SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5

Có hai loại thăm: thăm chứa trong các quả bóng màu xanh là câu hỏi hay bài tập thuộc kiến thức cơ bản, thăm chứa trong quả bóng màu hồng là câu hỏi hay bài tập thuộc kiến thức nâng cao. Nếu trả lời đúng câu hỏi ở thăm màu xanh sẽ ghi được một điểm tốt, trả lời đúng câu hỏi ở thăm màu hồng sẽ ghi được hai điểm tốt. Đội nào trả lời đúng câu hỏi mà đội bạn chưa trả lời được cũng được số điểm tương ứng với từng loại thăm. Mỗi bạn khi lên bốc thăm phải lượng vào sức mình để lựa chọn thăm phù hợp nhằm ghi điểm tốt cho đội của mình. Những bạn có năng lực về môn Tiếng Việt nên chọn thăm màu hồng để trả lời.

+ Khi kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm tốt đội đó sẽ chiến thắng và sẽ dành được những bông hoa điểm tốt.

 - Cần tổ chức cho các em chơi một cách vui vẻ, thoải mái, công bằng, khách quan. Kịp thời tuyên dương, khen ngợi những em có câu trả lời đúng, câu trả lời hay đồng thời hướng dẫn, giải đáp cho các em nhưng câu hỏi mà các em trả lời chưa đúng, chưa đạt.

 - Cuối trò chơi, tuyên dương, khen ngợi đội dành chiến thắng, động viên đội thua cố gắng học tốt để giành chiến thắng ở những lần chơi sau.

 Như vậy vận dụng trò chơi học tập này vào tiết học đã tạo ra cho các em một môi trường học tập thân thiện, vui tươi, vừa học mà chơi, chơi mà học. Qua đó giúp các em ôn tập, củng cố được một số kiến thức, kĩ năng đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm đồng thời góp phần bổi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi qua một số câu hỏi, bài tập nâng cao.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2781Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong lớp vừa có thể bồi dưỡng được học sinh năng khiếu.
b.2. Phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt.
b.2.1. Thế nào là học sinh giỏi Tiếng Việt? 
Những học sinh có khả năng về môn Tiếng Việt có những biểu hiện sau:
Các em có niềm say mê, yêu thích môn học, yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Phần lớn các em không hờ hững trước vẻ đẹp của ngôn từ trong văn chương, gắng ghi nhớ và ghi chép những câu văn, câu thơ 
mình yêu thích. Các em có khả năng cảm thụ tốt cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu
xa của thơ, văn.
Các em có những tư chất bẩm sinh như: có khả năng tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo. 
Các em nắm vững kiến thức, kĩ năng về luyện từ và câu, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng ấy làm tốt các dạng bài tập nâng cao. Các em có khả năng sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật tu từ phù hợp để đặt
câu viết đoạn văn, viết bài văn giàu cảm xúc. 
2. 2. Phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt
Từ những dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi Tiếng Việt như đã nói ở trên, việc phát hiện và bồi dưỡng sinh giỏi là việc làm hết sức quan trọng. Công việc này cần được tiến hành từ đầu năm học. Cơ sở của việc tuyển chọn là:
Thứ nhất, tìm hiểu năng lực học tập của học sinh thông qua kết quả học tập ở những năm học trước, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy các em ở năm học trước để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của từng em.
Thứ hai, tiến hành khảo sát môn học ngay từ đầu năm học, xem  bài kiểm đầu tiên của học sinh như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của các em. Qua bài kiểm tra, người thầy có thể nắm bắt được khả năng học tập môn Tiếng Việt, khả năng làm văn của học trò. Những học sinh đạt được cả phần luyện từ và câu và phần tập làm văn trong một bài kiểm tra không phải nhiều, không phải đều. Cái tật lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ... mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, chưa đầy đủ, nhưng có sự độc đáo, sâu sắc phải  sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài kiểm tra không thể đánh giá hết được năng khiếu và khả năng của học sinh, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài kiểm tra tiếp theo. Trong quá trình giảng dạy, tiếp tục bồi dưỡng, theo dõi để thanh lọc, cũng như phát hiện những em có năng lực thật sự. 
b.3. Bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi qua một số tiết học của các phân môn Tiếng Việt.
