SKKN Kinh nghiệm về công tác thi đua khen thưởng trong trường tiểu học

SKKN Kinh nghiệm về công tác thi đua khen thưởng trong trường tiểu học

Mỗi giáo viên phải thực sự nhận thức được công tác thi đua là trách nhiệm của mọi người, xác định chính bản thân mình là yếu tố quyết định góp phần cùng với nhà trường thực hiện nhiệm vụ đưa tập thể đạt danh hiệu lao động xuất sắc.

Hằng năm, hiệu trưởng nhà trường phải cam kết với trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo về các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu; trên cơ sở bám sát các tiêu chí đánh giá, triển khai tới từng tổ khối xây dựng kế hoạch sát thực.

Công tác thi đua, khen thưởng là việc làm thường xuyên liên tục của mỗi trường tiểu học. Để công tác thi đua, khen thưởng có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và lãnh đạo nhà trường.

Ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, thi đua yêu nước cũng hết sức cần thiết. Bởi hơn 60 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế, đời sống xã hội không ngừng phát triển. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua yêu nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thiết thực, ăn sâu lan rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân để góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước hiện nay.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5185Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm về công tác thi đua khen thưởng trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thúc đẩy phong trào thi đua, Nghị định 42/2010 quy định rõ các đối tượng được khen thưởng, mức khen thưởng và các hình thức thi đua, khen thưởng. Khen thưởng nhằm đốc thúc lao động đạt hiệu quả cao; khen thưởng tùy theo hình thức thi đua. 
Thực tế công tác thi đua, khen thưởng ở huyên Krông Ana nói chung, ở trường Tiểu học Tây Phong nói riêng thời gian qua đã luôn được đề cập. Phòng giáo dục và Đào tạo luôn bám sát các văn bản, chỉ đạo các trường tích cực chủ động trong các phong trào thi đua, hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ thi đua. Tham mưu kịp thời với UBND huyện khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình trong các phong trào thi đua do ngành phát động. Đội ngũ viên chức của trường Tiểu học Tây Phong cũng đã sôi nổi thi đua dạy giỏi, thi đua viết chữ đẹp, thi bồi dưỡng học sinh giỏi, thi đua chủ nhiệm giỏi
Lãnh đạo nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với chủ tịch công đoàn cơ sở trong việc phát động phong trào thi đua coi đây là nhiệm vụ không thể lơ là trong công tác quản lý.
 3) Giải pháp, biện pháp
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp đội ngũ viên chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Công tác thi đua, khen thưởng tùy thuộc vào tính chất công việc, tùy thuộc vào đặc thù của mỗi loại hình cơ quan, đơn vị. Đối với trường học, để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cần tập trung một số giải pháp sau:
 - Nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác thi đua, khen thưởng
Để công tác thi đua, khen thưởng đạt hiệu quả khâu đầu tiên là phải nâng cao nhận thức trong đội ngũ, giải thích để mọi người hiểu rõ mục đích ý nghĩa của công tác thi đua. Ngay đầu mỗi năm học, triển khai các nội dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn:
Tại thông tư số 02/ TT- BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và luật sủa đổi bổ sung.
Thông tư 02 đã hướng dẫn cụ thể về hình thức, nội dung tổ chức các phong trào thi đua, tiêu chuẩn đạt danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn để được xét hình thức khen thưởng, đối tượng được khen thưởng, tiêu chuẩn khen thưởngThủ tục và hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu, đề nghị khen thưởng. Hướng dẫn báo cáo thành tích sau khi được xét đề nghi của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ sở.
Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tuyên truyền về quyền lợi được thưởng kèm theo danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; tuyên truyền về các chế độ ưu đãi khác như được ưu tiên xét nâng lương trước thời hạn. Để từ đó, viên chức có động lực thi đua; tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ và các hành vi vi phạm trong công tác thi đua, khen thưởng, tuyên truyền về khiếu nại, tố cáo trong thi đua, khen thưởng.
Đồng thời Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng phổ biến các nội dung được quy định rõ trong Quyết định số 14/ 2011/QĐ-UBND tỉnh và QĐ số 03/2011/QĐ-UBND huyện KrôngAna quy định về công tác thi đua, khen thưởng cũng như hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo KrôngAna về số lượng, chất lượng được bình xét danh hiệu và hình thức khen thưởng.
 Đặc biệt từ năm học 2014-2015, Nghị định 65/2014/ NĐ-CP có hiệu lực, Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng cần triển khai kịp thời để đội ngũ nắm rõ những điều đã bãi bỏ ở Nghị định số 42/2010 để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị đúng quy định.
	- Thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng
Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ở trường theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 41/2010/TT-BGD-ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học. Thành phần gồm có Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm Phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Chủ tịch Hội đồng tập hợp họp và phân công nhiệm vụ cho thành viên: Chủ tịch công đoàn, phó chủ tịch Hội đồng xây dựng kế hoạch, phát động các phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết, sơ kết, tổng kết, đôn đốc viên chức thực hiện nhiệm vụ thi đua về các phong trào văn nghệ, thể thao.
Phó hiệu trưởng phối hợp với chủ tịch công đoàn, phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan chuyên môn như: Phong trào dạy giỏi, phong trào viết chữ đẹp, phong trào học sinh giỏi, phong trào chủ nhiệm giỏi,Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung thi đua; theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng hợp đề nghị khen thưởng hoạt động trên lớp của học sinh.
	Tổng phụ trách Đội cùng với phó hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua trong học sinh về các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bí thư chi đoàn phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong đoàn viên thanh niên.
Tổ trưởng phát động phong trào thi đua gồm giáo viên và học sinh trong tổ, tổ chức ký cam kết thi đua, theo dõi, kiểm tra, bình xét, đề nghị khen thưởng các thành viên của tổ.
Giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào thi đua trong lớp, triển khai và điều hành lớp thực hiện nội dung thi đua của Hội đồng thi đua đề ra.
- Hướng dẫn đăng ký thi đua
Vào mỗi đầu năm học, sau khi thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng ở cơ sở, trước khi Hội nghị cán bộ viên chức, từng cá nhân, tổ khối, đoàn thể và đơn vị trường phải nghiên cứu kỹ tiêu chí thi đua, căn cứ vào các hướng dẫn chi tiết về từng nội dung công việc có liên quan để đăng ký, cam kết. Sau đây là nội dung đăng ký của cá nhân và tập thể minh họa chọ một năm:
+ Đăng ký cá nhân: ( kèm phụ lục I trang 15)
+ Đăng ký tập thể: ( kèm phụ lục II trang 19)
	- Phát động phong trào thi đua, tổ chức thực hiện
	Các thành viên được phân công nhiệm vụ phụ trách về công tác thi đua, phát động các phong trào thi đua, xây dựng kế hoạch với các nội dung cụ thể tùy theo phong trào thi đua theo đợt hay thi đua cả năm. Triển khai tới từng thành viên tham gia thực hiện; đôn đốc, theo dõi giúp đỡ các thành viên trong quá trình thực hiện. Nhiệm vụ thi đua ở đây chính là những việc làm thường xuyên, hằng ngày trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá: ( kèm phụ lục III trang 22)
- Nâng cao vai trò của người lãnh đạo
Khi nói đến thi đua là nói đến phong trào; người ta thường có câu: “cán bộ nào, phòng trào đó” hàm ý đề cao vai trò của người lãnh đạo, người cán bộ trực tiếp làm công tác phong trào. Đối với người làm công tác thi đua, ngoài việc nắm vững các chủ trương đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần có lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, cụ thể, tỉ mỉ trong công việc. Người làm công tác phong trào cần có năng lực tổ chức để hướng dẫn mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời là yếu tố quan trọng thúc đẩy thi đua. Tâm lý chung của mọi người đều muốn được lãnh đạo đánh giá đúng sự cố gắng, tích cực của bản thân mình. Mỗi lần động viên, khích lệ đúng lúc của người lãnh đạo sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi hơn và kết quả công việc sẽ tốt hơn. Trong một tập thể có nhiều người như thế sẽ tạo không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc khen không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết mà cần phải tiến hành mọi lúc, mọi nơi. Thực hiện tốt điều này là đã duy trì được thường xuyên phong trào thi đua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “ Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày”
- Bình xét thi đua
Kết thúc đợt thi đua hoặc kết thúc học kỳ một, năm học tổ chức bình xét. Chủ tịch họp các thành viên trong hội đồng thi đua, khen thưởng triển khai nhắc lại các văn bản có liên quan; các nội dung thi đua; quán triệt quan điểm bình xét phải nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng người, đúng thành tích và chỉ đạo thực hiện bình xét theo cơ chế: Bình xét “ mở”, có cá nhân chưa từng đạt danh hiệu lao động tiên tiến nhưng có sự cố gắng, tiến bộ mọi mặt hơn các năm trước vẫn xem xét đề nghị công nhận danh hiệu lao động tiên tiến để khích lệ, động viên giúp họ có động cơ phấn đấu năm sau. Ngược lại bình xét “ chặt” đối với cá nhân có chức vụ lãnh đạo chủ chốt: cấp ủy, ban giám hiệu, tổ trưởng, ban chấp hành công đoàn, trình tự như sau:
Bước 1: Tổ chức căn cứ vào các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí; khối lượng, kêt quả, hiệu quả công việc được giao; kết quả kiểm tra, thanh tra; những ghi nhận của ban kiểm tra và tổ chức bình xét tất cả các nội dung thi đua có trong tổ, từ giáo viên, nhân viên đến học sinh; lấy biểu quyết tán thành; tổng hợp danh sách báo cáo trước Hội đồng thi đua.
Bước 2: Hội đồng thi đua xem xét, đánh giá, bình xét lại cá nhân, tập thể của tổ đưa lên, quyết định và thông báo, công khai trước tập thể sư phạm nhà trường.
- Thực hiện việc khen thưởng
Dân gian có câu “ một ngàn tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng”, dù tiền ít hay nhiều, kèm theo một giấy khen, thực hiện khen kịp thời, đúng lúc, thực chất nó là vật vô giá, không gì sánh nổi. Sau khi có kết quả bình xét của cá nhân, tập thể, chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng ra quyết định, ký giấy khen và phần thưởng đã quy định, tổ chức trao thưởng, biểu dương những nội dung thi đua của trường. Những danh hiệu thi đua, khen thưởng thuộc cấp trên qui định chủ tịch chỉ đạo thực hiện làm hồ sơ kịp thời, chính xác, bảo đảm chất lượng, thực chất báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị cấp trên xét duyệt.
 c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Để thực hiện được những giải pháp, biện pháp trên, điều kiện quyết định trước hết là phải có tầm nhìn của người lãnh đạo quản lý đồng thời phải có quyết tâm vượt qua mọi rào cản khó khăn để thực hiện nhiệm vụ.
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Giải pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ và nâng cao vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa tiên quyết.
- Giải pháp thành lập hội đồng thi đua là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác.
- Giải pháp xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá, bình xét có ý nghĩa quyết định hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng. Nếu thiếu các biện pháp này thì vấn đề thi đua, khen thưởng sẽ không đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, các biện pháp lại không tách rời nhau. Mỗi biện pháp có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định. Mỗi biện pháp góp phần giải quyết một số khâu của quá trình tổ chức thi đua, khen thưởng biện pháp này làm cơ sở cho biện pháp khác thực hiện tốt hơn.
Có thể nói các giải pháp được nêu ra trong đề tài này đều có quan hệ mật thiết với nhau: Có nâng cao được nhận thức mới có hành động đúng; có thành lập được hội đồng, xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá, tổ chức bình xét công khai dân chủ mới đạt được hiệu quả và ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng. 
