Nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên qua việc tổ chức các hội thi, phong trào của ngành học:
Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Đó cũng là phát huy truyền thống “Thi đua là yêu nước” của dân tộc. Cần tổ chức tốt hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường từ đó chọn ra những giáo viên tham dự các hội thi: Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kĩ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp thật linh hoạt, sáng tạo, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học.
Song song với hội thi là việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào của ngành học:
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Cuộc vận đông “Hai không”: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và xếp học sinh ngồi nhầm lớp.
- Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
- Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” - giúp trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Phong trào “Giỏi việc trường đảm việc nhà”, “Gia đình nhà giáo văn hóa”.
Những cuộc vận động và phong trào trên nếu thực hiện tốt sẽ phát huy được truyền thống tập thể.
ng, linh hoạt, sáng tạo hơn trong vai trò là người định hướng giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy: Bao gồm cách sử dụng các phần mềm soạn giáo án điện tử, phần mềm quản lý học sinh (sĩ số, lý lịch trẻ, kết quả theo dõi sức khỏe trẻ, kết quả nhận thức trên trẻ)..., cách trình bày văn bản theo quy định..., sử dụng công nghệ thông tin đúng lúc, đúng chỗ tránh lạm dụng công nghệ thông tin. * Những vấn đề mới, phát sinh: Đây là những vấn đề mang tính thời sự mà người giáo viên cần am hiểu để phục vụ cho công việc của mình như: - Những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành. - Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục. - Văn hóa nơi công sở. - Kĩ năng giao tiếp trong quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, phụ huynh và với trẻ. * Những nội dung bồi dưỡng năng khiếu cho giáo viên: Đây là một trong những nội dung hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong công tác giảng dạy, bao gồm: - Kĩ năng ca hát, nhảy múa. - Kĩ năng sử dụng nhạc cụ. - Kĩ năng vẽ, nặn, cắt- xé dán, gấp, xếp hình. - Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ các môn học... - Tiếng anh giao tiếp cơ bản. 7.1.3. Chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: Để thực hiện tốt những nội dung sinh hoạt chuyên môn trên thì việc thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn giáo viên xây dựng Kế hoạch cá nhân một cách cụ thể, nêu được những mặt mạnh, điểm yếu của bản thân về chuyên môn và những kiến nghị, đề xuất của mình đối với nhà trường. Từ đó đề xuất và chỉ đạo đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn như sau: * Sinh hoạt chuyên môn thông qua các buổi học tập: - Học tập trung: Trước hết bản thân tôi trực tiếp nghiên cứu sâu bài giảng và thiết kế bài giảng với đầy đủ mục tiêu, nội dung để hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn triển khai tới toàn thể giáo viên. Học theo hướng tích cực hóa hoạt động của tổ viên (tổ trưởng nêu vấn đề, tổ viên trao đổi, thảo luận, thống nhất, kết luận về nội dung buổi học). - Học theo nhóm: Tôi đã phân loại các nhóm học tập theo năng lực của giáo viên bao gồm nhóm giáo viên khá giỏi, nhóm giáo viên còn hạn chế để giáo viên có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Sau đó phân công giáo viên giỏi kèm giáo viên yếu. Ngoài phân nhóm học theo năng lực của giáo viên, có thể phân nhóm học theo chủ đề, mỗi nhóm chịu trách nhiệm về một chủ đề được phân công sau đó đưa ra bàn bạc và thảo luận để rút ra bài học. Như vậy sẽ làm cho không khí của buổi sinh hoạt chuyên môn sôi nổi hơn, các thành viên trong tổ được tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho nội dung bài học. - Mời chuyên gia: Để giúp giáo viên lĩnh hội được kiến thức một cách chuyên sâu hơn đối với những vấn đề khó, vấn đề mới, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với các trung tâm, những giảng viên chuyên ngành về hướng dẫn cho giáo viên. Cụ thể như: + Phối hợp với Trung tâm tiếng anh Thiên Tường dạy tiếng anh giao tiếp cơ bản cho giáo viên. + Phối hợp với Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng hướng dẫn giáo viên cách sơ cấp cứu ban đầu một số tai nạn, thương tích trong trường học. + Mời giảng viên của Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh dạy giáo viên một số kĩ năng đàn như cách lấy hợp âm, nhịp điệu, tiết tấu, tiếng phù hợp cho bài hát, cách sử dụng tay trái, tay phải khi đàn... * Sinh hoạt chuyên môn thông qua dự giờ: Đây là một hình thức phổ biến song cần thay đổi mục đích của việc dự giờ từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học tập, bởi dự giờ để đánh giá sẽ không giúp giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học. Khi dự giờ, tôi đã đề nghị giáo viên bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên cần tập trung vào việc quan sát thực tế học tập của trẻ, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của trẻ. Ngoài ra cũng cần lưu ý giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học, nên là ngồi hai bên hoặc phía trên. Người dự không nên can thiệp vào việc học của