SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục STEM với chủ đề phân bón hóa học – SKG 11 cơ bản

SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục STEM với chủ đề phân bón hóa học – SKG 11 cơ bản

2. Điểm mới của đề tài

- Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kiến thức liên môn, hiểu biết thực

tiễn gắn bó với đời sống con người, kinh doanh ngành nghề tại địa phương và khơi

dậy lòng trắc ẩn của học sinh với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất

nước; ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng; cho một bài cụ thể, đó là

bài “phân bón hóa học- hóa học lớp 11- chương trình chuẩn” để từ đó học sinh có

thể tự tìm hiểu, sáng tạo ra những loại phân bón hữu cơ từ những phế phẩm của rau

củ quả, , nhằm giúp học sinh có ý thức tiết kiệm, và tích cực trong bài học, thông

qua đó phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh, giúp các em yêu thích

hơn môn hóa học, cũng như các môn toán, khoa học; công nghệ; kỹ thuật, giáo dục

công dân

- Hình thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng

sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung

và các em học sinh lớp 11 THPT (trung học phổ thông) nói riêng.

- Hình thức tổ chức: Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không

gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải

nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội,

chính quyền, doanh nghiệp,.)

- Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến năng lực tìm tòi học hỏi, khai thác các

tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài

liệu thu thập được một cách có hiệu quả, năng lực tự nghiên cứu và làm việc nhóm;

năng lực thực hiện sản phẩm; năng lực thuyết trình giúp học sinh tự tin giao tiếp

trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi

pdf 48 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1461Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục STEM với chủ đề phân bón hóa học – SKG 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nước; biết sử dụng phân bón đúng cách; biết 
được rau an toàn là rau như thế nào?; tự làm được phân bón hữu cơ từ phế phẩm 
của rau củ quả giá thành rẻ, hiệu quả sử dụng tương đương. 
1.2. Xây dựng bài học dựa trên những tình huống thực tế cuộc sống 
“ Vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch” luôn được chúng ta quan tâm hàng 
ngày, là vấn đề nóng của toàn xã hội. Vậy, các em hiểu như thế nào là “thực phẩm 
bẩn, thực phẩm sạch”? Cụ thể, rau củ quả không phun thuốc trừ sâu, không sử 
dụng thuốc bảo vệ thực vật có được gọi là thực phẩm sạch không?... 
Những câu chuyện hoặc những vấn đề xảy ra trong thực tế luôn được chúng 
tôi chọn lọc và đưa vào trong bài học STEM. Các tình huống thực tế ấy được 
chúng tôi chọn lọc từ các tin tức thời sự, xảy ra trong chính cuộc sống hàng ngày 
của các em hoặc phim tài liệu khoa học. Nhờ đó, học sinh cảm thấy những bài học 
trở nên sinh động và gắn liền với những câu chuyện hằng ngày mà học sinh thường 
nghe nói đến. Điều này giúp cho các học sinh dễ dàng hình dung hơn các công 
việc, ngành nghề tương lai. 
14 
2.3. Giáo viên truyền cảm hứng và xây dựng tầm nhìn cho học sinh 
Trong một buổi dạy học STEM tại trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc 
Kháng chúng tôi đã giới thiệu về dự án “ Green Waste”. Học sinh rất tò mò và đầy 
hứng thú. Bắt đầu bài học, giáo viên cho học sinh xem một đoạn video của đài 
truyền hình Thanh Hóa TTV “ nguy hại từ việc lạm dụng phân đạm Ure cho rau 
màu”. Hãy tưởng tượng xem những đĩa rau xanh mướt trên mâm cơm của chúng ta 
mỗi ngày khi không sử dụng thuốc bảo về thực vật có chắc đã an toàn chưa? Liệu 
chúng ta có giải pháp gì thay thế cho phân bón hóa học mà vẫn đảm bảo năng suất 
cho cây trồng không? Nhu cầu về việc làm, các cơ hội nghiên cứu và phát triển 
trong lĩnh vực này lớn như thế nào trong 10 và 20 năm nữa. Chính các em ngồi đây 
sẽ là những người làm chủ lĩnh vực gần như không mới nhưng luôn hấp dẫn này.” 
Cả lớp học hồ hởi, khuôn mặt các em rạng rỡ, thể hiện sự phấn khích khi được bắt 
tay vào tìm hiểu một lĩnh vực mới đầy hứng thú nhưng cũng không kém phần 
thách thức trong buổi học STEM. 
2.4. Sắp xếp các tiết học thành một dự án học tập 
Đối với bài “phân bón hóa học” có 3 tiết học, nhưng chúng tôi lồng ghép các 
tiết học thành một dự án. Dự án kéo dài ba tiết học trong đó yêu cầu các học sinh 
làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân, Tùy theo trình độ của lớp học mà các 
dự án có thể đi từ đơn giản, thực hiện tại lớp học hoặc tại nhà, đến những dự án 
phức tạp, đòi hỏi phải đi thực tế hoặc tìm hiểu các nguồn dữ liệu từ trên mạng hoặc 
tại các thư viện, bảo tàng. 
2.5. Xây dựng quy trình học tập theo 5 bƣớc 
Có rất nhiều cách để xây dựng bài học, ở đây chúng tôi sử dụng một trong 
những cách khá phổ biến mà các giáo viên dạy STEM thường chọn đó là mô hình dạy 
học 5E, viết tắt của 5 bước: Gắn kết (Engage), Khám phá (Explore), Diễn giải 
(Explain), Củng cố (Elaborate), Đánh giá (Evaluate), Mô hình dạy học 5E trở thành 
một công cụ hiệu hữu hiệu giúp cho cho cả người học và người dạy đều cảm thấy bài 
học có tính hệ thống, liền mạch, có cơ hội phát triển theo tâm lý thích được tự khám 
phá và kiến tạo kiến thức. 
