SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu

Các giải pháp, biện pháp trên đã tạo cho học sinh lớp 1 có mối quan hệ thân thiện tự nguyện mỗi khi đến thư viện và hòa đồng cùng các anh chị lớp trên không còn rụt rè e thẹn hay sợ sệt như những ngày đầu mới vào .

Bản thân đã phối kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh tạo sự hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, các em lớp lớn hướng dẫn dặn dò các em lớp 1 khi đọc sách song phải đặt đúng nơi quy định không được mang sách về nhà, giữ gìn, bảo về tài sản chung của của thư viện cũng như nhà trường.

 Bởi vậy các mối quan hệ giữa cán bộ thư viện, học sinh, giáo viên luôn có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau không thể thiếu một trong các yếu tố đó. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thi không thể trở thành thư viện .

 

doc 12 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2643Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu học Phan Bội Châu .
I. 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
a) Mục tiêu
Đề tài : “Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường tiểu học Phan Bội Châu”. Được hình thành trên cơ sở thực tiễn nói trên, nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, nâng cao kiến thức cho học sinh.
	- Giúp cho học sinh có thói quen thích đọc sách, Ham mê tự nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để phục vụ việc học tập.
 - Nguồn tài liệu của thư viện được luân chuyển thường xuyên và liên tục phát huy tối đa tác dụng của tài liệu. Đồng thời bạn đọc sẽ biết và quý trọng sách báo hơn.
	b) Nhiệm vụ
	- Tôi thường xuyên quan sát, mô tả phân tích, đánh giá thực trạng tình hình của nhóm học sinh khối lớp 1 nhằm nắm bắt được tình hình thực tế của các em và đồng thời kịp thời đưa ra những biện pháp khả thi và phù hợp để thu hút học sinh lớp 1 đến với thư viện một cách tự tin không bỡ ngỡ, rụt rè và sợ sệt.
I. 3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1 Trường tiểu học Phan Bội Châu, năm học 2014 - 2015
I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Đưa ra một số giải pháp, hình thức gần gũi giúp học sinh lớp 1 làm quen với thư viện của trường tiểu học Phan Bội Châu.
I. 5. Phương pháp nghiên cứu.
	- Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những biện pháp chủ yếu sau :
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tế học sinh lớp 1.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát đối tượng bạn đọc trong nhà trường.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lý luận 
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác hoạt động thư viện của nhà trường .
	Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về qui chế tổ chức và hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện ”.
Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2014 -2015. Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và vạch ra kế hoạch “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” để các em tự tin và hòa nhập cùng với các anh chị lớp trước thường xuyên và tự tin khi đến với các hoạt động thư viện.
II.2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu 
a) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh toàn trường đồng tâm chung tay góp sức ủng hộ.
	Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ Cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.
- Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến Thư viện mượn sách, báo, tài liệu tham khảo.
- Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng .
- Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng.
* Khó khăn 
- Cơ sở vật chất còn thiếu, bàn ghế phòng đọc chưa đúng quy cách.
- Bạn đọc là học sinh học 2 buổi / ngày nên thời gian đọc sách quá ít, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn việc đi lại không thuận tiện.
	- Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó khăn trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách .
b) Thành công, hạn chế
* Thành công
Thư viện nhà trường đã nhiều năm liền liên tục được công nhận danh hiệu thư viện tiên tiến cho đến nay.
Thư viện mở cửa hoạt động thường xuyên các ngày trong tuần nên số lượng bạn đọc đến mượn sách, đọc sách ngày càng nhiều hơn, lượng sách luân chuyển trong ngày nhiều hơn.
* Hạn chế
	- Số học sinh lớp 1 các em còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn khi đến thư viện và cũng chưa thực sự hiểu rõ thư viện là gì, và vào thư viện không biết mượn sách gì? Vì các em chưa biết đọc.
	- Giờ ra chơi các em có nhu cầu đọc sách nhiều song phòng đọc chỉ phục vụ được 1 lớp / buổi
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh
- Cơ sở vật chất thư viện tương đối tốt, có phòng đọc, đầy đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh đọc sách.
