Giao nhiệm vụ cho trẻ, luôn khuyến khích trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu phế thải để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi cùng giáo viên.
- Thực hiện giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ biết là mình phải biết làm gì đó, qua đó giáo dục trẻ biết làm hoàn thành nhiệm vụ, tôi không viết bảng thông báo, mà dặn trẻ: “Trường mình chuẩn bị tổ chức cho các con làm đồ dùng đồ chơi, các con nhớ sưu tầm đĩa nhạc củ, hộp sữa, ống hút, vỏ trứng, đũa tre, tăm tre, lon bia, Đa số trẻ rất háo hức và nhớ lời cô dặn thực hiện tốt yêu cầu của cô, một số trẻ một hai lần đầu còn quên nhưng khi đến lớp bản thân trẻ tự thấy mình không bằng các bạn nên những lần sau trẻ nhớ lời cô dặn, từ đó góp phần cho sự phát triển trí nhớ cho trẻ. Bên cạnh đó tôi mong muốn khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động ngoại khóa hay tổ chức một ngày hội nào đó trẻ sẽ có những sáng tạo làm ra những thứ đồ chơi mang đến trang trí lớp, những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích mang đến lớp để cùng chia sẻ với các bạn nên thông báo và nhắc nhở trẻ mỗi bạn mang một thứ đến lớp để cùng chơi.
hai buổi/ ngày và ăn ở bán trú. Trường có 100% khối lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục. Nguồn nguyên vật liệu để sử dụng và tận dụng cho việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phong phú, đa dạng. - Khó khăn Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, chưa năng động sáng tạo, một số giáo viên lớn tuổi kỹ năng làm đồ dùng dạy học còn hạn chế. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp, nên còn lúng túng trong việc vận dụng các kỹ năng để làm đồ dùng dạy học tự tạo phục vụ công tác giảng dạy hiện nay. Trong công tác chỉ đạo bản thân tôi lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ đạo còn mang tính chung chung, sắp xếp thời gian chưa khoa học, chưa phát huy hết khả năng của giáo viên. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm sóc con em mình còn phó thác cho nhà trường . 2.2. Thành công - hạn chế - Thành công Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công tác chỉ đạo chuyên môn, hoạt động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học sử dụng trong quá trình dạy học và dự thi các cấp, giúp giáo viên nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm tầm quan trọng của giáo dục Mầm non và của bản thân mình. Biết bám sát vào kế hoạch của nhà trường và thực tế của lớp để lên kế hoạch phù hợp với cách tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động, có kinh nghiệm làm các loại đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ để phục vụ cho các hoạt động dạy và học hằng ngày. Từ đó chất lượng giáo dục trẻ và chuyên môn của nhà trường ngày càng được nâng lên thông qua các hội thi làm đồ dùng dạy học tự tạo của nhà trường tổ chức. - Hạn chế Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế: một số giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, giáo viên lớn tuổi thiếu linh hoạt, sáng tạo, trong các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học tự tạo để phục vụ các hoạt động chuyên môn, chưa khai thác triệt để các nguyên vật liệu sẵn có, tạo ra một số đồ dùng dạy học còn cứng nhắc, chưa sáng tạo, chưa đổi mới, độ bền chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cho giáo viên chủ động trong việc lên kế hoạch làm đồ dùng dạy học hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và theo từng chủ đề trong năm học, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch phù hợp, sát tình hình của lớp, sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách linh hoạt có hiệu quả trong các hoạt động, có sự đầu tư trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ, đạo cụ, thực hiện các kỹ năng làm đồ dùng dạy học tự tạo ngày càng được nâng cao, dẫn đến chất lượng giáo dục trẻ ngày càng tiến bộ rõ rệt. - Mặt yếu Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch làm đồ dùng dạy học trong năm học và tham gia hội thi các cấp. Áp dụng các kỹ năng làm đồ dùng dạy học đạt hiệu quả chưa cao, một số đồ dùng dạy học làm còn mang tính đối phó, chất lượng thấp, chưa mang tính thẩm mỹ caovì vậy chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ. Một số lớp học ở phân hiệu Buôn Drai thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên các loại đồ dùng đồ chơi chưa được đa dạng phong phú. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng đồ dùng dạy học tự tạo ở các khối lớp trong trường mầm non Eatung Cơ sở vật chất trang thiết bị, tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo các hoạt động thi đua làm đồ dùng dạy học tự tạo phục vụ dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa phương để xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải của gia đình để các cô tận dụng làm thành những đồ dùng tái chế cho trẻ hoạt động. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trường có giáo viên trẻ kinh nghiệm còn ít, chưa hăng say trong các hoạt động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học dự thi các cấp, chưa năng động trong việc thu thập các nguyên vật liệu sẵn có để tận dụng làm ra những sản phẩm có ích trong công tác giáo dục. Một số giáo viên lớn tuổi kỹ năng làm đồ dùng dạy học chưa cao, chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa có sự đầu tư làm đồ dùng dự thi các cấp. Việc vận động phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu còn hạn chế. Chưa phát huy được sự ủng hộ của các phụ huynh. Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng, chưa phong phú, chưa tạo sự hứng thú với trẻ. Bản thân tôi lên kế hoạch hoạt động đôi lúc chưa cụ thể, chưa sáng tạo, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng kỹ năng làm đồ dùng dạy học cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo còn ít. Vì vậy kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao như mong muốn. Chưa phát huy được tính tích cực, chủ động ở trẻ, một số giáo viên chưa chịu khó tạo môi trường để trẻ được hoạt động, tham quan và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. Chính vì vậy chưa phát huy hết trách nhiệm cá nhân của trẻ trong việc sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi ở trường lớp mầm non. Nhiều năm qua tôi đã tổ chức nhiều đợt thi đua làm đồ dùng dạy học cấp trường, động viên các chị em tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh. Nhiều giáo viên đã có sự đầu tư vào việc làm đồ dùng dạy học hằng ngày và làm đồ dùng dự thi các cấp có chất lượng hơn. Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, học hỏi thêm các cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi và hướng dẫn trẻ làm những đồ dùng đồ chơi đơn giản. Một số giáo viên thực hiện phát huy tốt cách làm đồ dùng dạy học tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều đồ dùng đồ chơi bền đẹp, thu hút được sự chú ý của trẻ. Sử dụng trong các hoạt động dạy học hàng ngày, các tiết thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi. đạt hiệu quả cao. Qua đó giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học. Tạo được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia làm đồ dùng cùng cô từ những nguyên vật liệu mà trẻ đóng góp và huy động bố mẹ để dành để trẻ mang lên lớp cho cô. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung ngày càng nhiều và sử dụng hiệu quả các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo trong mọi hoạt động của chuyên môn, công tác giáo dục, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong đơn vị, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục Mầm non, theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Nâng cao chất lượng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho đội ngũ giáo viên và học sinh là công việc thường xuyên, liên tục. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp - Trước tình hình thực trạng về chất lượng đồ dùng dạy học của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo công tác làm đồ dùng dạy học tự tạo nhằm nâng cao kỹ năng và số lượng, chất lượng đồ dùng dạy học cho trẻ trong trường Mầm non EaTung . - Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi về nhận thức, thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng đồ dùng dạy học cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho trẻ sự hiểu biết, thích thú, niềm vui, sự tự tin khi tham gia vào các hoạt động tại trường mầm non. Qua đó giáo dục trẻ tính cẩn thận, biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi hợp lý. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường. - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng, dựa trên sự mong muốn của phụ huynh và nhu cầu của học sinh tôi đã xây dựng hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo trong năm học ngay từ đầu năm học phù hợp với các hoạt động của các nhóm lớp trong trường mầm non. Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. * Ví dụ: Kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi STT THÁNG NỘI DUNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1 9 - Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động khảo sát chất lượng đầu năm, vui đón Tết trung thu. - Làm đồ dùng để cô và trẻ hoạt động theo các chủ đề trong năm học. - Tổ chức trang trí sinh nhật. Tại sân trường phân hiệu chính (EaTung) Tại văn phòng nhà trường Tại các lớp 2 10 - Làm đồ dùng dạy học phục vụ dạy tốt học tốt chào mừng ngày lễ lớn trong tháng ( 20 -10 ), dự thi các cấp. Tại các lớp Tại văn phòng nhà trường 3 11 - Tổ chức Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại các lớp Tại văn phòng nhà trường 4 12 - Tham gia làm đồ dùng dạy học để hoạt động hội giảng, thao giảng, kiểm tra chuyên đề. - Tại các lớp 5 1 - Sinh hoạt chuyên môn trao đổi về một số kỹ năng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu phế thải. - Tại các lớp - Tại sân trường 6 2 - Cùng bé làm thiệp xuân trang trí trường lớp. - Làm đồ dùng đồ chơi bé vui đón Tết nguyên đán. - Tại lớp 7 3 - Cô và trẻ cùng làm đồ dùng dạy học chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8 – 3 ) - Tại các lớp 8 4 - Hội thi bé khéo tay hay làm. - Tại hội trường 9 5 - Làm đồ dùng chuẩn bị tốt cho buổi tổng kết năm học và Lễ kỷ niệm ra trường cho các bé Mẫu giáo 5 tuổi. - Tại sân trường ( tại lớp ) Biện pháp 2: Xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng - Khi đã lập được kế hoạch tổ chức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo rồi tôi mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và tổ chuyên môn, khi đưa ra trình bày với Hiệu trưởng và tổ chuyên môn tôi được sự ủng hộ rất cao vì nội dung kế hoạch tôi đưa ra cụ thể đầy đủ và chi tiết. Khi được sự ủng hộ về kế hoạch tôi xin ý kiến của BGH và tổ chuyên môn về cách tổ chức và kinh phí tổ chức. Để có kinh phí tổ chức nhà trường trích một phần từ kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn, và các hoạt động phong trào thi đua. Biện pháp 3: Thống nhất, phân công nhiệm vụ với giáo viên trong trường - Sau khi lập xong kế hoạch tổ chức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho toàn trường. Tôi trao đổi cùng các giáo viên tổ khối để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn bạc cách thực hiện. Với sự nhiệt tình, yêu trẻ các giáo viên đã cùng tôi đã tìm ra những cách tổ chức các hoạt động thi đua làm đồ dùng dạy học tự tạo để lại nhiều ấn tượng cho trẻ và phụ huynh. Biện pháp 4: Thông báo đến toàn thể các bậc phụ huynh, các giáo viên về kế hoạch tổ chức thi đua làm đồ dùng dạy học tự tạo của trường. - Phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm nhiều nguyên vật liệu, phế liệu ủng hộ các cô giáo. - Sau khi lập kế hoạch tổ chức và thống nhất với các đoàn thể trong trường và các giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm khi thông báo với tất cả các bậc phụ huynh về kế hoạch năm học, chương trình học, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tôi trình bày cụ thể với phụ huynh về kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học cho các cháu trong năm học. Sau khi tôi trình bày xong kế hoạch 100% phụ huynh có mặt ủng hộ nhiệt tình và tôi cũng nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ đồng tình ủng hộ thống nhất cao. (Đồ dùng tự tạo đạt giải 3 toàn đoàn cấp huyện năm học 2013-2014) (Đồ dùng bé yêu chữ cái “Vòng quay kỳ diệu”, được làm từ các lon bia). Biện pháp 5: Tham khảo tài liệu - Tham khảo các tập san, báo chí, các kênh truyền hình và thông tin trên mạng, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hướng