Trong quá trình giảng dạy, muốn giúp học sinh giỏi phát huy được khả năng của mình, thì việc bồi dưỡng thêm kiến thức, kĩ năng nâng cao cho các em cần phải được thực hiện thường xuyên qua các tiết học. Để làm tốt việc này, tôi đã tiến hành như sau:
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp tất cả các đối tượng trong lớp tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của bài học, để các em hiểu và làm bài nhanh. Vì tất cả học sinh làm hiểu và làm bài nhanh sẽ có thời gian để bồi thêm kiến thức cho học sinh năng khiếu.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí sao cho những em có khả năng về Tiếng Việt ngồi ở những bàn gần nhau để thuận tiện trong việc thảo luận, chữa bài mà cô giáo ra thêm nhưng vẫn đảm bảo để những em này vẫn ngồi gần những bạn học 
yếu hơn để giúp bạn cùng tiến bộ.
- Khi bồi dưỡng, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để tránh sự quá tải, áp lực đồng thời tạo cho các em sự hứng thú khi đi tìm lời giải đáp cho những bài tập nâng cao, những câu hỏi khó. Chẳng hạn: 
+ Giao bài cho học sinh giỏi và yêu cầu các em hoạt động cá nhân độc lập trong trường hợp những em này đã làm xong trước bài tập so với các bạn.
+ Tổ chức thảo luận nhóm với câu hỏi khó hay bài tập nâng cao khi cả lớp đã hoàn thành bài học mà vẫn còn nhiều thời gian.
+ Tổ chức trò chơi khi cần củng cố, ôn tập kiến thức đã học, qua đó lồng ghép thêm những kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, nắm bắt khả năng học tập của các em để lựa chọn những bài tập, những câu hỏi phù hợp. 
- Trong tiết dạy, chú ý lựa chọn thời điểm hợp lí để tiến hành lồng ghép việc bồi dưỡng. Ví dụ:
+ Tiến hành lồng ghép bồi dưỡng ở những tiết Tiếng Việt ôn luyện dành cho buổi thứ hai hay những tiết học được điều chỉnh theo công văn 5842/ BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011, V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ thông, không yêu cầu dạy một số nội dung hay toàn bộ nội dung của một bài học nào đó mà thay thế bằng nội dung ôn luyện khác trong chương trình đã học.
+ Khi giảng bài, nếu thấy học sinh chủ quan hoặc uể oải trước những câu hỏi đơn giản thì lồng ghép những câu hỏi khó, tạo ra một thử thách nho nhỏ đánh thức sự tư duy của các em, giúp các em lấy lại tâm thế tích cực trong học tập. 
+ Khi thấy học sinh giỏi đã làm xong bài chung với các bạn trong lớp, thì giao thêm bài nâng cao liên quan đến kiến thức bài học hoặc môn học cho các em. Để học sinh trong lớp không bị phân tán tư tưởng, thì cho các em làm vào phiếu bài tập đã chuẩn bị trước. Với những bài tập này, trước hết, để các em tự nghiên cứu tìm ra cách làm. Tùy vào tình hình thực tế, nếu có thời gian thì hướng dẫn chữa bài cho các em ngay tiết học đó, nếu không còn thời gian thì tranh thủ lúc ra chơi dành năm mười phút hướng dẫn cho các em cách làm. 
Sau đây là một số ví dụ cụ thể về cách lồng ghép bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi qua một số phân môn Tiếng Việt:
* Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua phân môn Luyện từ và câu:
Khi dạy bài Luyện từ và câu, tiết 12, theo công văn 5842/ BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011, V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ thông, không dạy bài Dùng từ đồng âm để chơi chữ ( SGK trang 61, tập 1). Để thay thế nội dung bị điều chỉnh, có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” để ôn tập, củng cố, và nâng cao kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm mà các em đã được học trước đó.
Trò chơi được chuẩn bị và tiến hành như sau:
Chuẩn bị: - Một cây cao hơn một mét, có nhiều cành.
- Các thăm ghi các câu hỏi hoặc bài tập
- Một số bong bóng chứa các thăm được thổi căng treo trên cây, bong bóng gồm 2 màu: loại màu xanh chứa các thăm ghi câu hỏi, bài tập củng cố kiến thức cơ bản, loại màu hồng chứa các thăm ghi câu hỏi hay bài tập nâng cao.
- Nội dung các câu hỏi và bài tập: 
+ Phần kiến thức cơ bản:
Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
Câu 2: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
Câu 3: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ.
Câu 4: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm: 
Con khỉ nhanh nhẹn bao nhiêu thì con rùa ..................... bấy nhiêu.
Câu 5: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm: 
Anh ấy khiêm tốn chứ không ................như mọi người nghĩ đâu.
Câu 6: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm: 
Bạn Lan rất cẩn thận còn bạn Minh rất ....................................
Câu 7: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: ( phi, chạy, nhảy)
Những chú ngựa .................... nhanh như tên bắn.
Câu 8: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau: (đất nước, quê hương, giang sơn)
.................. Việt Nam ta rất giàu và đẹp.
Câu 9: Từ nước trong từ nước uống đồng âm với từ nước trong từ nào dưới đây? A. nước cờ B. nước mặn C. nước hoa
 Câu 10: Từ bàn trong bàn học đồng âm với từ bàn trong từ nào dưới đây?
A. bàn ăn B. bàn kính C. bàn tính
Câu 11: Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ siêng năng.
Câu 12: Hãy tìm từ trái nghĩa với từ thành thật.
Câu 13: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa to và nhỏ.
Câu 15: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa xấu và đẹp
+ Phần kiến thức nâng cao:
Câu 1: Chọn cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trời đang., sau cơn giông trở nên .. lạ thường.
Câu 2: Chọn cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Đứng giữ cánh đồng. ta cảm thấy mình thật
Câu 3: Đặt một câu văn tả cảnh trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào không đồng nghĩa với từ lặng im?
Yên lặng, yên bình, yên lặng, lặng im, lặng lẽ, lặng ngắt.
 Câu 5: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau:
Các bạn đang đátrên cây .ngoài cổng trường.
 Câu 6: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau:
Tia nắng ban.làm những bông hoa ..thêm rực rỡ.
Câu 7: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau:
Nhà máy..nằm ngay cạnh.. quốc lộ.
Câu 8: Từ đa ghép với các từ nào để được các từ khác nghĩa?
A. Cây, bánh. B. Dạng, số.
Câu 9: Đặt câu để phân biệt một cặp từ đồng âm.
Câu 10: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau: (cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn)
Sóng lượn ..trên mặt sông.
+ Dự kiến câu trả lời của học sinh
 Phần kiến thức cơ bản:
Câu 1: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: xinh, đẹp, dễ thương,...
Câu 2: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Ví dụ: xấu / đẹp; vui /buồn;....
Câu 3: Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa. Ví dụ: lá cờ - cờ vua
Câu 4: Con khỉ nhanh nhẹn bao nhiêu thì con rùa chậm chạp bấy nhiêu.
Câu 5: Anh ấy khiêm tốn chứ không kiêu ngạo như mọi người nghĩ đâu.
Câu 6: Bạn Lan rất cẩn thận còn bạn Minh rất cẩu thả.
Câu 7: Những chú ngựa phi nhanh như tên bắn.
Câu 8: Đất nước Việt Nam ta rất giàu và đẹp.
Câu 9: A. nước cờ 
Câu 10: C. bàn tính
Câu 11: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,..
Câu 12: thành thật / giả dối, dối trá,lừa dối,
Câu 13: Bạn Nam người thì nhỏ mà mang chiếc cặp rất to.
Câu 15: Bạn An tuy xấu người nhưng đẹp nết.
+ Phần kiến thức nâng cao:
Câu 1: Chọn cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trời đang tối sầm, sau cơn giông trở nên sáng trong lạ thường.
Câu 2: Đứng giữ cánh đồng bao la ta cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Câu 3: Từ trên đồi cao, em thấy những ngôi nhà dưới kia lúp xúp như những chiếc nấm rơm.
Câu 4: yên bình
 Câu 5: Các bạn đang đá cầu trên cây cầu ngoài cổng trường.
 Câu 6: Tia nắng ban mai làm những bông hoa mai thêm rực rỡ.
Câu 7: Nhà máy đường nằm ngay cạnh đường quốc lộ.
Câu 8: A. Cây, bánh. 
Câu 9: Cậu bé đá bóng dưới bóng cây râm mát.
Câu 10: Sóng lượn nhấp nhô trên mặt sông.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 2 đội theo hai dãy bàn, số học sinh và lực học của học sinh mỗi tương đối đồng đều nhau.
- Đặt tên cho hai đội: đội Quyết thắng và đội Tiến lên
- Mỗi đội cử ra một đội trưởng để điều hành người chơi của đội của mình. 
- Cho đội trưởng hai đội “oẳn tù tì để dành quyền lên chơi trước”
- Phổ biến luật chơi: + Mỗi đội luân phiên nhau mỗi lần cử một bạn lên “hái hoa” để thực hiện yêu cầu trong thăm, nếu trong hai phút mà không đưa ra được câu trả lời hoặc trả lời chưa đúng thì đội kia có quyền trả lời thay.
+ Có hai loại thăm: thăm chứa trong các quả bóng màu xanh là câu hỏi hay bài tập thuộc kiến thức cơ bản, thăm chứa trong quả bóng màu hồng là câu hỏi hay bài tập thuộc kiến thức nâng cao. Nếu trả lời đúng câu hỏi ở thăm màu xanh sẽ ghi được một điểm tốt, trả lời đúng câu hỏi ở thăm màu hồng sẽ ghi được hai điểm tốt. Đội nào trả lời đúng câu hỏi mà đội bạn chưa trả lời được cũng được số điểm tương ứng với từng loại thăm. Mỗi bạn khi lên bốc thăm phải lượng vào sức mình để lựa chọn thăm phù hợp nhằm ghi điểm tốt cho đội của mình. Những bạn có năng lực về môn Tiếng Việt nên chọn thăm màu hồng để trả lời.
+ Khi kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm tốt đội đó sẽ chiến thắng và sẽ dành được những bông hoa điểm tốt.
 	- Cần tổ chức cho các em chơi một cách vui vẻ, thoải mái, công bằng, khách quan. Kịp thời tuyên dương, khen ngợi những em có câu trả lời đúng, câu trả lời hay đồng thời hướng dẫn, giải đáp cho các em nhưng câu hỏi mà các em trả lời chưa đúng, chưa đạt. 
	- Cuối trò chơi, tuyên dương, khen ngợi đội dành chiến thắng, động viên đội thua cố gắng học tốt để giành chiến thắng ở những lần chơi sau.
	Như vậy vận dụng trò chơi học tập này vào tiết học đã tạo ra cho các em một môi trường học tập thân thiện, vui tươi, vừa học mà chơi, chơi mà học. Qua đó giúp các em ôn tập, củng cố được một số kiến thức, kĩ năng đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm đồng thời góp phần bổi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi qua một số câu hỏi, bài tập nâng cao.
	*Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua phân môn Chính tả:
Ở bài Chính tả: Nghe – viết: Cánh cam lạc mẹ (Sgk trang 17, tập 2), sau khi cho học sinh làm xong bài tập 2, còn thời gian, có thể đưa ra một câu hỏi cho học sinh thảo luận nhằm bồi dưỡng thêm khả năng cảm thụ văn học cho các em như sau: Ở khổ thơ thứ 3, thứ 4 của bài thơ Cánh cam lạc mẹ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? (Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đó cho thấy các con vật trong hai khổ thơ cũng biết đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ nhau như con người.)
* Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua phân môn Tập làm văn
Ở bài Tập làm văn: Làm biên bản một vụ việc (Sgk trang 140, tập 1), theo công văn 5842/ BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011, V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ thông, không dạy toàn bài. Có thể vận dụng tiết này để ôn tập, củng cố, nâng cao thêm kĩ năng làm văn tả người cho học sinh. 
Trước hết cho các em viết một đoạn thân bài văn tả một người mà mình
quý mến. Tuy nhiên không được tả lại người mà mình đã tả ở bài kiểm tra viết của tiết 31. Sau khi làm xong bài, cho các em cùng bàn đổi chéo bài cho nhau để đọc rồi viết ra nhận xét của mình về ưu điểm hay những tồn tại trong bài làm của bạn. Sau đó gọi một học sinh thường có bài làm tốt và một học sinh thường có bài làm chưa tốt đọc bài viết và lời nhận xét của bạn khác về bài viết của mình cho cả lớp nghe. Yêu cầu cả lớp nghe xong nêu nhận xét của mình. 
Cách làm này tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, thấy được cái hay, cái chưa hay trong bài viết của bạn để từ đó học tập, rút kinh nghiệm.
Cuối tiết học, nếu còn thời gian, có thể đọc cho các em nghe một số bài văn mẫu tả người để các em học tập.
* Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua một số tiết ôn tập giữa học kì.
Theo thông tư 30/2014/TT – BGDĐT, ngày 28/8/2014, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học, không tiến hành kiểm tra định kì giữa học kì 1 và giữa học kì 2. Như vậy ở một số tiết ôn tập giữa kì, để thay thế phần kiểm tra đọc thành tiếng, đọc hiểu, kiểm tra viết chính tả và tập làm văn, có thể tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức đã học cho học sinh đồng thời kết hợp lồng ghép bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi.
Ví dụ khi dạy bài Ôn tập giữa kì 2 (tiết 1), Sgk trang100, tập 2, ở bài tập 1 chỉ tiến hành ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng, không phải kiểm tra phần đọc thành tiếng cho học sinh, nên có thể tăng thời lượng để học sinh củng cố khắc sâu thêm kiến thức về các kiểu cấu tạo câu ở bài tập 2. Đối với học sinh giỏi, việc hoàn thành bảng tổng kết về các kiểu cấu tạo câu như yêu cầu ở bài tập 2 khá đơn giản, nên các em làm xong bài sớm hơn các bạn khác trong lớp. Khi thấy học sinh giỏi đã làm xong bài, có thể phát phiếu bài tập và hướng dẫn các em làm một số bài tập sau:
*Đề bài:
Bài tập 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu ghép trong các câu sau: 
a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. 
b. Hoa hồng đẹp, ai mà chẳng thích.
c. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.
d. Nếu đạt giải cao trong kì thi này, em sẽ được mẹ cho đi chơi.
e. Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi con và chăm sóc mọi người, dù nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở.
Bài tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của những câu văn nêu ở bài tập 1.
* Dự kiến đáp án: 
Bài tập 1: Câu b, d
Bài tập 2: 
a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của 
 TN
giặc, mọc lên những bông hoa tím.
 VN CN
b. Hoa hồng đẹp, ai mà chẳng thích.
 CN VN CN VN
c. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu 
 TN CN
biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.
 VN
d. Nếu đạt giải cao trong kì thi này, em sẽ được mẹ cho đi chơi.
 VN CN VN
e. Thượng đế cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi con và chăm sóc mọi 
 CN VN
người, dù nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở.
 TN CN VN
Để hướng dẫn học sinh giỏi làm 2 bài này, trước hết cho các em tự làm ở phiếu để khỏi làm phân tán tư tưởng học sinh trong lớp. Sau khi học sinh cả lớp đã làm xong bài tập 2 của tiết ôn tập, treo bảng phụ ghi đề bài, mời học sinh giỏi lên bảng làm, đồng thời yêu cầu cả lớp theo dõi để có thể học tập thêm.
Sau khi học sinh giỏi lên bảng làm bài xong, hướng dẫn các em nhận xét, chữa bài, chốt đáp án đúng và phân tích để học sinh thấy được cái khó, cái hay qua mỗi bài tập. Qua bài tập tập 1, giúp các em biết cách phân biệt câu ghép với một số câu đơn dài, nhận biết được câu ghép đặc biệt (câu d, vế câu thứ nhất khuyết chủ nhữ), câu ghép khó xác định chủ ngữ hoặc vị ngữ trong mỗi vế câu (câu b, chủ ngữ trong vế câu thứ 2 là một đại từ)
Qua bài tập 2, giúp các em nâng cao kĩ năng phân tích cấu tạo của những câu phức tạp như câu có nhiều trạng ngữ (câu a, c); câu có nhiều chủ ngữ (câu c); câu dùng phép đảo ngữ (câu a, e).
b.4. Phát huy ý thức tự học của học sinh.
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh có một vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Vì ngoài những kiến thức, kĩ năng mà các em nhận được bằng việc học ở lớp thì việc tự học, tự đọc thêm sách, báo, tài liệu tham khảo sẽ trang bị thêm cho các em nhiều kiến thức, kỉ năng bổ ích. Đối với những học sinh có năng khiếu thì việc tự học cần phải được thực hiện thường xuyên ở trường cũng như ở nhà.
 Để giúp các em phát huy tốt việc tự học ở nhà, cần động viên gia đình các em quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các em như mua sắm đầy đủ các loại sách tham khảo, sắp xếp thời gian học cho con em mình một cách hợp lí, thường xuyên giúp đỡ, kiểm tra việc học tập của các em nhưng cũng không bắt các em học quá nhiều gây ra sự quá tải cho các em. 
Thường xuyên trao đổi với cha mẹ các em về tình hình học tập, những mặt 
mạnh hay hạn chế của các em để cùng với gia đình giúp các em tiếp tục phát huy những mặt tích cực của mình và khắc phục những hạn chế đó. 
Việc tự học, tự bồi dưỡng ở nhà muốn đạt hiệu quả cao, các em cần có một số loại sách tham khảo, vì sách tham khảo là cẩm nang không thể thiếu trong việc mở mang kiến thức. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sách tham khảo về môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh những quyển sách hay, biên soạn những kiến thức nâng cao nhằm phát huy năng lực của học sinh thì cũng có những quyển sách ngoài bìa thì ghi là sách bồi dưỡng hay nâng cao nhưng thực ra nội dung bên trong chỉ gồm những kiến thức cơ bản hoặc là phần bài giải của sách giáo khoa. Điều này đã gây ra sự lúng túng cho không ít cha mẹ các em khi chọn mua sách tham khảo cho con em mình vì phần nhiều cha mẹ các em không có sự hiểu biết chuyên sâu về kiến thức, kĩ năng nâng cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5.
Nhằm giúp đỡ cha mẹ học sinh trong việc trang bị sách tham khảo cho con em mình, tôi đã cố gắng tìm kiếm, sưu tầm một số quyển sách tham khảo hay, rồi động viên cha mẹ các em tìm mua hoặc phô tô làm tài liệu tham khảo cho các em. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, tôi tặng sách hoặc cho các em mượn sách để học, để đọc.
Sau đây là danh sách một số tài liệu tham khảo rất cần cho việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh mà các đồng chí, đồng nghiệp hay các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh có thể tham khảo: 
Stt
Tên sách
Tên tác giả
Tên nhà xuất bản
1
Phát triển và nâng cao TV5
Phạm Thành Công
Đại học Quốc gia HN
2
Phát triển và nâng cao TV4
Phạm Văn Công
Đại học Sư phạm
3
Luyện từ và 

Tài liệu đính kèm:

  • docTRANTHIXUANDINH_TIENGVIET_THKRONGANA.doc