SKKN Kinh nghiệm dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt lớp Ba

SKKN Kinh nghiệm dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt lớp Ba

Mục đích của dạy học ngoại khóa là gây hứng thú cho học sinh tập bổ sung, đào sâu mở rộng kiến thức nội khóa, tạo điều kiện gắn kết học sinh với đời sống, lý thuyết với thực hành. Rèn luyện cách thức làm việc tập thể. phân hóa phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Dạy học ngoại khóa bổ sung nội khóa nhưng không bị hạn chế bởi chương trình và cách thức dạy học trong giờ chính khoá. Thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với lao động xã hội. Việc dạy học ngoại khóa nên có tính chất quần chúng để học sinh thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình với tập thể.

Ví du: Trong tiết sinh hoạt câu lạc bộ của mỗi tháng, tôi tổ chức cho học sinh sinh hoạt từng nhóm theo sở thích. Nhóm thích hội họa, hóm mê múa hát, nhóm thích đọc thơ, nhóm giải toán vui tài năng, nhóm giỏi Tiếng Anh. Sau thời gian giao lưu thảo luận chuẩn bị nội dung để biểu diễn trong nhóm về cùng một chủ đề là mừng ngày 20 / 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam, các nhóm sẽ quay quần để giao lưu trong cùng một nhóm lớn. Lúc này tôi khuyến khích các nhóm trổ tài theo khả năng và sở thích của từng nhóm trước cả lớp. Sau những lần như thế tôi thường động viên các em bằng những tràn pháo tay giòn vang hoặc là 5 bông hoa, 5 ngôi sao, 5 con vật gâp bằng giấy cho những nhóm xuất sắc. Chính vì thế các em rất hào hứng, năng nổ, tích cực chuẩn bị nội dung để giành giải thưởng của cô.

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4263Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt lớp Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 định được nội dung cần nâng cao cho đối tượng HS giỏi, khá; nội dung cần truyền thụ cho HS trung bình, yếu. Yêu cầu cần đạt trong tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, giáo viên xác định được những kiến thức trọng tâm cần truyền thụ, khắc sâu trong mỗi tiết dạy, cho mỗi đối tượng HS. HS giỏi, khá được giáo viên căn cứ vào Chuẩn tối thiểu để mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát huy tính sáng tạo. Học sinh trung bình, yếu có cơ hội tiếp cận kiến thức theo khả năng, tạo được sự hứng thú và đam mê trong học tập, không thấy bị thua kém bạn bè. 
 II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tôi hy vọng qua sáng kiến này giúp cho đồng nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Có cái nhìn sâu hơn về việc dạy học phân hóa cho học sinh. Hiểu được lợi ích to lớn mà học sinh có được qua các giờ học phân hóa. Thay đổi suy nghĩ về cách tổ chức dạy học đồng loạt cho cùng một đối tượng học sinh. 
Góp phần cung cấp, hỗ trợ thêm cho giáo viên những phương pháp, kĩ năng, kĩ thuật dạy học phân hóa trong các tiết dạy.
Giúp cho đối tượng học sinh khá giỏi phát huy hết khả năng, trí tuệ của bản thân. Học sinh yếu kém có cơ hội phấn đấu vươn lên trong học tập.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Dạy học phân hoá có thể thực hiện ở 2 cấp độ :
Dạy học phân hoá ở cấp vĩ mô (phân hoá ngoài), là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các lớp khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình GD khác nhau. 
Dạy học phân hoá ở cấp vi mô (phân hoá trong), là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học có tính đến đặc điểm cá nhân HS; đặc trưng của lớp học là việc sử dụng những biện pháp phân hoá thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và tài liệu chung. Hình thức phân hóa này luôn được tôi coi là cần thiết, đó là nhiệm vụ của giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng như của cán bộ quản lý chuyên môn ở cấp trường. Loại phân hóa này phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Nên trong giờ Tiếng Việt hoặc các môn học khác tôi thường áp dụng kiểu phân hóa này.
* Các bước tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa:
Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy. 
Sự giống và khác nhau về trình độ phát triển nhân cách của mỗi cá thể học sinh đòi hỏi một quá trình dạy học thống nhất với những biện pháp phân hóa nội tại. Nhiệm vụ của giáo viên là nghiên cứu tìm hiểu những mặt mạnh và yếu trong năng lực, trình độ phát triển của học sinh để có biện pháp cụ thể tác động đến đối tượng. Có như vậy mới giúp cho tất cả học sinh đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu. Đồng thời, phát hiện và đào tạo nhân tài ngay từ trong lớp học. Trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên theo dõi, tìm hiểu, kiểm tra để phân loại học sinh trong lớp, thường tôi chia lớp làm 3 nhóm đối tượng học sinh: Nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh (nhóm khá giỏi), nhóm có nhịp độ nhận thức chậm (nhóm yếu kém), và nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình. Qua đó, đề ra những yêu cầu khác nhau đối với từng loại đối tượng học sinh: mức độ khó dễ các câu hỏi đàm thoại, mức độ yêu cầu đối với phương pháp học tập được nghiên cứu, số lượng và yêu cầu của các hoạt động cho từng nhóm. Đối với hai đối tượng khá giỏi và yếu kém tôi thấy thường có biểu hiện không nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản, có những sai lầm nghiêm trọng, kết quả kiểm tra thường dưới mức trung bình. Song tôi cố gắng tìm ra nguyên nhân học kém Tiếng Việt của các em. Có em học kém vì năng lực đọc, viết yếu, vốn từ nghèo nàn, ..có em học yếu vì nguyên nhân khác (gia đình khó khăn, không có điều kiện thời gian học tập, có vướng mắc về tư tưởng nên chưa tập trung ), để từ đó có biện pháp giáo dục, giúp đỡ như: xây dựng lòng tự tin ở bản thân, thường xuyên theo dõi, động viên kịp thời, tranh thủ sự quan tâm của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó tôi cũng nghiên cứu những đặc điểm về tư duy, về phương pháp suy nghĩ của các em thường thể hiện ở 3 đặc điểm sau: nhiều "lỗ hổng" về tri thức, kỹ năng tiếp thu chậm, phương pháp học tập chưa tốt. Tôi không đồng nhất các em học kém với nhau mà phân kiểu học của từng học sinh kém Tiếng Việt để có phương pháp giúp đỡ. Ở loại học sinh có thành phần từ - logic nổi trội hơn thì tôi hình thành cho các em khái niệm từ lời nói, đi từ tư duy đến hình tượng. Ở loại học sinh có thành phần trực quan - hình tượng mạnh hơn thì tôi dùng con đường khái quát hóa trên cơ sở trực quan, đi từ hình tượng đến tư duy. Đối với học sinh khá giỏi có năng lực học tập Tiếng Việt các em có khả năng học tốt môn Tiếng Việt thường có xu hướng thích đọc sách báo, đọc những bài văn hay, dùng từ, dùng câu có hình ảnh, nói năng lưu loát nhưng thường coi nhẹ các yêu cầu thông thường. Do đó các em không nắm chắc kiến thức cơ bản. Vì vậy, điều quan trọng nhất là hình thành ở các em lòng ham thích, hứng thú, say mê học Tiếng Việt, thường xuyên giáo dục đức tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, khiêm tốn, sẵn sàng giúp đỡ bạn cùng nhóm, cùng lớp tiến bộ. Trong giờ học, tôi suy nghĩ tìm tòi để đề ra cho hoc sinh những câu hỏi đào sâu (chẳng hạn trả lời câu hỏi, yêu cầu trong tài liệu bằng cách khác.
Ví dụ: Ở hoạt động thuộc về phân môn Tập đọc, trong khi các nhóm đều làm việc chung một hoạt động là đọc và giải nghĩa các từ đã cho sẵn trong tài liệu thì nhóm hoặc cá nhân trong các nhóm có nhịp độ làm việc nhanh, hoàn thành tốt yều cầu của hoạt động đó thì tôi cho các em tìm thêm từ khó trong bài để giải nghĩa cho nhau nghe hoặc tự chọn và đặt câu có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa với một trong các từ đó, phù hợp với nội dung kiến thức trong chuẩn kiến thức kĩ năng của thời điểm học tập hoặc khai thác khía cạnh khác nhau của các họat động đơn giản. Với học sinh trung bình tôi cho các em nắm thật chắc kiến thức cơ bản trong tài liệu hướng dẫn học tập, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các hoạt động với sự gợi ý ở mức độ hạn chế của giáo viên, có thể tiếp thu phần nào kiến thức nâng cao của học sinh khá giỏi. 
Biện pháp điều tra, phát hiện và phân loại đối tượng học sinh về khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ phát triển thông qua quan sát, kiểm tra, tìm hiểu có thể được tiến hành ngay trong những tuần đầu năm học và trong suốt quá trình dạy học, tôi thường xuyên theo dõi điều chỉnh lại nhân sự nhóm, chuyển lên nhóm trên hoặc xuống nhóm dưới nếu có thành viên nào trong nhóm tỏ ra tiến bộ hay thụt lùi. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích và hiệu quả sư phạm, có thể tùy thuộc vào đặc điểm và số lượng học sinh trong lớp mà có thể phân thành nhiều nhóm (chẳng hạn phân thành 6 nhóm: 2 nhóm khá giỏi, 2 nhóm trung bình, 2 nhóm yếu kém) vừa khơi gợi niềm tin ở khả năng mỗi cá nhân, tránh mặc cảm, tự ti, vừa tạo nhu cầu thi đua học tập giữa các nhóm. Trong trường hợp chia nhóm theo kiểu này tôi thường hay áp dụng ở các tiết dạy tăng cừờng ở buổi học thứ hai. Bình thường thì vẫn áp dụng kiểu chia nhóm ngẫu nhiên hoặc nhóm đa trình độ để tạo điều kiện cho học sinh khá giỏi hỗ trợ học sinh yếu kém. Hoặc để các em có cơ hội học hỏi lẫn nhau.
Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, thiết kế tiết dạy từ việc phân tích nhu cầu của HS
Ở mỗi tiết dạy Tiếng Việt, tôi nghiên cứu nắm vững nội dung và yêu cầu của bài học. Đây là vấn đề trước tiên và đặc biệt quan trọng của giáo viên trong việc thiết kế bài học có chất lượng theo kiểu phân hóa. Có nắm vững nội dung kiến thức bài học thì mới có thể hình thành các phương pháp dạy học để vận dụng vào từng tình huống cụ thể cho hiệu quả, đạt được mục đích dạy học của mình. Tôi thực hiện cẩn thận và xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của các bài tập trong tài liệu hướng dẫn học tập và những bài tập cho học sinh làm thêm. Khi thiết kế các pha dạy học đồng loạt tôi sử dụng kết hợp phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, với các câu hỏi phân hóa. Khi đưa các yếu tố phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp cùng hệ thống câu hỏi phân hóa vào bài học sẽ phát triển tư duy, tăng cường tính tự giác, chủ động, sáng tạo cho các đối tượng học sinh. Những tri thức mới được kiến tạo nhờ quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh được khám phá, phân tích vấn đề, để đề xuất và thực hiện được phương pháp giải quyết. Tạo ra các tình huống có vấn đề là thành phần quan trọng trong dạy học theo xu hướng tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Tình huống có vấn đề là tình huống khó khăn đặt ra, để khắc phục nó phải tìm tòi suy nghĩ, phải có tri thức mới, những biện pháp mới, những cách giải quyết thích hợp hay có thể là tình huống có mâu thuẫn. Để phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh cần tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh khám phá ra tri thức mới. Có nhiều biện pháp tạo ra tình huống. Khai thác phần hoạt động ứng dụng ở gia đình hoặc khai thác phần kiến thức cơ bản, phần thực hành. Chọn một ứng dụng của kiến thức mới. Tôi đặt vấn đề mới đòi hỏi học sinh nghiên cứu, đặt học sinh trước mâu thuẫn chưa giải quyết được với kiến thức cũ. Chọn kiến thức mới giải quyết nhanh hơn. Gắn cho các yêu cầu với nội dung thực tế tạo cho học sinh hứng thú thực hiện yêu cầu đó. 
Ví dụ: Hoạt động ứng dụng ở bài 27 C Yêu cầu tìm hiểu về con suối hoặc dòng sông gần nơi em ở. Có những học sinh nhà ở rất xa những con suối dòng sông đó. HS cảm thấy rất bối rối, lúng túng để hoàn thành bài tập ứng dụng khi mình không có điều kiện để đi đến tận nơi tìm hiểu về dòng sông hoặc con suối đó. Giáo viên có thể gợi ý cho các em thực hiện bằng cách tìm hiểu qua sách báo ở thư viện, qua truyền hình hoặc qua mạng Internet, Khi đó học sinh sẽ rất hứng thú để thực hiện. 
Hoặc ở bài 4 C tập 1A ở phần thực hành hoạt động 6: Kể một kỉ niệm đẹp nhất về ông hoặc bà của mình. Khi quan sát các nhóm làm việc, tôi thấy có HS rất lúng túng, sau 15 phút nhưng em vẫn chưa viết được một câu nào nhưng đó không phải là đối tượng HS yếu kém. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân tôi mới biết em không có ông bà. 
Tình huống có vấn đề được xuất hiện khi giáo viên đặt ra các tình huống phải lựa chọn. Trong dạy học, phát hiện và giải quyết vấn đề giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi giúp học sinh giải quyết vấn đề đặt ra bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt. Bằng cách đó học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới tri thức đó, lại vừa phát triển tư duy sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề xảy ra. Làm cho hệ thống câu hỏi trở thành một quá trình dẫn dắt học sinh suy luận. Không lặp lại các câu hỏi một cách đơn điệu nên hỏi cùng nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau. Có như vậy các em vừa nắm được bản chất vấn đề, vừa biết vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau. Hệ thống câu hỏi phân hóa song vẫn tác động đến học sinh yếu kém cũng có thể trả lời được vì nó đã có quá trình dẫn dắt và học sinh khá cũng phải theo dõi câu hỏi dễ dàng vì đằng sau nó là sự phát hiện mới. 
Khi thiết kế các hoạt động phân hóa ý đồ phân hóa của tôi là để cho học sinh khác nhau có thể tiến hành các hoạt động phù hợp với trình độ khác nhau của học sinh. Tôi dựa vào đặc điểm và sự phân loại học sinh trong lớp để đề ra các yêu cầu thích hợp. Có thể phân hóa về yêu cầu bằng cách cho sử dụng mạch hoạt động phân bậc, giao cho học sinh giỏi những hoạt động có yeue cầu ở bậc cao hơn so với các đối tượng học sinh khác. Đối với học sinh yếu kém, có thể giao các hoạt động có yêu cầu ở mức thấp hơn. Cụ thể là khoảng cách giữa hai bậc liên tiếp không quá cao, quá xa. Nhiều bậc học sinh yếu kém gộp lại thành một bậc của học sinh trung bình hoặc khá giỏi. Hoặc ngay trong một hoạt động tôi cũng có thể tiến hành dạy phân hóa nếu như hoạt động đó đảm bảo yêu cầu cho cả ba nhóm đối tượng học sinh vừa bồi dưỡng lấp lỗ hổng cho học sinh yếu kém, vừa trang bị kiến thức chuẩn cho học sinh trung bình và vừa có kiến thức nâng cao cho học sinh khá, giỏi. 
Ví dụ: Với yêu cầu của những hoạt động thiên về phân môn Tập làm văn như: Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý nhất hoặc các yêu cầu tương tự của phân môn tập làm văn. Để cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp cùng thực hiện một yêu cầu, tạm thời chia lớp thành hai cấp độ: hứng thú mạnh và hứng thú trung bình. Đối với nhóm hứng thú trung bình, tôi chỉ hướng dẫn học sinh kể theo 4 gợi ý như yêu cầu. Theo dõi giúp đỡ các em cách dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Đối với nhóm hứng thú mạnh đặt thêm một số câu hỏi phụ để các em hình dung ra một người hàng xóm đã để lại trong tâm trí các em rất nhiều ấn tượng và tự kể lại không theo gợi ý trong hoạt động về người đó, đồng thời khuyến khích các em sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu, đặt câu có hình ảnh nên sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong đoạn văn, đưa cảm xúc thật sự của mình vào trong đoạn viết khi để về người hàng xóm đó. Để từ đó các em có thể nói được càng nhiều chi tiết về người đang kể càng tốt. Tuy nhiên với nhóm hứng thú trung bình giáo viên cũng có thể định hướng, khuyến khích thêm cho các em, để các em cũng viết được đoạn văn rõ ý, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, câu văn rõ ràng, sáng sủa và cũng có được những cảm xúc thực sự khi nói về người hàng xóm đó.
Bước 3: Kết hợp nhiều phương tiện dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học. 
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập: môi trường, phương tiện, điều kiện dạy học Trong mỗi tiết học Tiếng Việt, tôi thường sử dụng phương tiện dạy học và đồ dùng học tập khác nhau như: phiếu học tập, bảng nhóm, các thẻ từ, thẻ câu, những bông hoa được cắt bằng giấy màu xốp hoặc các lá cờ bé xinh xinh để làm phần thưởng kích thích cho học sinh hứng thú học tập khi nhóm có kết quả hoạt động tốt, khi các em tham gia các trò chơi tìm từ, tìm nhân vật bí ẩn,đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ học nên trong các tiết dạy tôi thực sự quan tâm và chú trọng. 
Thông thường trong các giờ học, tôi tổ chức cho học sinh học tập trong lớp học song một số tiết học có liên quan nhiều đến thiên nhiên để thay đổi không khí, làm mới môi trường học tập, một số tiết học tôi thiết kế cho học sinh từng nhóm học ở không gian rộng hơn. Để đảm bảo cho các tiết học theo kiểu này có hiệu quả tôi thường chú ý đến điều kiện sân bãi, môi trường xung quanh, điều kiện thời tiết  các yếu tố đó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý, tinh thần học tập của học sinh nên tôi đề ra các phương án khác nhau để đảm bảo chất lượng giờ học. 
Phương tiện dạy học góp phần chứa đựng và truyền tải thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động học tập nên là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Mỗi giờ học tôi sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau tùy thuộc vào các chức năng của từng loại phương tiện như: kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, kích thích hứng thú học tập, tổ chức điều khiển quá trình học tập  Tôi phối hợp sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau trong từng tình huống cụ thể để lấy điểm mạnh của phương tiện này bổ sung điểm yếu của phương tiện khác, nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học trong mỗi giờ học. Phiếu học tập, trò chơi học tập, câu đố vui,  là những phương tiện thể hiện rõ tính ưu việt khi tổ chức các pha phân hóa trong giờ học nên giáo viên biết sử dụng hợp lý, vì chúng vừa góp phần tổ chức điều khiển quá trình học tập đến từng cá thể học sinh phát huy khả năng của mình, kích thích hứng thú học tập, vừa góp phần hợp lý hóa công việc của giáo viên và học sinh, trong đó các yếu tố thời gian, khối lượng công việc được đảm bảo. 
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy.
	Việc kiểm tra, đánh giá kết quả của từng nhóm, từng cá nhân học sinh trong suốt quá trình giảng dạy là một căn cứ để tôi biết được mức độ tiến bộ ở từng nhóm đối tượng học sinh. Từ đó có những biện pháp khích lệ kịp thời, giúp học sinh phát huy tốt hơn nữa ở các tiết học tiếp theo. Đồng thời cũng làm nguồn động lực giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
	Bám sát theo từng hoạt động của tất cả các nhóm đối tượng học sinh, tôi sử dụng các kĩ thuật đánh giá kết quả học tập của học sinh trong Mô hình VNEN như: quan sát, kiểm tra nhanh, kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành, phỏng vấn nhanh, đánh giá sản phẩm của nhóm,để đánh giá sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời, đồng thời giúp tôi điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và kịp thời phát hiện những cố gắng để động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hàng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Đồng thời giúp học sinh biết tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh bài làm, hoạt động của mình, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để học sinh ngày càng tiến bộ hơn. Góp phần làm giảm áp lực cho học sinh khi đến trường. Khuyến khích các em tự học, sáng tạo. Quan điểm của tôi trong dạy học phân hóa là luôn cố gắng tạo mối quan hệ dân chủ giữa cô và trò, giữa trò và trò để giúp HS cởi mở, tự tin hơn.
* Quy trình tổ chức các pha phân hóa trong giờ dạy:
Tổ chức các pha dạy học đồng loạt: Kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, tình huống  nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu tốt các kiến thức. Các phương pháp này có ưu điểm rất lớn là tạo ra tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh hoạt động tự đánh giá, tích cực chủ động và sáng tạo. Để thu hút tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tham gia tìm hiểu nội dung bài học. Tôi giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng từng nhóm đối tượng học sinh, nêu những câu hỏi khó hơn cho các em có nhận thức khá giỏi, khuyến khích các em học sinh yếu kém bằng những câu hỏi ít đòi hỏi tư duy hơn, kèm theo những câu hỏi gợi ý hoặc câu hỏi chẻ nhỏ.
Ví dụ: Ở bài 25 C hoạt động 3 B về phân môn Luyện từ và câu, trong một nhóm đa trình độ của lớp. Học sinh trung bình chỉ làm việc theo yêu cầu của tài liệu: Sau khi đọc đoạn thơ ( TL trang 98) Tìm các từ ngữ miêu tả các sự vật, con vật ? Cách gọi và tả các sự vật, con vật có gì hay ? Tôi tạm hạ thấp yêu cầu với HS yếu kém, các em chỉ cần trả lời được câu hỏi thứ nhất dưới sự hỗ trợ của giáo viên hoặc bạn khá giỏi cùng nhóm nếu cần: Tìm các từ ngữ miêu tả các sự vật, con vật ? Nâng cao yêu cầu đối với HS khá giỏi: Sau khi các em đã hoàn thành yều cầu trong tài liệu yêu cầu các em chỉ ra thêm cho các bạn trong nhóm biết cách miêu tả, cách gọi các sự vật, con vật như thế được gọi là gì và thảo luận thêm về các cách nhân hóa trong đoạn thơ sau khi theo dõi thấy học sinh đã hoàn thành yêu cầu nâng cao thứ nhất hoặc nếu còn thời gian.
Điều khiển các pha phân hóa: Trong việc điều khiển học sinh hoạt động trong các pha phân hóa tôi định ra các yêu cầu khác nhau về mức độ yêu cầu, mức độ hoạt động độc lập của học sinh, hướng dẫn nhiều hơn cho đối tượng học sinh này, ít hoặc không gợi ý học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độ của học sinh. Tôi áp dụng dạy học theo nhóm đối tượng học sinh có khi sử dụng phiếu học tập hoặc hình thức khác để việc dạy học phân hóa được hiệu quả hơn khi tổ chức điều khiển quá trình tạo kiến thức mới, hoặc các hoạt động thực hành theo kiểu phân hóa các đối tượng HS tôi tiến hành theo các bước sau: 
 * Bước 1: Tổ chức, giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu kém theo 3 mức độ khác nhau tùy theo khả năng, trình độ nhận thức của từng nhóm ( các hoạt động phân hóa mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước như đã nói ở trên) và đặt ra yêu cầu một cách rõ ràng cho từng nhóm đối tượng học sinh.
 * Bước 2: Từng cá nhân học sinh hoặc nhóm thực hiện yêu cầu của hoạt động độc lập (dưới sự quan sát, hướng dẫn gợi mở của giáo viên hoặc của bạn cùng nhóm khi có khó khăn). Định ra các yêu cầu khác nhau về mức độ hoạt động độc lập của mỗi học sinh hoặc nhóm, hướng dẫn nhiều hơn cho học sinh này ít hoặc khơi gợi ý cho học sinh khác, tùy theo khả năng và trình độ của học sinh.
* Bước 3: Các nhóm hoặc cá nhân báo cáo kết quả sau khi đã hoàn thành yêu cầu của h

Tài liệu đính kèm:

  • docDUONGTHIKIMTRUYEN_CHUYENMON_LITUTRONG.doc