1.6. Thúc đẩy kỹ năng thực hành qua quy trình thiết kế công nghệ 
“ Phân bón hóa học” là bài học cần tích hợp kiến thức liên môn và các kỹ 
năng vận dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật và 
công nghệ. Quy trình này bắt đầu từ việc học sinh nêu ra các vấn đề, sau đó đề xuất 
các giải pháp dựa trên cacstinhf huống thực tế và kiến thức đã học. 
Tiếp theo học sinh phải xây dựng một kế hoạch để có thể triển khai ý tưởng. 
Sau khi đã có kế hoạch chi tiết, học sinh bắt tay vào việc thực hiện ý tưởng với 
việc vận dụng và rèn luyện các kỹ năng thực hành, thiết kế. Sản phẩm tạo ra sẽ 
được kiểm tra và đánh giá. Nếu phát hiện sự cố hoặc chưa hoàn thiện, học sinh có 
thể điều chỉnh hoặc làm lại. Cuối cùng, học sinh sẽ có cơ hội chia sẻ thành quả của 
mình với bạn bè, thầy cô 
15 
1.7. Chia sẻ bài soạn với đồng nghiệp 
Việc soạn bài giảng theo chủ đề luôn được chia sẻ trong nhóm giáo viên bộ môn 
để nhằm làm cho bài học hoàn chỉnh hơn, phong phú hơn. Ngoài ra, học sinh còn chia 
sẽ với phụ huynh của mình trong cả quá trình học và thực hiện sản phẩm, một điều 
đáng vui mừng là có rất nhiều phụ huynh có kiến thức chuyên môn bên ngành hóa 
học, sinh học, nghiên cứu khoa học nên góp phần để dự án hoàn chỉnh hơn. 
1.8. Gắn các bài học với việc đọc sách và tra cứu 
Trong các bài soạn STEM, chúng tôi thường liên hệ và giới thiệu rất nhiều 
loại sách tham khảo khác nhau, những địa chỉ web chính thống, những bản tin thời 
sự, không chỉ giúp học sinh mở rộng kiến thức chuyên ngành và phát triển kỹ 
năng đọc hiểu, kỹ năng viết về sau mà còn giúp cho các em cơ hội tăng vốn từ 
vựng để diễn đạt và hình thành tư duy khoa học. 
1.9. Lắng nghe ý kiến từ phía học sinh và tự đánh giá 
Biên soạn giáo án STEM không phải là công việc làm một lần là xong mà đó 
là quá trình thường xuyên điều chỉnh và thay đổi tùy theo những diễn biến học tập 
của lớp học và các điều kiện thực tế thay đổi. Do vậy, chúng tôi thường ghi nhận 
tất cả các ý kiến phản hồi của học sinh, đồng thời giáo viên luôn hào hứng cho 
những ý kiến đóng góp mới làm cho bài học hấp dẫn hơn. Quá trình tự đánh giá lại 
các bài soạn thường được giáo viên làm ngay sau mỗi buổi học, điều này giúp ích 
cho các giáo viên tổng hợp lại sau mỗi cuối học kỳ để tiếp tục hoàn thiện các bài 
soạn cho một học kỳ mới tiếp theo. 
1.10. Phong cách riêng của giáo viên 
Tuy trong quá trình soạn bài chúng tôi luôn cần sự góp ý của nhóm chuyên môn 
và bài soạn có thể luôn thay đổi theo hướng tích cực nhằm để học sinh có những tiết 
học phong phú hơn nhưng chúng tôi vẫn cần phải có một cách tiếp cận với học sinh 
riêng, trình bày bài giảng rất riêng. Với bài “ phân bón hóa học” chúng tôi thì lại bắt 
đầu với những bữa cơm rau hàng ngày của các em trong mỗi gia đình, rồi mới đến 
những tin tức thời sự của các địa phương, Việc áp dụng một cách linh hoạt, tùy 
theo từng chủ đề, nội dung và bối cảnh của lớp học được xem là giải pháp tốt nhất 
giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích bài học hơn. 
2. Giáo án chủ đề “ Phân bón hóa học”: Gồm 3 tiết 
 Tiết 1: Tìm hiểu một số loại phân bón hóa học: Khái niệm phân bón hóa 
học và phân loại. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế 
phân đạm, lân, kali, NPK, và vi lượng. 
 Tiết 2: Luyện tập, liên hệ thực tế và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho 
học sinh với dự án “ GREEN WASTE”. 
 Tiết 3: Giáo dục STEM với dự án “ GREEN WASTE – Rác thải xanh” 
2.1. Tiết 1: “Tìm hiểu một số loại phân bón hóa học: Khái niệm phân bón hóa 
học và phân loại. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế 
phân đạm, lân, kali, NPK, và vi lượng”|. 
16 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 
a) Kiến thức 
- Biết cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào? 
- Biết một số loại phân bón hóa học, phân loại, tính chất vật lí, tính chất hóa 
học, ứng dụng, cách điều chế phân đạm, phân lân, phân kali, NPK, và phân vi 
lượng; tính toán hóa học. 
b) Kĩ năng 
- Kỹ năng quan sát thí nghiệm cũng như một số hiện tượng cụ thể trong thực 
tế, rút ra nhận xét về hiện tượng xảy ra là vật lí hay hóa học. 
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm; tự kiểm tra đánh giá. 
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác vidieo cũng như các thông tin. 
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Sinh học, Địa lí, toán, 
Công Nghệ, GDCD để giải thích một số hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học 
trong đời sống thực tiễn. 
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm, 
tích cực trong học tập, hợp tác nhóm; có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và giả thích các 
hiện tượng trong đời sống. 
4. Định hƣớng hình thành năng lực:Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; thực 
hành hóa học; tự học; hợp tác nhóm; vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thông 
qua môn học; sáng tạo, năng lực định hướng nghề nghiệp. 
II. CHUẨN BỊ 
1. GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo có liên quan đến chủ đề dạy học; máy tính, 
máy chiếu; máy ảnh, máy quay; phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ ...Một số mẫu phân 
bón: Urê, phân lân, phân kali, phân vi lượng, phân NPK. 
2. HS: Nghiên cứu nội dung các bài học có liên quan; bút màu, giấy Ao hoặc A1; 
bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án; tranh ảnh 
sưu tầm có liên quan đến nội dung của dự án (các tài liệu, áp phích, tranh ảnh 
tuyên truyền, cổ động) về phân bón hóa học và ảnh hưởng của nó đến môi 
trường xung quanh; sách giáo khoa Hóa học 11. 
III. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Dạy học theo dự án, hợp tác nhóm nhỏ kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
- Đàm thoại gợi mở; sử dụng phương tiện trực quan và thuyết trình. 
IV. CHUỔI CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: Khởi động: 5 phút 
1) Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
 Chia lớp thành bốn nhóm theo tổ, yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng 
và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. 
 Cho HS xem một đoạn video giới thiệu về một số hoạt động của người nông 
dân đang bón phân cho cây trồng, một số loại phân bón hóa học và một số nhà máy 
17 
sản xuất phân bón của Việt Nam. Yêu cầu HS cho biết nội dung của video, em có 
nhận xét gì về nội dung video đó? 
2) Hình thức hoạt động: HS hoạt động cá nhân; nhóm; chung cả lớp. 
3) HS nhận nhiệm vụ và thực hiện: 
 Hoạt động cá nhân: HS quan sát nội dung video trên màn hình máy chiếu, 
kết hợp SGK tự đặt ra các tình huống, câu hỏi mình đang thắc mắc. 
 Hoạt động nhóm: Tất cả HS trong nhóm chia sẽ ý kiến cá nhân, bổ sung, 
thống nhất, kết luận nội dung. 
 Hoạt động chung cả lớp: GV mời một đại diện của nhóm trình bày kết quả 
của nhóm mình, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
4) Dự kiến sản phẩm: Video giới thiệu về một số loại phân bón hóa học, người dân 
đang sử dụng phân bón hóa học cho rau quá dư thừa, và giới thiệu về một số nhà 
máy sản xuất phân bón ở Việt Nam. 
5) GV nhận xét và kết luận dựa trên sản phẩm của HS. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức : 30 phút 
GV đặt vấn đề: Sau khi học xong các hợp chất quan trọng của nitơ, 
photpho, các hợp chất này có liên quan thiết thực đến thực tiễn đó là vấn đề 
phân bón hóa học. Các loại phân bón đó là phân đạm, phân lân, phân kali, 
một số loại phân bón hóa học khác. Các loại phân bón này có thành phần, 
tính chất và vai trò như thế nào đối với cây trồng chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp? 
1) GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 Mỗi nhóm bám SGK chuẩn bị nội dung đã được GV giao trướ đó bằng sơ đồ 
tư duy trên giấy Ao; chuẩn bị video hoặc tranh ảnh mô tả thêm để buổi báo cáo sản 
phẩm của nhóm mình thêm sinh động và phong phú hơn. 
 Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo sản phẩm, đồng thời một đại diện 
khác ghi vào phiếu học tập các thông tin đó. Đồng thời chuẩn bị trước kiến thức 
của các nhóm còn lại để thảo luận khi các nhóm báo cáo. 
Nhóm I: - Phân đạm: Đạm amoni, đạm nitrat, đạm ure. 
Nhóm II: - Phân lân: Sunpephotphat đơn, sunpephotphat kep, nung chảy. 
Nhóm III: - Phân kali. 
Nhóm IV: - Phân hỗn hợp và phân phức hợp; - . phân vi lượng 
2) Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân; nhóm; chung cả lớp. 
3) HS nhận nhiệm vụ và thực hiện: 
 Hoạt động cá nhân: HS tìm hiểu trước SGK, các trang web liên quan đến 
nội dung của nhóm mình , thể hiện toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ tư duy vào vở và 
18 
tìm hiểu kiến thức phần nội dung của các nhóm còn lại để góp phần xây dựng kiến 
thức chung của nhóm. 
 Hoạt động nhóm: Tất cả HS trong nhóm chia sẽ ý kiến cá nhân, bổ sung, 
thống nhất, thư kí nhóm sẽ thể hiện lại toàn bộ phần kiến thức của nội dung nhóm 
mình bằng sơ đồ tư duy 
- Cùng thảo luận, lập SĐTD phát triển ý tưởng có liên quan đến tiểu chủ đề. 
- Cùng thảo luận đề xuất các câu hỏi NC cho tiểu chủ đề của nhóm mình, 
nhằm định hướng các bước cần tìm hiểu để đạt được mục tiêu NC. 
- Cùng lập kế hoạch thực hiện dự án, xác định mục tiêu dự án. 
- Nhóm trưởng tổ chức thảo luận, lập bảng kế hoạch chi tiết cho các thành 
viên trong nhóm. 
- Cả nhóm cùng thảo luận và hoàn thiện phiếu đánh giá 
Hoạt động chung cả lớp: GV mời một đại diện của nhóm trình bày kết quả 
của nhóm mình, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
4) Dự kiến sản phẩm: 
 Sản phẩm nhóm I 
 Hình 1: Sơ đồ tư duy của nhóm I Hình 2: Sơ đồ tư duy của nhóm II 
 Bảng 1:Các thông tin cơ bản của nhóm I 
Tên 
phân 
Chât tiêu 
biểu 
PP điều chế 
Tác dụng với cây 
trồng 
Ƣu – Nhƣợc điểm 
Độ dinh dƣỡng 
1.Phân 
đạm 
amoni 
NH4Cl. 
(NH4)2SO4, 
NH4NO3 
Cho amoniac 
tác dụng với 
dung dịch axit. 
2NH3 + H2SO4 
→ (NH4)2SO4 
- Cung cấp N dưới 
dạng NH4
+ 
cho cây 
- Tác dụng : kích 
thích quá trình sinh 
trưởng của cây , tăng 
tỉ lệ protêin thực vật 
. 
* Ƣu điểm:+ Dùng để bón cho 
các loại đất kiềm 
* Nhƣợc : + Làm đất chua 
*:Độ dinh dƣỡng % N 20% 
* Chú ý: Không bón với vôi 
19 
2. 
Phân 
đạm 
nitrat 
NaNO3, 
Ca(NO3)2. 
muối cacbonat 
+ axit nitric. 
CaCO3 + 
HNO3 → 
Ca(NO3)2 + 
CO2 + H2O 
- Cung cấp N dưới 
dạng NO3
-
 cho cây 
*Ƣu:+ Có môi trường trung 
tính ,phù hợp với đất chua và 
mặn 
* Nhƣợc: dễ chảy rữa và dễ bị 
rửa trôi. 
* Độ dinh dưỡng % N trong 
Ca(NO3)2: 13~ 15% 
3. Urê NH2)2CO CO + 2NH3 → 
(NH2)2CO + 
H2O 
- Cung cấp N dưới 
dạng NH4
+ 
cho cây 
do khi tan trong 
nước -> (NH4)2CO3 
*Ƣu: urê có môi trường trung 
tính, phù hợp với nhiều loại đất 
*Độ dinh dƣỡng %N lớn: 
khoảng 46% nên được dùng 
nhiều. 
 Bảng 2: Các thông tin cơ bản của nhóm II 
Tên phân lân 
Chất tiêu 
biểu 
(tpchính) 
PP điều chế 
Ƣu - Nhƣợc điểm 
Và độ dinh dƣỡng 
1. Supephotphat 
đơn 
Ca(H2PO4)2 
và CaSO4 
không tan 
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 
→Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 
* Nhƣợc: Nhiều CaSO4 
nên ít tan và tan chậm 
14  20% P2O5 
2. Supephotphat 
kép 
Ca(HPO4)2 
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 
2H3PO4 + 3 CaSO4 
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 
3Ca(H2 PO4)2 
*Ƣu: Chứa 40  50% 
P2O5 (độ dinh dưỡng 
cao) 
Dễ tan hơn 
3 Phân lân nung 
chảy 
Hỗn hợp 
phốt phát 
và silicat 
của canxi 
và magie 
Trộn bột quặng apatit với 
đá xà vân( tp chính là 
MgSiO3) 
*Ƣu: Không tan 
nên ít bị rủa trôi 
* Nhƣợc :Phân lân 
nung chảy chỉ thích 
hợp với đất chua. 
 Sản phẩm nhóm III, IV 
 Hình 3: Sơ đồ tư duy nhóm III Hình 4: Sơ đồ tư duy nhóm IV 
20 
 Bảng 3:Các thông tin cơ bản của nhóm III, IV 
Thành phần và nguyên 
tố dinh dƣỡng 
Độ dinh dƣỡng 
Vai trò với 
cây trồng 
Phân Kali 
KCl và K2SO4 được sử 
dụng nhiều nhất 
- Cung cấp nguyên tố 
K dưới dạng ion K+. 
Độ dinh dưỡng 
 = % K2O 
Thúc đẩy nhanh 
quá trình tạo 
đường, bột, chất 
xơ, dầu, chống 
bệnh dịch, chịu 
rét, chịu hạn,.. 
Phân hỗn 
hợp và phân 
phức hợp 
Cung cấp đồng thời một 
số nguyên tố cơ bản: 
- Phân hỗn hợp chứa 
N:P:K. 
VD: (NH4)2HPO4 
và KNO3. 
- Phân phức hợp 
Amophot: NH4H2PO4và 
(NH4)2HPO4 
Tỉ lệ 
 % 
N: P2O5:K2O 
Tùy thuộc vào 
loại đất, loại cây 
trồng để lựa chọn 
tỉ lệ độ dinh 
dưỡng thích hợp, 
nhằm tăng sức đề 
kháng, tăng năng 
suất,.. 
Phân vi 
lượng 
Cung cấp một 
số nguyên tố : 
B, Zn, Mn, 
Cu, Mo,.. 
- Giúp cây phát triển và 
trao đổi chất tốt 
Là Vitamin cho 
thực vật theo hàm 
lượng các nguyên 
tố bên. 
Tăng khả năng 
kích thích quá 
trình sinh trưởng, 
và trao đổi chất, 
tăng khả năng 
quang hợp,. 
5) GV nhận xét, đánh giá 
 GV thống nhất các tiêu chí đánh giá chung cho sản phẩm các dự án 
 Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV luôn quan sát để kịp thời hỗ trợ 
những HS, hoặc nhóm HS đang gặp khó khăn. 
 GV nhận xét, góp ý, hoàn thiện SĐTD cho mỗi nhóm; hoàn thiện nội 
dung, cách thức báo cáo sản phẩm; bổ sung những nhận xét của các nhóm 
khác và cho điểm mỗi nhóm. 
Hoạt động 3: Luyện tập: 5 phút 
 - Hình thức: Hoạt động chung cả lớp 
21 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
1.Cây trồng cần những nguyên tố 
dinh dưỡng nào? Lấy từ đâu? 
2. Tại sao cần phải bổ sung thêm các 
nguyên tố dinh dưỡng cho cây? 
3. Phân bón hóa học là gì? Các loại 
phân bón chính nào? 
1. Cây trồng cần: 
- C, H, O tổng hợp từ không khí và 
nước. 
- N, P, K, Mg,từ đất. 
2. Trong quá trình cây sinh trưởng thì 
đất sẽ nghèo dần các nguyên tố dinh 
dưỡng vì vậy phải bón phân cho cây. 
3. Một số phân bón chính: Phân đạm, 
phân lân, phân Kali, phân hỗn hợp và 
phức hợp, phân vi lượng,.. 
GV kết luận: Cho quan sát màn hình máy chiếu sơ đồ tƣ duy sau và chốt 
Hoạt động 4: Dặn dò: 5 phút 
Nội dung: Vận dụng và tìm tòi mở rộng 
GV chuyển giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 3 
câu hỏi thực tế có vận dụng kiến thức liên môn cho tiết học tiếp theo với chủ đề: 
“Liên hệ thực tế và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh với dự án GREEN 
WASTE”. 
22 
2.2. Tiết 2: “Liên hệ thực tế và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh với 
dự án GREEN WASTE” 
“I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Ôn tập lại kiến thức về phân bón hóa học; tìm hiểu về ảnh hưởng của phân bón 
đến sức khỏe con người, cây trồng, môi trường và cách bón phân đúng cách; vận dụng 
kiến thức đã học giải đáp các câu hỏi thực tế và tích hợp giáo dục môi trường 
2. Kĩ năng: 
- Tìm hiểu tài liệu đa phương tiện, quan sát video; sử dụng an toàn, hiệu quả 
một số phân bón hoá học; tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một 
lượng nguyên tố dinh dưỡng. 
3.Thái độ: 
- Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu 
thích hơn môn hóa học, cũng như các môn Toán, Sinh học; Công nghệ; Giáo dục 
công dân. Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể. 
- Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, môi trường sống. 
4. Định hƣớng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, 
giao tiếp, hợp tác và năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực sử dụng số liệu thống kê, 
sử dụng tư liệu, tranh ảnh. 
II. CHUẨN BỊ : 
* Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón 
ở Việt Nam: Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy Supephotphat Lâm Thao; Mỏ 
apatit. 
Máy chiếu, máy vi tính, bảng phụ, mảnh ghép. 
2. Học sinh: - Chuẩn bị trước nội dung đa giao tiết trước. 
III. PHƢƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại, nêu vấn đề; phương tiện trực quan; hoạt động nhóm. 
IV. CHUỔI CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: Luyện tập về những nhu cầu của cây trồng : 10 phút 
1) GV chuyển giao nhiệm vụ: GV dán bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng, bảng 
phụ bị khuyết nội dung bên cột“ các nguyên tố“, yêu cầu HS quan sát và thực hiện 
yêu cầu: Lắp mảnh ghép khuyết (các mãnh ghép đã được chuẩn bị trước) bên cột 
(1) sao cho phù hợp với nội dung ở cột (2). 
23 
Các nguyên tố (1) Vai trò với thực vật(2) 
C, H,O Kích thích sự phát triển của bộ rễ 
N Để tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích ra hoa, làm hạt 
P Sự phát triển của thực vật cần lượng rất nhỏ nguyên tố này 
K Để tổng hợp protein (được hấp thụ dưới dạng muối sunfat) 
S Để giúp thực vật sinh sản chất diệp lục 
C, Mg Cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật 
Những nguyên tố 
vi lượng 
Kích thích cây trồng phát triển mạnh (Thực vật không 
đồng hóa được nguyên tố này từ khí quyển) 
2) HS nhận nhiệm vụ và thực hiện: 
 Hoạt động nhóm: Tất cả HS trong nhóm chia sẽ ý kiến cá nhân, bổ sung, 
thống nhất đáp án nối 
 Hoạt động chung cả lớp: GV mời một đại diện của nhóm hoàn thành mảnh 
ghép của nhóm mình, các nhóm khác góp ý bổ sung. 
3) Dự đoán sản phẩm( bảng trên) 
4) GV nhận xét đánh giá, góp ý, bổ sung và kết luận trên sản phẩm của họcsinh. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức : 25 phút 
1) GV chuyển giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy phân loại các câu hỏi thực tiễn của 
nhóm mình đã chuẩn bị, chia làm hai chủ đề : 
 ảnh hưởng của phân bón hóa học với sức khỏe con người và môi trường; 
 cách sử dụng phân bón đúng và hiệu quả. 
2) HS nhận nhiệm vụ và thực hiện: HS thảo luận nhóm với nhau sau khi tiếp nhận 
được thông tin từ nhóm bạn cùng cặp, thống nhất thông tin và cử đại diện báo cáo. 
3) Hình thức hoạt động: Các nhóm hoạt động theo vòng tròn khép kín, nh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoi_nguon_cam_hung_sang_tao_cho_hoc_sinh_thong_qua_giao_duc.pdf