SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh thông qua liên hệ thực tế trong dạy học Lịch sử cấp THCS

SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh thông qua liên hệ thực tế trong dạy học Lịch sử cấp THCS

 Hoặc khi dạy về tiết 54 bài 25(Lịch sử 7): IV.Tây Sơn đánh tan quân Thanh (Mục 2. Quang Trung đại phá quân Thanh). Chúng ta thấy cuộc tiến quân ra Bắc của Quang Trung để tiêu diệt quân Thanh trong tết Kỉ Dậu (1789), với yếu tố bất ngờ, táo bạo, thần tốc để làm nên chiến thắng lừng lẫy. Chúng ta sẽ có lỗi nếu không liên hệ được để tạo sự kết nối giữa các giai đoạn lịch sử với nhau, không kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Tương tự với sự kiện đánh quân Thanh của Quang Trung năm 1789, tháng 5/1975 đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho chiến dịch Hồ Chí Minh “ Thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo, táo bạo hơn nữa” rồi cả dân tộc ta lên đường đánh giặc và đã làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, chắc chắn một trong những nguyên nhân để làm nên Đại thắng mùa xuân 1975 là Đảng ta đã đúc rút kinh nghiệm đánh giặc của cha ông ta thủa trước. Qua đó chúng ta thấy nếu người dạy làm tốt tiêu chí liên hệ thực tế trong tiết học, chắc chắn sẽ đem đến cho chúng ta hiệu quả về giáo dục học sinh, đồng thời làm cho giờ dạy tăng thêm sự hứng thú, thu hút các em vào giờ học bộ môn.

doc 28 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2126Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục học sinh thông qua liên hệ thực tế trong dạy học Lịch sử cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dạy lịch sử là điều không mới mẻ gì đối với một giáo viên giảng dạy lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ thông, bản thân xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của trò được hứng thú.
c. Mặt mạnh, mặt yếu: 
Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học hiện nay được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các môn học, các cấp học. Vấn đề ở đây chúng ta bàn luận là vận dụng như thế nào cho phù hợp, vận dụng như thế nào để có hiệu quả tốt nhất cho giờ học. Vì phạm vi của đề tài rộng do vậy tôi chỉ đề cập đến giá trị giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức bảo tồn và phat huy bản săc văn hóa của dân tộc, giáo dục về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. 
Trong quá trình dạy học cũng có một số giáo viên chưa biết cách để liên hệ thực tế nên phần liên hệ, nội dung liên hệ đôi khi còn khập khiễng, mang tính gượng ép, miễn cưỡng, thậm chí có chỗ liên hệ không phù hợp.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
Môn lịch sử là môn học có nội dung kiến thức khá trừu tượng và khô khan, có quá nhiều sự kiện và niên đại phải ghi nhớ, khó nhớ, kênh thông tin và hình ảnh trong sách giáo khoa ít, hình ảnh không sắc nét bằng các môn học khác. Khi giảng dạy lịch sử giáo viên rơi vào lối dạy học truyền thống, chủ yếu là thuyết trình và giảng giải. 
Một nguyên nhân khác là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xã hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của khoa học lịch sử đối với sự phát triển của xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói riêng.
 Bên cạnh đó vẫn còn có người làm công tác giáo dục vẫn còn tư tưởng phân biệt giữa môn chính, môn phụ nên gây tâm lí tự ti cho người học lẫn người dạy.
 Việc liên hệ thực tế trong tiết học lịch sử đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị khá công phu.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
 Là một giáo viên dạy lịch sử tôi luôn muốn tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục có cách nhìn nhận đúng đắn giá trị của môn học lịch sử trong trường phổ thông để những giáo viên lịch sử chúng tôi không bị coi là “những thầy, cô phụ của những môn học phụ” có như vậy chúng tôi mới dồn hết tâm huyết cho môn học lịch sử nói riêng và sự nghiệp trồng người nói chung. Góp phần đào tạo ra một lớp người “vừa hồng vừa chuyên” và đáp ứng mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là làm sao cho “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Trong trường phổ thông hiện nay, hầu hết các thầy cô giáo điều được đào tạo trình độ cao đẳng và có rất nhiều thầy cô có trình độ đại học nhưng qua dự giờ của các giáo viên trên địa bàn toàn huyện trong các hội thi giáo viên giỏi, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tôi thấy rằng có không ít giáo viên kiến thức cơ bản của bộ môn còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến phương pháp lấy người học làm trung tâm nên trong các giờ học học sinh còn tiếp thu bài học một cách thu động, không hăng say tìm tòi, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên trong tiết dạy thường bỏ qua phần liên hệ thực tế hay có liên hệ nhưng còn hời hợt, qua loa; liên hệ cho có chứ chưa mang tính giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh.
Thông qua kinh nghiệm bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và qua các giờ dạy của đồng nghiệp, thông điệp mà tôi muốn nói với tất cả mọi người đặc biệt là với những người đang làm công tác giáo dục hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến lịch sử của nhân loại, của dân tộc, của quê hương mình bằng cách tin tưởng vào chúng tôi những người đang ngày đêm âm thầm đem đến cho các thế hệ học trò những nguồn tri thức bổ ích từ “quá khứ” để sống tốt hơn ở hiện tại và vươn tới những tầm cao mới trong tương lai.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của việc liên hệ thực tế trong dạy học lịch sử.
	Vấn đề liên hệ thực tế trong các bài dạy là một tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên. Đây chính là một hoạt động thường xuyên mà khi soạn một tiết dạy bắt buộc người dạy phải nghĩ tới, sắp xếp, chọn lọc kiến thức liên hệ như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả đồng thời có tính giáo dục cao. Chúng ta không nên thực hiện cứng nhắc trong yêu cầu này, giáo viên có thể liên hệ bằng nhiều cách, có thể giáo viên liên hệ ở lớp thông qua bài giảng, cũng có thể để học sinh tự liên hệ thông qua câu hỏi gợi ý của người dạy. Cũng có thể hướng dẫn cho các em thực hiện ở nhà nếu như thời gian không cho phép. Đến giờ học hôm sau giáo viên phối hợp kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra trong bài cũ. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Xác định kiến thức liên hệ thực tế trong một tiết dạy
 	Cũng như bao nghề khác, nghề dạy học cũng vậy, khi một giáo viên lên lớp, công việc đầu tiên buộc chúng ta phải làm đó là nghiên cứu bài, chuẩn bị giáo án, giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài : Về kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng, sau đó tiến hành nghiên cứu nội dung, sắp đặt các đơn vị kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng ( Có sự phối hợp với kiến thức sách giáo khoa
 hoặc có sự sắp xếp điều chỉnh để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh). Song song với với quá trình đó giáo viên phải xem xét bài dạy hoặc tiết dạy này có liên hệ thực tế được không? Nếu liên hệ được thì liên hệ để giáo dục về vấn đề gì? Từ đó để sắp xếp phần liên hệ thực tế lồng vào mục nào, đơn vị kiến thức nào của tiết dạy cho phù hợp, không gượng gạo, miễn cưỡng theo kiểu lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia. Sau đó xác định thời gian liên hệ trong bao lâu (mấy phút), khi liên hệ phải đảm bảo tính lô gic, phù hợp thì mới có hiệu quả, có tính thuyết phục, có sức hấp dẫn cuốn hút học sinh và đảm bảo tính giáo dục cao.
	Nếu bài dạy của chúng ta không cần thiết phải liên hệ thực tế hoặc cần thiết liên hệ nhưng giáo viên không biết cách lồng ghép để liên hệ thì phần liên hệ thực tế trở nên sống sượng, thiếu tính khoa học và không đem lại hiệu quả.
	*. Xác định thời gian thực hiện việc liên hệ thực tế
 Tùy theo lượng kiến thức và giá trị giáo dục để ấn định thời gian thực hiện việc liên hệ thực tế, có thể là một phút, hai phút, ba phút nhưng không nên nói nhiều, nói rông dài, không trọng tâm, làm mất thời gian và không đạt hiệu quả. Trong thực tế dự giờ của các đồng nghiệp trong tổ hoặc qua các kì chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện tôi đã bắt gặp một số thấy cô giáo trong quá trình giảng dạy đã thực hiện tốt tiêu chí liên hệ thực tế cả về sự logic kiến thức, về thời gian và hiệu quả đạt được. Tuy nhiên nhiều tiết học người dạy vẫn tùy hứng liên hệ thao thao như một nhà hùng biện, học sinh há miệng nuốt từng từ nhưng khi nghe trống báo hiệu hết giờ thì bài dạy còn dài và người dạy cảm thấy hẫng hụt.
Vì thế vấn đề xác định thời gian để thực hiện liên hệ thực tế cũng là điều mà người dạy phải ấn định ngay từ khi chuẩn bị bài dạy, không tùy tiện, tùy hứng.
	*. Xác định giá trị giáo dục tư tưởng trong thực hiện việc liên hệ thực tế
Vấn đề liên hệ thực tế trong dạy học là rất rộng: Có khi người dạy muốn liên hệ để mở rộng kiến thức, tăng thêm sự hiểu biết nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh, có khi muốn liên hệ thực tế để giáo dục cho học sinh một vấn đề nào đó trong cuộc sống như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục truyền thống yêu nước, giáo dục về ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc... Giáo viên phải cân nhắc kĩ lưỡng xem trong mỗi tiết dạy, bài dạy, giáo dục vấn đề gì? Giá trị giáo dục cho học sinh đạt được hiệu quả nhiều hay ít và nếu thực hiện không tốt dễ dẫn đến phản tác dụng. 
Sau đây là một số ví dụ về phần liên hệ thực tế có thể thực hiện được ở một số tiết dạy để góp phần giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, yêu quê hương, ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của cha ông ta:
- Liên hệ thực tế để giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với các bậc tiền bối, các vị anh hùng, bảo vệ bản sác văn hóa dân tộc
	 Khi dạy tiết 17 bài 16: Ôn tập chương II-III (Lịch sử 6) bao gồm toàn bộ kiến thức nói về thời kì lịch sử từ khi xuất hiện con người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Trong bài này tôi xác định sẽ lồng ghép phần liên hệ thực tế vào trong mục 4 (Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang- Âu Lạc). Giáo viên có thể hỏi: Những công trình văn hóa tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc là gì? Chắc chắn học sinh sẽ trả lời được đó là Trống đồng và thành Cổ Loa. Kết hợp với phần học trước, giáo viên hỏi tiếp như vậy thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho con cháu chúng ta những gì? Giáo viên chuẩn kiến thức bằng kết luận trong sách và giải thích mở rộng thêm:
	Thời Văn Lang –Âu Lạc đã để lại cho chúng ta tổ quốc; thuật luyện kim; nông nghiệp lúa nước; phong tục tập quán riêng và bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. Tôi theo dõi thái độ của các em khi nghe cô giảng: “...để lại cho chúng ta tổ quốc” với nét mặt rạng rỡ đầy tự hào... giáo viên có thể nói thêm “ Con người ai cũng có tổ quốc của mình, giống như người con chỉ có một mẹ thôi dù đi xa, làm gì ở đâu? cũng luôn hướng về tổ quốc, góp phần làm giàu cho tổ quốc và có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc mỗi khi có kẻ thù xâm lược. Như vậy thông qua liên hệ thực tế, chúng ta đã làm cho học sinh hiểu được: Tổ quốc của chúng ta có từ ngày xưa do cha ông ta xây dựng nên, để từ đó giáo dục các em thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “ Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt để góp phần bảo vệ quê hương đất nước đồng thời giáo dục lòng tự hào và biết ơn tổ tiên, cha ông ta những người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.	
 Nghề nông trồng lúa Thuật luyện kim
 Phong tục tập quán của người Việt Nam
 Quân dân ta đang chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ 
 Quân dân ta đang chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ 
Trong bài 14 tiết 27 ( Lịch sử 7): IV Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, khi giảng về những nguyên nhân góp phần quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến, trong đó có nguyên nhân là nhà Trần đã xây dựng được khối đoàn kết toàn dân: “ Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước..”. Chính đúc rút từ bài học kinh nghiệm đó, để rồi khoảng bảy thế kỉ sau Đảng ta lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ với đường lối: Kháng chiến toàn dân toàn diện, đó là chiến tranh nhân dân, đó là lấy dân làm gốc... Nhờ đó mà dân tộc ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và sau đó tiếp tục làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975 có một không hai trên thế giới.
Với những vấn đề chúng ta liên hệ thực tế thông qua bài dạy sẽ giúp giờ học đạt được những kết quả nhất định: Thứ nhất là giáo dục được truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, thứ hai là giáo dục được tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tập thể để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, thứ ba là giáo dục lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc... 
	 Hoặc khi dạy về tiết 54 bài 25(Lịch sử 7): IV.Tây Sơn đánh tan quân Thanh (Mục 2. Quang Trung đại phá quân Thanh). Chúng ta thấy cuộc tiến quân ra Bắc của Quang Trung để tiêu diệt quân Thanh trong tết Kỉ Dậu (1789), với yếu tố bất ngờ, táo bạo, thần tốc để làm nên chiến thắng lừng lẫy. Chúng ta sẽ có lỗi nếu không liên hệ được để tạo sự kết nối giữa các giai đoạn lịch sử với nhau, không kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Tương tự với sự kiện đánh quân Thanh của Quang Trung năm 1789, tháng 5/1975 đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho chiến dịch Hồ Chí Minh “ Thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo, táo bạo hơn nữa” rồi cả dân tộc ta lên đường đánh giặc và đã làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, chắc chắn một trong những nguyên nhân để làm nên Đại thắng mùa xuân 1975 là Đảng ta đã đúc rút kinh nghiệm đánh giặc của cha ông ta thủa trước. Qua đó chúng ta thấy nếu người dạy làm tốt tiêu chí liên hệ thực tế trong tiết học, chắc chắn sẽ đem đến cho chúng ta hiệu quả về giáo dục học sinh, đồng thời làm cho giờ dạy tăng thêm sự hứng thú, thu hút các em vào giờ học bộ môn.
	 Trong bài 13 ( Lịch sử 6) Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Giáo viên nêu vấn đề: Hãy cho biết nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang? Học sinh sẽ trả lời đó là nhà sàn, giáo viên tiếp tục nêu vấn đề em hãy cho biết trên đất nước ta hiện nay những dân tộc nào đang ở bằng nhà sàn? Chắc chắn các em sẽ nêu được một số dân tộc ở miền núi phía Bắc, Tây nguyên.... Vậy ở địa phương em dân tộc nào còn ở bằng nhà sàn? Học sinh sẽ trả lời được đồng bào dân tộc Ê đê, Ba na, Gia rai.... Tiếp đó khi tìm hiểu đến đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang giáo viên cũng có thể vận dụng liên hệ thực tế để làm sinh động thêm kiến thức của phần này. Giáo viên hỏi học sinh: Trong dịp lễ hội cư dân Văn Lang thường tổ chức những trò chơi nào? Học sinh trả lời giáo viên lại nêu vấn đề vậy thị trấn Buôn Trấp nơi các em đang sinh sống vào dịp đầu xuân thường tổ chức lễ hội gì? 
 Nhà sàn Lễ hội đua thuyền tại hồ Sen – Buôn Trấp
Tôi tin chắc rằng với cách nêu vấn đề như vậy chắc chắn lớp học sẽ sôi nổi các em sẽ đua nhau phát biểu ý kiến. Như vậy bằng phương pháp nêu vấn đề cả giáo viên và học sinh đã liên hệ kiến thức thực tế vào bài học cụ thể giúp cho các em tiếp thu được kiến thức cơ bản của bài đồng thời các em còn biết cập nhật những thông tin và kiến thức thực tế vào bài học. Cuối cùng giáo viên sẽ chốt lại vấn đề như vậy là học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước các em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Liên hệ thực tế để giáo dục về niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
	 Khi dạy tiết 3 bài 2( Lịch sử 9) phần I: Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết. Khi đề cấp đến hoàn cảnh của đất nước Liên xô những năm 80 của thế kỉ XX, trong cơn khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, những nhà lãnh đạo của Liên Xô mà đứng đầu là tổng bí thư Gooc–ba – chốp đã tiến hành đường lối cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng nhưng càng cải tổ càng vấp phải sai lầm, dẫn đến sụp đổ. Hậu quả là chế độ XHCN ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại đã sụp đổ và đó cũng chính là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng trên thế giới.
	Theo các bạn thì khi học phần bài trên chúng ta có liên hệ thực tế được không? Nếu được thì chúng ta liên hệ như thế nào? Và để giáo dục vấn đề gì? Mỗi thầy cô giáo đều có những ý kiến riêng, còn tôi đã dạy và thực hiện việc liên hệ thực tế như sau: 
 Vào những năm 80 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng 	lan tràn khắp thế giới đã không trừ bất cứ một quốc gia nào. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong vòng xoáy đó của cuộc khủng hoảng. Vậy bằng cách nào mà các nhà lãnh đạo của Việt Nam lại đưa được đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng. Đó chính là nhờ sự tập trung trí tuệ của Đảng ta thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 (12/1986), đó là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới của Đảng ta, đó là đổi mới toàn diện, sâu sắc, đổi mới trên tất cả các lỉnh vực và được sự hưởng ứng của dư luận xã hội và quần chúng nhân dân một cách rộng rãi. Đường lối đổi mới của Đảng ta được điều chỉnh, bổ sung thông qua các Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của đất nước ta đã thành công, điều đó đã được thế giới không những thừa nhận mà còn khâm phục. (giáo viên có thể cho các em lấy dẫn chứng bằng cuộc sống thực tế đề minh họa, điều đó có tính thuyết phục hơn). Qua những kiến thức liên hệ mà chúng ta phân tích so sánh, kiến thức đó sẽ được học cụ thể trong phần lịch sử Việt Nam, chắc chăn sẽ làm cho các em tin yêu hơn vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ VI Gạo xuất khẩu của Việt Nam
- Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	 Khi dạy tiết 14 bài 12 phần II(Lịch sử 9): Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Giáo viên trình bày cho học sinh hiểu được cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật không chỉ đem đến những tác động tích cực mà còn gây ra những hậu quả nặng nề, không thể lường hết được ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, giáo viên cho học sinh trình bày kiến thức trong sách giáo khoa để làm minh chứng, sau đó cho các em tự liên hệ trong thực tế cuộc sống để tìm thêm những dẫn chứng khác có tính thuyết phục.
	 Những tác động tiêu cực như sản xuất nhiều vũ khí có tính hủy diệt lớn, gây ô nhiễm môi trường và các dịch bệnh mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động ( Sgk), từ đó học sinh sẽ minh họa thêm bằng sự hiểu biết thực tế của các em đặc biệt là học sinh khá, giỏi. Khi dạy ở các lớp học sinh yếu các em chủ yếu nói theo sách giáo khoa, còn học sinh các lớp khá giỏi các em nêu nhiều ví dụ, có em còn lấy cả dẫn chứng về cuộc xung đột và đe dọa lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc hoặc ví dụ về những nước có nền công nghiệp phát triển, thải ra nhiều khói bụi nhất như Mĩ và Trung quốc. Lượng khí thải đó gây ra ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều dịch bệnh lạ và đã góp phần làm cho trái đất nóng lên, băng hai cực tan ra, gây hiện tượng biến đổi khí hậu nhanh chóng ( rõ nét nhất là ở Việt Nam)...Từ những vấn đề trên đặt ra cho các em những suy nghĩ để tìm giải pháp và hành động cụ thể của bản thân mình để bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, bảo vệ sự sống của con người ngay từ bây giờ. 
Vũ khí hạt nhân Ô nhiễm môi trường
 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam Ung thư vòm họng
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 Đối với nhà trường
- Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ chung của năm học để giáo viên nắm bắt và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho môn học của mình.
- Đầu năm học chuyên môn nhà trường, bộ phận thiết bị, thư viện cần có kế hoạch mua sắm bổ sung các loại tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
 Đối với giáo viên
- Công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao.
- Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo lịch sử, các tài liệu của các môn học khác để hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử.
- Phối hợp với các phương pháp khác để phát huy tối ưu hiệu quả của việc liên hệ thực tế
- Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy lịch sử để học sinh thấy được ngoài lời giảng, lời giải thích, thuyết trình của giáo viên qua tiết học lịch sử các em còn tận mắt được xem những hình ảnh sống động, những thước phim tư liệu lịch sử quí báu của nhân loại và của dân tộc hoặc những kiến thức từ thực tế.
* Đối với học sinh
- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải trí và lao động giúp đỡ gia đình đồng thời không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác.
- Ngoài ra để phát huy tốt hiệu quả của giờ học lịch sử học sinh cũng phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu thêm các tư liệu tham khảo, nắm vững kiến thức, cập nhật các thông tin từ thực tế trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internet để vận dụng vào những đơn vị kiến thức, những bài học mà thầy cô có sử dụng phương pháp liên hệ thực tế.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu trong công tác giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và khi sử dụng phương pháp liên hệ thực tế trong dạy học lịch sử nói riêng từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo từ việc soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện và đồ dùng cần thiết 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - Lich su - Truong Thi Lan Anh - Buon Trap.doc