học của trẻ hoặc trao đổi với nhau làm người dạy cũng như trẻ mất tập trung. Thảo luận sau dự giờ cần tạo điều kiện cho giáo viên dạy nêu mục tiêu, ý tưởng xây dựng trong thiết kế bài dạy, những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện được, những tình huống phát sinh đã thực hiện trong khi tiến hành bài học; những điều thấy tâm đắc và cả những điều tự thấy mình chưa hài lòng. Sau đó mời các ý kiến đóng góp của người dự, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của trẻ: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống nào tốt?... * Sinh hoạt chuyên môn thông qua hội thảo chuyên đề: Với hình thức này, tôi đã tổ chức hội thảo chuyên đề theo hai hướng: - Thứ nhất là hướng giúp giáo viên có thể học để khắc phục những điểm còn hạn chế trong chuyên môn bằng cách xây dựng đề cương lý thuyết một cách chi tiết, cụ thể và dễ hiểu sau đó tổ chức cho giáo viên thực hành. - Thứ hai là nhân rộng những gương điển hình, những tiết dạy hay bằng cách xây dựng tiết mẫu cho 100% giáo viên học tập rút kinh nghiệm, sau đó mỗi giáo viên tự thực hiện tiết dạy theo nội dung chyên đề phù hợp chương trình độ tuổi, khả năng nhận thức của trẻ dưới hình thức thi đua. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các chuyên đề tại trường, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia Hội nghị, hội thảo chuyên đề các cấp giúp cho giáo viên được giao lưu, học hỏi, mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề. * Sinh hoạt chuyên môn thông qua tham quan học tập: Việc tham quan học tập cũng là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao kiến thức và chất lượng dạy và học cho cán bộ quản lý và giáo viên. Tăng cường mối quan hệ, đoàn kết với các trường bạn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm về chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Thông qua chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ trong công tác. Để tổ chức được chuyến tham quan học tập, tôi đã lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, nội dung chuyến công tác và cách tổ chức thực hiện một cách cụ thể, khoa học để chuyến đi đạt kết quả tốt. * Nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên qua việc tổ chức các hội thi, phong trào của ngành học: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Vì vậy phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học. Đó cũng là phát huy truyền thống “Thi đua là yêu nước” của dân tộc. Cần tổ chức tốt hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường từ đó chọn ra những giáo viên tham dự các hội thi: Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kĩ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp thật linh hoạt, sáng tạo, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Song song với hội thi là việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào của ngành học: - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh”. - Cuộc vận đông “Hai không”: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và xếp học sinh ngồi nhầm lớp. - Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. - Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” - giúp trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Phong trào “Giỏi việc trường đảm việc nhà”, “Gia đình nhà giáo văn hóa”. Những cuộc vận động và phong trào trên nếu thực hiện tốt sẽ phát huy được truyền thống tập thể. 7.1.4. Bố trí thời gian sinh hoạt chuyên môn cụ thể, hợp lí: Do đặc thù công việc của giáo viên mầm non là chăm sóc, giáo dục các cháu từ sáng đến chiều nên việc bố trí thời gian để tổ chức sinh hoạt chuyên môn rất khó khăn. Để duy trì chế độ sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn luân phiên thành ba ca vào ngày thứ sáu của tuần hai và tuần bốn trong tháng như sau: Đối với những lớp có hai giáo viên, một giáo viên học ca thứ nhất, giáo viên còn lại học ca thứ hai. Đối với lớp có một giáo viên, sau khi ca thứ nhất và thứ hai học xong, bố trí giáo viên trông lớp để những giáo viên đó học ca ba. Tận dụng mọi cơ hội, mọi lúc, mọi nơi trong các buổi dự giờ, hội thảo chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chứ không gò bó, áp đặt một cách rập khuôn, cứng nhắc. Khuyến khích, động viên giáo viên nêu cao tình thần tự học, tự bồi dưỡng trong thời gian nghỉ ở nhà thông qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. 7.1.5. Phát huy vai trò của tổ trưởng và các thành viên trong tổ: Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường. Để phát huy được vai trò của tổ trưởng, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu chọn ra người tổ trưởng đáp ứng các yêu cầu sau: - Có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động. - Có kiến thức vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc có kế hoạch. - Luôn chân thành, giúp đỡ đồng nghiệp, biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. - Có uy tín, được tập thể tín nhiệm, biết điều hành các hoạt động của tổ một cách khoa học, hiệu quả. Để các đồng chí tổ trưởng thấy được vai trò, trách nhiệm của mình tôi giao cho các đồng chí tổ trưởng xây dựng kế hoạch của tổ thật cụ thể căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, sau đó thông qua Ban giám hiệu kiểm tra, duyệt kế hoạch. Bồi dưỡng cho đồn
Tài liệu đính kèm: