SKKN Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển cầu lông cho học sinh trường PTDTNT THCS Krông Ana

SKKN Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển cầu lông cho học sinh trường PTDTNT THCS Krông Ana

Di chuyển lùi và tiến.

Di chuyển tiến lùi là thực hiện các bước di chuyển đưa cơ thể di chuyển về phía trước hay lùi về phía sau để đánh cầu.

Động tác kỹ thuật:

Từ tư thế cơ bản đổ người về phía trước đồng thời đạp mạnh chân thuận bước về trước, sau đó sau đó bước tiếp chân kia, trọng tâm hạ thấp gối khuỵu bước dài.

Bước cuối cùng ở gần lưới sao cho chân thuận ở trên để thực hiện động tác đánh cầu phía trước

Trọng tâm lúc này dồn vào chân trước, sau đó đạp nhanh chân trước theo hướng ngược lại để bước lùi về sau, thân trên ngửa ra và trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1141Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển cầu lông cho học sinh trường PTDTNT THCS Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ tập luyện, xây dựng kế hoạch tập luyện một cách cụ thể và được nhà trường ủng hộ, từ những kế hoạch cụ thể đó mà đội tuyển cầu lông của nhà trường tham gia hội khỏe Phù Đổng và thi đội tuyển TDTT cấp huyện và cấp tỉnh nhiều năm liền đạt thành tích khá cao.
* Đối với học sinh: Khi được tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao tại hội thao cấp trường, các em có cơ hội thể tài năng của mình, đồng thời rèn luyện được sức khoẻ tránh xa các tệ nạn xã hội.
* Đối với nhà trường: Thông qua hội thi HSG TDTT và HKPĐ cấp trường giáo dục đạo đức học sinh, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt tập thể.
Đề tài “Một số bài tập trong công tác bồi dưỡng đội tuyển cầu lông cho học sinh trường PTDTNT THCS Krông Ana”, bước đầu giúp cho học sinh yêu thích hoạt động thể dục thể thao, tạo sân chơi cho các em được rèn luyện, bồi dưỡng phát triển tài năng thể thao, có lối sống lành mạnh trong giao tiếp với bạn bè và mọi người, đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai...
Phần thứ hai. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề
	Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng trong phong trào tập luyện TDTT cho mọi người dân Việt Nam, Bác thường xuyên tập luyện võ thuật, thể hình, leo núi... nhằm tăng cường sức khỏe. 
	Bước vào thời kỳ đổi mới khởi đầu từ Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) trong công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất trong các trường học luôn luôn được Đảng - Nhà nước quan tâm đầu tư và chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học là một yêu cầu cấp bách để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế an ninh quốc phòng trong điều kiện và nhiệm vụ mới của đất nước trên con đường đổi mới.
	Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. 
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII nêu rõ “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỉ 21” và khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. 
	Chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hằng ngày cho hầu hết học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”. 
	Qua những chỉ thị, thông tư của Đảng, nhà nước chứng tỏ các cấp chính quyền rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất của học sinh nói riêng và nhân dân nói chung, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể – Mĩ, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Giáo dục thể chất nói chung và môn học Cầu lông nói riêng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng việc phát triển toàn diện con người về mọi mặt. Tập luyện và thi đấu thể dục thể thao là biện pháp cơ bản tác động tích cực đến sức khỏe học sinh. Nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng vận động cơ bản để rèn luyện sức khỏe, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng tác phong đạo đức, hoàn thiện con người.
 Do yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay, ngoài các yêu cầu chung về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, học sinh còn phải được giáo dục tốt về thể chất để trở thành một con người phát triển toàn diện về mọi mặt với sự năng động, sáng tạo. Mặt khác TDTT đang trên đà phát triển mạnh mẽ đây là bộ mặt của mọi tổ chức xã hội và của đất nước. Vì vậy phong trào tập luyện thi đấu TDTT nói chung, môn cầu lông nói riêng đang là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của bất cứ cá nhân, tổ chức xã hội nào cũng phải thực hiện nhằm phát hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
2. Thực trạng của vấn đề.
- Đặc thù trường có 97,9% các em là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhút nhát chưa thật mạnh dạn và nhiều gia đình phụ huynh chưa chú tâm đến việc cho các em vào các hoạt động phong trào. Để giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, bản thân tôi tìm cách giáo dục các em thông qua các giờ học thể dục, nhằm thu hút các em đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Vì vậy tôi đã chọn các kĩ thuật của bộ môn cầu lông nhằm trang bị cho các em, để các em có phương tiện tập luyện, thi đấu nâng cao sức khỏe, tạo lối sống lành mạnh.
- Ban đầu khi thành lập đội tuyển cầu lông của nhà trường, tôi đã gặp vô vàn khó khăn, nhiều em học sinh không hưởng ứng, vì điều kiện gia đình còn khó khăn, cơ sở vật chất tập luyện còn thiếu thốn, các em chưa hứng thú với thể thao nhất là môn cầu lông vì tập luyện còn tốn kém và các em còn phải học văn hóa.
Mặc dù nhà trường đã có nhà đa chức năng có một số em có năng khiếu nhưng các em tham gia tập luyện theo lối tự do, tự phát chỉ đánh qua lại với nhau và không có bài tập hay kỹ thuật nào cụ thể, chính vì vậy qua các năm tham gia HKPĐ, HSG TDTT cấp Huyện đạt kết quả chưa cao.
Bảng 1.1. Bảng thống kê kết quả môn cầu lông tham gia HKPĐ, HSG TDTT cấp huyện, tỉnh các năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016 khi chưa áp dụng đề tài:
TT
Số lượng học sinh tham gia HKPD, HSG TDTT
Độ tuổi
khối lớp
Năm học
Đạt giải cấp huyện
Đạt giải cấp tỉnh
2014 – 2015 
2015 – 2016 
Nhất 
Nhì 
Ba
HCV
HCB
HCĐ
1
2
8 – 9 
0
2
1
1
0
0
0
2
2
6 – 7 
2
0
0
0
0
0
0
Bảng 1.1 kết quả tham gia các hội thi HKPĐ, HSG TDTT của đội tuyển cầu lông nhà trường.
- Với những khó khăn như vậy bản thân tôi luôn quyết tâm tìm ra cách để thu hút các em học sinh tham gia vào tập luyện môn cầu lông, bằng cách vào đầu năm học tôi lên kế hoạch tham mưu với nhà trường tổ chức hội thao cấp trường, gồm có nhiều môn thể thao, trong đó có môn cầu lông, và cho các em tham gia một số giải của các câu lạc bộ phòng giáo dục và huyện tổ chức từ đó đã có nhiều em học sinh tham gia tập luyện nhiều hơn.
 - Với nội dung của đề tài này sau khi được áp dụng vào thực tiễn tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực, nhiều em học sinh tham gia tập luyện hăng say, tích cực, nhiều em hưởng ứng và tham gia tập luyện vào các giờ rảnh, giờ ra chơi, giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp.
 3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a. Các giải pháp
* Giải pháp 1: Nhằm để nâng cao chất lượng môn Thể dục ở trường học nói chung và môn cầu lông nói riêng qua đó để môn học Cầu lông được nhân rộng trong nhà trường thì việc làm đầu tiên cần làm tốt công tác tham mưu nhà trường, hội Cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ tập luyện, thi đấu.
* Giải pháp 2: Thông qua hội thi HSG TDTT và HKPĐ cấp trường tuyển chọn những em học sinh có năng khiếu về môn Cầu lông thành lập đội tuyển Cầu lông, Cung cấp một số kiến thức, phương pháp tập luyện cơ bản và nâng cao liên quan đến bộ môn cầu lông, từ đó giúp học sinh ý thức được việc tham gia tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện môn Cầu lông nói riêng là để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp các em có tinh thần sảng khoái để học tập.
Tăng cường tổ chức thi đấu giữa các thành viên trong đội tuyển, cũng như tham gia các giải do các câu lạc bộ và các giải danh cho học sinh qua việc được thi đấu giúp các em đam mê tập luyện môn Cầu lông hơn, cũng qua việc được tham gia thi đấu nhiều giúp các em hình thành những kĩ xảo, bản lĩnh trong thi đấu.
