SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Hải Lựu, huyện Sông Lô

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Hải Lựu, huyện Sông Lô

Việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm nên bắt đầu từ những các hoạt động sau:

 - Hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể, nhất là học sinh ở cấp tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ ca, thi kể chuyện, vẽ tranh, tập viết đúng viết đẹp,

 - Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng sau những giờ học ở trên lớp. Góp phần rèn luyện một số phẩm chất: Tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái,.

 - Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương đất nước, con người, bằng những hoạt động tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu da cam vùng thiên tai lũ lụt, làm vệ sinh sạch đẹp môi trường,

 - Hoạt động lao động công ích: Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn với đời sống xã hội, góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị của lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức đã học ở sách vở vào đời sống thực tiễn như: Trực nhật lớp, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp.

 - Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Tập trung việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường thông qua các hình thức CLB Aerobic, CLB Nghiên cứu khoa học, tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn.

 Lưu ý: Khi tổ chức Hoạt động trải nghiệm, nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết, lựa chọn nội dung phù hợp, chọn thời điểm thích hợp, triển khai cụ thể, chú trọng đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả tổ chức, tạo điều kiện để học sinh thực hành kiến thức kĩ năng khi ở nhà,.

 

docx 27 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 50Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Hải Lựu, huyện Sông Lô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển năng lực sáng tạo, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần chỉ đạo giáo viên trang bị cho học sinh các kĩ năng cơ bản trước khi tổ chức các hoạt động. Bởi: Khi tham gia Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp tác của cả nhóm. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kĩ năng như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng ghi chép, thu thập xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định. Đồng thời để xây dựng niềm tin đối với học sinh, giáo viên luôn phải tin tưởng các em, giao việc cho các em - trao cơ hội cho học sinh thực hành để nắm được các kĩ năng quan trọng ấy. Việc trang bị kiến thực và các kĩ năng này được thực hiện thông qua quá trình học tập ở trường ở nhà và trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy: giờ học sẽ thành công hơn, đạt hiệu quả hơn khi giáo viên tổ chức dạy học các môn học theo theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh: Quy trình dạy học có thể theo các bước sau:
+ Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh:
Giáo viên có thể: Đặt câu hỏi, đố vui, kể chuyện, đặt một tình huống, tổ chức trò chơi  Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân học sinh.
+ Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm:
Giáo viên tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh; có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân học sinh.
+ Bước 3: Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới:
Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở, phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện quá trình phân tích và rút ra bài học. Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác tùy vào từng bài cụ thể để kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá, phát hiện của học sinh Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào quá trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
+ Bước 4: Thực hành
Thông qua các bài tập cơ bản để học sinh rèn việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. Giáo viên quan sát, giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.
Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của từng học sinh. Bài tập có thể áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặp đôi.
+ Bước 5: Vận dụng
Học sinh được thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học. Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học. Khuyến khích học sinh tập diễn đạt bằng ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.
Như vậy, các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có vai trò vô cùng quan trọng bởi: Việc trang bị cho học sinh những KT-KN cơ bản cần thiết theo quy chuẩn được thực hiện thông qua dạy học theo chương trình sẽ giúp học sinh tham gia tốt các hoạt động trải nghiệm. Ngược lại, thông qua các hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ hiểu sâu, nắm chắc kiến thức hơn và làm tiền đề tốt cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập khác.
7.2.3. Thứ ba: Lựa chọn nội dung phù hợp, lập kế hoạch chi tiết tổ chức Hoạt động trải nghiệm.
 ( Học sinh nhận nhiệm vụ trước khi tham gia trải nghiệm ngoài nhà trường)
Nội dung Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học, tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình, các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
Cần tập trung chỉ đạo tổ chức tốt Hoạt động trải nghiệm thông qua các hình thức sau:
+ Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
+ Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.
+ Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học.
Trong quá trình tổ chức cần đảm bảo về nội dung, linh hoạt trinh hình thức, quy mô địa điểm tổ chức trải nghiệm để đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Với hình thức sinh hoạt dưới cờ, nhà trường đã chỉ đạo mỗi lớp trực tuần chuẩn bị nội dung và trình diễn trước toàn trường: với các chủ đề cho trước như: Em yêu Tiếng Việt; Hùng biện Tiếng Anh; Toán học vui; Ca sĩ nhí; Đi tìm câu ca dao, tục ngữ hay; Kể chuyện theo sách,...Căn cứ yêu cầu, học sinh các lớp sẽ bàn chọn chủ đề và đưa ra ý tưởng, với sự cố vấn của giáo viên và TPT Đội các em xây dựng kịch bản, sản xuất chương trình rồi trình bày báo cáo trước toàn trường vào giờ chào cờ đầu tuần sau. Cứ như vậy các lớp, các học sinh đều có cơ hội thể hiện hoạt động trải nghiệm của mình theo các chủ để các em đăng ký hoặc do nhà trường phân công về lĩnh vực các môn học hay các nhóm vấn đề cần được truyền thông khác như: An toàn giao thông, Phòng chống tác hại thuốc lá, bệnh học đường, văn hóa ứng xử,
Để làm được việc này mỗi nhà trường cần có quy định rõ nội dung các giờ chào cờ cần dành thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. 
Từ quy định của chương trình với các chủ đề rất cụ thế sát thực, từ việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hình thức sinh hoạt dưới cờ, mỗi lớp, mỗi giáo viên chủ nhiệm có thêm phương pháp cách thức để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm, theo lớp cho hoc sinh trong giờ sinh hoạt lớp và trong giờ Hoạt động trải nghiệm khác
 	Trong giờ sinh hoạt dưới cờ
Với hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học, ngoài nhà trường, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tìm chọn địa chỉ, gắn với các phong trào thi đua, các chủ đề, chủ điểm theo cấu trúc chương trình, gắn với mục tiêu hình thành phẩm chất năng lực cụ thể để thống nhất về quy mô và thời gian địa điểm và cách thực hiện. 
Ví dụ: Để giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống, nhà trường chọn đưa học sinh đi trải nghiệm tại Văn miếu tỉnh và Đền thờ Hai Bà Trưng. Để các em được học ăn, học nói, nhà trường cho các em tham gia làm bánh chưng, làm đồ ăn và ăn buffet; để rèn luyện năng lực nhanh bền khéo nhà trường tổ chức cho học sinh trải nghiệm các trò chơi dân gian tại trường và dã ngoại trải nghiệm tại Làng giáo dục Kizcyti Hà Nội,...
Trải nghiệm trong giờ học ngoại khóa
Trong các hoạt động nhà trường đã chỉ đạo và yêu cầu giáo viên mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; Tạo cơ hội và khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ,...Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ, không làm thay, làm hộ học sinh. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động khác hiệu quả.
Bên cạnh nội dung tổ chức Hoạt động trên thì cần chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo quy trình Hoạt động trải nghiệm. Bởi nội dung giáo dục của địa phương gồm một số vấn đề cơ bản mang tính thời sự về: Lịch sử hình thành, phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật, truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương; địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên.
Hoạt động trải nghiệm Tết trung thu năm 2020
Hoạt động trải nghiệm trong Lễ hội bánh chưng
Hoạt động trải nghiệm trong Ngày hội đua tài năm 2019
Dâng hương tại Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc
Thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27/7
 	Việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm nên bắt đầu từ những các hoạt động sau:
	- Hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể, nhất là học sinh ở cấp tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ ca, thi kể chuyện, vẽ tranh, tập viết đúng viết đẹp, 
	- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng sau những giờ học ở trên lớp. Góp phần rèn luyện một số phẩm chất: Tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái,...
	- Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương đất nước, con người,bằng những hoạt động tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu da cam vùng thiên tai lũ lụt, làm vệ sinh sạch đẹp môi trường,
	- Hoạt động lao động công ích: Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn với đời sống xã hội, góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị của lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức đã học ở sách vở vào đời sống thực tiễn như: Trực nhật lớp, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp.
	- Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Tập trung việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường thông qua các hình thức CLB Aerobic, CLB Nghiên cứu khoa học, tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn.
	Lưu ý: Khi tổ chức Hoạt động trải nghiệm, nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết, lựa chọn nội dung phù hợp, chọn thời điểm thích hợp, triển khai cụ thể, chú trọng đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả tổ chức, tạo điều kiện để học sinh thực hành kiến thức kĩ năng khi ở nhà,...
7.2.4. Thứ tư: Xã hội hóa, huy động lực lượng và các nguồn lực tham gia tổ chức Hoạt động trải nghiệm.
Ông cha ta đã nói : “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Bộ GD&ĐT quy định: căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_tot_hoat_dong_trai_n.docx
  • docxCAM KET-TOM TAT (SK Khoa).docx
  • docxTH.HAILUU.20.01-DAOTIENKHOA-TT- BANGOC.docx