SKKN Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5

SKKN Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5

Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Điều chỉnh thời lượng giữa các tiết dạy như thế nào? Thiết kế nội dung bài dạy trong các tiết học buổi chính khoá, buổi tăng thêm thứ hai cũng như các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao? Tất cả những điều đó đều phản ánh nghệ thuật của người giáo viên ở các tiết dạy trên lớp. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng các bài Tập đọc thuộc văn bản nghệ thuật, coi đó là những bài văn mẫu để dạy học sinh một phần ở tiết dạy chính khoá và phần còn lại ở buổi học tăng thêm và những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi.

Với khuôn khổ nội dung của bài viết này, tôi chỉ xin đưa ra một vài ví dụ về phương pháp dạy Tập làm văn từ cách khai thác các bài Tập đọc của thể loại tả cảnh ở lớp 5. Vì đây là thể loại văn chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình, đồng thời đây cũng là đề tài vô cùng phong phú mà các nhà văn, nhà thơ luôn tìm tòi khám phá. Hơn nữa, thể loại văn này các em được học xuyên suốt bắt đầu từ lớp 2 cho đến mãi về sau.

 

doc 19 trang Người đăng admin Lượt xem 1792Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Khai thác các bài Tập đọc để dạy Tập làm văn trong môn Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học chính khoá cũng như các tiết học tăng thêm vào buổi chiều, nhiều giáo viên chưa đầu tư nội dung bài soạn.
Một số giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho các tiết học tăng thêm vào buổi thứ hai và lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi vào các tiết học ở buổi ngoại khóa nhưng không biết dạy nội dung gì? Dạy như thế nào? 
Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ mình cần phải thay đổi cách thức dạy học mới để góp phần nâng cao hiệu quả phân môn Tập làm văn. 
III. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Khối lớp 5 nói chung và lớp 5A nói riêng trường tiểu học Krông Ana năm học 2008 – 2009
2. Cơ sở nghiên cứu
Dựa vào Văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 
 - Công văn số 896/ BGD&ĐT – GDTH ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học.
 - Các tài liệu hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt: 
 Phương pháp dạy học tiếng Việt của PGS - TS Lê Phương Nga, Nguyễn Trí.
 Chuyên đề bồi dưỡng Văn - Tiếng Việt lớp 5 của Nguyễn Thị Kim Dung - TP. HCM.
 Qua thực tế giảng dạy hàng ngày trên lớp và qua dự giờ, học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè đồng nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra
Phương pháp luyện tập thực hành
Phương pháp kiểm tra đánh giá
IV. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nội dung
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Điều chỉnh thời lượng giữa các tiết dạy như thế nào? Thiết kế nội dung bài dạy trong các tiết học buổi chính khoá, buổi tăng thêm thứ hai cũng như các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao? Tất cả những điều đó đều phản ánh nghệ thuật của người giáo viên ở các tiết dạy trên lớp. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng các bài Tập đọc thuộc văn bản nghệ thuật, coi đó là những bài văn mẫu để dạy học sinh một phần ở tiết dạy chính khoá và phần còn lại ở buổi học tăng thêm và những buổi bồi dưỡng học sinh giỏi.
Với khuôn khổ nội dung của bài viết này, tôi chỉ xin đưa ra một vài ví dụ về phương pháp dạy Tập làm văn từ cách khai thác các bài Tập đọc của thể loại tả cảnh ở lớp 5. Vì đây là thể loại văn chiếm nhiều thời lượng nhất trong chương trình, đồng thời đây cũng là đề tài vô cùng phong phú mà các nhà văn, nhà thơ luôn tìm tòi khám phá. Hơn nữa, thể loại văn này các em được học xuyên suốt bắt đầu từ lớp 2 cho đến mãi về sau.
Mỗi nội dung tôi tiến hành qua 3 tiết:
Tiết 1: Khai thác bài Tập đọc để vận dụng làm bài Tập làm văn
Tiết 2: Giúp HS cảm thụ nội dung của bài Tập đọc thông qua các biện pháp nghệ thuật để vận dụng trong Tập làm văn
Tiết 3: Thực hành làm bài văn tả cảnh đối với học sinh năng khiếu.
Ví dụ 1: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tập đọc lớp 5)
Tiết 1: Dạy Tập đọc kết hợp khai thác dạy Tập làm văn trong tiết Tập đọc theo chương trình ở buổi dạy chính khoá.
 1. Các bước tiến hành
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Trước khi cho học sinh trả lời câu hỏi 1, tôi gọi học sinh đọc to câu đầu của bài văn.
 Sau đó hỏi: 
+ Câu văn này cho em biết điều gì? 
+ Đây là phần nào của bài văn miêu tả? 
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó. 
 + Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì. 
+ Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? 
+ Nếu như câu đầu tiên là phần mở đầu thì phần tìm hiểu vừa rồi thuộc phần nào của bài văn?
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? 
* Tại sao nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương? (Thay câu hỏi: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?)
Gợi ý: Nhận xét về: 
 Cảnh vật được miêu tả trong bài. 
 Sự quan sát của tác giả 
Tuy tác giả không trực tiếp thể hiện tình yêu quê hương nhưng qua cách quan sát, miêu tả cảnh vật, con người tác giả đã thể hiện điều đó. (Tác giả đã lồng cảm xúc của mình vào từng cảnh tả). Đây chính là phần kết bài.
+ Tác giả đã tả cảnh làng quê theo trình tự nào? Nhờ đâu mà em biết điều đó?
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài xong, tôi giới thiệu cho học sinh biết đây chính là một bài văn tả cảnh, một thể loại mà các em được học nhiều nhất ở chương trình Tập làm văn lớp 5. 
+ Tác giả giới thiệu màu sắc bao trùm cảnh làng quê ngày mùa, đó là màu vàng.
Phần mở bài của bài văn miêu tả
- Lần lượt nêu
 Chẳng hạn: 
 lúa chín vàng xuộm – màu vàng đã ngả sang sắc nâu, không còn tươi.
 rơm và thóc vàng giòn – màu vàng gợi cảm giác khô, dễ gãy.
+ Thời tiết: không nắng, không mưa, không có cảm giác héo tàn hanh hao.
+ Con người: Mải miết làm việc không tưởng tới ngày hay đêm.
+ Phần thân bài
+ Tác giả tả từng phần của cảnh, tả các màu vàng rất khác nhau, tả hoạt động của con người, sự thay đổi về thời tiết.
 Cảnh vật rất đẹp gợi ra hình ảnh về cuộc sống ấm no. 
 Bài văn cho thấy tác giả đã quan sát tinh tế và dùng từ ngữ miêu tả rất chọn lọc, gợi cảm.
 Để viết được bài văn này hẳn tác giả phải yêu thích cảnh vật và con người ở làng quê.
+ Tác giả tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể: câu mở đầu nêu nhận xét khái quát, phần còn lại miêu tả chi tiết nhằm minh hoạ cho nhận xét đó.
Qua bài học, giúp các em cảm nhận được rằng: bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động.
 Sau khi dạy xong tiết Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa đến tiết Tập làm văn tiếp theo Cấu tạo của bài văn tả cảnh tôi thấy, khi vừa mới nêu yêu cầu của bài tập 1: Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn Hoàng hôn trên sông Hương đa số học sinh đã tìm đúng các phần của bài văn.
Chuyển sang bài tập 2: Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa? Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Học sinh đã không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, hầu như tất cả đều tìm ra được sự khác nhau đó là:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng phần của cảnh.
 Đoạn 1: Tả sự vật và các màu vàng của chúng. 
 Đoạn 2: Tả thời tiết, tả con người. 
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian
Cùng với những kiến thức đã được cung cấp trong tiết Tập đọc trước, các em đã rút ra được nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm có ba phần: 
 Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh tả. 
 Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian 
 Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết 
Tiết 2: Giúp học sinh cảm thụ bài Tập đọc để vận dụng vào học Tập làm văn trong tiết Tiếng Việt tăng thêm vào buổi chiều
a. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
Hiểu được các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài, từ đó học sinh biết vận dụng vào làm bài văn tả cảnh.
b. Các hoạt động dạy học 
* Giới thiệu cho học sinh các biện pháp tu từ và tác dụng của từng biện pháp đó.
Thực ra những biện pháp tu từ này các em đã được học ở phân môn Luyện từ và câu trong các lớp dưới. Thế nhưng trong quá trình dạy Tập đọc, nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh khai thác ý nghĩa của từng biện pháp tu từ này thì sẽ hạn chế kĩ năng diễn đạt hành văn của các em. Chính vì thế, trong các tiết học Tiếng Việt tăng thêm vào buổi thứ hai, tôi đã tập trung hướng dẫn học sinh ôn lại bài Tập đọc và khai thác các biện pháp tu từ có trong bài đọc đó.
Trước hết, tôi cho học sinh nhắc lại một số biện pháp tu từ và tác dụng của chúng. 
* Biện pháp so sánh:
 + So sánh là gì? (Việc làm trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình tượng, phẩm chất bên trong của đối tượng). 
+ Những từ nào thường được dùng để so sánh? (như, là, gần bằng, giống hệt)
+ Nêu tác dụng của biện pháp so sánh? (Làm cho lời văn gãy gọn, rắn rỏi, cụ thể sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả).
* Biện pháp nhân hóa :
+ Nhân hoá là gì ? (Là dùng những từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt động không phải con người).
+ Nêu ví dụ. (Con gà của anh Bảy Hóa hay tán tỉnh láo khoét, nó mời bọn gà mái theo nó để nó đãi giun).
+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa. (Với cách thức đưa các đối tượng không phải là người sang thế giới của loài người, hoặc quan niệm chúng như là con người để tâm sự gửi gắm tâm tình nên chúng trở nên sinh động. Do đó, khi viết văn, áp dụng vào bài viết của mình thì câu văn trở nên phong phú).
* Điệp từ (điệp ngữ):
 + Điệp từ là gì? (Là quy tắc diễn đạt mà trong một câu, một đoạn văn hoặc cả bài văn, bài thơ người ta lặp lại một cách có ý thức hai hay nhiều lần những từ ngữ như nhau, những câu văn hay đoạn văn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt).
+ Nêu ví dụ. ... Mai sau
 Mai sau,
 Mai sau,
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. 
+ Tác dụng của điệp từ? (Nhấn mạnh, làm nổi bật ý mình muốn trình bày, tình cảm biểu lộ...Đồng thời giúp cho lời văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt âm điệu hài hòa).
* Tìm và phân tích các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh tả ở bài Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 + Nêu tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
 + Những từ chỉ màu vàng đó gọi là gì? 
 + Nêu tác dụng của việc dùng từ đồng nghĩa trong đoạn văn trên.
Đây chính là nghệ thuật dùng từ đặc tả để làm một bài văn mà các em cần phải học tập.
Để bài văn tả cảnh được sinh động và gợi cảm các em cần sử dụng các từ đồng nghĩa nhằm làm nổi bật sắc thái riêng của từng cảnh tả. Trong văn miêu tả các em phải dùng từ đặc tả để tập trung làm nổi bật trọng tâm cảnh tả.
+ Phân tích cách dùng một vài từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh tế và dùng từ rất gợi cảm.
 + Ngoài màu vàng, tác giả còn nói tới màu sắc gì nữa của cảnh vật? 
Cách viết như thế không những rất hay mà còn gợi lên vẻ đẹp muôn màu của sự vật, đồng thời thể hiện một bút pháp nghệ thuật tài hoa phối sắc (phối hợp các màu sắc khác nhau) làm cho bức tranh Quang cảnh làng mạc ngày mùa mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và vô cùng hấp dẫn.
+ Ngoài việc miêu tả bằng thị giác, tác giả còn miêu tả sự vật bằng giác quan nào nữa? 
Khi quan sát cảnh tả, các em cần quan sát bằng tất cả các giác quan để miêu tả hết vẻ đẹp của cảnh vật.
+ Những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê đẹp và sinh động như thế nào? 
Thời gian, thời tiết và hoạt động của con người đã làm cho bài văn trở nên như thế nào? 
Vì vậy, khi làm bài văn tả cảnh các em cần xen tả hoạt động của con người và thời tiết để làm cho bài văn thêm sinh động, đồng thời làm cho bài văn giàu sắc thái biểu cảm.
+ Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?
Để bài văn có cảm xúc, trước hết các em phải yêu cảnh tả, quan sát cảnh tả thật cụ thể bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của mình đồng thời phải thả "hồn" mình vào trong từng cảnh tả.
- Nêu nối tiếp.
 Từ đồng nghĩa
 Tác giả đã sử dụng một loạt từ đồng nghĩa để chỉ các màu vàng khác nhau của sự vật nhằm làm nổi bật quang cảnh làng mạc ngày mùa, đồng thời làm cho cảnh được tả trở nên đa dạng và phong phú.
 Quả xoan: vàng lịm - màu vàng của quả chín gợi cảm giác mịn và mềm
 Rơm và thóc: vàng giòn - gợi tả hạt thóc đã được phơi khô
 Con gà, con chó: vàng mượt - gợi lên sự béo tốt, mượt mà của con vật 
Màu đỏ của lá lụi
Khứu giác: hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
Cảnh tả về thời tiết và con người giúp ta cảm nhận được bức tranh làng mạc ngày mùa rất hữu tình: thời tiết đẹp, con người siêng năng, gợi lên cảnh làng quê thật ấm no.
Góp phần làm cho bài tả sâu hơn. 
Phải thực sự yêu cảnh tả thiết tha thì tác giả mới say sưa quan sát và dùng những từ ngữ chính xác, những hình ảnh đẹp nhất khi miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Tiết 3: Thực hành làm bài văn tả cảnh cho học sinh năng khiếu trong buổi bồi dưỡng học sinh giỏi 
a. Mục tiêu:
Học sinh viết được bài văn tả cảnh dựa vào nội dung của đoạn thơ cho trước. 
 Đề bài :
 “Mặt trời càng lên tỏ 
 Bông lúa chín thêm vàng
 Sương treo đầu ngọn cỏ 
 Sương lại càng long lanh 
 Bay vút tận trời xanh 
 Chiền chiện cao tiếng hót 
 Tiếng chim nghe thánh thót 
 Văng vẳng khắp cánh đồng 
 Đứng chống cuốc em trông 
 Em thấy lòng phấn khởi ”
 (Thăm lúa – Hoàng Trung Thông)
 Dựa vào nội dung của đoạn thơ trên, em hãy viết lại bài văn tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em. 
b. Học sinh làm bài
Với đề bài này tôi đã gợi ý học sinh bằng hệ thống câu hỏi:
+ Nội dung của đoạn thơ là gì? 
+ Đoạn thơ tả cảnh gì ?
+ Đoạn thơ miêu tả theo trình tự như thế nào?
+ Tác giả quan sát bằng các giác quan nào và tả chúng ra sao?
+ Tác giả đã sử dụng các biện pháp gì để tả ?
+ Tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào bài thơ thể hiện rõ ở câu thơ nào?
 Sau đó, bằng sự hiểu biết của mình kết hợp với nội dung của đoạn thơ, các em viết thành một bài văn tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em.
Tôi lưu ý các em: 
Có thể chọn trình tự tả theo cảm nhận của mình không nhất thiết phải tả theo thứ tự như trong đoạn thơ nhưng phải có đầy đủ các chi tiết của các cảnh tả có trong đoạn thơ. 
Phải phân tích các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ để làm toát lên nội dung của cảnh tả. 
Cần phải thả hồn của mình vào bài làm để gửi gắm tình cảm vào từng cảnh tả. 
Ví dụ 2 : Bài Trước cổng trời (Tập đọc lớp 5)
Tiết 1: Dạy Tập đọc kết hợp khai thác dạy Tập làm văn theo chương trình ở buổi dạy chính khóa. 
Các bước tiến hành: 
a. Luyện đọc 
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời? 
Tác giả đã liên tưởng ở đây như là cổng để đi lên trời vì từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. 
 Nghệ thuật liên tưởng trong văn tả cảnh làm cho cảnh tả lãng mạn, thơ mộng, hùng vĩ và thần bí hơn.
+ Em hãy tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
+ Em có nhận xét gì về cách tả của tác giả? 
+ Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
+ Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên? 
+ Em hãy lập dàn ý cho bài thơ.
.
Vì đó là đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
 Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy một không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn sắc màu cỏ hoa, những khoảng trời bồng bềnh mây trôi, gió thoảng. Xa xa kia là những thác nước trắng xóa đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong, uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống đáy nước. Không gian nơi đây gợi vẻ nguyên sơ, bình yên như thể hàng nghìn năm nay vẫn như vậy. Khiến ta có cảm giác như được bước vào cõi mơ.
Tả theo trình tự không gian. Tả cảnh thiên nhiên, tả hoạt động của con người.
Chẳng hạn:
Bãi cỏ hoa cùng thác nước, đàn dê và dòng suối là bức tranh nên thơ, thanh bình.
Sương khói rừng chiều như thực, như mơ gợi nỗi buồn da diết. 
Cánh rừng ấm lên nhờ có hình ảnh con người, những người dân đi làm giữa cảnh suối reo nước chảy. 
Bài thơ tả cảnh đẹp được quan sát từ cổng trời, nơi tầm nhìn được mở rộng, gồm 3 ý:
Ý 1: Tả cổng trời
Ý 2: Tả cảnh thiên nhiên trước cổng trời
Ý 3: Tả hoạt động của bà con vùng cao
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Tập đọc trên, chuyển sang tiết Tập làm văn Luyện tập tả cảnh với yêu cầu:
1. Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. 
2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. 
Đối với bài 1: Học sinh đã lập được dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em có bố cục chặt chẽ với 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh tả
Thân bài: Hình thành được trình tự cảnh tả theo sự quan sát và cảm nhận riêng của từng em (tả từng phần của cảnh, sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian: sáng, trưa, chiều, tối; xuân, hạ, thu, đông).
Kết bài: Các em nêu được cảm nghĩ của cảnh đã tả. 
Đối với bài 2: Học sinh đã viết được đọan văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. Bài viết có bố cục chặt chẽ: câu mở đoạn là câu giới thiệu cảnh tả; các câu thân đoạn là câu tả cảnh theo thứ tự cảm nhận riêng; câu kết đoạn là câu bộc lộ cảm xúc. 
Trong đoạn văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nên bài làm có sức cuốn hút người đọc. Các em đã vẽ lên được bức tranh đa dạng về cảnh đẹp của địa phương mình.
Tiết 2: Giúp học sinh cảm thụ văn học bài Tập đọc để vận dụng trong Tập làm văn 
Mục tiêu: 
Hướng dẫn học sinh cảm thụ bài thơ bằng cách phát hiện các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của nó.
 Biết cách vận dụng các biện pháp nghệ thuật đó vào bài văn của mình.
b. Các bước tiến hành: 
* Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ 
Gọi học sinh đọc lại bài thơ. 
+ Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
Tôi hướng dẫn học sinh như sau:
Trước hết các em phải đọc thật kĩ bài Tập đọc để xem tác giả tả cảnh ở cổng trời bằng những cảnh vật nào, tác giả đã dùng các biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các cảnh vật đó.
 Sau đó bằng cảm nhận của mình các em hãy miêu tả lại vẻ đẹp của bức tranh mà tác giả đã tả trong bài thơ. 
* Cảm thụ bài thơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 + Cánh rừng sương giá như ấm lên nhờ đâu?
+ Em hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ. (cách dùng từ, gieo vần cuối mỗi câu thơ, )
+ Một bài văn tả cảnh hay là bài văn biết dùng lời văn có hình ảnh để làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh cụ thể về cảnh tả đó bằng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm để người đọc thấy rõ hình khối , kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị
+ Muốn có được một bài văn hay, ta cần chú ý điều gì trong khi miêu tả?
Nhờ có hoạt động của con người, cảnh suối reo, nước chảy.
+ Tác giả sử dụng các động từ: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm gợi lên bức tranh sinh hoạt, và nhịp sống lao động của bà con các dân tộc vùng cao.
+ Cùng với các động từ đó là cách gieo vần của tác giả (dã – ngã; rau - dao) tạo nên nhạc điệu của đoạn thơ rộn ràng, nói lên cuộc sống lao động nhộn nhịp, vui vẻ của người dân nơi đây. 
+ Biện pháp nhân hoá:
 Con thác réo ngân nga
 Đàn dê soi đáy suối
+ Biện pháp so sánh:
 Ráng chiều như hơi khói
Đồng thời, với cách dùng từ gợi tả rất tinh tế. Qua từ nhuộm trong câu Nhuộm xanh cả nắng chiều nói lên sức sống, sức lao động của con người ở vùng núi. Từ ấm trong câu Ấm giữa rừng sương giá được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Tiếng nhạc ngựa rung là cảnh đi gặt lúa, trồng rau, cảnh đi tìm măng, hái nấm của người Dáy, người Dao đã làm quang cảnh trước cổng trời không còn hoang vu, lạnh lẽo như trước kia.
 Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật nội dung trọng tâm của cảnh tả. 
Biết lồng cảm xúc và gửi gắm tình cảm vào trong bài làm.
Tiết 3: Thực hành làm bài văn tả cảnh cho học sinh năng khiếu 
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết cách làm bài văn tả cảnh (dạng đề bài mở dành cho đối tượng học sinh năng khiếu). Học sinh có thể chọn tả một cảnh vật hoặc tả một cảnh sinh hoạt . 
b. Các hoạt động chủ yếu:
Đề bài: Cảnh đẹp về thiên nhiên và con người luôn in đậm trong mỗi chúng ta. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất. 
* Hướng dẫn học sinh làm bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Đề bài thuộc thể loại gì? 
+ Đối với đề bài này em có thể chọn những cảnh nào để tả? 
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã học về văn tả cảnh.
- Tổ chức cho học sinh làm bài
Thể loại tả cảnh
Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường; Tả cơn mưa; Tả cánh đồng vào buổi sáng (trưa, chiều); Tả ngôi trường trước giờ vào học; Tả cảnh sông nước; Tả một đêm trăng đẹp; Tả một ngày mới ở quê em.... 
Tiếp nối nhau nêu:
+ Xác định cảnh để tả. Cảnh nào là trọng tâm cần tả kĩ cảnh đó. 
+ Sắp xếp trình tự cảnh mình chọn tả thật phù hợp (

Tài liệu đính kèm:

  • doc20111224175453TIENGVIET_DANGTHITHO_THTRANPHU.doc