* Giải pháp 3: Tham mưu với nhà trường thành lập các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường phối hợp cùng cha mẹ học sinh động viên các em tham gia vào đội tuyển cầu lông nhà trường, chúng ta đã biết đa số cha mẹ học sinh đều hướng các em tập trung học các môn văn hoá, không chú trọng đến các môn thể thao vì tốn nhiều thời gian trong học tập, vì vậy cần làm tốt công tác tư tưởng đối với phụ huynh thúc đẩy các em trong tập luyện.
- Bản thân giáo viên phải tham gia hướng dẫn các em tận tình, đưa ra những phương pháp, những bài tập phù hợp, nhằm giúp cho các em học sinh có phương tiện, biện pháp luyện tập hiệu quả rèn luyện sức khỏe.
Để có được đội tuyển cầu lông trong nhà trường thì khâu tuyển chọn nhân sự vận động viên là khâu vô cùng quan trọng, bước vào đầu năm học phải xây dựng kế hoạch tổ chức hội thao cấp trường, thông qua hội thao để tuyển chọn những em có năng khiếu môn cầu lông vào đội tuyển cầu lông của nhà trường.
+ Khi tuyển chọn học sinh vào đội tuyển cần chú ý đến những em có thành tích nổi bật, đặc biệt chú ý đến các tố chất thể lực, sức nhanh, sự khéo léo, và sức bền.
+ Đặc điểm thể hình phải có chiều cao, có thể trạng sức khoẻ tốt không mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch.
+ Khả năng tiếp thu về kĩ thuật và chiến thuật tương đối tốt, trong quá trình tập luyện phải chăm chỉ, tự giác, có sự tiến bộ trong quá trình tập luyện.
+ Xây dựng kế hoạch tập luyện cụ thể, tuần tập 3 buổi, mỗi buổi tập 90 phút.
 - Trước khi đưa ra các giải pháp trong tập luyện, tôi đã khảo sát khả năng
thực hiện của học sinh về hai kĩ thuật di chuyển và kỹ thuật đập cầu.
 - Khi nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy khả năng thực hiện 2 kĩ thuật di chuyển và kỹ thuật đập cầu của học sinh khá tốt, từ đó tôi đã đưa ra các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật cho học sinh.
 * Các bài tập được đưa vào tập luyện căn bản cho đội tuyển.
Bài tập 1: Cách cầm vợt.
Cán vợt cầu lông được chia làm 6 mặt, 2 mặt đối diện có bản lớn nằm trùng với mặt vợt, 4 măt đối diện còn lại có bản nhỏ hơn và năm với sóng vợt (hay còn gọi là vành vợt). và cách cầm vợt như sau:
Tay cầm cợt phải đảm bảo độ chắc và độ mạnh truyền lực đều vào cầu. Không nên thay đổi lực đột ngột lúc mạnh, lúc nhẹ sẽ khiến cho tay truyền lực bị phản tác dụng ngược lại. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy má trái và má phải của cán vợt
Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phía dưới ngón trỏ nhưng phải đảm bảo độ chắc chắn, nếu không cầm chắc khi đánh cầu rất dễ làm tuột vợt và mất đà khi chơi
Tay cầm vợt không nên gò bó quá phải để thoải mái, tự nhiên, phải đảm bảo sự linh hoạt để khi đánh cầu các bạn có thể có những động tác phát cầu, đánh cầu được thực hiện một cách tốt nhất có thể. Chính điều này sẽ giúp các bạn có những cú đánh chính xác và dễ ghi điểm hơn rất nhiều
Bài tập 2: Các bước di chuyển trong cầu lông.
Các bước di chuyển trong cầu lông: Bước tiến, lùi, đơn bước, đa bước, bước trượt, bước chéo trước, sau, bước sang ngang. Đây là những kĩ thuật căn bản đòi hỏi học sinh cần biết cách thực hiện đúng, để làm nền tảng cho sau này tập các kĩ thuật cao hơn.
a. Di chuyển sang ngang.
Đứng ở tư thế chuẩn bị cơ bản giữa sân.
Khi di chuyển ngang sang bên phải thực hiện bằng cách chân trái bước sang ngang một bước nhỏ tới sát vị trí của chân phải. Chân phải bước tiếp một bước rộng sang ngang, bên phải đồng thời thực hiện kĩ thuật đánh cầu phải.
Lúc này trọng tâm đang dồn vào chân phải, dùng lực của chân đạp mạnh chân phải theo hường ngược với hường di chuyển để thu chân phải về vị trí ban đầu.
b. Di chuyển lùi và tiến.
Di chuyển tiến lùi là thực hiện các bước di chuyển đưa cơ thể di chuyển về phía trước hay lùi về phía sau để đánh cầu.
Động tác kỹ thuật:
Từ tư thế cơ bản đổ người về phía trước đồng thời đạp mạnh chân thuận bước về trước, sau đó sau đó bước tiếp chân kia, trọng tâm hạ thấp gối khuỵu bước dài.
Bước cuối cùng ở gần lưới sao cho chân thuận ở trên để thực hiện động tác đánh cầu phía trước
Trọng tâm lúc này dồn vào chân trước, sau đó đạp nhanh chân trước theo hướng ngược lại để bước lùi về sau, thân trên ngửa ra và trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao.
c. Di chuyển từ giữa sân ra tới góc.
Đây là kĩ thuật di chuyển để phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu nhằm đỡ lại những quả khi đối phương bỏ nhỏ sang hay tấn công trên lưới hoặc là đối phương đánh sang rơi vào 2 góc cuối sân bên mình.
Di chuyển lên 2 góc gần lưới:
Đây là kĩ thuật di chuyển để phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu nhằm đỡ lại những quả khi đối phương bỏ nhỏ sang hoặc để tấn công trên lưới.
+ Động tác kỹ thuật:
Đứng ở vị trí giữa một bên sân.
Khi thấy đối phương bỏ nhỏ cầu vào góc phải hay góc trái gần lưới bên sân mình thì người tập di chuyển bằng cách bước chân trái một bước về phía trước theo hướng cầu rơi, sau đó là bước tiếp chân phải và phối hợp với kĩ thuật đánh cầu.
Lúc này trọng tâm đang dồn vào chân phải, dùng sức chân phải đạp mạnh theo hướng ngược với hướng vừa di chuyển, đưa chân phải về vị trí ban đầu, tiếp theo chân trái cũng rút về vị trí chuẩn bị ban đầu.
Di chuyển về 2 góc cuối sân:
Đây là kĩ thuật dùng để phối hợp vơi các kĩ thuật đánh trả những quả cầu đối phương đánh sang rơi vào 2 góc cuối sân bên mình.
+ Động tác kỹ thuật:
Đứng ở vị trí một bên sân cầu lông
Khi thấy đối phương đánh cầu sang góc phải cuối sân
Chân trái lùi một bước về sau sang phải tiếp theo chân phải lùi tiếp một bước nữa và phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu ở góc cuối sân.
Đạp mạnh chân phải theo hướng ngược với hướng vừa di chuyển đê đưa chân về vị trí chuẩn bị ban đầu.
Khi đối phương đánh cầu sang góc trái cuối sân
Lùi chân trái một bước về sau sang trái.
Chân phải bước vòng phía trước sang trái ra sau theo hướng cầu rơi, đồng thời với bước chân phải thân người quay gần 180° theo chiều ngược vơi chiều kim đồng hồ, lưng hướng về lưới phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu trái tay.
Đạp mạnh chân phải đưa chân phải trở về vị trí chuẩn bị, chân trái cũng rút tiếp theo sau để trở về vị trí ban đầu.
Động tác di chuyển đa bước trong cầu lông là một trong những động tác kỹ thuật rất quan trọng giúp người chơi bao quát được sân thi đấu và đỡ tốn sức hơn.
 Bài tập 3: Kĩ thuật phát cầu.
Giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa, phân tích kĩ thuật, thị phạm kĩ thuật, học sinh quan sát tập theo hình thành kĩ năng.
- Kỹ thuật giao cầu dài (long serve):
Là cách giao cầu tạo điểm rơi của trái cầu ở phía sau lưng của đối thủ, càng sát về giới hạn cuối sân càng tốt.
Tuỳ theo trường hợp đánh đơn hay đánh đôi, điểm rơi hợp lệ của giao cầu dài (vùng INSIDE) sẽ có những mức giới hạn cuối sân khác nhau.
Thường dùng trong đánh đơn để đẩy đối thủ ra xa về cuối sân.
Khi muốn dồn ép đối thủ có sức trả cầu yếu, hay đối thủ đã bị yếu.
Kỹ thuật giao cầu ngắn (short serve, low serve):
Là kỹ thuật giao cầu tạo điểm rơi của trái cầu ở phía trước mặt của đối thủ, trong vùng INSIDE và càng sát lằn ranh giới hạn phía SHORT càng tốt.
Chú ý là lằn ranh giới hạn phía SHORT hợp lệ cho giao cầu ngắn này áp dụng chung cho cả hai trường hợp đánh đơn và đánh đôi.
Có hai cách giao cầu ngắn: giao cầu ngắn thuận tay (forehand short serve) và giao cầu ngắn trái tay (backhand short serve).
Thường dùng trong kỹ thuật đánh đôi để hạn chế sức tấn công của đối thủ và hy vọng có thể giành được quyền tấn công trước, khi đối thủ buộc phải trả cầu cao lên.
Khi đối thủ đứng nhận giao cầu khá xa vạch mức chữ T.
	Giao cầu cao, giao cầu thấp.
Kỹ thuật giao cầu cao
Sử dụng giao cầu cao trong đánh đơn để buộc đối thủ phải di chuyển ra xa về phía cuối sân và để lộ phần sân trống. Chú ý một điều khi sử dụng cách giao cầu lông cao trong đánh đôi, đối thủ của bạn có thể dễ dàng tấn công và khiến bạn rơi vào thế bị động.
Đứng ở tư thế tay thuận hạ thấp và hơi đưa về phía sau.
Đứng cách vạch giao cầu khoảng 3 bước.
Thả lỏng cơ thể và đầu gối có xu hướng về phí trước.
Trụ bằng chân nghịch (chân ở phía tay không cầm vợt), chân thuận đặt phía sau.
Tay nghịch (tay không cầm vợt) giữ phần lông cầu, đưa cao ngang mặt và bắt đầu thả cầu rơi thẳng phía trước người.
Đưa vợt từ phí sau tới và vung vợt theo chiều cánh tay đi tới và hướng vợt sau khi đánh có phần nghiêng về phía vai của tay cầm cầu.
Lưu ý: Tiếp xúc cầu ở giữa mặt vợt, chân không nhấc lên.
Kỹ thuật giao cầu thấp
Sử dụng cách giao cầu này nếu bạn muốn đối thủ nâng cầu. Nó thường được sử dụng trong đánh đôi, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó trong quá trình đánh đơn nếu đối thủ của bạn tấn công quá mạnh. Bạn có thể sử dụng cách giao thuận tay hoặc trái tay cho cách giao cầu này.
(Hình ảnh học sinh đang tập giao cầu, ngắn và dài)
Bài tập 4 : Kĩ thuật đập cầu (Smart) trong câu lông.
Kỹ thuật đập cầu là một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương và theo chiều hướng đi xuống. Trong kỹ thuật đập cầu sẽ bao gồm: Kỹ thuật đập cầu thuận tay, đập cầu trái tay, đập cầu không dậm nhảy và đập cầu có dậm nhảy.
Trong kỹ thuật đập cầu lông thì người chơi phải đánh trái cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Càng đánh cầu trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới, buộc đối thủ phải ở vào tư thế bị động, chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới. Do đó, nói chung, đập cầu có dậm nhảy sẽ tạo nên cú đánh có uy lực hơn đập cầu thông thường không dậm nhảy.
Kỹ thuật nhảy đập cầu lông
Kỹ thuật nhảy đập cầu lông là 1 kỹ thuật liên hoàn, lực phát ra là sự phối hợp của nhiều lực. Vì thế muốn đập được liên tục và đập được mạnh nhất thiết chúng ta phải nắm được kỹ thuật cơ bản của động tác này và phải luyện nhuần nhuyễn.
Khi bạn đã biết cách nhảy đập cầu lông, đã biết lùi về hoặc đứng tại chỗ bật 2 chân lên nhưng lại không đúng với nhịp rơi của quả cầu. Thường thì bạn nhảy lên sớm quá, hoặc quá muộn, đều khó đánh tốt động tác này dẫn đến không phát huy được lực đánh tối đa hoặc lãng phí lực đánh.
Khi mà tất cả nào là kỹ thuật cơ bản như kỹ thuật di chuyển, kỹ thuật bỏ nhỏ, kỹ thuật đập cầu hay thể lực sung mãng, vv đã tương đối đầy đủ nhưng bạn thiếu đi nhịp thì cũng khó phát huy tốt những thứ đó.
Để phát huy được toàn bộ kỹ thuật, sức lực vào cú nhảy đập phải bắt được nhịp một cách chính xác với tình huống, xác định được tọa độ rơi xuống của cầu bao xa và bao lâu, di chuyển đón cầu nhanh, chính xác và đủ thời gian phán đoán điểm rơi của cầu sẽ tiếp xúc ra lực tốt nhất khi bật lên.
Hình ảnh học sinh tập luyện kỹ thuật đập cầu (Smart)
Tập luyện thường xuyên để có được điểm tiếp xúc tốt và đúng nhịp.
	Thực hiện các bước di chuyển không có cầu như lên lưới bỏ nhỏ, hoặc sang ngang thủ 2 bên rồi lùi về phía sau cuối sân chụm chân để bật lên nhiều lần để có 1 bước chân di chuyển thật nhuần nhuyễn với các tình huống giả định như thực.
Đứng cuối sân đón các đường cầu thực tế do thầy hoặc bạn phát bổng sang cho mình tập. Có thực hiện động tác đập, từ nhẹ đến mạnh, từ đứng dưới đất đến bật nhẹ lên đập, quen rồi thấy ổn thì bật cao nữa lên để thực hiện động tác, cho đến hết khả năng  để tìm ra cảm giác với điểm tiếp xúc cầu đúng nhất với bản thân. Một điều chắc chắn là khi bật lên càng cao bật 2 chânthì lực đập cầu sẽ càng mạnh và đường đập sẽ càng hiểm và biến hóa khó đỡ.
Thực hiện 2 bước trên thành 1 bài tập thực tế, đồng đội sẽ giúp đưa 1 quả cầu lên phía trên để buộc bạn di chuyển lên sau đó đưa 1 quả cầu bổng xuống dưới cuối sân để bạn lui về thực hiện động tác bật 2 chân lên đập. Cứ như vậy đều đặn và nhiều lần bạn sẽ thành công.
( Hình ảnh học đang thi đấu giao lưu tại sân cầu lông nhà trường)
( Hình ảnh học đang thi đấu giao lưu tại sân cầu lông nhà trường)
Các biện pháp giải pháp đã nêu trong đề tài có thể dùng cho giáo viên giảng dạy các nội dung của môn cầu lông, hay bồi dưỡng học sinh đội tuyển môn cầu lông, tất cả các bài tập nêu trên đều có mối quan hệ với nhau, do đó muốn học tốt môn cầu lông học sinh cần phải nắm và biết cách thực hiện ở mức cơ bản đúng các kĩ thuật, giáo viên cần giúp đỡ, uốn nắn học sinh tập luyện đúng phương pháp.
Sự chuẩn bị bài của giáo viên có vai trò quyết định trong sự thành công của các giờ bồi dưỡng. Vì vậy đòi hỏi giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng, cùng các phương tiện dụng cụ cần thiết trước khi bồi dưỡng, cách bố trí và tổ chức học sinh tập luyện khoa học, các bài tập phải hợp lý từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để học sinh tiếp thu và tập luyện hình thành kĩ năng một cách dễ dàng.
Giáo viên cần phải phân loại học sinh để có những phương pháp, cũng như các bài tập đưa ra cho phù hợp, thường xuyên

Tài liệu đính kèm:

  • docNGO QUANG SANG.doc