đội. Ví dụ 2. Khi dạy các sự kiện lịch sử, thời gian và địa danh lịch sử ngay sau khi học bài Nhà Trần và việc đắp đê cho học sinh chơi trò chơi "Ai nhanh ai đúng" - Chuẩn bị: Các câu hỏi liên quan trong phạm vi bài học. Các câu hỏi và đáp án đều được chuẩn bị đủ trên giáo án điện tử. - Cách tiến hành: Chơi theo tổ, mỗi tổ được lựa chọn câu hỏi 3 lần, trả lời đúng 1 câu trong 10 giây được 10 điểm, nếu đội lựa chọn không trả lời được đội kia giành quyền trả lời nếu đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm.( Trò chơi này có thể áp dụng cho tất cả các bài học khi củng cố kiến thức). 1 2 3 4 5 6 7 Câu hỏi 1: Nhà Trần thay thế cho triều đại
Tài liệu đính kèm: