SKKN Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy

SKKN Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy

Trong phần mềm Letture maker do không có phần hiệu ứng biến mất, do đó muốn xuất hiện nhiều textbox trong một slide mà không cần phải chuyển slide chúng ta cần tạo ra những textbox trắng.

 Textbox trắng được tạo ra bằng cách bôi trắng một textbox thông thường như sau: Chọn textbox, vào menu Home  Draw  Nofill

 Ví dụ: trong bài trên tôi muốn textbox trả lời xuất hiện sau và mất đi câu hỏi lúc đầu, tôi cần làm như sau: chọn textbox trả lời, vào Home Draw  Nofill.

 Như thế khi trình chiếu, sau khi xuất hiện, textbox trả lời sẽ che kín toàn bộ câu hỏi đã xuất hiện trước nó.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 841Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000 kết quả (0,40 giây). 
	Việc tham gia các chuyên đề cấp trường về việc hướng dẫn soạn giáo án bằng phần mềm Letture Maker, trao đổi cùng các đồng nghiệp cũng giúp tôi tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.
	Tuy nhiên ở phần mềm này, các hiệu ứng sử dụng chưa đa dạng cũng gây khó khăn cho việc thiết kế các trò chơi cũng như việc đa dạng hóa các hình thức dạy trong một tiết học ở tiểu học. 
	Việc soạn giáo án điện tử thường mất nhiều thời gian, đồng thời đòi hỏi giáo viên cần có một lượng kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, do đó đòi hỏi phải tự trau dồi, học hỏi và có một niềm đam mê nhất định với lĩnh vực này.
b) Thành công, hạn chế	
	Thành công lớn nhất là đã tổng hợp lại được các kinh nghiệm của bản thân từ đó chia sẻ và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Điều này khiến việc sử dụng phần mềm Letter maker được lan rộng và hiệu quả hơn.
	Bên cạnh đó cơ sở vật chất của lớp học cũng như việc lắp đặt hệ thống máy chiếu di động mỗi lần sử dụng còn mất nhiều thời gian nên bản thân cũng như đồng nghiệp còn hạn chế soạn và dạy thực tế bằng máy chiếu, do đó việc sử dụng phần mềm trên thực tế còn ít.
c) Mặt mạnh, mặt yếu	
Đề tài đã chỉ ra được một số lỗi thường mắc phải khi soạn bài giảng điện tử từ đó đưa ra được một số giải pháp cụ thể.
Ngoài ra trong đề tài còn chia sẻ các kinh nghiệm trong việc thiết kế các trò chơi dạy học trên phần mềm Letture Maker cũng như đã cung cấp thêm một số thông tin về các phần mềm hỗ trợ khác để soạn giáo án điện tử đươc thuận lợi hơn.
Trong đề tài này tôi cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sử dụng và kết hợp các loại hiệu ứng của phần mềm Letture Maker để tạo nên một giáo an đa dạng và hấp dẫn học sinh.
	Khó khăn lớn nhất đó là phần mềm này chưa thực sự phổ biến, đa phần mọi người chỉ sử dụng khi soạn bài giảng để tham gia các cuộc thi còn khi soạn bài để dạy vẫn sử dụng phần mềm Microsoft Power point nên việc trao đổi kinh nghiệm còn hạn chế. Hơn nữa tôi cũng không phải là giáo viên tin học, việc sử dụng phần mềm này đa phần là các kiến thức từ học qua mạng Internet và trao đổi với bạn bè do đó chưa được thực sự phong phú và bài bản mà còn cần bổ sung thêm nhiều.
	d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Việc ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, cùng với sự quan tâm của các nhà trường trong việc trang bị hệ thông máy chiếu, bảng thông minh, ... các cuộc thi, chuyên đề các cấp về thiết kế bài giảng điện tử là một nguồn động lực không nhỏ giúp phong trào soạn giảng bằng giáo án điện tử được đẩy mạnh và lan rộng.
	Nguồn tài liệu vô cùng phong phú đặc biệt là trên Internet giúp việc từ học của giáo viên dễ dàng hơn bao giờ hết.
	Tình yêu nghề, sự say mê học hỏi của giáo viên cũng là một nguyên nhân không nhỏ.Tuy nhiên nhiều giáo viên còn e dè trong việc thiêt kế, sử dụng giáo án điện tử khiến nó trở thành một việc khó khăn.
	Việc lắp đặt hệ thống máy chiếu mỗi lần sử dụng GA ĐT để giảng dạy còn mất nhiều thời gian khiến giáo viên chưa thực sự hứng thú với việc này.
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra	 
	Trong đề tài này, tôi không đưa ra các hướng dẫn khai thác và sử dụng phần mềm Letture Maker, mà nội dung chính của nó là các kinh nghiệm xử lí một số khó khăn giáo viên thường gặp phải khi soạn giảng với phần mềm này. Bởi lẽ, Letture Maker không phải là một phần mềm quá mới mẻ, hơn nữa tài liệu hướng dẫn sử dụng LM có rất nhiều, không chỉ trong các đợt tập huấn chuyên môn mà Internet cũng cung cấp một cách vô cùng phong phú. Các thầy cô có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín trên Internet như: tailieu.vn, violet.vn, Trungcapdaklak.edu.vn,... đều có các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Letture Maker.
 	Trong các tài liệu này, chúng ta sẽ được hướng dẫn tương đối chi tiết cụ thể các thao tác cần thiết để soạn một giáo án điện tử, như:
	- Cách thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng
	- Cách đưa nội dung đã có trên Powerpoint, web,... vào bài giảng
	- Cách đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo
	- Cách đưa câu hỏi tương tác vào bài giảng
	- Cách đưa video minh họa vào bài giảng
	- Cách thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với video
	- Các cách kết xuất bài giảng
	Tuy nhiên trong thực tế, khi soạn bài, còn phát sinh rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết mà các tài liêu chưa đưa ra. Bởi mặc dù có nhiều ưu điểm song phần mềm letture maker lại có rất ít các hiệu ứng do đó người soạn sẽ gặp phải không ít khó khăn như:
	Làm cách nào để các hiệu ứng trong một slide không lần lượt chạy ra cùng một lúc? 
	Làm cách nào để thiết kế một bài giảng ít slide nhất nhưng vẫn đảm bảo nội dung bài ?
	Làm cách nào để tạo liên tiếp các hiệu ứng trong một slide mà khi hiệu ứng sau xuất hiện không thì còn hiệu ứng phía trước? 
	Có thể thiết lập chế độ chạy tự động trong letture maker được không?
	Làm thế nào để thiết kế được các trò chơi trong letture maker?
	Cách tạo menu cho một bài giảng như thế nào?
	Đó là những câu hỏi mà tôi đã phải tự đặt ra cho mình khi bắt đầu soạn giáo án với letture maker. Qua nhiều nguồn thông tin khác nhau khác nhau như mạng internet, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, các tích lũy thực tế của bản thân, tôi đã lần lượt trả lời cho mình từng câu hỏi đó. Và đó cũng chính là những lưu ý rất hữu ích cho mọi người mà tôi sẽ trình bày trong đề tài.
II. 3. Giải pháp, biện pháp	
a) Mục tiêu
Nhằm nâng cao kiến thức tin học cho bản thân
Tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc thiết kế giáo án điện tử với bạn bè đồng nghiệp.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học mới.	
	b) Nội dung và cách thưc hiện các giải pháp, biện pháp 
	*Giải pháp 1: Cần hiểu rõ mục đích sử dụng của giáo án để có những định hướng phù hợp
	Việc xác định đúng mục tiêu sử dụng của giáo án đang soạn là một nhiệm vụ quan trọng để chúng ta thiết kế nội dung của giáo án. Vì vậy trước khi soạn, giáo viên cần định hướng rõ giáo án đang soạn là bài giảng điện tử hay giáo án trên máy tính để phục vụ một tiết học (giáo án điện tử).
	Nếu là Bài giảng điện tử, nó đòi hỏi phải có đầy đủ nội dung thông tin của bài học, hình ảnh và lời giảng của giáo viên để người học có thể tự học ở mọi lúc mọi nơi mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp của người dạy.
	Còn nếu là một giáo án điện tử thì nó yêu cầu chúng ta cần chắt lọc thông tin phù hợp, đảm bảo đúng tiến trình tiết học trên lớp.
	*Giải pháp 2: Xây dựng một ý tưởng tổng thể cho giáo án
	Còn gọi là bộ khung của giáo án hay các bước chính khi lên lớp của giáo viên. Dù là bài giảng hay giáo án thì đây cũng là một bước hết sức quan trọng.
	Trong bước này giáo viên không nhất thiết phải soạn toàn bộ một giáo án đầy đủ trên giấy mà đây là bước mà giáo viên sẽ nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn để vạch ra những hoạt động chính của tiết dạy.
	Công việc này giúp chúng ta hình dung được toàn bộ các bước lên lớp của bài dạy, sắp xếp chúng một cách hợp lí sao cho bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đây là bước thể hiện rõ năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy của người giáo viên. Ý tưởng có rõ ràng, cụ thể, sáng tạo thì giáo án mới có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho người học.
	*Giải pháp 3: Lựa chọn kiến thức trình chiếu
	Mục đích của việc dạy bằng giáo án trình chiếu là nhằm nâng cao hiệu quả của tiết học, giúp học sinh có thêm hứng thú học tập, vì vậy giáo viên cần lựa chọn những chi tiết nào cần thể hiện trên máy chiếu, chi tiết nào cần sự tương tác trực tiếp giữa cô và trò để tiết học có hiệu quả. Việc lạm dụng máy chiếu cũng là một bất cập khiến quá trình dạy học giảm hiệu quả, phản tác dụng.
	Nếu là một bài giảng điện tử, đòi hỏi chúng ta phải đưa được toàn bộ nội dung của bài dạy vào trong giáo án và có những hướng dẫn cụ thể bằng lời giảng hoặc chữ viết. Cách đưa ra như thế nào lại phụ thuộc vào ý tưởng lên lớp của mỗi giáo viên.
	Còn đối với một giáo án điện tử, chúng ta cần có sự chắt lọc thông tin cho phù hợp. Nhiều giáo viên quá sa đà vào việc trình chiếu, đưa quá nhiều nội dung không thực sự cần thiết dẫn đến không đảm bảo thời gian cho tiết học, gây loãng thông tin khiến kiến thức trọng tâm của bài không được khắc sâu.
	Theo kinh nghiệm của tôi, trong một tiết học thông thường chỉ cần đưa lên máy chiếu các hình ảnh minh họa, các video, các câu hỏi, lệnh, nội dung chính của từng hoạt động, nội dung bài và các trò chơi củng cố. Chúng ta nên hạn chế tối đa việc đưa các lời giảng của giáo viên vào trong giáo án điện tử.
	*Giải pháp 4: Tìm kiếm tài liệu cho bài giảng
	Hiện nay tư liệu minh họa cho nội dung của các bài học có rất nhiều trên Internet. Trên Google chúng ta chỉ cần gõ các từ khóa thích hợp là sẽ có hàng loạt những tài liệu liên quan. Đến đây chỉ cần lưu ý một chút chúng ta sẽ lựa chọn và lấy về được tài liệu phù hợp. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải luyện cho mình kĩ năng sử dụng máy tính, tìm và tải tài liệu. Đồng thời cũng cần chú ý đến tính đồng nhất, tính thẩm mĩ, khoa học của các tài liệu.
	Ngoài ra chúng ta cũng có thể tận dụng những giáo án điện tử đã soạn sẵn trên phần mềm Power Point để đưa vào giáo án thông qua thao tác Insert / Import Document / PowerPoint.
	*Giải pháp 5: Một số điểm cần lưu ý trong Letture maker
	- Lệnh dừng Pause
	Lệnh dừng pause là một chức năng có vai trò quan trọng trong việc thiết kế giáo án trên phần mềm Letture Maker. Bởi lẽ trong Letture Maker, các hiệu ứng nếu không có lệnh dừng sẽ chạy ra lần lượt cùng một lúc.
	Lệnh pause được sử dụng sau mỗi hiệu ứng mà ta muốn dừng việc chạy tự động.
	Ví dụ:
	Để tạo một lệnh dừng chúng ta nhấp chuột vào Control à Pause, xuất hiện cửa sổ Pause-Pen:
Trong cửa sổ Pause-Pen: 
- Proceed when clicked by Key or Mouse : chạy hiệu ứng khi được kích chuột
- Time Standby : chạy hiệu ứng sau một số giây, trong ô Proceed after the seconds chúng ta sẽ cài đặt số giây để hiệu ứng tiếp theo chạy ra.
	Như vậy nếu muốn hiệu ứng tiếp theo chạy ra sau mỗi lần kích chuột thì chúng ta chọn Control à Pause à Proceed when clicked by Key or Mouse.
	Nếu muốn mặc định sẵn thời gian để hiệu ứng tiếp theo tự động chạy ra thì chúng ta chọn Control à Pause à Time Standby. Sau đó ta sẽ chọn số giây cần cài đặt trong ô Proceed after the seconds.
Hiệu ứng Hide Object
	Đây là hiệu ứng giúp chúng ta có thể làm ẩn hiện các câu hỏi, câu trả lời. Hiệu ứng này khá cần thiết, giúp bài giảng linh hoạt hơn, ngắn gọn hơn và nó còn giúp ích rất nhiều cho việc thiết kế các hoạt động trò chơi học tập. Với hiệu ứng Hide object người dạy có thể hoàn toàn chủ động trong việc trình chiếu hay không trình chiếu các hiệu ứng, mặc dù bài giảng đã thiêt kế từ trước. 
	Cách tạo hiệu ứng như sau hỏi à Kích chuột phải vào nó và chọn Hide Object:
	Lúc này xuất hiện một hộp thoại Hide Object. Trong ô Hide Name ta đặt tên cho câu hỏi, ví dụ ở trên tôi đặt là hoi1.
	Tiếp theo ta tạo một button lệnh để điều khiển textbox hoi1 xuất hiện khi trình chiếu. Các bước làm như sau: 
	Trên thanh menu, ta chọn Insert à Button à General Button
	Trên màn hình xuất hiện một dấu + ta rê dấu cộng vẽ thành một nút lênh trên màn hình, kích chuột phái vào nút lệnh này, chọn Object property 
	Lúc này xuất hiện hộp thoại Object property, ta sẽ lựa chọn các chế độ cho phù hợp:
 Đặt tên cho nút lệnh 
 kích vào mũi tên, chọn chế độ Show hiden object
 Kích vào đây, chọn đúng tên đối tượng cần hiện
	Tương tự trên:
	- Tạo một textbox chứa nội dung trả lời tương ứng với câu hỏi, đặt thuộc tính ẩn Hide Object với tên liên quan. 
	- Tạo nút lệnh hiện câu trả lời. (trong ví dụ là TL1)
	Khi trình chiếu màn hình sẽ có dạng như sau: 
	Khi kích vào nút lệnh H1 màn hình sẽ xuất hiện:
	Muốn hiện câu trả lời, ta kích vào nút TL1, màn hình sẽ xuất hiện:
	Lưu ý để câu trả lời che khuất phần câu hỏi, khi viết câu trả lời ta cần chọn chế độ home à no fill cho texbox trả lời.
Textbox trắng
	Trong phần mềm Letture maker do không có phần hiệu ứng biến mất, do đó muốn xuất hiện nhiều textbox trong một slide mà không cần phải chuyển slide chúng ta cần tạo ra những textbox trắng. 
	Textbox trắng được tạo ra bằng cách bôi trắng một textbox thông thường như sau: Chọn textbox, vào menu Home à Draw à Nofill
	Ví dụ: trong bài trên tôi muốn textbox trả lời xuất hiện sau và mất đi câu hỏi lúc đầu, tôi cần làm như sau: chọn textbox trả lời, vào Homeà Draw à Nofill. 
	Như thế khi trình chiếu, sau khi xuất hiện, textbox trả lời sẽ che kín toàn bộ câu hỏi đã xuất hiện trước nó.
Thiết lập chế độ chạy tự động trong Letture Maker
	Khi trình chiếu các bài giảng điện tử, muốn cho các slide chạy ra tự động thì mỗi khi kết thúc các hiệu ứng trong một slide chúng ta làm như sau: Vào menu Control àGoto SlideàGo to the next slideàOK
	Nếu muốn mặc đinh thời gian dừng giữa các slide thì chúng ta sẽ tạo một lệnh Pause ngay trước lệnh Go to Slide.
Thiết kế các trò chơi trong Letture Maker
	Đối với một tiết dạy ở tiểu học, trò chơi đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên sự hào hứng phấn khởi, sự tập trung chú ý cũng như củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Tùy vào mục tiêu và cách tổ chức dạy học của giáo viên mà trò chơi có thể ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học, tuy nhiên hầu hết các tiết học đều nên tổ chức các trò chơi. 
	Trong phần mềm letter maker, không có nhiều dạng trò chơi như trong violet, Power Point nhưng dựa vào các hiệu ứng và các phần ứng dụng của nó, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế được các trò chơi phù hợp.
	Ví dụ:
- Trò chơi Rung chuông vàng
	+ Luật chơi: Giáo viên đưa ra câu hỏi trên màn hình, học sinh viết các câu trả lời vào bảng con trong một khoảng thời gian ngắn (5 đến 20 giây).
	+ Cách thiết kế trò chơi: dựa vào phần câu hỏi tương tác, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm hoặc trả lời nhanh theo chủ đề của trò chơi.
	- Trò chơi Ô số bí mật : Trò chơi này tôi thường dùng để củng cố bài học
	+ Luật chơi: GV đưa ra một bảng gồm nhiều ô số, trong mỗi ô số là một câu hỏi, nhiệm vụ của người chơi là lựa chọn ô số và trả lời câu hỏi mà ô số đó mở ra. Mỗi câu trả lời đúng thì ô số sẽ mất đi để lộ một phần của đáp án. Nếu lần lượt trả lời được hết các ô số, người chơi sẽ thấy được đáp án cuối cùng.
+ Cách thiết kế trò chơi: Dùng hiệu ứng Hide Object
Dùng chức năng Paint của máy tính cắt phần đáp án cuối bài cần trình chiếu thành 4 phần bằng nhau. Sau đó ghép chúng lại thành một đáp án như ban đầu, đặt tên lần lượt là: trả lời 1, trả lời 2, trả lời 3,trả lời 4.
Lập 4 textbox ghi câu hỏi cần giải đáp, độ rộng của mỗi textbox bằng với nội dung mỗi phần của đáp án. Đặt tên lần lượt cho các textbox là Hỏi 1, hỏi 2, hỏi 3, hỏi 4.
 à 
Lập 4 textbox, tô màu cho chúng và ghép lên trên 4 câu hỏi cho kín như hình trên.
Lập 8 button lệnh để điều khiển các textbox hỏi và trả lời. Ta nên chọn màu của các button trùng với màu của ô số mà nó điều khiển để tránh nhầm lẫn khi trình chiếu.
Khi trình chiếu, nếu học sinh chọn ô số 1, ta nhấp vào button H1, khi học sinh trả lời đúng câu hỏi, ta nhấp button TL1 thì màn hình sẽ hiện lên như sau:
 à 
	Trong trò chơi này học sinh có thể lựa chọn các ô số bất kì không cần chú ý đến trình tự câu hỏi.
	Để trò chơi thêm hấp dẫn thì ta có thể chèn thêm âm thanh mỗi khi học sinh lật được một ô số.
Thiết kế menu cho bài soạn
Trong phần mềm Letture maker có thể thiết kế menu cho các bài giảng. Nhờ có menu khi trình chiếu ta có thể lựa chọn một slide bất kì nào mà mình muốn. Có nhiều giáo viên thường chọn cách thiết kế bài soạn với các slide tự do, cách này giúp ta có thể đưa tùy thích các kiểu giao diện mình mong muốn một cách phong phú. Tuy nhiên khi giảng dạy, việc thiết kế menu giúp giáo viên có thể chủ động hơn trong khi thực hiện các bước dạy của mình
	Để có thể tạo menu cho bài soạn thì ta cần soạn theo kiểu thiết kế kịch bản trước trong Slide Master để quản lí nội dung bài giảng bởi Slide Master và đảm bảo tính toàn vẹn cho bài soạn. Đặc biệt cần kiểm tra kĩ các liên kết giữa Menu và Slide trước khi đóng gói.
*Giải pháp 6: Sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ khi thiết kế giáo án
	Khi thiết kế giáo án bằng phần mềm Letter maker, chúng ta có thể sử dụng chức năng thu âm trực tiếp Insert/ record sound cho mỗi slide. Tuy nhiên để chất lượng âm thanh đảm bảo hơn cũng như để chỉnh sửa, cắt ghép âm thanh dễ dàng hơn tôi thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ như phần mềm thu âm, cắt video, quay phim, ...
	Một lưu ý quan trọng trong Letture Maker đó là các bài soạn chỉ chạy trên những máy tính có cài đặt phần mềm hoặc chạy khi đã đóng gói với đuôi exe. 
c) Điều kiện để thực hiện:	 
	Giáo án điện tử là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, giúp giờ học sinh động, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi người giáo viên ngoài những hiểu biết chuyên môn phải trau dồi cho mình thêm những kiến thức về tin học cơ bản nhất như:
	- Những kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính
	- Những kiến thức cơ bản về phần mềm thiết kế giáo án Letter maker
	- Kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn, chắt lọc thông tin.
	- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt ghép file âm thanh, video, đơn giản.
	- Có thể sử dụng microphone, máy quay phim nhỏ,
	Mặc dù không phải giáo án điện tử nào cũng bắt buộc phải sử dụng đến tất cả những kĩ năng trên nhưng chúng thực sự có ích và là trợ thủ đắc lực để giáo viên có thể thiết kế được một giáo án hấp dẫn, hiệu quả.
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thiết kế được một giáo án điện tử hoàn chỉnh, có chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải nắm được mục điachs sử dụng của giáo án, có ý tưởng rõ ràng, cụ thể. Dựa vào đó tích cực tìm kiếm các tài liệu liên quan, sắp xếp chúng một cách khoa học, đảm bảo tính thẩm mĩ. 
	Khi đã sử dụng phần mềm Letture maker để thiết kế, thì giáo viên không thể không quan tâm đến việc điều chỉnh thời điểm xuất hiện của các hiệu ứng, việc chuyển tiếp giữa các slide hay bố cục trình bày của slide,... do đó những điểm lưu ý của để tài cũng có một vai trò quan trọng.
	Để tạo điểm nhấn cho bài dạy, cũng như tăng hiệu quả của tiết dạy, thu hút sự chú ý của học sinh tiểu học thì trò chơi là một phần rất hữu ích. Một số trò chơi được giới thiệu ở đây khá đơn giản và dễ thực hiện, hơn nữa từ những trò chơi này ta chỉ cần biến đổi một chút cũng có thể tạo ra nhiều trò chơi khác phù hợp với bài học và hấp dẫn học sinh hơn.
	Ngoài ra sau khi soạn bài, giáo viên cũng cần kiểm tra lại việc liên kết giữa các menu và slide để không gặp trục trặc khi trình chiếu.
	Nếu chú ý và giải quyết được tất cả các vấn đề trên, chắc chắn rằng bạn sẽ có được một giáo án phục vụ tốt cho việc giảng dạy của mình.
	e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	Sau khi áp dụng các kinh nghiệm trên trong thực tế, tôi nhận thấy việc soạn giảng với phần mềm Letture Maker của bản thân cũng như bạn bè đồng nghiệp đã thu được nhiều kết quả khá khả quan. Không chỉ trong các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử do PGD&ĐT tổ chức mà trong các tiết dạy, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi nhiều giáo viên đã mạnh dạn thay thế Power point bằng Letture maker để soạn bài. Nhờ thường xuyên trao đổi thông tin cũng như tích lũy kinh nghiệm, các giáo án, bài giảng ngày càng có chất lượng tốt hơn và được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. 
	II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	Qua việc khảo nghiệm thực tế, tôi nhận thấy, về cơ bản đề tài đã giải quyết được những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi giáo viên mới sử dụng Letture maker để soạn giảng. Những kiến thức cơ bản về phần mềm như cách tao slide, tạo hiệu ứng, cách đưa thông tin vào bài giảng,.. là những kiến thức không thể thiếu khi thiết kế giáo án điện tử. Song nếu không chịu khó tìm tòi, học hỏi các thủ thuật, kết hợp linh hoạt các chức năng của phần mềm thì giáo viên khó có thể thiết kế được một giáo án hay, nhịp nhàng, thể hiện được hết các ý tưởng như mong muốn. Đó chính là điều mà đề tài tập trung giải quyết và chia sẻ.
	III. Phần kết luận, kiến nghị
	III.1. Kết luận
	Giáo án, bài giảng điện tử là một giải pháp tích cực hưởng ứng phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Do đó việc tì

Tài liệu đính kèm:

  • doccuc-tayphong.doc