SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Khả năng tự phục vụ bản thân và ý thức trước tập thể: Trẻ em trong thời đại ngày nay được cha mẹ nuông chiều, bao bọc và lo lắng chu toàn nên các em ít hoặc thậm chí không biết cách chăm sóc bản thân. Việc tổ chức các chuyến đi sẽ là cơ hội để các em biết cách chuẩn bị hành trang cho mình, sinh hoạt với tập thể như thế nào để hòa đồng và có hiệu quả nhất.

+ Giao tiếp: Đi tham quan ngoại khóa là cơ hội giúp các em tiếp xúc với nhiều bạn bè ở các khối lớp, làm quen với người nước ngoài tại các địa điểm du lịch, giao tiếp với người lớn tuổi Từ đó hình thành cho các em các kĩ năng giao tiếp xã hội cần thiết.

Hoạt động tìm hiểu tham quan thực tế ngoài mục tiêu là giúp học sinh trải nghiệm tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế thì đây cũng là cơ hội cho các giải tỏa bớt áp lực trong học hành, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. vì vậy ngoài nhiệm vụ tìm hiểu thông tin phục vụ cho việc học thì việc tổ chức cho các em vui chơi cũng cần được lưu ý để tránh cho chuyến đi tẻ nhạt và nhàm chán.

 

docx 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1494Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo
Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động này còn vấp phải nhiều khó khăn và nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị chu đáo và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các ban –ngành trong nhà trường như: Địa điểm tham quan chưa phù hợp với nội dung chương trình học và mục tiêu trải nghiệm, chưa đảm bảo được về nơi ăn, chốn nghỉ cho đoàn tham quan, thời điểm tiến hành chưa phù hợp, chưa có sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, chưa đảm bảo vấn đề an toàn cho học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế khi tiến hành tổ chức hoạt động tham quan địa phương cho học sinh xuất phát từ thực tiễn đơn vị và quá trình chuẩn bị của các bộ phận có liên quan. 
+ Nguyên nhân khách quan: Thực trạng tiềm lực kinh tế của học sinh trong mỗi đơn vị; yếu tố thời tiết, khí hậu tại thời điểm tiến hành tham quan
+ Nguyên nhân chủ quan : Sự chuẩn bị của các bộ phận có liên quan; ý thức của học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động.
Do đó, để tổ chức được tốt hoạt động này thì cần chuẩn bị tốt về kinh phí mới đảm bảo được phương tiện, sinh hoạt và địa điểm tham quan cho đoàn. Cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và có sự thống nhất cao giữa Nhà trường- gia đình- xã hội đặc biệt là việc lên chương trình, nội dung cần học tập khi đi tham quan để đảm bảo chuyến đi có ý nghĩa nhất.
Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài giúp cho học sinh 
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 
Để tiến hành hoạt động một cách thuận lợi nhất, có thể chia hoạt động thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị : Lên chương trình, nội dung cần học tập, trải nghiệm; lên kế hoạch, họp cha mẹ học sinh lấy ý kiến đồng thuận; tiền trạm trước các địa điểm tham quan, vé vào cửa ( chuẩn bị nơi ăn trưa, nghỉ ngơi cho đoàn); chuẩn bị kinh phí, phương tiện, vật dụng, chương trình .
+ Giai đoạn tiến hành : Thống nhất thời gian xuất phát, phân công quản lý học sinh, thông qua lộ trình thực địa, thời gian quay về
+ Giai đoạn sau khi thực địa về: Có thể tùy đối tượng học sinh mà tổ chức hoạt động thu hoạch có hiệu quả nhất : Sinh hoạt tập thể, viết bài thu hoạch hoặc lồng ghép trong bài kiểm tra học kì 2 phần nội dung địa phương.
Hoạt động tham quan thực tế có thể là cuộc dã ngoại ngắn trong một vài giờ ở khu vực gần trường học để học sinh học cách xác định phương hướng, quan sát thực tế về cấu trúc nhà ở, đường xá của địa phương hay tìm hiểu về hoạt động buôn bán ở một vài cửa hàngThậm chí có thể cho các em đến nhà văn hóa cộng đồng tham gia một số sinh hoạt về văn hóa dân tộc bản địa, vào các mùa thì quan sát thiên nhiên, cảm nhận các yếu tố về sự thay đổi của thời tiết, khí hậunhững cuộc dã ngoại gần thì thầy trò có thể bố trí đi bộ cùng nhau. Đây là dịp để học sinh học hỏi trên thực tế nhiều điều, không chỉ kiến thức, kỉ luật mà còn là ứng xử với bạn bè, với những người xung quanh, cách quản lý chi tiêu, luật lệ giao thông và ứng xử nơi công cộng.