dẫn cách làm đồ chơi trẻ em. Hình thức làm đồ dùng đồ chơi luôn thay đổi sáng tạo không lặp lại. - Đặc điểm của trẻ mầm non là nhanh thích nhưng nhanh chán vì vậy khi tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên luôn thay đổi nhiều đồ dùng dạy học, thay đổi hình thức tổ chức để kích thích sự tò mò của trẻ giúp trẻ tham gia hứng thú nhiệt tình vào mọi hoạt động khám phá tại lớp, tại trường. Tùy vào từng nội dung giáo dục mà giáo viên linh động sáng tạo sử dụng đồ dùng đồ chơi theo nhiều cách khác nhau. - Tham khảo các kênh truyền hình VTV 6, vui chơi cùng bé, sáng tạo.com.v.v Biện pháp 6: Giao nhiệm vụ cho trẻ, luôn khuyến khích trẻ tham gia sưu tầm nguyên vật liệu phế thải để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi cùng giáo viên. - Thực hiện giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ biết là mình phải biết làm gì đó, qua đó giáo dục trẻ biết làm hoàn thành nhiệm vụ, tôi không viết bảng thông báo, mà dặn trẻ: “Trường mình chuẩn bị tổ chức cho các con làm đồ dùng đồ chơi, các con nhớ sưu tầm đĩa nhạc củ, hộp sữa, ống hút, vỏ trứng, đũa tre, tăm tre, lon bia, Đa số trẻ rất háo hức và nhớ lời cô dặn thực hiện tốt yêu cầu của cô, một số trẻ một hai lần đầu còn quên nhưng khi đến lớp bản thân trẻ tự thấy mình không bằng các bạn nên những lần sau trẻ nhớ lời cô dặn, từ đó góp phần cho sự phát triển trí nhớ cho trẻ. Bên cạnh đó tôi mong muốn khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động ngoại khóa hay tổ chức một ngày hội nào đó trẻ sẽ có những sáng tạo làm ra những thứ đồ chơi mang đến trang trí lớp, những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích mang đến lớp để cùng chia sẻ với các bạn nên thông báo và nhắc nhở trẻ mỗi bạn mang một thứ đến lớp để cùng chơi. (Trẻ cùng cô làm vườn hoa từ đĩa nhạc, giấy màu, sốpchơi góc xây dựng). - Hay khi tổ chức cho trẻ đón Tết trung thu tôi muốn tất cả các trẻ cùng được hoạt động, cùng nhau chia sẻ những chiếc lồng đèn mà trẻ thích và tôi nhắc trẻ mỗi bạn đều nghiêm túc trong hoạt động, không tranh giành nhau. Kết quả là trẻ đã rất trật tự, thực hiện theo đúng hướng dẫn của cô.Đến giờ tổ chức tôi cho tất cả trẻ cùng mang những thứ mà trẻ sưu tầm được và cùng sáng tạo trên những nguyên vật liệu sẵn có. Sau khi tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi trẻ rất thoải mái và vui vẻ, phấn khởi (Ví dụ: làm lồng đèn bằng tre, giấy báo củ). Thông qua các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cô rèn cho trẻ những kỹ năng sống thật ý nghĩa và bổ ích, rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này như tính cẩn thận, không tranh giành với bạn, biết nhườn nhịn, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi Biện pháp 7: Khuyến khích cô và trẻ trải nghiệm làm đồ dùng đồ chơi tự tạo thường xuyên, nhiều đợt theo từng chủ đề trong năm học. - Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi mầm non, trẻ rất thích tò mò, khám phá và khi trẻ được trực tiếp tham gia và làm một việc gì đó trẻ sẽ nhớ rất lâu và có ấn tượng rất sâu sắc. Vì vậy nắm bắt được đặc điểm này của trẻ khi cho trẻ tham gia hoạt động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tôi đã cho trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động cùng cô khi trag trí góc thiên nhiên, làm thiệp sinh nhật, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, thiệp xuân, chậu hoa, đèn ngủ, ly, chén Góc thiên nhiên của lớp bé (Đàn vịt con đáng yêu) - Chủ đề thế giới động vật. Biện pháp 8: Phối kết hợp tốt với giáo viên, phụ huynh và cộng đồng - Để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt kết quả tốt chúng tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh, cùng phối kết hợp để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Nếu không có sự phối hợp tốt, thống nhất giữa phụ huynh với hai giáo viên trong lớp về cách dạy, cách chăm sóc thì tôi không thể thực hiện tốt được. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ các cháu, chúng tôi là người trực tiếp lên lớp cùng các giáo viên, bàn bạc, trao đổi, thống nhất với các cô giáo chủ nhiệm lớp, để các cô chuẩn bị về các đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung giáo dục cụ thể, phân công công việc để thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Cũng như việc thực hiện làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. Hàng tháng tùy theo từng chủ đề tôi và các giáo viên ở lớp cùng tổ chuyên môn rút kinh nghiệm kế hoạch làm đồ dùng dạy học của cô và trẻ như thế nào để phục vụ tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ. Rút kinh nghiệm của chủ đề trước, tháng trước và ngồi bàn bạc lập kế hoạch tháng tiếp theo. Hằng ngày các cô cùng trao đổi tìm ra phương pháp thực hiện tốt nhất để cùng nhau trao đổi thực hiện. - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh gom góp các nguyên vật liệu phế thải để tận dụng làm thành các sản phẩm đẹp mắt cho trẻ khám phá, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những biện pháp của mình tác động tích cực đến trẻ như thế nào để phụ huynh cũng tác động đến con ở nhà như vậy và ngược lại từ phụ huynh chúng tôi cũng nắm được hành vi thói quen của trẻ ở nhà như thế nào để tìm ra biện pháp tối ưu nhất tác động đến trẻ. - Tôi cùng phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ phát huy tốt khả năng của mình. Chỉ cho trẻ cách tô màu cho phù hợp theo dõi cháu để nâng cao kỹ năng làm đồ dùng học tập cho trẻ, giúp trẻ tự tin khi tham gia hội thi “Bé khéo tay hay làm” Cô và phụ huynh cùng phối hợp để giúp đỡ trẻ phát huy các kỹ năng tạo hình. Biện pháp 9: Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp - Là một giáo viên công tác trong nghề đã lâu tôi đã không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học tự tạo của các chị em trong trường và trường bạn từ các hội thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. . Tôi thường trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm kỹ năng làm đồ dùng dạy học tự tạo để chị em cùng học hỏi lẫn nhau. Qua nhiều lần trực tiếp tham gia dự thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp tôi có kinh nghiệm về cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu đọc thêm sách báo, tìm tòi qua Internet để hiểu thêm về cách hướng dẫn tổ chức thi làm đồ dùng dạy học tự tạo tốt hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức “Đúng” và “Thông” thì vấn đề “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy với một đội ngũ không đồng đều, giáo viên người đồng bào, giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm các biện pháp để chỉ đạo phong trào thi đua dạy tốt học tốt, làm đồ dùng dạy học tự tạo có hiệu quả, làm gì để giúp giáo viên yên tâm công tác gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động viên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang, sạch đẹp, sự kính trọng của quý bậc phụ huynh đối với nghề giáo viên mầm non. Bản thân tôi là cán bộ quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả mãn về những gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho bản thân và đội ngũ giáo viên, công nhân viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra những chuẩn thi đua, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị. Ngoài công tác giáo dục về nhận thức tư tưởng cho đội ngũ, người quản lý phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định đúng hướng đi phù hợp trong nghề nghiệp, trách nhiệm với nghề, với trẻ và đặc biệt là với xã hội. Để làm tốt việc phát triển đa dạng phong phú đồ dùng dạy học tự tạo, bản thân tôi luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và động viên các chị em cùng tham gia. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động có hiệu quả. Cần có sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao, yêu nghề, yêu trẻ, nỗ lực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, học sinh, phụ huynh, cộng đồng. Ban Giám Hiệu và giáo viên thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững chuyên môn, nâng cao các kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong trường lớp Mầm non. Lắng nghe ý kiến của giáo viên, của đồng nghiệp, phu huynh, cộng đồng, rút kinh nghiệm triển khai, thực hiện. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Tuy mỗi biện pháp có những cách làm, nội dung khác nhau nhưng nó có
Tài liệu đính kèm: