SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn

Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn, xác định đúng chủ ngữ trong câu; viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả một loại trái cây trong đó có câu kể Ai thế nào ?

- Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng trong đó có cây ăn quả; sử dụng các loại trái cây một cách điều độ để tăng cường sức khỏe.

Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài học. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo sẽ giúp giáo viên, học sinh khai thác nội dung bài, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức thành công.

Bước 3: Tổ chức các hoạt động dạy học

Trong giáo án một tiết học, phân biệt cụ thể các hoạt động của giáo viên và học sinh, không tạo ra quá nhiều hoạt động gây nên sự rườm rà, mất thời gian. Nghiên cứu tổ chức cho học sinh học tập bằng nhiều hình thức khác nhau như học cả lớp, học cá nhân, học theo nhóm,

 Trong quá trình soạn giảng, không phải lúc nào cũng vận dụng một cách rập khuôn, máy móc các bước lên lớp. Như vậy vô tình sẽ tạo cho học sinh biết trước ý đồ của giáo viên. Chính vì vậy giáo viên luôn luôn dựa vào nội dung bài để linh động điều chỉnh, thay đổi các bước tạo sự bất ngờ cho học sinh. Chẳng hạn, phần Kiểm tra bài cũ tùy nội dung bài có thể kiểm tra đầu tiết, trong tiết, cuối tiết hoặc cũng có thể không kiểm tra; phần Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng có thể thực hiện sau khi hình thành kiến thức mới; phần Củng cố không nhất thiết ở cuối bài mà có thể là ở từng phần trong bài

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1179Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kỹ năng sư phạm của giáo viên còn hạn chế. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý có phần chưa phù hợp, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên. Mặc dù nhiều năm nay nhà trường rất quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên nhưng nội dung bồi dưỡng chưa phong phú, hình thức chưa đa dạng dẫn đến hiệu quả chưa cao.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Các giải pháp trong đề tài nhằm giúp giáo viên nắm được một số kỹ năng sư phạm cơ bản và các hình thức bồi dưỡng để vận dụng vào thực tiễn công tác; hiểu rõ hơn vai trò trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ từ đó tích cực học tập bồi dưỡng kỹ năng sư phạm qua sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1) Xác định vai trò của Phó Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên
Công tác bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cho giáo viên là việc làm không dễ, phải thực hiện trong thời gian dài, kiên trì, tâm huyết và sáng tạo bằng sự cộng đồng đầy trách nhiệm của nhiều yếu tố. Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường phải thường nghiên cứu kỹ những định hướng chỉ đạo của cấp trên, nắm bắt những điểm mới để làm tốt công tác tham mưu, quản lý chỉ đạo. Cụ thể, vào đầu năm học, tôi tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên. Trong kế hoạch bồi dưỡng thì việc quan trọng nhất lựa chọn hình thức, nội dung bồi dưỡng theo thời điểm đảm bảo vừa gọn nhẹ, vừa khoa học, tạo được niềm tin trong đội ngũ. Để kế hoạch thực hiện thành công, tôi đề xuất Hiệu trưởng thành lập tổ tư vấn, tổ thẩm định chuyên môn, phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên, tôn trọng năng lực của lực lượng giáo viên cốt cán (tổ trưởng, giáo viên giỏi, giáo viên có uy tín,...), phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể. Trong quá trình triển khai thực hiện, hướng dẫn tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt, chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, giúp giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình để từ đó định hướng, lựa chọn được cách thực hiện phù hợp nhất.
Thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt của tổ khối, kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng, không áp đặt ý kiến của mình, tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt. 
Tham mưu kịp thời đầy đủ các chế độ và sự hỗ trợ cho giáo viên. Quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm để từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân đồng thời họ có thể tin tưởng vào ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng cũng như có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Để làm tốt vấn đề này, tôi nắm bắt và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo chuyên môn đến các tổ. Yêu cầu giáo viên nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của khối lớp mình phụ trách trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu. Giải thích kịp thời và thỏa mãn những vấn đề mà giáo viên chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng. Hướng dẫn cụ thể các lĩnh vực như xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng tổ chức chuyên đề, hội thi, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng làm hồ sơ chuyên môn, Kỹ năng đánh giá học sinh, kỹ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp...Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp để kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ vì đây là một hoạt động kiểm tra chuyên môn có hiệu quả đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
	Đối với các tổ trưởng chuyên môn, trong các đợt tập huấn, chuyên đề do các cấp tổ chức, tôi tham mưu với Hiệu trưởng tạo điều kiện để tất cả tổ khối trưởng được tham gia, tiếp thu và học tập. Việc đứng trước tập thể để triển khai không phải tổ trưởng nào cũng có thể làm được. Vì vậy, trong các buổi làm việc với tổ trưởng, tôi hướng dẫn một số kỹ năng cần thiết như: việc chuẩn bị nội dung, tác phong, ngôn ngữ, giọng nói, thái độ...Sau khi đi dự ở cấp trên về, tôi phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ trưởng, yêu cầu triển khai cho tập thể giáo viên toàn trường. Nhiều lần thành quen nên tổ trưởng nào cũng có thể mạnh dạn nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b.2) Xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng sư phạm 
Để giúp giáo viên nắm vững một số kỹ năng đồng thời rèn luyện tác phong sư phạm chuẩn mực, tôi xây dựng một số nội dung bồi dưỡng cơ bản sau đây: 
- Tác phong sư phạm: 
Tác phong sư phạm là sự chững chạc, tự tin, làm chủ bài giảng của người giáo viên. Ở giai đoạn hình thành và phát triển nhận thức lứa tuổi học sinh tiểu học thì giáo viên chính là hình mẫu để học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên cần hình thành và giữ đúng chuẩn mực sư phạm trong mọi hành vi, cách cư xử đối với học sinh ở cả trong và ngoài lớp học mà trong đó những tác phong nền tảng phải có là sự chuẩn mực, nhã nhặn, từ tốn, và khả năng xử lý các tình huống sư phạm một cách linh hoạt. Để làm tốt vấn đề này, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên mặc trang phục đúng mô phạm, lời nói giao tiếp thể hiện sự tôn trọng thân thiện, đặc biệt sự tôn trọng học sinh; hướng dẫn giáo viên chú ý rèn luyện giọng nói, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười,...Muốn vậy, tôi tham mưu tổ chức những buổi tọa đàm, thao giảng, hội giảng, chuyên đề; phân công giáo viên có tác phong sư phạm chuẩn mực, có kiến thức và kĩ năng sư phạm vững vàng trực tiếp thực hiện để tất cả giáo viên được tham dự, qua đó trao đổi và học tập và tự xây dựng cho mình một phong cách phù hợp.
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy:
 Ngôn ngữ diễn đạt là kênh quan trọng để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng bài học. Những giáo viên dạy tốt, cuốn hút học sinh không chỉ vì họ có kiến thức mà họ còn biết sử dụng lời nói chính xác, rõ ràng, truyền cảm, có ngữ điệu, có hình ảnh, có sự hài hước, chữ viết đúng, đẹp và trình bày thẩm mỹ
Trong công tác, giáo viên giao tiếp không chỉ với đồng nghiệp với học sinh mà còn phải giao tiếp với cha mẹ học sinh. Với mỗi đối tượng giao tiếp, giáo viên phải lựa chọn một phong cách phù hợp để vừa duy trì được mối quan hệ tốt vừa giữ đúng tác phong sư phạm của mình. Vì vậy cần phải rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Trong các nội dung sinh hoạt chuyên môn, tôi phối hợp tổ chức các hoạt động như: thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, thi giáo viên dạy giỏi, thi hùng biện,...để qua đó giáo viên có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, làm sao để có giọng nói chuẩn, ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm, thân thiện.
- Kỹ năng trình bày bảng và chữ viết: 
Trình bày bảng có ảnh hưởng không những đến chữ viết, đến bài làm mà còn ảnh hưởng đến bệnh về mắt của học sinh. Khi viết bảng, chữ viết phải rõ ràng, vừa phải, đúng chính tả, ngữ pháp, cỡ chữ phù hợp để học sinh ở cuối lớp thấy được bình thường. 
Trong sinh hoạt chuyên môn, yêu cầu các tổ chuyên môn chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng trình bày bảng khoa học, rèn chữ viết đẹp và chuẩn xác để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Tổ chức cho giáo viên thi viết chữ đẹp, yêu cầu mỗi tuần mỗi giáo viên rèn ít nhất một bài viết đẹp, có kiểm tra đánh giá cụ thể; bố trí những giáo viên viết chữ đẹp, có kỹ năng trình bày bảng hướng dẫn cho giáo viên cách trình bày; nhắc nhở động viên giáo viên cần tạo cho bản thân thói quen rèn chữ viết và trình bày bảng cẩn thận, khoa học trong tất cả các tiết dạy.
Ví dụ: Khi tổ chức chuyên đề Cách trình bày bảng hợp lý trong giờ học, tôi thống nhất một số quy định như sau:
+ Khung sĩ số: Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phía trên bên trái kẻ khung hình chữ nhật có kích thước khoảng 20 x 40cm để viết tên lớp, sĩ số, giúp giáo viên thuận tiện trong việc theo dõi sĩ số hàng ngày.
+ Chủ điểm hàng tháng: Mỗi tháng thường có các ngày lễ tương ứng với một phong trào thi đua theo chủ điểm hàng tháng. Theo đó, vào đầu mỗi tháng giáo viên viết lên bảng chủ điểm và câu khẩu hiệu Thi đua lập thành tích chào mừng ngày... Chủ điểm và câu khẩu hiệu được viết bằng phấn màu ở dòng kẻ thứ hai từ mép bảng phía trên trở xuống. Việc làm này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục thái độ tình cảm đạo đức cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ tôn trọng và biết ơn các nhân vật, sự kiện trọng đại của đất nước hơn nữa đây cũng là một cách trình bày bảng đẹp.
+ Thứ, ngày,: Được viết dưới dòng chủ điểm (ở dòng kẻ thứ tư từ trên xuống) và viết cân đối giữa bảng.
+ Nội dung bài dạy: Tùy theo từng môn học, bài học, để chia bảng, viết bảng và trình bày sao cho phù hợp, tránh trình bày bảng rườm rà, tràn lan, làm mất đi sự thẩm mỹ. Dùng phấn màu viết tên bài, viết các nội dung trọng tâm để khi nhìn vào học sinh dễ thấy, dễ nhớ. Những bài học có sử dụng bảng nhóm hoặc tranh ảnh,cần chú ý sắp xếp hợp lí để học sinh dễ quan sát và thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên.
Việc trình bày bảng đẹp là một kỹ năng nhằm giúp giáo viên thể hiện các kiến thức, nội dung cơ bản của bài dạy một cách hệ thống khoa học; giúp học sinh trực quan nắm nội dung bài học, khắc sâu được kiến thức, nhớ lâu, từ đó biết cách trình bày bài làm, biết viết những nội dung chính vào vở nhanh gọn và sạch đẹp. Và cũng từ đó giáo dục học sinh ý thức cẩn thận và khoa học.
- Kỹ năng thiết kế bài soạn:
 Soạn giáo án trước khi lên lớp là một công việc quan trọng, cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy. Soạn bài chuẩn bị cho việc dạy học của thầy và trò nhằm thực hiện mục tiêu bài học. Bài soạn thể hiện mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cần phải có kĩ năng soạn bài ở mỗi giáo viên.
Để giúp giáo viên có kỹ năng soạn một giáo án theo hướng đổi mới thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò, đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, trước hết yêu cầu giáo viên phải xác định đúng tầm quan trọng của việc soạn giáo án trước khi lên lớp; phải biết dựa vào khả năng học tập của các đối tượng học sinh trong lớp để xác định nội dung, phương pháp cụ thể trong việc soạn bài đảm bảo tính hệ thống và tính vừa sức. Các bước soạn cụ thể:
 	Bước 1: Xác định mục tiêu 
Mục tiêu là yêu cầu cơ bản tối thiểu mà sau khi kết thúc bài học học sinh cần đạt được. Người giáo viên phải biết học sinh của mình gồm những đối tượng nào, các em cần học được gì trong bài học. Như vậy việc xác định mục tiêu của bài là công việc rất quan trọng trong soạn giáo án của giáo viên. Mục tiêu của bài học được thể hiện với ba nội dung: kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần đạt được. Mục tiêu bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
 Hướng dẫn giáo viên cách xác định mục tiêu như sau:
Về kiến thức: Là mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Vì vậy khi xác định mục tiêu này dùng các động từ: hiểu, biết, phát biểu, nhận dạng, so sánh, tóm tắt, xác định, phân biệt, giải thích, 
Về kỹ năng: Kỹ năng là các mức độ làm được một công việc hoặc làm thành thạo một công việc. Các động từ thường dùng để xác định mục tiêu kỹ năng là: liệt kê, làm, nghe, viết, nêu, vẽ, tính, giải, sử dụng, thực hành, đọc, nhận xét, trình bày, kể, quan sát,...
Về thái độ: Học sinh có thái độ, tình cảm như thế nào sau khi học xong bài học. Các động từ có thể dùng để xác định mục tiêu thái độ là: tôn trọng, yêu quý, khâm phục, tuân thủ, tán thành, hưởng ứng, phản đối, chấp nhận, lên án, bảo vệ, thông cảm, chia sẻ,
Ví dụ: Khi dạy bài “Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?” (Luyện từ và câu lớp 4), xác định mục tiêu với 3 nội dung như sau:
- Học sinh hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
 - Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn, xác định đúng chủ ngữ trong câu; viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả một loại trái cây trong đó có câu kể Ai thế nào ? 
- Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây trồng trong đó có cây ăn quả; sử dụng các loại trái cây một cách điều độ để tăng cường sức khỏe.
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bài học. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo sẽ giúp giáo viên, học sinh khai thác nội dung bài, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức thành công. 
Bước 3: Tổ chức các hoạt động dạy học
Trong giáo án một tiết học, phân biệt cụ thể các hoạt động của giáo viên và học sinh, không tạo ra quá nhiều hoạt động gây nên sự rườm rà, mất thời gian. Nghiên cứu tổ chức cho học sinh học tập bằng nhiều hình thức khác nhau như học cả lớp, học cá nhân, học theo nhóm,
 Trong quá trình soạn giảng, không phải lúc nào cũng vận dụng một cách rập khuôn, máy móc các bước lên lớp. Như vậy vô tình sẽ tạo cho học sinh biết trước ý đồ của giáo viên. Chính vì vậy giáo viên luôn luôn dựa vào nội dung bài để linh động điều chỉnh, thay đổi các bước tạo sự bất ngờ cho học sinh. Chẳng hạn, phần Kiểm tra bài cũ tùy nội dung bài có thể kiểm tra đầu tiết, trong tiết, cuối tiết hoặc cũng có thể không kiểm tra; phần Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng có thể thực hiện sau khi hình thành kiến thức mới; phần Củng cố không nhất thiết ở cuối bài mà có thể là ở từng phần trong bài
Các hoạt động dạy học được thể hiện như sau:
 Kiểm tra bài cũ: Phần kiểm tra bài cũ có thể lồng ghép vào bài mới hoặc không kiểm tra. Nếu kiểm tra thì ghi vào giáo án nội dung kiểm tra (câu hỏi, bài tập,). Nội dung kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức của bài liền trước đó nếu bài học trước không có gì liên quan. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Tìm phân số của một số” (Toán 4), giáo viên có thể kiểm tra việc nắm kiến thức ở lớp 3 trong bài “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số” (Toán 3) qua đó dẫn dắt học sinh vào bài mới luôn.
Dạy học bài mới:
 + Giới thiệu bài: Để tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài, dẫn dắt vấn đề cần tìm hiểu thì thao tác giới thiệu bài khá quan trọng trong các học. Giới thiệu bài giúp học sinh chuyển được suy nghĩ, tư duy của môn học trước sang môn học tiếp theo. Có thể giới thiệu bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên việc giới thiệu bài gián tiếp vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn, tạo ra được các tình huống có vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh. Chính vì vậy định hướng cho giáo viên nên giới thiệu bài gián tiếp. 
 + Hướng dẫn thực hiện các hoạt động: Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức hướng dẫn học sinh học tập theo từng hoạt động (nếu nội dung chưa phù hợp với thực tế thì cần có sự điều chỉnh cho phù hợp). Hệ thống câu hỏi phù hợp với khả năng tiếp thu của đối tượng học sinh kèm theo yêu cầu học sinh hoạt động để các em tiếp cận tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới; dự kiến câu trả lời của học sinh.Tùy vào nội dung cũng như lượng kiến thức của hoạt động để tổ chức bằng nhiều hình thức khác học tập nhau (cả lớp, cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn,). Học sinh thực hiện các hoạt động, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. Củng cố nội dung hoạt động (nếu cần). Kết luận vấn đề của hoạt động.
Củng cố, dặn dò: Đây là phần không kém quan trọng nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong việc tự học, tự nghiên cứu. Phần Củng cố bài thường đưa ra vào cuối tiết, tuy nhiên như đã nói ở trên không nên rập khuôn mà phải linh động trong việc soạn giáo án để tiết học sinh động, mới mẻ hơn. Phần cuối tiết dành một chút thời gian để học sinh nêu ý kiến thắc mắc trên cơ sở đó củng cố hệ thống lại toàn bài. Phần Dặn dò là để hướng dẫn học sinh cách ôn lại bài vừa học đồng thời cách chuẩn bị bài học sau. Mặc dù vậy, cũng không nên xem đây là một trình tự không thể thay đổi được. 
 	b.3) Xây dựng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm qua chuyên đề, tập huấn:
Tổ chức chuyên đề, tập huấn là vấn đề cần thiết trong sinh hoạt chuyên môn. Nội dung xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác. Vì vậy, trong năm học, tôi tham mưu xây dựng kế hoạch chuyên đề, định hướng các mảng kiến thức, kỹ năng cần giải quyết, yêu cầu các tổ nghiên cứu và đăng kí nội dung tập huấn, chuyên đề; phân công giáo viên thực hiện, từ đó sắp xếp thời gian hợp lí với nội dung, điều kiện và giai đoạn công tác. 
Giao cho người thực hiện chuyên đề có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng nội dung, các thành viên trong tổ có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng, tổ trưởng trình lãnh đạo duyệt trước khi thực hiện. 
Tổ chức chuyên đề được thực hiện có kế hoạch, được kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm, thống nhất nội dung và áp dụng vào công tác. 
Ví dụ: Để giúp giáo viên có kỹ năng ra đề kiểm tra đánh giá học sinh, tôi tổ chức chuyên đề Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kỳ theo Thông tư 22/2016, cách thực hiện như sau:
- Đối với lãnh đạo nhà trường: Triển khai kế hoạch chuyên đề, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác chuyên đề. Phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn và người thực hiện chuyên đề.
 - Đối với giáo viên nói chung:
Bước 1: Yêu cầu xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra
+ Mục tiêu kiểm tra: Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
+ Nội dung kiểm tra: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình tiểu học theo môn học. Trong đó, cần xác định kiến thức, kỹ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra và được mô tả yêu cầu cần đạt theo các mức độ nhận thức. (Mức 1,2 nhận biết và thông hiểu: là các mức độ cơ bản, yêu cầu cần đạt của mọi học sinh; mức 3 vận dụng: là yêu cầu cần đạt cho những học sinh đạt mức hoàn thành; mức 4 vận dụng sáng tạo: nhằm xác định những học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập).
+ Hình thức đề kiểm tra: Thông thường đề kiểm tra kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan. Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra được ra theo hình thức trắc nghiệm và tự luận. 
Bước 2: Hướng dẫn xây dựng câu hỏi/ bài tập theo các mức độ
 + Biên soạn câu hỏi/bài tập: Từ nội dung bài dạy, yêu cầu tổ trưởng phân công giáo viên biên soạn các câu hỏi/bài tập theo mạch kiến thức trong từng giai đoạn học tập theo 4 mức độ nhận thức của học sinh.
+ Kiểm tra, phân loại các mức độ của câu hỏi/bài tập: Tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc biên soạn câu hỏi/bài tập của giáo viên, cùng giáo viên phân tích, phân loại câu hỏi/bài tập phù hợp với 4 mức độ nhận thức. Tổng hợp hệ thống câu hỏi/bài tập, báo cáo Tổ thẩm định, tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các câu hỏi/bài tập nếu cần thiết.
+ Kiểm định câu hỏi/bài tập: Tổ thẩm định chịu trách nhiệm lựa câu hỏi/bài tập đưa vào xây dựng đề kiểm tra phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt của môn học.
- Đối với giáo viên/nhóm giáo viên trực tiếp thực hiện chuyên đề: Từ các câu hỏi/bài tập đã được biên soạn, giáo viên/nhóm giáo viên được phân công thực hiện chuyên đề nghiên cứu, lựa chọn nội dung để:
Bước 1: Xây dựng ma trận đề kiểm tra
+ Liệt kê các nội dung/chủ đề/mạch kiến thức kỹ năng cần kiểm tra.
+ Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi mức độ nhận thức.
+ Xác định tỷ lệ % số điểm, số câu cho mỗi nội dung/chủ đề/ mạch kiến thức trương ứng với tỷ lệ %.
+ Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỷ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.
+ Rà soát lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết
Bước 2. Ra đề kiểm tra theo ma trận chuẩn kiến thức kỹ năng
Từ câu hỏi/bài tập và ma trận đã lập, xây dựng đề kiểm tra. Trình bày đề kiểm tra rõ ràng, khoa học giúp học sinh thuận tiện và dễ dàng trong khi làm bài.
Bước 3: Báo cáo chuyên đề trước tập thể nhà trường theo các nội dung.
Bước 4: Lãnh đạo nhà trường tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, định hướng các hoạt động tiếp theo.
	- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm qua thao giảng, hội giảng, dự giờ:
Dự giờ, thao giảng, hội giảng là hoạt động bắt buộc và vô cùng quan trọng đối với việc phát triển năng lực giảng dạy trong chuyên môn của mỗi giáo viên. Giúp cho giáo viên tự rèn luyện phong cách sư phạm, chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Việc dự giờ còn giúp cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm thông qua tiết dạy và việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, coi đây là v

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYENTHITHU_QUAN LY.doc