Như nội dung tôi đã trình bày ở trên học sinh lớp 4 thường rất hay nhầm lẫn giữa các dạng toán
a. Nhầm lẫn giữa 2 dạng toán:
- Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
Vì vậy khi dạy xong dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó giáo viên cần phải có những tiết luyện tập tổng hợp cả 2 dạng toán này ( thường thực hiện vào buổi học thứ 2) để học sinh phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn khi giải.
Ví dụ 1 : Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 250 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?.
Ví dụ 2: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 250 cây. Số cây lớp 4A trồng bằng số cây lớp 4B. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
- Tôi viết cả 2 đề toán lên bảng và nêu một số câu hỏi:
+ Các bài toán trên thuộc các dạng toán gì ? ( Ví dụ 1 : tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó,Ví dụ 2 : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.)
nh của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy thay, giáo viên dạy bộ môn. * Khó khăn Một số em chưa xác định đúng dạng toán, chưa nắm chính xác cách giải từng dạng toán. Khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán, khó nhận thức được bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái cần tìm với cái đã cho nhất là không nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan hệ lôgíc giữa dữ kiện và ẩn số. Một số học sinh nắm bắt kiến thức còn chậm Các em chưa được tự tin khi học các dạng toán có lời văn Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. b) Thành công, hạn chế Học sinh tự tin, yêu thích môn học hơn, các em đã nắm được cách giải các dạng toán, chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế khi giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó cụ thể: Giáo viên chưa được tự tin trong việc vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Các em thường xử lý các điều kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa ra trong bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự việc. Nếu đảo ngược các sự việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì một số em còn lúng túng. c) Mặt mạnh, mặt yếu Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của con cái, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con cái học tập, nhắc nhở, kèm cặp các em học tập ở nhà. Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học, tự tin trong học tập. Bên cạnh đó do khả năng nhận thức của học sinh còn hạn chế nên sự tiến bộ trong học tập của một số em đạt hiệu quả chưa cao. d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu cũng như giáo viên dạy các bộ môn. Giáo viên có tinh thần, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Quan tâm đến học sinh, kịp thời giúp đỡ các em khi có khó khăn về tinh thần cũng như trong học tập để các em tự tin hơn. Tạo mối quan hệ tương trợ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội để có biện pháp giáo dục tốt. Tạo tình cảm gắn bó giữa học sinh với học sinh, giữa thầy và trò để các em yêu trường, yêu lớp hơn. Tạo sân chơi gây sự hứng thú, yêu thích học tập cho các em. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trong quá trình dạy học nói chung, dạy môn Toán nói riêng tôi thấy có được những ưu điểm như: Ban giám hiệu nhà trường có năng lực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong công tác chuyên môn, cũng như những công việc khác đối với mọi người trong đơn vị nói chung, bản thân tôi nói riêng. Bản thân có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao năng lực chuyên môn. Có kế hoạch dạy học cụ thể, thường xuyên sử dụng và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Kiên trì, nhiệt tình dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến chốn qua từng tiết học. Nhiều năm dạy khối 4 nên nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh hơn. Về phía học sinh tin tưởng, yêu quý giáo viên. Nhìn chung các em ngoan có ý thức học tập. Đa số các gia đình quan tâm, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em học tập. Bên cạnh đó trong quá trình dạy môn Toán ở lớp 4, đặc biệt là dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tổng ( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. Học sinh còn lúng túng, nhầm lẫn khi phân biệt bài toán thuộc các dạng. Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi và qua trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đều thấy: Học sinh thường gặp khó khăn khi học một số dạng toán cơ bản như: - Giải toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”; - Giải toán về “Tìm 2 số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đó”; Nguyên nhân chủ yếu là do tư duy của học sinh Tiểu học nói chung và tư duy của học sinh lớp 4 nói riêng còn hạn chế nên việc đọc kĩ đầu bài với các em còn chưa có, nắm cái đã cho, cái cần tìm còn lơ mơ. Khi đọc bài toán các em cảm thấy nó cứ giống với những bài nào đó đã làm rồi nhưng thực tế bản chất của nó khác nhau vì các em thường bị nhầm lẫn, ngộ nhận hoặc bị lôi cuốn vào các yếu tố không tường minh. Từ thực tiễn giảng dạy, tôi thiết nghĩ chất lượng giải toán có lời văn được nâng cao nếu có những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, khắc phục những tồn tại và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm tôi suy nghĩ mình cần phải làm gì để giúp học sinh nâng cao chất lượng về giải toán có lời văn, giảm tỉ lệ học sinh yếu môn Toán ở mức thấp nhất. Đó cũng là trách nhiệm mà ngành Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường giao cho. Trong những năm gần đây tôi đã thực hiện một số biện pháp, phương pháp giảng dạy cho học sinh cách giải bài toán có lời văn sau và thấy thật sự có hiệu quả. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Qua thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 còn hạn chế. Để giúp học sinh học tốt các dạng toán có lời văn ở lớp 4 nói chung và dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu; Tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó tôi xin đưa ra những giải pháp, biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh như sau. 1. Một số đặc điểm của dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 Cũng như ở các lớp trước, nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 được xây dựng theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán (phân tích đề toán, tìm cách giải quyết vấn đề và trình bày bài giải): giúp học sinh khả năng diễn đạt (nói và viết) khi muốn nêu “tình huống” trong bài toán. Trình bày được “cách giải” bài toán, biết viết “câu lời giải” và “phép tính giải” Các bài toán có lời văn trong toán 4 có xu hướng giảm tính phức tạp và “độ khó” quá mức với học sinh đồng thời hạn chế các bài toán mang tính “đánh đố” học sinh hoặc có cách giải áp đặt, phải cần đến “mẹo” mới giải được. - Nội dung các bài toán có lời văn trong Toán 4 rất phong phú, cập nhật với thực tiễn và có hình thức thể hiện đa dạng hơn, hấp dẫn học sinh, chẳng hạn: + Có dạng bài toán phản ánh một số mối quan hệ số học như: “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”, “tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”. Khi giải các bài toán này, học sinh thường được thực hiện theo các bước rõ ràng (có thể thực hiện cách giải với sự trợ giúp của sơ đồ, theo quy tắc dưới dạng công thức) Đối với dạng toán “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” khi giải không yêu cầu học sinh phải vẽ sơ đồ mà chỉ cần xác định đúng dữ kiện trong bài ( đâu là tổng và đâu là hiệu, cần tìm cái gì?) rồi dựa vào quy tắc dưới dạng công thức để giải ( Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2; Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2 ). Đối với dạng “tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”. Khi giải dạng toán này bước đầu tiên là phải vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ để thực hiện giải bài toán. Khi giải bài toán thuộc các dạng nêu trên cần có cách giải linh hoạt, không áp đặt, để học sinh tự lựa chọn cách giải, câu trả lời, phép tính phù hợp (không nhất thiết lúc nào cũng phải theo trình tự như giải toán có lời văn thông thường). 2. Phân loại đối tượng học sinh. Muốn dạy thành công môn Toán nói chung và dạng toán có lời văn nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng nhận thức của từng học sinh trong lớp để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong cùng một lớp học, thường có 4 đối tượng học sinh là Học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu. Cả 4 đối tượng cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu cần đạt theo mục tiêu của bài học và chuẩn kiến thức kỹ năng. Vấn đề đặt ra là dạy thế nào để cho học sinh khá giỏi có khả năng phát triển, học sinh trung bình đạt được yêu cầu tối thiểu một cách vững chắc và có thể vươn lên, học sinh yếu từng bước vươn lên đạt yêu cầu. Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 4A do tôi chủ nhịêm ngay từ đầu năm học. 3. Thực hiện nghiêm túc các quy trình giải toán có văn. Chúng ta đều đã biết hoạt động giải toán có lời văn thường được tiến hành theo 4 bước là : Bước 1 : Tìm hiểu kỹ đầu bài Bước 2 : Lập kế hoạch giải toán. Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải . Qua nghiên cứu thực để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn đạt hiệu quả ta cần phải tuân thủ quy trình giải toán có lời văn đặc biệt là ở bước 1 và bước 2 Bước 1 có vị trí vô cùng quan trọng, có thể ví như "chiếc chìa khoá" để mở ra cách giải, bởi lẽ có làm tốt bước này thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Việc tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc bài toán (Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hay bằng dạng sơ đồ, tóm tắt). Học sinh cần phải đọc kỹ, hiểu rõ đề toán cho biết gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì ?. Khi đọc bài toán phải hiểu thật kỹ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn “bán đi” , “thưởng cho”, “ bay đi”.Nếu trong bài toán nào có thuật ngữ học sinh chưa rõ thì giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Chằng hạn từ “tiết kiệm”, “năng suất”, “sản lượng”sau đó cho học sinh “ thuật lại” vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn bài toán. Phải tóm tắt được bài toán. Vì vậy khi dạy bước 1 giải toán có lời văn người giáo viên phải thực hiện các công việc sau : - Việc 1: Đọc kỹ đầu bài : trước hết muốn hiểu đầu bài học sinh cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, nắm được ý nghĩa và nội dung của bài. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tóm tắt lại nội dung của bài toán (không cần thuộc lòng). - Việc 2 : Xác định yếu tố cơ bản của bài toán + Dữ kiện : Là cái đã cho, đã biết trong bài , thường được biểu diễn bằng danh số . + Ẩn số : là cái chưa biết cần tìm (là các câu hỏi của bài toán) + Điều kiện : Là quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số . Ví dụ : Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ? (Sách giáo khoa toán 4 – trang 48) Dữ kiện : Tuổi chị và tuổi em cộng lại là : 36 Ẩn số : Chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ? Điều kiện : Em kém chị 8 tuổi. - Việc 3 : Tóm tắt bài toán - Tóm tắt bài toán phải đạt các yêu cầu sau : + Ngắn gọn, đầy đủ + Thể hiện được mối quan hệ logic giữa dữ kiện , ẩn số và điều kiện . + Gợi ý được cách giải ? tuổi Ví dụ : Cách tóm tắt bài toán trên Tuổi chị 8 tuổi tuổi 36 tuổi Tuổi em ? tuổi Bước 2 : Lập kế hoạch giải toán Đây là bước phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi( ẩn số)của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính phù hợp. Đây là bước quan trọng quyết định hướng giải bài toán, nếu thực hiện không tốt thì học sinh sẽ bị “lạc lối”. Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học. Ví dụ : Để lập kế hoạch giải bài toán trên tôi dùng hệ thống câu hỏi như sau: Cách 1: Tìm số bé ( tuổi em) trước. + Yêu cầu học sinh quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách giải bài toán - Tuổi chị và tuổi em cộng lại được bao nhiêu? ( 36 tuổi ) - 36 được gọi là gì? ( Tổng ) - Chị hơn em bao nhiêu tuổi? ( 8 tuổi ) - 8 được gọi là gì? ( Hiệu ) - Tính tuổi em giống cách tính số nào trong dạng toán? ( Số bé ) - Muốn biết em bao nhiêu tuổi ta phải tìm gì? ( Tìm hai lần tuổi của em ) - Đã biết hai lần tuổi em muốn tìm tuổi em ta làm thế nào? * Lưu ý: Ta có thể làm gộp bước tính hai lần tuổi em và tuổi em - Tính tuổi chị giống cách tính số nào trong dạng toán? ( Số lớn) - Đã biết tuổi em muốn tìm tuổi chị ta làm thế nào? Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải Dựa vào kế hoạch giải ở trên, cho học sinh thực hiện giải bài toán Ví dụ: Tuổi của em là: ( 36 – 8 ) : 2 = 14 ( Tuổi ) Tuổi của chị là: 14 + 8 = 22 (Tuổi ) Đáp số: Em: 14 tuổi Chị: 22 tuổi Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải - Cho học sinh tự so sánh bài của mình với bài của bạn để nhận xét về cách giải và cách ghi lời giải của mình và của bạn. Tự nêu ra lỗi sai, sửa sai bài của mình và bài của bạn nếu có. Nêu cách giải, cách viết lời giải khác. Giáo viên theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng, nhận xét tuyên dương các em. 4. Tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh khi học giải toán có lời văn. Như chúng ta đã biết trực quan đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết không những hỗ trợ việc nắm kiến thức mà nó còn tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh. Vì vậy khi giải toán có lời văn tôi luôn cố gắng cho học sinh sử dụng đồ dùng học tập để lĩnh hội kiến thức một cách bản chất hơn. Ngoài ra còn tổ chức các hình thức học tập sinh động như: Trò chơi, sưu tầm những bài toán vui, những bài toán gần gũi với cuộc sống, đọc cho các em nghe, giải thích cho các em cách giải Luôn khuyến khích các em tự sưu tầm đề toán hoặc tự đặt đề toán cho cả lớp giải hoặc tham khảo. Điều quan trọng nhất là khi học sinh chưa lĩnh hội được kiến thức để làm bài ta không nóng vội, gây áp lực cho các em mà phải hướng dẫn từ từ từng bước. Luôn tạo không khí học tập thoải mái cho các em như vậy các em mới tự tin, hứng thú trong học tập, dễ dàng nắm bắt kiến thức tốt hơn. 5. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học giải toán nói riêng. Muốn cho các em học tập môn Toán đạt hiệu quả cao đặc biệt là toán có lời văn ở lớp 4, đòi hỏi người giáo viên phải tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú học toán. Vì vậy cần phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự giác cho học sinh, tính hiệu quả của từng bài học, từng đơn vị kiến thức tránh nhàm chán. Tuy nhiên tuỳ vào đối tượng học sinh vào nội dung bài toán để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học. Với những bài đơn giản ở mức độ nhận biết để học sinh làm bài cá nhân. Với những bài khó hơn ở mức thông hiểu hay vận dụng thì tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nắm được dự kiện bài toán, cùng đưa ra cách giải, cách trình bày bài giải. Trong một lớp học không thể tránh khỏi tình trạng các đối tượng học sinh khác nhau về trình độ nhận thức. Vì vậy khi dạy chúng ta phải dạy theo đối tượng học sinh, ngoài biện pháp giúp đỡ học sinh yếu thì cần có biện pháp để giúp học sinh khá giỏi được học nâng cao hơn. Trong các tiết dạy học trên lớp, sau khi học sinh khá giỏi hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tăng mức độ khó của các bài tập bằng cách: giữ nguyên dữ kiện nhưng tăng yêu cầu ( có thể giải bằng nhiều cách, hỏi thêm một số câu hỏi khó). Giáo viên cũng có thể đưa thêm các bài tập nâng cao khác có liên quan đến toán điển hình cụ thể: Dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; dạng toán Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. Khi dạy học tuy thuộc trình độ học sinh, giáo viên có thể tăng hoặc giảm số lượng bài toán nâng cao cũng như mức độ nâng cao của từng dạng toán. Song để hướng dẫn được học sinh giải bài toán thì giái viên phải có bài giải mẫu, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp. Bên cạnh đó giáo viên cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả, tạo không khí lớp học thoải mái. Việc kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học rất quan trọng. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để giúp học sinh tìm ra cách giải của bài toán, giáo viên không làm thay, áp đặt học sinh Mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp dạy học toán nói riêng là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác học tập để lĩnh hội kiến thức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân. 6. Giúp học sinh nắm chắc dạng toán. Như nội dung tôi đã trình bày ở trên học sinh lớp 4 thường rất hay nhầm lẫn giữa các dạng toán a. Nhầm lẫn giữa 2 dạng toán: - Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. - Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. Vì vậy khi dạy xong dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó giáo viên cần phải có những tiết luyện tập tổng hợp cả 2 dạng toán này ( thường thực hiện vào buổi học thứ 2) để học sinh phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn khi giải. Ví dụ 1 : Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 250 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?. 