- Vốn tài liệu, sách báo các loại đảm bảo phong phú đa dạng, 
- Cán bộ thư viện chuyên trách đã qua đào tạo, năng động nhiệt tình, yêu nghề và có trách nhiệm với công việc, ham học hỏi.
- Công tác thư viện được nhà trường quan tâm, động viên kịp thời.
* Mặt yếu
	- Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp vì tổng số học sinh của trường quá ít so với các trường trên địa bàn.
	- Vào đầu năm học các em học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp tiểu học, các em còn quá nhỏ các em chưa biết đọc và đồng thời cũng chưa ý thức được.
Tổ công tác Thư viện một số em chưa có kinh nghiệm cũng có phần khó khăn trong việc hướng dẫn các em lớp 1 tham gia hoạt động thư viện.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
- Là học sinh tiểu học các em còn tinh nghịch, hiếu động ham chơi 
- Một số học sinh chưa có thói quen và tự giác đến thư viện đọc sách.
	- Thời gian học trong lớp nhiều, thời gian ra chơi ngắn.
	- Mặt khác mặc dù trường TH Phan Bội Châu thuộc địa bàn Thị Trấn, nhưng thực sự người dân sống trên địa bàn thuộc hộ nghèo nhiều nên phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm đến việc học tập, đọc sách báo của con em mình.
e) Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra 
* Mặt mạnh, thành công:
	Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Hiện tại thư viện có 2 phòng đọc ( 01 của giáo viên có 20 chỗ ngồi ; 01 của học sinh có 35 chổ ngồi ) với diện tích mỗi phòng 48 m2. Vốn tài liệu thường xuyên được bổ sung sách, báo trong thư viện, tính đến ngày 31 tháng 01 năm 2015 tổng số sách các loại có trong thư viện là 5.685 bản, đáp ứng 100% nhu cầu cho giáo viên và học sinh.
* Mặt yếu, hạn chế:
	Học sinh chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, tinh nghịch, ham chơi, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách.
	Thời gian học 2 buổi/ngày, giờ ra chơi ngắn nên thời gian các em đến thư viện rất ít không đủ thời gian để đọc .
Thực tế như chúng ta đã biết vì là trường tiểu học các em học sinh còn nhỏ, rất hiếu động ham chơi hơn học. Mà đặc biệt lại là học sinh lớp 1 các em thật sự bỡ ngỡ khi đang học ở trường mẫu giáo chỉ quen chơi các trò chơi, rồi ăn, ngủ. Bước vào lớp một các em phải thích nghi với một môi trường học tập hoàn toàn mới. Không được chơi tự do mà phải học theo môn, theo tiết  và đặc biệt đến giờ ra chơi các anh chị lớp lớn được vào thư viện đọc sách, báo các em rất lấy làm lạ và nhìn với ánh mát ngây thơ rất tò mò mà không hiểu gì vì các em chưa biết đọc.
* Quan sát các em học sinh lớp 1 song tôi đã làm công tác phỏng vấn một số em học sinh lớp 1. Tôi hỏi các em có biết các anh chị đang làm gì trong phòng cô không ? một số em nói đang đọc sách, một số em nói đang xem truyện, một số em nói đang học, một số em nói không biết rồi bỏ chạy, nhìn các em thật ngây ngô và đáng yêu 
Vì những thực trạng trên mà năm học 2014 – 2015 tôi đã thiết nghĩ phải có giải pháp để tháo gỡ thắc mắc sự ngây ngô đó trong các em học sinh lớp một đó là “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” để các em cùng hòa nhập với các anh chị trong trường và hiểu ý nghĩa của thư viện nhằm nâng cao phong trào đọc sách trong toàn trường .
II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
 Vào đầu tháng 9 tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường đề xuất kế hoạch “Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” dựa trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, lấy ý kiến chỉ đạo từ ban giám hiệu, sự phối kết hợp với các đoàn thể giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong nhà trường.
 Để giúp các em lớp một làm quen với thư viện ngay từ những buổi đầu tôi đã áp dụng các biện pháp sau đây:
	- Mang truyện xuống lớp đọc cho các em nghe ( giờ ra chơi)
	- Cho các em tham quan thư viện (Giới thiệu thư viện)
	- Giới thiệu nội quy và quy và quy định của thư viện
	- Giới thiệu các anh chị tổ cộng tác viên thư viện
	- Giới thiệu sách phù hợp với lứa tuổi các em
	- Hướng dẫn các em sử dụng thư viện, lịch đọc của các em 	
- Giới thiệu các hoạt động của thư viện
b) Nội dung và cách thức thực hiện 
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp 1A và 1B cùng thực hiện.
* Bước 1: Mang truyện xuống lớp đọc cho các em nghe ( giờ ra chơi)
	Vào khoảng đầu năm học tháng 9 tôi xuống lớp 1 làm quen với các em, giới thiệu tên mình và chọn những cuốn sách như truyện cổ tích, truyện tranh hình ảnh nhiều sinh động, chữ ít tôi mang xuống lớp đọc cho các em nghe một vài mẩu chuyện ngắn dễ hiểu, dễ nhớ để các em cảm thấy hứng thú, rồi dần dần tôi làm quen và giới thiệu cho các em biết công việc của mình làm và chỉ phòng thư viện cho các em biết và hình dung được công việc của thư viện là gì và làm những việc gì. Và cho các em lịch cụ thể để cho các em vào thư viện tham quan.
* Bước 2: Cho các em tham quan thư viện (Giới thiệu thư viện)
	Trong buổi gặp gỡ tại phòng thư viện tôi hướng dẫn và chỉ rõ cho các em biết từng loại tủ sách cụ thể và từng loại mảng sách như tủ sách giáo viên dành cho giáo viên, tủ sách giáo khoa dùng cho cả học sinh và giáo viên, tủ sách tham khảo cũng dùng cho giáo viên và đồng thời cả học sinh khi cần tra cứu và ôn luyện thi học sinh giỏi, tủ sách trưng bày để giới thiệu những cuốn sách mới bổ sung để bạn đọc biết để mượn, tủ báo, tạp chí dùng cho các thầy cô đọc hàng ngày, tiếp đó tôi giới thiệu tủ sách thiếu nhi là sách dành cho học sinh như các em được tha hồ lựa chọn, và tôi lấy ra một số sách truyện tranh, báo măng non hình ảnh nhiều bắt mắt gây sự chú ý tìm tòi, giới thiệu cho các em và cho các em được cầm xem. Sau cùng tôi tôi hướng dẫn cho các em sắp xếp ngồi vào bàn đọc và xem tranh các em rất vui mừng và hứng thú.
* Bước 3: Giới thiệu nội quy và quy và quy định của thư viện
	Tiếp theo tôi giới thiệu cho các em biết một số nội quy, quy định đơn giản phù hợp để các em dễ hiểu.
Như: Các em vào thư viện phải đúng lịch của lớp mình, khi ngồi đọc hoặc xem tranh phải giữ gìn trật tự, không được chạy nhảy lộn xộn, giữ gìn vệ sinh chung, không được tranh dành sách của bạn, nếu làm rách sách sẽ phải bồi thường nếu có đồ dùng cặp sách cá nhân phải để đúng nơi quy định, khi xem xong phải xếp sách ngay ngắn vào đúng vị trí 
* Bước 4: Giới thiệu các anh chị tổ cộng tác viên thư viện
	Khi đã giới thiệu cho các em biết về thư viện, nội quy thư viện, kế tiếp tôi giới thiệu cho các em biết các anh chị thành viên trong tổ cộng tác viên thư viện chuyên giúp việc cho cán bộ thư viện trong giờ ra chơi, phục vụ hướng dẫn, tìm tài liệu, lấy tài liệu giúp bạn đọc, đồng thời theo dõi mọi hoạt động của bạn đọc trong thư viện. (Giới thiệu tên từng anh chị một và đang học ở lớp nào trong trường ) để các em biết khi có gì khó khăn thì nhờ anh chị gúp đỡ.
* Bước 5: Giới thiệu sách phù hợp với lứa tuổi các em
	Đối với các em học sinh lớp một vào đầu năm học thì các em mới học thuộc các chữ cái, dấu và chữ số, cách viết chưa biết đọc nên tôi phải chọn lọc những sách truyện tranh cổ tích, thần thoại, báo măng non, những sách có hình ảnh nhiều minh họa nội dung câu chuyện, chữ ít và to để các em xem tranh và tưởng tượng ra mẩu chuyện đó nội dung nói về cái gì. Để khơi dậy sự tìm tòi khám phá trong các em, thu hút sự chú ý của các em mỗi lần đến với thư viện và thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của thư viện có tác dụng như thế nào đối với các em.
* Bước 6: Hướng dẫn các em sử dụng thư viện và lịch đọc của các em
	Vì các em là học sinh lớp một còn quá nhỏ chưa ý thức giữ gìn bảo quản sách vui thì xem, mải chơi thì vất sách đi, nên tôi chỉ hướng dẫn và phục vụ cho các em mượn và đọc tại chỗ. Vì mới đầu năm học các em chưa biết đọc nên tôi hướng dẫn cho các em khi vào thư viện phải ngồi nghiêm túc không được quậy phá, sau đó tôi lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi của các em để trên bàn cho các em tự do lựa chọn sách cho mình. Quán triệt các em khi nào xem song sách thì để lại vị trí ban đầu rồi tìm sách khác không được tranh giành sách với bạn, xem song hết giờ phải sắp xếp gọn gàng ngăn nắp sách và ghế ngồi mới ra về.
	Thông báo lịch đọc của thư viện cho các em biết, tôi giải thích rõ cho các em hiểu vì trường có 10 lớp mà thư viện chỉ có chỗ ngồi cho 30 em trong buổi ra chơi nên các em chỉ được đến thư viện 1 lần/ tuần, vì thế nên các em phải lên đúng lịch mà thư viện đã quy định, còn lại cô giáo chủ nhiệm sẽ mượn sách mang xuống lớp cho các em đọc các ngày không có lịch đọc.
* Bước 7: Giới thiệu các hoạt động của thư viện
	Khâu cuối cùng tôi giới thiệu cho các em biết các hoạt động của thư viện như: Cho các em xem một số hình ảnh ghi lại các hoạt động của thư viện.
	Thư viện sẽ định kỳ tuyên truyền giới thiệu sách chủ điểm vào các ngày lễ lớn sau các buổi chào cờ, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tổ chức thi kể chuyện theo sách ở thư viện, tổ chức ngày hội sách, tổ chức quyên góp sách ủng hộ thư viện 	
	Trên đây là các bước thư viện thực hiện “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường TH Phan Bội Châu ”. Đến nay các em đã mạnh dạn, tự tin không bỡ ngỡ khi bước vào thư viện.	
c) Điều kiện để thực hiện biện pháp, giải pháp 
	Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ cộng tác viên thư viện đã cùng nhau thực hiện thành công “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường tiểu học Phan Bội Châu ”
	- Giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh lớp mình, nhắc nhở các em thực hiện .
	- Cán bộ thư viện trực tiếp hướng dẫn các em các bước .
	- Tổ cộng tác viên thư viện hỗ trợ cùng CBTV để hướng dẫn và giới thiệu .
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các giải pháp, biện pháp trên đã tạo cho học sinh lớp 1 có mối quan hệ thân thiện tự nguyện mỗi khi đến thư viện và hòa đồng cùng các anh chị lớp trên không còn rụt rè e thẹn hay sợ sệt như những ngày đầu mới vào .
Bản thân đã phối kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh tạo sự hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, các em lớp lớn hướng dẫn dặn dò các em lớp 1 khi đọc sách song phải đặt đúng nơi quy định không được mang sách về nhà, giữ gìn, bảo về tài sản chung của của thư viện cũng như nhà trường.
	Bởi vậy các mối quan hệ giữa cán bộ thư viện, học sinh, giáo viên luôn có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau không thể thiếu một trong các yếu tố đó. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thi không thể trở thành thư viện .
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
* Kết quả khảo nghiệm:
- Bằng những biện pháp khả thi đã nêu trên giúp cho học sinh lớp 1 làm quen với thư viện, để từ đó các em biết cách và tự tin mỗi khi vào thư viện để mượn sách, báo tự phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của mình. Những năm học trước đây chỉ có học sinh từ khối 2 đến khối 5 đến thư viện đọc sách, báo năm học 2014 – 2015 cả học sinh lớp 1 cũng đến thư viện để xem sách, báo ...
Nhờ đó qua kết quả thống kê cho thấy thời gian gần đây phong trào đọc sách ở thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu đã được nâng lên rõ rệt.	
* Giá trị khoa học: 
	- Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.
	- Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên nhắc nhở như trước.
	- Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên các em đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so với các năm trước.
II.4 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN
NĂM HỌC
TỔNG SỐ HỌC SINH
THAM GIA
CHIẾM TỶ LỆ
2013 - 2014
239 Em
177 Em
70%
2014 – 2015
244 Em
220 Em
90 - 100%
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua thực hiện giải pháp “ Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện tại trường tiểu học Phan Bội Châu”. Đến nay thư viện nhà trường đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi .
Năm học 2014 – 2015 giải pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 1 làm quen với thư viện ” của trường đã đi vào hoạt động thường xuyên và có hiệu quả cao trong toàn trường .
Toàn trường đoàn kết thân thiện. Học sinh đến trường tham gia các hoạt động của Thư viện với niềm vui thật sự.
Thu hút được các em tới đọc sách với tinh thần tự giác. Tạo cho các em hứng thú trong hoạt động Thư viện. Rèn luyện cho các em kỹ năng đọc và giao tiếp với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong nhà trường.
HÌNH ẢNH CBTV MANG TRUYỆN XUỐNG LỚP 1 ĐỌC CHO CÁC EM 
TRONG GIỜ RA CHƠI
III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận 
Những biện pháp mà Thư viện trường Tiểu học Phan Bội Châu thực hiện có lẽ chưa phải là những sáng kiến mới lạ đối với các Thư viện khác, đặc biệt là đối với những Thư viện trường tiểu học tôi thiết nghĩ với cách làm này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 của các trường tiểu học, nhằm tạo cho các em có thói quen đến thư viện, biết cách tìm sách, chọn sách theo nhu cầu cho mình , đồng thời thấy được giá trị của sách, biết quý trọng sách báo và bảo quản gìn giữ sách tốt hơn. Những kết quả đã đạt được chưa phải là cao nhưng đã đưa hoạt động Thư viện dần đi vào nề nếp và thành thói quen. Tôi sẽ không ngừng học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm của Thư viện bạn, vận dụng những sáng tạo trong công tác của mình, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra là: Thư viện là trung tâm văn hóa giáo dục trong nhà trường là nơi cung cấp được nhiều kiến thức căn bản, bổ ích và thú vị cho giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự học tự, nghiên cứu, tạo hứng thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri thức và nhân cách. Điều mà tôi luôn mong muốn đó là “Thư viện thực sự trở thành người bạn thân thiết của giáo viên và học sinh trong nhà trường ”.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ công tác thư viện và sự đóng góp ý kiến quý giá của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm trong nhà trường đã giúp tôi hoàn thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.
III.2/ Kiến nghị
* Đối với cấp trên 
- Vào đầu năm học nên mở các lớp tập huấn cho cán bộ thư viện trong huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và thống nhất một số mẫu sổ sách của thư viện .
- Nếu luân chuyển nhân viên Thư viện nên luân chuyển trong khoảng thời gian đầu tháng 6. Để chị em tiếp cận được tài liệu bàn giao có thực, hoàn thiện cập nhật hồ sơ sổ sách trong dịp hè để tiện theo dõi và quản lý. 
* Đối với giáo viên 
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BINH.doc