Những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của hiệu trưởng nêu trên là thành phần của một hệ thống thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả quản lý. Việc kết hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ tạo sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển bền vững trong mỗi nhà trường.
e) Giá trị khoa học
Vấn đề đặt ra qua đề tài, áp dụng tại đơn vị đã đem lại cho tập thể cán bộ viên chức một tinh thần làm việc thoái mái, một không khí làm việc khẩn trương với tinh thần thi đua tích cực. Từ đó đã nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường thực hiện được mục tiêu giáo dục, xây dựng tập thể lao động xuất sắc.
4. Kết quả
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng là thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, sâu sắc, toàn diện. Đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm dân chủ, công khai từ cách tổ chức, định nội dung thi đua, định mức khen thưởng, phát động kịp thời đã đem lại hiệu quả cao trong đơn vị nhiều hoạt động.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên ở trường Tiểu học Tây Phong đã đem lại một số kết quả như sau:
Năm học
Chất lượng thi đua, khen thưởng cá nhân
Chất lương thi đua, khen thưởng tập thể
2010 - 2011
LĐTT: 13;CSTĐCS: 3
Tập thể lao động tiên tiến
2011 - 2012
LĐTT: 20; CSTĐCS: 6
Đạt tập thể lao động tiên tiến
2012 - 2013
LĐTT: 22; CSTĐCS: 6
Đạt tập thể lao động xuất sắc UBND huyện khen
2013 - 2014
LĐTT: 25; CSTĐCS: 7
Đạt tập thể lao động xuất sắc UBND huyện khen
2014 - 2015
Đăng ký LĐTT, CSTĐCS,1CSTĐ cấp tỉnh
Tiếp tục phấn đấu giữ vững tập thể LĐXS đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen.
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Để công tác thi đua, khen thưởng đạt hiệu quả thì trước hết lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đúng vấn đề, đồng thời nâng cao nhận thức trong đội ngũ giúp họ hiểu rõ thi đua chính là làm tốt nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng là công việc hàng ngày nhằm mục đích đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện kế hoạch năm học, các mục tiêu về giáo dục tại địa phương. Thực hiện thi đua, khen thưởng chính là thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.
Mỗi giáo viên phải thực sự nhận thức được công tác thi đua là trách nhiệm của mọi người, xác định chính bản thân mình là yếu tố quyết định góp phần cùng với nhà trường thực hiện nhiệm vụ đưa tập thể đạt danh hiệu lao động xuất sắc.
Hằng năm, hiệu trưởng nhà trường phải cam kết với trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo về các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu; trên cơ sở bám sát các tiêu chí đánh giá, triển khai tới từng tổ khối xây dựng kế hoạch sát thực.
Công tác thi đua, khen thưởng là việc làm thường xuyên liên tục của mỗi trường tiểu học. Để công tác thi đua, khen thưởng có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể và lãnh đạo nhà trường.
Ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, thi đua yêu nước cũng hết sức cần thiết. Bởi hơn 60 năm qua, các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế, đời sống xã hội không ngừng phát triển. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua yêu nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thiết thực, ăn sâu lan rộng khắp trong mọi tầng lớp nhân dân để góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước hiện nay.
2. Kiến nghị
Đối với giáo viên: Nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đối với địa phương: Phối kết hợp với nhà trường trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tối thiểu phục vụ dạy học. Có kế hoạch khen thưởng động viên hằng năm đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua.
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Nâng cao mức thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các đợt thi đua.
Đây là vấn đề mà bản thân nhận thấy cần quan tâm của một người quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay. Kính mong được góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp đồng thời được trao đổi kinh nghiệm chia sẻ cùng những ai có tâm huyết có trách nhiệm để công tác thi đua, khen thưởng đạt mục đích, ý nghĩa.
Xin chân thành cảm ơn.
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
 Đặng Thị Lộc
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều năm 2005, năm 2013 
2. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010.
3. Thông tư số 02/2011/TT- BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn thực hiện nghị định số 42 của Chính phủ.