2 3 Ví dụ 2: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 250 cây. Số cây lớp 4A trồng bằng số cây lớp 4B. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? - Tôi viết cả 2 đề toán lên bảng và nêu một số câu hỏi: + Các bài toán trên thuộc các dạng toán gì ? ( Ví dụ 1 : tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó,Ví dụ 2 : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.) + Dạng toán ở ví dụ 1 và ví dụ 2 có điểm gì giống và khác nhau ? ( Giống nhau đều cho biết tổng, khác nhau dạng toán ở ví dụ 1 cho biết hiệu, dạng toán ở ví dụ 2 cho biết tỉ số) + Nêu quy trình giải của 2 dạng toán ở ví dụ 1 và ví dụ 2. b. Nhầm lẫn giữa 2 dạng toán: - Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. Khi dạy xong 2 dạng toán tôi cũng cho học sinh luyện tập tổng hợp cả 2 dạng toán này ( thường thực hiện vào buổi học thứ 2) để học sinh phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn khi giải. 2 3 Ví dụ 1: Lớp 4A và lớp 4B trồng được 250 cây. Số cây lớp 4A trồng bằng số cây lớp 4B. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? 2 3 Ví dụ 2 : Lớp 4A và 4B cùng trồng cây nhân dịp đầu xuân, số cây lớp 4B trồng được nhiều hơn số cây lớp 4A là 100 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây. Biết rằng số cây lớp 4A trồng được bằng số cây lớp 4B. - Tôi cũng viết cả 2 đề toán thuộc 2 dạng lên bảng và nêu một số câu hỏi: - Các bài toán trên thuộc các dạng toán gì ? (Ví dụ 1 : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó, ví dụ 2: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó). + Dạng toán ở ví dụ 1 và ví dụ 2 có điểm gì giống và khác nhau ? ( Giống nhau đều cho biết tỉ số, khác nhau dạng toán ở ví dụ 1 cho biết tổng của 2 số , dạng toán ở ví dụ 2 cho biết hiệu của 2 số). + Nêu quy trình giải của 2 dạng toán ở ví dụ 1 và ví dụ 2. + Quy trình giải dạng toán ở ví dụ 1 và dạng toán ở ví dụ 2 có gì giống và khác nhau. Sau đó trong các tiết ôn tập vào các buổi chiều tôi thường kết hợp các dạng toán khác nhau để học sinh nhớ lâu và không bị nhầm lẫn. 7. Giáo viên cần khắc phục cho học sinh một số nhầm lẫn khi thực hiện giải toán có lời văn. Khi học giải toán có lời văn ở lớp 4 học sinh thường mắc một số sai lầm như: a. Bài toán có chứa các từ " ít hơn" hay từ " nhiều hơn" học sinh thường nhầm lẫn, ngộ nhận bởi vì các từ này thường gợi ra phép tính cụ thể như :" ít hơn " hoặc " nhiều hơn " gợi ra phép tính cộng hoặc trừ tương ứng .Do không đọc kỹ đầu bài nên một số học sinh đã nhầm lẫn, ngộ nhận khi gặp phải các từ đó dẫn đến việc chọn sai phép tính và kết quả sai Ví dụ: Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? (SGK toán 4 – trang 47). Do đầu bài có chứa từ " ít hơn " nó gợi cho học sinh làm phép tính trừ. Do nhầm lẫn, ngộ nhận bởi từ " ít hơn" đó nên một số học sinh xác định sai và giải sai bài toán. ( Học sinh bị nhầm khi tính số cây lớp 4B bằng cách lấy 600 trừ đi 50 ) - Biện pháp khắc phục khó khăn trên . + Yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, diễn tả đầu bài theo ý kiến của mình . + Cần hướng dẫn học sinh xử lý và phát hiện các dữ kiện và điều kiện của bài toán từ đó thấy được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm . + Hiểu đúng các từ " ít hơn" " nhiều hơn" đó. + Lật đi lật lại vấn đề cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm (lớp 4A ít hơn lớp nào? 600 là số cây của mấy lớp, số cây lớp 4B biết chưa?). Từ đó gợi được cách giải đúng cho học sinh . b. Một số bài toán đầu bài có chứa các yếu tố không tường minh thì học sinh thường không phát hiện ra yếu tố không tường minh đó. Do vậy việc xác định nội dung yêu cầu của đầu bài không chính xác, không đủ dẫn đến giải sai . Ví dụ : Cả hai hộp có 32 gam chè . Nếu chuyển hộp thứ nhất sang hộp thứ hai 4 gam chè thì số gam chè đựng trong mỗi hộp sẽ bằng nhau . H
Tài liệu đính kèm: