SKKN Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn công đoàn trường THPT Thanh Chương 3 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

SKKN Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn công đoàn trường THPT Thanh Chương 3 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

* Nội dung khảo sát

- Câu hỏi khảo sát về đồ ăn/thức uống: các câu hỏi về đồ ăn và thức uống cung cấp thông tin thực tế về việc sản phẩm của bếp ăn, căn tin có tạo được ấn tượng với mọi người hay không, từ cách trình bày đến giá cả.

- Với những câu hỏi khảo sát về chất lượng bữa ăn, nhà trường khảo sát ngay sau khi học sinh và giáo viên dùng bữa để đảm bảo tính chính xác, sử dụng các dạng câu hỏi như:

+ Bạn đánh giá như thế nào về thực đơn hôm nay (tuần nay)?

+ Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng của món ăn/đồ uống ?

+ Bạn đánh giá như thế nào về khẩu phần của món ăn/đồ uống ?

+ Bạn muốn cải thiện điều gì về món ăn/đồ uống ?

+ Bạn đánh giá như thế nào về nhân viên cấp dưỡng của bếp ăn ?

+ Khu vực vệ sinh của bếp ăn có đảm bảo vệ sinh hay không?

+ Bạn đánh giá như thế nào về không gian của bếp ăn ?

Có điểm nào bạn muốn góp ý để cải thiện chất lượng cơ sở vật chất của bếp ăn không?

+ Bạn có góp ý cụ thể nào để nâng cao chất lượng phục vụ của bếp ăn hay không ?

 

docx 61 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Mô hình xây dựng, vận hành và phát triển bếp ăn công đoàn trường THPT Thanh Chương 3 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Kế hoạch số 31/KH- THPT-TC3 về việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung “Tháng hành động vì ATTP” năm 2021.
Mục tiêu của kế hoạch là phối hợp với nhà màng Hùng Khánh (cơ sở sản xuất nông sản sạch tại xã Thanh Tiên gần nơi trường đóng) tăng cường truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông sản đảm bảo chất lượng, an toàn; giải quyết kịp thời các sự cố mất ATTP để củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Tháng hành động vì ATTP năm 2021 là đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông tuân thủ quy định pháp luật về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Khảo sát mức độ hài lòng của giáo viên, học sinh đối với bếp ăn Công
đoàn
Mục đích khảo sát
Khảo sát thăm dò ý kiến là việc làm cần thiết, mỗi tháng nên khảo sát một lần, qua khảo sát lãnh đạo nhà trường sẽ nắm bắt được những vấn đề tồn tại, tổng hợp được ý kiến góp ý từ giáo viên và học sinh để từ đó kịp thời điều chỉnh phù hợp.
Nội dung khảo sát
Câu hỏi khảo sát về đồ ăn/thức uống: các câu hỏi về đồ ăn và thức uống cung cấp thông tin thực tế về việc sản phẩm của bếp ăn, căn tin có tạo được ấn tượng với mọi người hay không, từ cách trình bày đến giá cả.
Với những câu hỏi khảo sát về chất lượng bữa ăn, nhà trường khảo sát ngay sau khi học sinh và giáo viên dùng bữa để đảm bảo tính chính xác, sử dụng các dạng câu hỏi như:
+ Bạn đánh giá như thế nào về thực đơn hôm nay (tuần nay)?
+ Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng của món ăn/đồ uống ?
+ Bạn đánh giá như thế nào về khẩu phần của món ăn/đồ uống ?
+ Bạn muốn cải thiện điều gì về món ăn/đồ uống ?
+ Bạn đánh giá như thế nào về nhân viên cấp dưỡng của bếp ăn ?
+ Khu vực vệ sinh của bếp ăn có đảm bảo vệ sinh hay không?
+ Bạn đánh giá như thế nào về không gian của bếp ăn ?
Có điểm nào bạn muốn góp ý để cải thiện chất lượng cơ sở vật chất của bếp ăn không?
+ Bạn có góp ý cụ thể nào để nâng cao chất lượng phục vụ của bếp ăn hay không ?
Kết quả khảo sát
Khảo sát hiệu quả có thể cải thiện chất lượng phục vụ của bếp ăn, đồng thời giúp lãnh đạo nhà trường điều chỉnh trong công tác quản lý.
Sau mỗi cuộc khảo sát, nhà trường phân tích điểm làm tốt và chưa tốt của bếp ăn và thực hiện những thay đổi nếu cần thiết và trong điều kiện có thể. Đừng quên cho giáo viên và học sinh thấy được những thay đổi của bếp ăn đã thực hiện qua cuộc khảo sát. Điều này sẽ khiến cho giáo viên, học sinh, những người sử dụng bếp ăn cảm thấy được tôn trọng, ấn tượng hơn với chất lượng phục vụ, từ đó gắn kết và có nhiều đóng góp tích cực.
Trồng và chăm sóc vườn rau phục vụ bếp ăn
Mục đích
Chủ động tạo nguồn rau sạch phục vụ trực tiếp bếp ăn, đặc biệt với điều kiện sẵn có rau sạch, không sử dụng hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn thực phẩm;
Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em có không gian trải nghiệm ngoài giờ lên lớp;
Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong khuôn viên nhà trường, góp phần xây dựng không gian xanh, trường học thân thiện, hướng tới trường học hạnh phúc.
Cách thức tiến hành
Để xây dựng được vườn rau sạch tại trường và chủ động bữa ăn ngay từ đầu năm học, ngay từ tháng tám hàng năm nhà trường đã chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Ngoài các loại rau và thực phẩm dài ngày như chuối xanh, đu đủ, chùm ngây, rau ngót, rau lang, lộc các loại thì trồng theo mùa và tùy đặc tính từng loại rau để trồng hàng tháng.
Quá trình tổ chức thức thực hiện đòi hỏi người phụ trách phải nắm bắt kĩ thuật, phương pháp và chủ động chăm tưới kịp thời. Hơn nữa, các thầy cô được phân công phụ trách phải có trách nhiệm cao, có tâm và nhiệt tình, sẵn sàng hy sinh nhiều thời gian cho tập thể, tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn học trò thực hiện. Quá trình xây dựng vườn rau theo kế hoạch như sau:
Thời gian
Nội dung
Biện pháp
Người thực hiện
Tháng 8
Đề xuất đầu tư kinh phí ban đầu để :
Cải tạo lại đất.
Mua đất đổ thêm từ đất có độ dày 0,7 cm tăng lên độ dày 2,5cm.
Mua và xử lý giống lên mầm
Xây dựng vườn rau theo từng luống có lối đi để dễ dàng trong việc chăm sóc và tưới cây.
- Xây dựng kinh phí.
CĐ & ĐTN
Tháng 9+10+11
Tiến hành trồng các loại rau phù hợp theo từng mùa như: rau mã đề, rau thơm, rau húng, rau ngót, rau tần ô, trồng theo từng luống.
Trồng các loại cây ăn quả: Chuối lùn, đu đủ.
Làm cỏ, bón phân, tưới nước.
Phân công cụ thể từng công việc.
Kiểm tra việc thực hiện.
CĐ & ĐTN

Tháng 12+1+2
Trồng các loại rau như cải xà lách, cải cay, cải ngọt, cà chua, cà tím, đậu ve.
Làm cỏ, bón phân, tưới nước.
Phân công cụ thể từng công việc.
Kiểm tra việc thực hiện.
CĐ & ĐTN
Tháng 3+ 4+ 5
Trồng các loại rau như rau muống, rau mồng tơi, bí đỏ, rau dền
Làm cỏ, bón phân, tưới nước.
Phân công cụ thể từng công việc.
Kiểm tra việc thực hiện .
CĐ & ĐTN
Kết quả
Trung bình mỗi ngày vườn rau nhà trường đã cung cấp từ 7 -10kg rau xanh cho bếp ăn. Bên cạnh đó, năm học 2021-2022 vườn rau đã cung cấp rau xanh miễn phí suốt cả năm học cho trường mầm non Phong Thịnh và cung cấp miễn phí gần
kg rau xanh cho đội phòng chống dịch và khu cách ly tại huyện Thanh Chương
Hình ảnh vườn rau xanh cung cấp hàng ngày cho bếp ăn
Với việc xây dựng được vườn rau, nhà trường đã chủ động hơn trong việc cung cấp thực phẩm rau xanh cho bếp ăn. Đặc biệt, qua vườn rau xanh học sinh tự trồng các em sẽ có bữa ăn ý nghĩa và giá trị hơn về mặt tinh thần, đồng thời giảm chi phí cho bữa ăn hàng ngày
Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền trung, mùa đông lạnh giá kéo dài, thời tiết diễn biến thất thường, sương muối thường xuyên xảy ra, mùa hè nắng nóng và gió lào đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Tuy khó khăn là vậy nhưng các thầy cô và các em học sinh đã không ngừng cố gắng trong hoạt động, tham gia tăng gia sản xuất tại nhà trường. Đặc biệt là mô hình trồng rau xanh tại nhà trường đã có những thành quả tốt.
Đây là mô hình giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, biết trân trọng những thành quả lao động. Đồng thời, nguồn rau sạch từ công sức của thầy cô giáo và học sinh được đưa vào sử dụng trong các bữa ăn nhằm giải quyết vấn đề lo ngại về an toàn thực phẩm trong trường học. Học sinh thích thú khi tự tay gieo hạt cho cây nảy mầm xanh, giáo viên và học sinh cùng nâng cao nhận thức về bảo vệ hệ sinh thái.
Việc trồng rau còn giúp giáo dục, nâng cao ý thức lao động, yêu thiên nhiên của học sinh trong trường, nhằm cung cấp thêm cho các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, giá trị dinh dưỡng của những loại rau, củ nhu cầu dinh dưỡng để phát triển cơ thể một cách toàn diện và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt kích thích cho các em dễ dàng tham gia các hoạt động khác, thích khám phá, yêu thiên nhiên.
Vườn hoa kết hợp vườn rau cải tạo cảnh quan nhà trường
Mục đích
Trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh thì tất cả các trường từ mầm non đến THPT đều thực hiện nhằm tạo khuôn viên xanh - sạch - đẹp và trường THPT Thanh Chương 3, cũng không ngoại lệ.
Khuôn viên trường rộng, có bãi đất phía sau dãy nhà thực hành cũ, cỏ dại mọc, các lớp trực rất vất vả nên Đoàn thanh niên cải tạo trồng rau làm sạch môi trường, tăng nguồn rau sạch cho bếp ăn
Cách thức thực hiện
Bước 1: Đoàn trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, dự trù kinh phí và xin ý kiến, phê duyệt từ Cấp ủy, BGH nhà trường;
Bước 2: Tổ chức thực hiện với các bước như:
+ Xới đất, đổ thêm đất màu
+ Chia luống, xử lý phân bón
+ Trồng và chăm sóc và tiêu thụ hoa
Trồng, chăm sóc và tiêu thụ hoa là khâu quyết định của quá trình. Để thành công và trở thành hàng hóa đòi hỏi người trồng phải cẩn thận từ chọn giống, chọn thời vụ và căn thời gian, thời tiết hợp lý để hoa có thu hoạch và tiêu thụ trên thị trường.
Cúc là loài hoa dễ tính, sinh trưởng nhanh, chỉ trong vòng ba tháng đã có thu hoạch, nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán. Vì vậy, Đoàn trường chọn trồng mỗi năm một vụ hoa cúc với khoảng một vạn cây. Diện tích còn lại để trồng rau, kết quả bất ngờ với vụ hoa đầu tiên và thành công lớn với vụ hoa thứ hai, không chỉ đủ trang trí khuôn viên nhà trường, tặng cho toàn thể cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường mà còn có thu hoạch để bán hỗ trợ đủ kinh phí mua gạo cho bếp ăn trong một năm học.
Kết quả
Dấu ấn đầu tiên là năm học 2018 - 2019, hoa trồng được đủ trang trí toàn bộ khuôn viên cho nhà trường, phục vụ lễ hội, tiết kiệm cho ngân sách nhà trường hàng triệu đồng.
Nhưng từ năm 2019 Sở khoa học và Công nghệ ban hành thể lệ và tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An năm 2019”,Đoàn trường đã thay đổi cách thức và quy mô của hoạt động trồng hoa, từ chỗ trồng hoa chỉ phục vụ trang trí khuôn viên nhà trường, các lễ hội của trường và nhân lực trước đây chủ yếu là giáo dục học sinh vi phạm. Từ năm học 2020 – 2021 Đoàn trường tham mưu BGH nhà trường lồng ghép hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm với bộ môn GDCD, Công nghệ Sinh học có nội dung trồng chăm sóc vườn hoa với sự tham gia của học sinh toàn trường. Đoàn trường đã nhân rộng mô hình này và trở thành điểm sáng, điển hình của các trường THPT trong toàn huyện.
Cách đây năm năm, bất cứ ai bước vào trường Thanh Chương 3 ắt hẳn đều nhận ra một bãi đất trống sau dãy phòng học của nhà trường. Bãi đất này là nơi ngổn ngang gạch đá vụn, um tùm cỏ dại. Đoàn trường Thanh Chương 3 đã nhiều lần huy động học sinh cuốc dọn vệ sinh, lao động. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì là đất hoang, đất trống nên chỉ ít hôm sau tất cả đều trở về trạng thái ban đầu. Bãi đất này là nơi hao tổn nhiều tâm sức và thời gian của thầy trò nhà trường.
Hình ảnh từ bãi cỏ thành vườn hoa
Với quan điểm chỉ đạo "Muốn diệt được hết cỏ dại tốt nhất phải trồng cây vào đất hoang" đó là bài học của một vị thiền sư ở Nhật Bản tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mo_hinh_xay_dung_van_hanh_va_phat_trien_bep_an_cong_doa.docx
  • pdfLÊ VĂN QUYỀN, NGUYỄN THỊ THỦY, NGUYỄN NHẬT ĐỨC - THPT THANH CHƯƠNG 3-CÔNG ĐOÀN.pdf