SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm tác phẩm văn học

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm tác phẩm văn học

PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư

duy của con người .

Là một môn học thuộc nhóm khoa học và xã hội, môn Ngữ văn có tầm

quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh.

Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ

mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực

tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt

môn Ngữ văn.

Môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn : Văn

học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn Tập làm văn

là phân môn được coi là khó nhất. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói

“ Dạy làm văn là chủ yếu dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình

bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ, chính xác làm nổi bật điều mình muốn

nói” (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, nghiên cứu giáo dục số 28,

11/ 1973)

Năm học vừa qua, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn 7, tôi nhận thấy

mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học

sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “ khơi gợi lòng đồng cảm nơi

người đọc’’. Khi hành văn các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rạch ròi giữa văn

biểu cảm với các thể loại văn khác. Khi viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn

học, các em còn chưa phân biệt được biểu cảm tác phẩm văn học và phân tích

tác phẩm văn học nên kết quả đạt được chưa cao vì vậy tội đưa ra đề tài sáng

kiến kinh nghiệm : “ Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm tác

phẩm văn học”

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1817Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 7 viết bài văn biểu cảm tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là tiết học “ Cách làm bài văn 
biểu cảm về tác phẩm văn học” đã hình thành rõ cho các em cách làm một bài 
văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
1.1. Để làm tốt dạng bài văn biểu cảm tác phẩm văn học, trước tiên học sinh 
nắm vững khái niệm chung về văn biểu cảm : 
 Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh 
giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi 
người đọc. (SGK Ngữ văn 7- Tập I). 
 Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ 
yếu. Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi 
niềm, những cảm xúc trong lòng người. Tuy nhiên trong thực tế, khi viết văn 
biểu cảm (dù ở dạng thơ hay văn xuôi), người ta vẫn thường hay kết hợp sử 
dụng những phương thức khác như miêu tả, tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm 
gián tiếp thông qua những đối tượng, những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ. 
 Tuy nhiên, khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm 
thì cũng cần lưu ý: có tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì 
cũng không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ 
chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi 
cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình. 
 Về bố cục, bài văn biểu cảm cũng được tổ chức theo mạch cảm xúc của 
người viết. Do vậy, trình tự các ý, các phần trong văn biểu cảm thường được sắp 
xếp rất tự nhiên, không gò bó cứng nhắc. Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo 
 4 
tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa là không được giả dối, sáo rỗng. Có 
như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng người. 
1.2 Giúp học sinh nắm được đặc trưng riêng của bài văn biểu cảm tác phẩm văn 
học : 
Cảm nghĩ về tác phẩm văn học bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ , cảm thụ 
của người đọc đối với tác phẩm . Những cảm nghĩ ấy có thể như sau: 
- Cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm 
- Cảm xúc về tâm hồn con người số phận nhân vật trong tác phẩm 
- Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm 
- Cảm xúc về tư tưởng trong tác phẩm 
Cảm nghĩ về tác phẩm thường gắn liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng 
minh trong văn nghị luận .Trong điều kiện học sinh chưa học văn nghị luận ( kì I 
lớp 7) thì bài cảm nghĩ có thể xây dựng trên cơ sở kể lại sự việc hoặc miêu tả 
cảnh tượng trong tác phẩm gây cho em cảm xúc và suy nghĩ. Ở đây Hs nên tập 
kể lại sự việc, tập miêu tả cảnh tượng trong bài để làm cơ sở phát biểu cảm nghĩ. 
 Điều cốt yếu là đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học 
sinh phải ấn tượng về tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong 
cảnh ,tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn 
tượng ấy. 
1.3. Lập ý trong bài văn biểu cảm tác phẩm văn học : 
 Những cách lập ý thông thường vẫn được sử dụng nhưng có sự vận dụng phù 
hợp 
 a.Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng 
tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu 
cảm trong hiện tại.--> Cách này dùng để đánh giá tương lai tác phẩm.. 
b.Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại : là hình thức liên tưởng tới những kí 
ức trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại . 
 5 
Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con 
người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất 
tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ.--> cách biểu cảm này gợi 
những kỉ niệm có liên quan đến tác phẩm, tác giả. 
c.Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong 
phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm 
vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước 
mơ hi vọng. Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí 
tưởng tượng phong phú.--> tưởng tượng,tái hiện lại những chi tiết có trong tác 
phẩm từ đó bộc lộ cảm xúc 
d. Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát 
những hình ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng 
biểu cảm . Cách lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.--> thể 
hiện ở việc nêu phát biểu cảm 
1.4. Giúp học sinh nắm được cách biểu cảm về tác phẩm văn học: 
Tác phẩm văn học có thể là một bài ca dao, một bài thơ, một bài văn. 
B- Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 
B.1. Phần chuẩn bị: 
- Đọc bài văn, bài thơ một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa 
để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn 
ngữ nghệ thuật mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn 
tượng.Suy ngẫm về những chi tiết trong tác phẩm để cảm nhận được cái hay cái 
đẹp về ngôn từ, hình ảnh từ đó bộc lộ cảm xúc của mình đối với tác phẩm. 
- Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, 
câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất. 
- Làm dàn bài, dựng đoạn. 
- Viết bài và chỉnh sửa. 
 6 
B.2. Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 
* Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; hoàn cảnh tiếp 
xúc tác phẩm, nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, 
khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính 
định hướng. 
* Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về 
những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào 
các trọng tâm, trọng điểm. 
Trình bày thành các đoạn văn, các đoạn văn lần lượt từ ý a đến b, c.. giữa 
các đoạn phải có sự liên kết giữa các ý. 
* Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có liên tưởng mở rộng. Tránh dài 
dòng, trùng lặp và đơn điệu. 
B.3- Thao tác cơ bản: 
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải 
chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn. 
Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất khi phát biểu cảm 
nghĩ. 
Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê 
trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện. Giáo viên qua các bài 
giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách sẽ giúp các em dần bình văn, biến 
thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu 
cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ. 
Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ 
đến hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết 
nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật trong cùng một 
tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau. Khi học sinh phát biểu 
cảm nghĩ về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” ( Bà huyện 
Thanh Quan” thì có thể so sánh tới cụm từ “ ta với ta” trong tác phẩm “ Bạn đến 
 7 
chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến ). Hoặc phát biểu cảm nghĩ về âm thanh tiếng suối 
trong bài thơ “ Cảnh khuya” ( Hồ Chí Minh) thì nên so sánh với âm thanh tiếng 
suối của bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” ( Nguyễn Trãi). Từ việc so sánh này để 
người đọc thấy được cái hay của mỗi tác phẩm. 
Viết lời bình, liên tưởng, so sánh là thao tác nên có. Với bài văn thi học 
sinh giỏi phải được coi trọng thao tác bình, liên tưởng, so sánh. 
1.5 Các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm : 
- Trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học yếu tố tự sự dùng để nêu dẫn 
chứng gián tiếp , để tóm tắt các tác phẩm , văn liệu hoặc kể kỉ niệm có liên quan 
đến tác phẩm 
- Yếu tố miêu tả dùng khi hình dung liên tưởng , tưởng tượng cảnh trong tác 
phẩm ..hoặc miêu tả cảm xúc của người đọc.,, 
2. Luyện tập về văn biểu cảm tác phẩm văn học: 
Để nắm vững và củng cố tri thức, kĩ năng về văn biểu cảm, không phải 
chỉ biết, hiểu, học thuộc lòng mà quan trọng hơn là phải biết làm – biết thực 
hành – biết sáng tạo. 
 Mặt khác chúng ta đều biết Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp 
– thực sự là thực hành. Việc thực hành cũng cần theo qui trình từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến tổng hợp; từ việc làm dàn bài, viết ngắn đến viết dài – thành văn 
hoàn chỉnh. 
 Việc thực hành- luyện tập phải được thường xuyên, liên tục; phải được 
kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm; phải có yêu cầu, nghiêm túc song cũng cần 
phải động viên, khích lệ. 
 Sau đây là một số bài tập thực hành mà tôi đã thực hiện trong thời gian 
qua: 
 8 
2.4. Bài tập cảm thụ ca dao, thơ 
Bài tập 1: Hãy trình bày cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương đất 
nước và nhân dân qua bài ca dao sau: 
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát. 
Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông. 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng. 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. 
a.Tìm hiểu để và lập ý : 
- Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mông, bát ngát. 
- Hình ảnh cô gái. 
Biện pháp so sánh: Em như chẽn lúa đòng đòng. 
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. 
b. Luyện viết: 
* Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của 
cánh đồng lúa và cái đẹp của cô gái thăm đồng mà không thấy ở bất kì một bài 
ca dao nào khác. 
Dù đứng ở vị trí nào, “đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng 
quê nhà, vẫn cảm thấy “mênh mông bát ngát . .. bát ngát mênh mông”. 
Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông bát 
ngát của cánh đồng lúa và hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, 
xinh tươi, rạo rực, tràn đầy sức sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn 
thâu tóm, nắm bắt cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của cánh 
đồng lúa quê hương . 
Hai câu đầu cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng để 
chiêm ngưỡng cái mênh mông bát ngát của nó thì hai câu cuối cô gái lại tập 
trung ngắm nhìn quan sát và đặc tả riêng một chẽn lúa đòng đòng và liên hệ với 
 9 
bản thân một cách hồn nhiên. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trong 
gió nhẹ dưới nắng hồng buổi mai mới đẹp làm sao! 
Hình ảnh ấy tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. 
Hình ảnh ngọn nắng thật độc đáo. Có người cho rằng đã có ngọn nắng thì cũng 
phải có gốc nắng và gốc nắng là mặt trời vậy. 
Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. 
Bài tập 2 Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí 
Minh: 
 Lập dàn ý 
 Mở bài : giới thiệu khái quát về bài thơ, tác giả 
 Thân bài : 
 - Cảm nhận về âm thanh tiếng suối trong đêm rừng Việt Bắc, nghe như tiếng 
hát của con người từ xa vọng lại - ấm lòng người.Có sự liên hệ với cách so sánh 
tiếng suối trong bài Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi 
 - Hình ảnh lung linh của cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng đẹp.Trăng chiếu 
trên cây cổ thụ , lồng vào các cành lá cổ thụ , in xuống mặt đất, như dát hoa trên 
mặt đất. 
- Thi sĩ Hồ Chí Minh như thốt lên rung động “Cảnh khuya như vẽ”. Làm sao mà 
thi nhân ngủ được , bởi lòng người đang rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng 
trong rừng . 
- Điệp từ “ chưa ngủ” như bản lề mở ra hai phía tâm trạng của nhà thơ : tâm 
trạng của một thi sĩ say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng, tâm trạng của một chiến 
sĩ đang trên con đường giải phóng dân tộc gian nan. → Cảm động trước lí giải 
bất ngờ của Người: “ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” 
Luyện viết : 
 “ Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt mang phong vị của Đường thi, ngắn gọn mà 
hàm súc bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của rừng đại ngàn chiến khu Việt Bắc trong 
 10 
đêm trăng vàng, đồng thời bộc lộ tâm trạng lo lắng của tác giả .Đọc hai câu thơ 
đầu : 
 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 Trăng lồng cổ thụ, bong lồng hoa” 
Với cách sử dụng ngôn từ đặc sắc, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên 
thật sinh động : có tiếng suối, có trăng, có cây cổ thụ,có bóng và có hoa . 
 Câu thơ đầu hiện lên : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” 
 Trong đêm khuya thanh vắng tiếng suối sao trong trẻo đến lạ kì. Nó gợi cho 
chúng ta nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Trãi : 
 Côn Sơn suối chảy rì rầm 
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai 
Thi sĩ cổ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn một âm thanh du dương, 
trầm bổng, một hình ảnh hay và đẹp . Nhưng ở đây tác giả so sánh tiếng suối với 
tiếng hát xa , một hình ảnh so sánh thật hay và sáng tạo. Tiếng suối đó trở nên 
ngân nga thánh thót, rất đỗi gần gũi với con người. Nó như xua tan đi cái giá 
lạnh, hiu quạnh vắng vẻ của nơi núi rừng Việt Bắc.” 
 ( Trích bài làm học sinh ) 
3. Bài làm của học sinh : 
Đề bài : 
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan qua 
bài thơ Qua Đèo Ngang. 
Bài làm 
 Đèo Ngang là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta, nơi ranh 
giới tự nhiên của hai tình Hà Tĩnh và Quảng Bình, Đèo Ngang cũng đi vào thơ 
ca của biết bao thi nhân nước ta tự xưa đến nay.Trong đó nổi tiếng nhất là bài 
 11 
thơ Qua Đèo Ngang của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan. Với bài thơ nữ thi sĩ đã 
đưa chúng ta đến với Đèo Ngang hoang vu vắng lặng, đồng thời gửi gắm vào đó 
tâm trạng buồn của nữ thi sĩ. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ ghi dấu khoảng thời 
gian nhà thơ đến Đèo Ngang : “ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” . “Bóng xế tà” 
là khi hoàng hôn buông xuống, ánh nắng đã nhạt hết, trời chiều chuyển dần sang 
tối, đó cũng là lúc chim bay về tổ, con người trở về nhà.Hình ảnh đó, thời gian 
đó gợi trong lòng nhà thơ- một lữ khách xa quê nỗi buồn vô tận. Cảnh vật hoang 
vu , heo hút thiếu vắng bóng người như càng tô đậm cho nỗi buồn của người lữ 
khách: : 
 “ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa 
 Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác trên sông chợ mấy nhà” 
Đứng trên lưng chừng núi ngắm nhìn cảnh vật đang chìm dần vào màn đêm, 
nghe tiếng chim cuốc cuốc, gia gia khắc khoải mà nỗi lòng của nữ khách càng 
them trĩu nặng: 
 “ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc 
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” 
Con cuốc cuốc kêu hoài như tiếng của “người xưa” thiết tha “nhớ nước 
đau lòng” Cái gia gia gọi bầy trong nỗi niềm “thương nhà mỏi miệng” . Tiếng 
chim rừng gọi đàn cũng chính là tâm trạng “nhớ nước”, “thương nhà” của li 
khách. Nữ sĩ từ Kinh kì Thăng Long của đất “Đàng Ngoài”, nơi chôn nhau cắt 
rốn của mình lần đầu đi vào xứ “Đàng Trong” sao không khỏi “nhớ nước” và 
“đau lòng” ? Nghệ thuật đảo ngữ được vận dụng một cách điêu luyện làm cho 
vần thơ vang lên trong nhạc điệu du dương , trong ngôn ngữ hài hoà cân xứng. 
Hai câu kết cực tả nồi niềm cô đơn, lẻ loi của lữ khách khi đứng trên đỉnh Đèo 
Ngang lúc hoàng hôn. Chầm chậm bước, rồi “dừng chân đứng lại” nhìn cao, 
nhìn xa, nhìn về bốn phía chỉ thấy “trời non nước” bát ngát mênh mông. Giữa vũ 
trụ bao la ấy, nữ sĩ cảm thấy nỗi riêng của lòng mình tan ra thành “mảnh”. 
Chẳng thấy quê nhà, chẳng có người thân thương (chồng, con), chỉ có “ta với 
 12 
ta”: “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Ba chữ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo 
Ngang” nói lên nỗi buồn cô đơn lẻ loi của khách li hương. Còn trong câu thơ của 
Nguyễn Khuyến: 
 “Đầu trò tiếp khách trầu không có, 
 Bác đến chơi đây ta với ta” 
Thì ba chữ “ta với ta” thể hiện một tình bạn tri âm tri kỉ. Bác cũng là ta, ta 
cũng là bác, hai ta chan hòa trong một tình bạn thắm thiết thủy chung, cao 
đẹp.Qua đó ta thấy sự sáng tạo của hai nhà thơ Nôm lỗi lạc của dân tộc. Bằng 
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, phép đối, phép đảo ngữ, gieo vần đã làm cho nhạc 
điệu du dương , réo rắt, ngôn từ trang nhã nhà thơ đã gửi gắm tâm trạng buồn 
nhớ cô đơn của người thi sĩ trong buổi chiều tối giữa cảnh mênh mông hiu 
quạnh. 
Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân 
Quỳnh. 
 Bài làm 
Nhắc đến Xuân Quỳnh, người ta thường nghĩ tới những vần thơ nhẹ 
nhàng, sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm. Không da diết, khắc khoải như 
những sáng tác về tình yêu, trong giây phút hướng về tình cảm gia đình gần gũi, 
như tình mẹ con, tình bà cháu, tiếng thơ Xuân Quỳnh thường cất lên với 
giọng trong trẻo nhưng vẫn thể hiện nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu 
thương. Tiếng gà 
trưa là một bài thơ như vậy. 
"Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ 
Tiếng gà ai nhảy ổ: 
“Cục cục tác cục ta” 
Nghe xao động nắng trưa 
 13 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ" 
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân 
mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ 
quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và 
trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, 
trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là 
sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của 
cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: “Nghe xao động nắng trưa”; 
sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: “Nghe bàn chân đỡ mỏi”; và cuối cùng là sự 
thấm sâu trong tâm hồn: “Nghe gọi về tuổi thơ”. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn 
dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn 
người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến 
từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh 
vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn 
miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. 
Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện 
ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn 
lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi 
lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ 
niệm: 
Tiếng gà trưa 
Ổ rơm hồng những trứng 
Này con gà mái mơ 
Khắp mình hoa đốm trắng 
Này con gà mái vàng 
Lông óng như màu nắng 
 14 
Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm 
xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là 
niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi 
chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự 
nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm 
tháng tuổi thơ của người cháu. Có giọng bà vang vọng: 
Tiếng gà trưa 
Có tiếng bà vẫn mắng 
- Gà đẻ mà mày nhìn 
Rồi sau này lang mặt! 
Cháu về lấy gương soi 
Lòng dại thơ lo lắng 
Có bóng dáng thân thuộc của bà: 
Tiếng gà trưa 
Tay bà khum soi trứng 
Dành từng quả chắt chiu 
Cho con gà mái ấp 
Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại 
trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum 
khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một 
tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà: 
Cứ hàng năm hàng năm 
Khi gió mùa đông đến 
Bà lo đàn gà toi 
Mong trời đừng sương muối 
Để cuối năm bán gà 
Cháu được quần áo mới" 
 15 
Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại 
của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi 
và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là 
món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng 
liêng vô cùng. 
"Ôi cái quần chéo go 
Ống rộng dài quét đất 
Cái áo cánh trúc bâu 
Đi qua nghe sột soạt" 
Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm 
vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng 
rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân 
thương. 
Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối 
nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu: 
"Tiếng gà trưa 
Mang bao nhiêu hạnh phúc 
Đêm cháu về nằm mơ 
Giấc ngủ hồng sắc trứng" 
Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, 
hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà đã đi sâu vào tâm thức 
và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động 
lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. Khổ cuối, 
mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu 
sắc ấy: 
"Cháu chiến đấu hô

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_hoc_sinh_lop_7_viet_bai_van_bieu_cam_tac_pham_van.pdf