Đối với những chuyến đi xa công tác chuẩn bị và các hoạt động khi tiến hành cần cẩn thận và chu đáo hơn: 
Giai đoạn chuẩn bị :
A.1. Lên chương trình, nội dung cần trải nghiệm: Đây là nội dung cần thiết nhất mà hoạt động cần có. Việc lên chương trình phải được giáo viên các bộ môn sử- địa chuẩn bị như: Các địa danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, địa chất, các công trình xây dựng (nhà máy, xí nghiệp), làng nghề truyền thống tại địa phương.
* Giới thiệu một số địa danh tham khảo cho học tập lịch sử, địa lý tại ĐakLak: 
+ Buôn Đôn: Có ý nghĩa là làng đảo vì nó được lập nên bên cạnh sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến đây học sinh có thể thấy được sự phong phú về cảnh quan sinh vật, sông ngòi, và vấn đề khai thác tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế- xã hội. Buôn Đôn có khả năng phát triển cả hai loại hình du lịch là du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Đặc biệt là Vườn quốc gia Yok Đôn rộng hơn 100 ngàn ha- là bảo tàng phong phú về động – thực vật. Đây cũng là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiễng.
+ Thác Dray Sáp (Thác chồng ) và thác Dray Nu (Thác vợ): Là hai thác bắt nguồn từ sông Serepôk sau đó chia đôi thành hai con thác xuống cực kì hùng vĩ. Tham quan cụm thác này, học sinh có thể nhận thấy được sự phong phú về cảnh sắc thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn nước, rừng đầu nguồn trong khai thác tự nhiên để phát triển kinh tế.
+ Thác Krông Kmar : Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin- được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống chân núi từ đỉnh núi cao gần 2500m. Đến đây, ngoài tham quan cảnh sắc thiên nhiên các em còn có thể biết thêm được việc khai thác sông ngòi để phát triển thủy điện với nhà máy thủy điện Krông Kmar.
+ Hồ Lăk : Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 56km. Đây là hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Tây Nguyên. Cả một hồ nước rộng lớn nằm lọt thỏm giữa những dãy núi trập trùng. Khu vực Hồ Lăk được xây dựng thành một vùng du lịch phức hợp cả khai thác tự nhiên lẫn nhân văn. Đến đây các em còn có thể khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực của các dân tộc bản địa.
+ Núi đá voi Yang Tao: Gồm cặp đá voi Cha và đá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết về “Hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40km, theo quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang Tao- huyện Lăk- ĐakLak. Đá Voi Mẹ được coi là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Từ trên tảng đá có thể quan sát được một quần thể những: Hồ Yang Reh, vùng núi Chư Yang Sin, hay những khu rừng xanh mát dưới chân núi.
+ Buôn Ako Dhong: Nằm ngay sát trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, cách khoảng 2 km. Buôn Ako Dhong còn được biết đến với tên gọi khác là buôn Cô Thôn. Đến đây các em không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, mà còn có thể được thưởng thức những lời ca, điệu nhạc hấp dẫn mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên
+ Khu du lịch sinh thái Đồi Thông: Nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột 7 km về hướng đông nam, tại thôn 1 xã Hòa Thắng, BMT. Là một trong những khu du lịch trọng điểm của Đaklak. Kết hợp khai thác cảnh quan thiên nhiên với các công trình nhân tạo tạo ra một trong những điểm đến hấp dẫn khi muốn khám phá ĐakLak. 
+ Khu du lịch sinh thái KoTam- Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố khoảng 10km. theo hướng đi Nha Trang, khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở km4, quốc lộ 26, thành phố Buôn Mê Thuột. Đây là một địa điểm lý tưởng cho học sinh tìm hiêu, khám phá về tự nhiên và khả năng khai thác tự nhiên cho phát triển kinh tế.
+ Nhà đày Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố BMT khoảng 1km về phía Đông Nam, nhà đày được thực dân Pháp dựng lên nhằm giam giữ tù nhân với diện tích khoảng 2 hecta, có 6 dãy nhà lao kiên cố cùng với chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo như địa ngục của thực dân Pháp. Tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột, học sinh không chỉ thấy được những vết tích tội ác của Đế quốc- Thực dân mà còn nhận thức được về ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của những chiến sỹ cách mạng kiên cường nhất.
+ Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại ĐakLak: Là một trong những địa điểm có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa- xã hội tỉnh ĐakLak. Bảo tàng hiện tại đang lưu giữ khoảng 10 000 hiện vật. Đến bảo tàng, học sinh sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật được tổ chức trong 3 không gian chưng bày chính: Đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.
+ Buôn Jun- Buôn Lê : Thuộc thị trấn Liên Sơn huyện Lăk tỉnh ĐakLak. Buôn Jun mang vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, đã và đang còn giữ cho mình những nét bản sắc truyền thống được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, người dân nơi đây vẫn bảo lưu được những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại, gìn giữ được nếp sống và sinh hoạt mang đặc trưng vốn có được định hình từ hàng trăm năm trước.
+ Tháp Chàm Yang Prong: Đây là ngôi thác duy nhất của Tây Nguyên, được xây dựng dưới những tán cổ thụ của vùng rừng già Ea Súp. Tháp thờ thần Siva. Hiện đang được tu bổ trở thành một trong những địa danh về kiến trúc đền tháp tại Tây Nguyên.
+ Một số làng nghề truyền thống như: Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Kna (xã Cư M’Gar, huyện Cư M’gar ), cụm nghề làm gốm tại buôn Dơng Bắc (Xã Yang Tao- Lăk), Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Tơng Jú ( Xã Ea Kao, TP BMT), cụm nghề sản xuất rượu nếp tại xã Buôn Triết- Lăkcũng là những địa điểm có thể tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu về ngành nghề truyền thống tại ĐăkLăk. Qua đó giáo dục các em về định hướng nghề nghiệp trong tương lai và việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm, địa danh có thể tổ chức cho học sinh học tập, khám phá, trải nghiệm như: Vườn Quốc gia Yok Đôn, thác Thủy Tiên (Krông Năng), nhà máy thủy điện Dray Hlinh, Buôn Khôpcũng là những địa điểm giúp các em có được nhiều tự liệu học tập và vốn hiểu biết thực tế cần thiết hỗ trợ cho việc học tập tại trường.
A.2 . Lên kế hoạch : Việc lên kế hoạch phải có sự bàn bạc, thống nhất của các ban ngành trong nhà trường. Tổ bộ môn cần căn cứ vào nội dung chương trình và thời gian học tập về địa lý địa phương để tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để lên kế hoạch. Kế hoạch nên có từ đầu năm học hoặc ngay từ đầu HKII để nhà trường có thời gian sắp xếp, xin giấy phép và họp cha mẹ học sinh. Thời gian tổ chức thông thường là giữa kì II lớp 9- Thời điểm trước hoặc trong khi đang học địa lý địa phương – Giúp các em có thêm kiến thức thực tiễn để liên hệ trực tiếp trong nội dung bài học. Trong kế hoạch cần đủ các nội dung:
- Mục đích- Yêu cầu của chuyến đi.
- Thành phần ban tổ chức
- Thời gian và địa điểm cụ thể.
- Đối tượng và hình thức tổ chức
- Lộ trình- nội quy dành cho học sinh
- Dự kiến kinh phí cho chuyến đi.
Ví dụ: Trích một phần trong kế hoạch tổ chức học tập thực tế của trường Tô Hiệu năm học 2016-2017:
   	*Thành phần Ban tổ chức (Theo Quyết định của Hiệu trưởng)
Số TT
Họ và tên
Chức vụ
Chức vụ (Nhiệm vụ)
trong đoàn
1
Hoàng Thị Lan Anh
Hiệu trưởng
Trưởng đoàn – PT điều hành chung
2
 Đoàn Văn Việt
TBĐDCMHS
P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng kinh phí
3
Lê Thị Duyên
P.Hiệu trưởng
P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng nội dung, chương trình, tiền trạm
4
Lê Thành Tâm,
CTCĐ, TT
5
Nguyễn Thị Hồng
Kế toán
Thành viên – PT mảng tài chính, đời sống
6
Phạm Thị Kim Yến
TT tổ sử-địa
7
Ng. Thị Phước Trà
Giáo viên
9
Võ Thị Ngọc
 Thiết bị
Thành viên – PT mảng phương tiện
10
Nguyễn Thị Kim Hiền
 Tổ TA
11
Ng. Thị Phước Trà
GVCN 9A1
Thành viên – PT quản lý, điều hành HS 9A1,2,3,4,5
12
Lại Văn Hội
GVCN 9A2
13
Ng. Thị Minh Châu
GVCN 9A3
14
Nguyễn Thị Ngân
GVCN 9A4
15
Tạ Thị Duyên
GVCN 9A5
3. Nội quy
a) Đảm bảo sức khỏe, trang phục học sinh đúng qui định của nhà trường, có mũ (nón rộng vành), không mang theo hành lí tư trang rườm rà, tuyệt đối không mang theo vũ khí, chất dễ gây cháy nổ, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
b) Có mặt đúng giờ qui định, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô, người hướng dẫn và nội qui nơi đến, không được rời khỏi đoàn với bất cứ lí do gì, có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau trong tổ lớp và đoàn.
c) Mang theo bút vở ghi chép để viết bài thu hoạch, nộp bài thu hoạch theo đúng qui định.
d) Giữ gìn trật tự vệ sinh, an toàn tài sản và tính mạng, chấp hành tốt luật ATGT
e) Tự giác thực hiện đầy đủ các điều khoản qui định.
Sau khi thống nhất được nội dung, địa điểm tiến hành và được sự đồng ý của lãnh đạo Phòng giáo dục, các trường tiến hành cử giáo viên đi tiền trạm trước tại các địa điểm sẽ đến- tham khảo vé vào cửa tại các trung tâm, chủ động bố trí nơi ăn trưa, nghỉ ngơi cho cả đoàn, thống nhất về kinh phí và mức độ đóng góp của học sinh. Sắp xếp các địa điểm tham quan cho phù hợp với thời gian tiến hành, thuận lợi về giao thông, đảm bảo an toàn cho học sinhBên cạnh đó cần lập kế hoạch với lịch trình tham quan chi tiết, chia nội dung theo từng chuyên đề cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu. Có thể phối hợp nhiều tổ chuyên môn cùng hướng dẫn học sinh thực hiện, điều này vừa tiết kiệm được chi phí vừa có thể chia sẻ trách nhiệm quản lí học sinh cũng như tăng cường sự kết nối giữa các giáo viên và học sinh trong trường.
Ví dụ: Khi lên kế hoạch tham quan Bảo tàng các dân tộc tại ĐakLak có thể chia học sinh thành 3 nhóm theo chuyên đề : Nhóm 1: Tìm hiểu về sự đa dạng sinh học, nhóm 2: Tìm hiểu về sự đa dạng về văn hóa các dân tộc, nhóm 3: Thu thập tư liệu về lịch sử của địa phương
Tương tư như vậy, với mỗi địa điểm đến, giáo viên cũng chia theo chuyên đề trước để các em chủ động hơn trong khi tham gia hoạt động. Học sinh cần chuẩn bị để ghi chép, chụp ảnh, ghi hìnhđể lấy tư liệu cho chuyến đi.
Trong các chuyến đi dã ngoại xa nhà, có rất nhiều tình huống xấu có thể xảy ra khiến học sinh lúng túng ảnh hưởng xấu đến kết quả. Để chuyến đi thực sự an toàn, bổ ích, giáo viên và phụ huynh có thể tư vấn cho học sinh dự đoán và đưa ra các tình huống ứng phó kịp thời bằng những biện pháp phù hợp nhất.
Một vài gợi ý cho giáo viên và phụ huynh trong bước chuẩn bị cho các em:
Nếu đi vào mùa mưa mà không mang áo mưa thì..
Nếu mang theo thức ăn mà không đảm bảo vệ sinh thì..
Nếu bạn mất liên lạc với các thành viên mà điện thoại hết pip thì
Nếu bạn đi nắng mà không đội mũ thì.
Nếu đi thực tế mà chưa biết về nơi mình đến thì.
Nếu ba lô của bạn quá nặng thì..
Nếu bạn không có nước uống trong chuyến đi dài thì.
Nếu nhóm của bạn không có túi cứu thương thì
Hình thành cho các em các thói quen sinh hoạt ngoài trời 
NÊN
KHÔNG NÊN
- Mang đi những gì bạn mang đến
- Lưu lại tại chỗ những gì bạn thấy
- Hạn chế những tác động của củi lửa 
- Bảo vệ động, thực vật
-Tôn trọng những người đồng hành với mình
- Giữ gìn vệ sinh nơi đến.
- Làm những việc không được phép tại nơi tham quan ( Phá hoại thiên nhiên, khắc tên lưu niệm, không tuân thủ quy định)
- Gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác.
Giai đoạn tiến hành: 
Một chuyến đi được cho là thành công khi học sinh không chỉ thu thập cho mình kiến thức về địa phương mà các em còn củng cố được nhiều kĩ năng cần thiết như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, sự tự tin, kĩ năng xử lí tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạonhững kĩ năng này sẽ được củng cố trong quá trình tham quan khi học sinh thực hiện tốt việc phối hợp nhóm, khả năng quan sát, giải quyết tình huống
Trước khi vào mỗi địa điểm, ngoài những quy định của địa điểm tham quan mà học sinh phải chấp hành thì người giáo viên phụ trách phần nội dung cần thông báo cho học sinh những yêu cầu cần đạt được khi tham quan địa điểm đó.
Nếu số lượng lớn, cần chia học sinh thành nhiều nhóm nhỏ, phân công giáo viên phụ trách quản lý từng nhóm. Đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo đảm an toàn cho học sinh trong suốt quá trình tham quan. 
Có thể chuẩn bị trước mẫu phiếu thăm dò cho các nhóm (nếu số lượng lớn), hay cho từng học sinh tùy thuộc vào yêu cầu cần đạt được sau khi học sinh tham địa điểm đó.
Ví dụ : * Mẫu phiếu khảo sát khi tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột: 
ĐỊA ĐIỂM
Hiện trạng quan sát được
Ý nghĩa
Đánh giá khả năng khai thác
Phòng trưng bày hiện vật 
Các mẫu vật, tranh ảnh được lưu trữ cẩn thận, ghi chú rõ ràng
Biết được các dấu mốc và nhân vật quan trọng đối với lịch sử địa phương và đất nước.
Là địa điểm để các thế hệ con cháu biết đến một giai đoạn lịch sử vẻ vang của dân tộc. đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
..
..
..
*. Mẫu phiếu khảo sát khi tham quan tại Buôn Đôn- ĐakLak: 
 PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 
Ngày tháng năm:..
Nhóm số :.
Địa điểm khảo sát :..
Tên khu vực quan sát được
Đặc điểm- hiện trạng khai thác
Tồn tại
Đánh giá
Sông .
Rừng 
..
.
.
*. Phiếu khảo sát khi tham quan khu vực sản xuất gạch ngói tại Krông Ana: 
 PHIẾU KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 
Ngày tháng năm:..
Nhóm số :.
Địa điểm khảo sát :..
Tên cơ sở, doanh nghiệp sản xuất : .......................................................
..
Địa chỉ : 
Họ và tên chủ doanh nghiệp:..
Quy mô : ..
Số lượng lao động được sử dụng:
Ngành sản xuất, kinh doanh chính :
..
Nguồn tài nguyên chính được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất :..
.
Đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp:....
.
.
Như vậy, khi tiến hành tham quan tại mỗi địa điểm, bản thân các em sẽ có định hướng cụ thể, mình cần phải làm gì, thu thập tài liệu gì và phối hợp với bạn bè như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Qua đó giúp các em biết cách làm việc theo nhóm, biết phân công công việc, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và đoàn kết với nhau hơn.
Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa cần rèn luyện được cho học sinh các kĩ năng cần thiết và kĩ năng sống cơ bản. Tại mỗi điểm đến, người quản lí cần cung cấp, hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng qua hoạt động học tập và vui chơi. 
+ Kĩ năng quan sát và diễn đạt: Ở mỗi nơi đến các thầy cô có thể đặt nhiều câu hỏi khơi gợi óc tò mò, khả năng quan sát như: Các em ấn tượng nhất với điều gì?, điều gì đúng với kiến thức em đã học tại trường?....để các em nói lên suy nghĩ của chính bản thân mình một cách tự tin, thoải mái từ đó rèn luyện cho các em sự tự tin trước đám đông.
+Khả năng tự phục vụ bản thân và ý thức trước tập thể: Trẻ em trong thời đại ngày nay được cha mẹ nuông chiều, bao bọc và lo lắng chu toàn nên các em ít hoặc thậm chí không biết cách chăm sóc bản thân. Việc tổ chức các chuyến đi sẽ là cơ hội để các em biết cách chuẩn bị hành trang cho mình, sinh hoạt với tập thể như thế nào để hòa đồng và có hiệu quả nhất.
+ Giao tiếp: Đi tham quan ngoại khóa là cơ hội giúp các em tiếp xúc với nhiều bạn bè ở các khối lớp, làm quen với người nước ngoài tại các địa điểm du lịch, giao tiếp với người lớn tuổiTừ đó hình thành cho các em các kĩ năng giao tiếp xã hội cần thiết.
Hoạt động tìm hiểu tham quan thực tế ngoài mục tiêu là giúp học sinh trải nghiệm tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế thì đây cũng là cơ hội cho các giải tỏa bớt áp lực trong học hành, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. vì vậy ngoài nhiệm vụ tìm hiểu thông tin phục vụ cho việc học thì việc tổ chức cho các em vui chơi cũng cần được lưu ý để tránh cho chuyến đi tẻ nhạt và nhàm chán.
Ở một số địa điểm có không gian rộng, mát mẻ, người quản lý có thể tham khảo một số trò chơi tập thể cho các em tham gia như:
1.Cướp cờ: - chỗ chơi: Sân rộng 
- số lượng : Tùy thuộc vào số học sinh và giáo viên tham gia.
- Vật liệu: 8 cây cờ nhỏ
- sắp đặt : chia đoàn thành 2 phe, mỗi phe 1 bên, sau lưng cắm 4 cây cờ theo hàng ngang đều nhau.
- Cách chơi: Mỗi đội phải chạy lọt qua hàng rào quân địch, vào chỗ cắm để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi không ai có quyền bắt họ nữa. Lấy một cây cờ đem về,hoặc giải thoát tù binh. Bên nào đem về 8 lá cờ thì thắng.
2 .Cua bò: - Chỗ chơi: Sân rộng 
- số người chơi: Không giới hạn
- Sếp đặt : Nằm ngửa, mặt và bụng lên trời, chống với 2 tay và 2 chân, người này nối đuôi người kia.
- Cách chơi: Nghe còi, bò ngang với 2 chân, 2 tay. Ai đến sau cùng bị loại hoặc phải cõng người về đầu một vòng.
3. Người cụt đội nón:- Chỗ chơi : Sân hoặc phòng rộng
- Số người chơi: Không giới hạn.
- Vật liệu: mỗi đội 1 cái nón, một cái ghế 
- Cách chơi: Nghe còi, bắt đầu chơi. Bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra và tìm cách đội lên đầu đi về và để nón lên ghế, lật úp lại. không được dùng tay để làm. Xong việc chạy về đánh vào tay bạn thứ 2. Đội nào làm xong trước thì thắng.
4. Gấp giấy: - Chỗ chơi: bất kì. Không cần rộng lắm
- Số người chơi: tùy thuộc số lượng học sinh
- Sếp đặt : Chia đoàn thành 4-5 đội chơi. Mỗi đội cử 5 thành viên tham gia một lượt chơi. Tại mỗi điểm của mỗi đội trải một tờ báo giấy khổ lớn.
- Cách chơi: khi còi hô băt đầu, 5 thành viên mỗi đội dùng chân gấp đôi tờ báo, đứng vào trong nửa báo còn lại. Tiếp tục gấp đôi, đội nào có thành viên bị chạm chân ra đất là bị loại, đội nào gấp được nhỏ nhất, còn nhiều thành viên nhất là thắng.
5. Chiếm vị trí: 
- Chuẩn bị: Trên sân chơi vẽ một số vòng tròn có bán kính vừa cho 3-5 người có thể đứng.
- Cách chơi: Cả tập thể đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hát một bài hát.
Quản trò hô: “Vào 3”( hoặc một số lượng bất kì )
Người chơi nhan

Tài liệu đính kèm:

  • docxTô Hiệu_Địa lý_ Phạm Thị Kim Yến.docx