4. Quyết định số 14/2011 ngày 10 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc quy định công tác Thi đua, Khen thưởng của tỉnh.
5. Quyết định số 03/2011 ngày 26 tháng 9 năm 2011 của UBND huyện Krông Ana về việc quy định công tác Thi đua, Khen thưởng của huyện.
6. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 quy định chi tiết thi hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng năm 2013 (ngày 20/8/2014 có hiệu lực);
7. Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
8. Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và một số văn bản hướng dẫn thực hiện khác. 
9. Các văn bản hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Phụ lục I
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
ĐĂNG KÝ THI ĐUA CÁ NHÂN
 Họ và tên: ..
Chức vụ: .
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ..
 Nhiệm vụ được phân công: Quản lý trường học
Để hưởng ứng phong trào thi đua do Phòng GD&ĐT, nhà trường phát động trong năm học 20-20, tôi xin đăng ký phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phấn đấu đạt được các danh hiệu thi đua như sau:
I. NỘI DUNG THI ĐUA
TT
Lãnh đạo đơn vị hoàn thành kế hoạch chuyên môn 
Kết quả
1
Hạnh kiểm
Thực hiện đầy đủ: 
 Chưa đủ: 
2
Xếp loại giáo dục
Giỏi: ... em , ...%
 Khá: : ... em , ...%
TB: : ... em , ...%
Yếu: : ... em , ...%
3
Hoàn thành Chương trình tiểu hoc
%
4
Khen thưởng
- HS giỏi: % ; HSTT: %
5
Giải Toán trên internet
- Cấp huyện: HS;Cấp tỉnh 
6
Tiếng Anh trên internet
- Cấp huyện:  HS;Cấp tỉnh:  
7
Giao lưu HS giỏi môn Toán
- Cấp huyện:  HS
8
Giao lưu HG giỏi T.Việt
- Cấp huyện:  HS 
9
Giao lưu HSDTTS
- Cấp huyện: . HS
10
Thi GV dạy giỏi cấp huyện
- Đạt % trên tổng số dự thi
11
Thiết kiế bài giảng điện tử
- Cấp huyện: ; Cấp tỉnh: .
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Cấp huyện đạt .
II. CÁC NỘI DUNG KHÁC
1. Về Phẩm chất đạo đức
Sống giản dị, chân thành, hòa đồng với tập thể ; luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức của nhà giáo; nêu cao tinh thần phê và tự phê; làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không vụ lợi cá nhân, thực hiện tốt việc tiết kiệm và chống lãng phí. Luôn có tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng lành mạnh.
 2.Về đoàn kết: Chú trọng xây dựng đội ngũ đoàn kết thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân phải xứng đáng là trung tâm của khối đoàn kết, tạo không khí vui tươi cởi mở, thân thiện trong đơn vị.
3. Về chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Với cương vị là hiệu trưởng, phải xác định đúng vị trí, vai trò của người làm công tác quản lí. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, đi đầu trong các hoạt động.
Thực hiện đầy đủ Quyền và Nghĩa vụ của người công dân nơi cư trú.
4.Về học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vu
Bản thân phải thường xuyên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và trình độ lý luận. 
Xác định được nhiệm vụ của một hiệu trưởng, quan tâm đến vấn đề đổi mới công tác quản lý để đạt chất lượng, hiệu quả cao và lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu để phấn đấu. Trong quá trình làm việc, bản thân phải học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng Internet liên quan đến vấn đề giáo dục và thời sự để triển khai kịp thời đến đội ngũ viên chức trong đơn vị. Thực hiện đưa và nhận thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo qua cổng thông tin nội bộ. Thường xuyên trao đổi với viên chức thông qua trang hộp thư điện tử của trường.
5. Thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng gia đình văn hóa,
Tích cực, tự giác thực hiện các nội dung chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; xây dựng gia đình văn hóa;
Động viên, khích lệ mọi thành viên trong nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xâ

Tài liệu đính kèm:

  • docLoc.doc