Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Xu thế "Tích hợp" xuất hiện trong mọi lĩnh vực trong đó có bậc giáo dục.

Ở Tiểu học môn học thể hiện sự "tích hợp" sâu và rộng nhất là môn Tiếng Việt.

1.2. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển

ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viêt) để học tập và

giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; xuất phát từ nhiệm vụ cơ

bản của phân môn Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn

bản ở học sinh; xuất phát từ một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ

và câu là làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu

cho các em, ta thấy rằng hai phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn thể hiện rõ

nét tính "Tích hợp": dạy Luyện từ và câu để hỗ trợ Tập làm văn, dạy Tập làm

văn góp phần thực hành, vận dụng các tri thức và kĩ năng của Luyện từ và câu.

1.3. Thực tế, các bài tập "Mở rộng vốn từ" trong sách giáo khoa còn hạn

chế trong việc tích cực hóa vốn từ cho học sinh trong giờ Tập làm văn, đồng

thời các bài tập Tập làm văn cũng chưa khai thác hiệu quả vốn từ ở phân môn

Luyện từ và câu. Nó thể hiện rõ qua hệ thống các từ ngữ cung cấp cho học sinh

trong các tiết Mở rộng vốn từ với hệ thống các từ ngữ học sinh cần có trong các

tiết Tập làm văn kế tiếp; thể hiện trong mục tiêu của từng tiết dạy cụ thể; thể

hiện trong định hướng khai thác bài tập của sách giáo viên. Hơn nữa việc đổi

mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục

tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan

tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được

cái gì qua việc học. Chính vì vậy, Dạy Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 4 theo

định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn là một đề tài có ý nghĩa

trong việc khắc phục hạn chế đã nêu ở trên

pdf 35 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 936Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực để hỗ trợ Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
". 
Tuy nhiên trên thực tế trong các tiết Tập làm văn, học sinh chỉ mới dừng lại ở 
việc làm rõ được sự thật thà của cô bé trong chuyện chứ chưa nêu được một phẩm 
chất đáng quý nữa của cô chính là lòng tự trọng. Vì vậy, để làm được điều trên, học 
sinh phải hiểu rất rõ nghĩa các từ "trung thực, tự trọng", phải được mở rộng thêm 
các từ chỉ hoạt động, lời nói của một người trung thực, tự trọng. Thêm vào đó, học 
sinh cần biết ngữ cảnh chính xác để nói về một người trung thực, tự trọng. 
b) Phân tích bài tập 1, trong tiết tập làm văn "Luyện tập xây dựng đoạn văn 
kể chuyện" đề bài như sau: Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện 
"Ba lưỡi rìu". 
 12/34
Để làm tốt bài tập này học sinh cần quan sát, đọc từng lời kể dưới mỗi 
tranh minh họa trong sách giáo khoa và suy nghĩ về nội dung , ý nghĩa của 
truyện. Để kể lại cốt truyện cho rõ ý, học sinh cần trả lời những câu hỏi: 
- Truyện có mấy nhân vật? 
- Nội dung truyện nói lên điều gì ý nghĩa? (Chàng tiều phu được tiên ông thử 
thách lần lượt qua ba lưỡi rìu đã thể hiện tính thật thà, trung thực thật đáng quý). 
Bước 2: Xác định hướng Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng theo 
hướng hỗ trợ cho Tập làm văn. Dựa vào mục đích tiết "Mở rộng vốn từ: " là 
giúp học sinh: 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông 
dụng) về chủ điểm "Trung thực - tự trọng"; tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với 
trung thực và đặt câu với một từ tìm được; nắm được nghĩa từ "tự trọng". 
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm "Trung thực - tự trọng"; 
bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa và đặt 
câu được với một số từ trong nhóm. 
Cùng với việc phân tích các bài tập làm văn ở bước 1. Để học sinh học tốt 
tiết Tập làm văn nói trên, chúng tôi bổ sung các dạng bài tập: sử dụng từ "tự 
trọng"; bài tập mở rộng thêm các từ chỉ hành động, lời nói của một người trung 
thực, tự trọng; bài tập dạy sử dụng các từ ngữ nói về một người trung thực, tự 
trọng. Dựa vào kết quả phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất một số bài tập bổ sung 
cho chủ đề này như sau: 
Bài tập 1: 
Nối từ với lời giải nghĩa thích hợp 
A B 
1. tự chủ a. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá, danh dự của 
mình 
2.tự hào b. Tỏ thái độ bực tức, khó chịu khi người khác 
về mình với ý coi thường, xúc phạm. 
3. tự ái c. Lấy làm hãnh diện một cách chính đáng về 
những điều tốt đẹp mà mình có. 
4. tự cao d. Tự mình mình làm, không phụ thuộc vào ai. 
5. tự trọng e. Tự mình cho là nhất, là hơn người mà coi 
thường người khác. 
 13/34
Đáp án: 
 Nối từ với lời giải nghĩa thích hợp 
A B 
1. tự chủ a. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá, danh dự của 
mình 
2.tự hào b. Tỏ thái độ bực tức, khó chịu khi người khác 
về mình với ý coi thường, xúc phạm. 
3. tự ái c. Lấy làm hãnh diện một cách chính đáng về 
những điều tốt đẹp mà mình có. 
4. tự cao d. Tự mình mình làm, không phụ thuộc vào ai. 
5. tự trọng e. Tự mình cho là nhất, là hơn người mà coi 
thường người khác. 
Bài tập 2: Dành cho học sinh đại trà 
Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp: tự tin, tự kiêu, tự hào, tự ái, tự chủ, tự 
trọng, tự ti, tự cao, tự giác, tự phụ, tự vệ 
a) Hành động, tính chất tốt b) Hành động, tính chất xấu 
Đáp án: 
Xếp các từ vào nhóm thích hợp: tự tin, tự kiêu, tự hào, tự ái, tự chủ, tự 
trọng, tự ti, tự cao, tự giác, tự phụ, tự vệ 
a) Hành động, tính chất tốt b) Hành động, tính chất xấu 
tự tin, tự hào, tự chủ, tự trọng, tự giác, 
tự vệ, 
tự kiêu, tự ái, tự ti, tự cao, tự phụ, 
Bài tập 3: Dành cho học sinh giỏi 
Tìm từ ghép có tiếng "tự" nói về hành động, tính cách con người rồi chia 
thành 2 nhóm: 
Hành động, phẩm chất tốt đẹp Hành động, tính xấu 
Đáp án: 
Tìm từ ghép có tiếng "tự" nói về hành động, tính cách con người rồi chia 
thành 2 nhóm: 
 14/34
 a) Hành động, tính chất tốt b) Hành động, tính chất xấu 
tự tin, tự hào, tự chủ, tự trọng, tự giác, 
tự vệ, 
tự kiêu, tự ái, tự ti, tự cao, tự phụ, 
Bài tập 4: 
Đặt câu với 3 từ ở nhóm a, 3 từ ở nhóm b trong bài tập 2. 
Bài tập 5: Học sinh đại trà 
Gạch chân dưới những từ không nói về tính cánh của một người trung thực 
trong mỗi dòng dưới đây: 
a) thật thà, thật lòng, thành thật, thật tâm, thật tình. 
b) ngay ngắn, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng tính, ngay thật. 
c) chân thật, chân thành, chân lí, chân tình, chân chất. 
d) bộc trực, trực ban, chính trực, trực tính, cương trực. 
Đáp án: 
Gạch chân dưới những từ không nói về tính cánh của một người trung thực 
trong mỗi dòng dưới đây: 
a) thật thà, thật lòng, thành thật, thật tâm, thật tình. 
b) ngay ngắn, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng tính, ngay thật. 
c) chân thật, chân thành, chân lí, chân tình, chân chất. 
d) bộc trực, trực ban, chính trực, trực tính, cương trực. 
Bài tập 6: Học sinh giỏi 
Gạch chân dưới từ khác loại trong mỗi dòng dưới đây: 
a) thật thà, thật lòng, thành thật, thật tâm, thật tình. 
b) ngay ngắn, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng tính, ngay thật. 
c) chân thật, chân thành, chân lí, chân tình, chân chất. 
d) bộc trực, trực ban, chính trực, trực tính, cương trực. 
Em hãy đặt tên cho nhóm từ không được gạch chân ở các dòng trên. Những 
từ đó nói lên phẩm chất gì của con người. 
Đáp án: 
Gạch chân dưới từ khác loại trong mỗi dòng dưới đây: 
a) thật thà, thật lòng, thành thật, thật tâm, thật tình. 
b) ngay ngắn, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng tính, ngay thật. 
c) chân thật, chân thành, chân lí, chân tình, chân chất. 
d) bộc trực, trực ban, chính trực, trực tính, cương trực. 
Đặt tên cho nhóm từ không được gạch chân ở các dòng trên: Nhóm từ chỉ 
tính cách trung thực. 
Những từ đó nói lên phẩm chất trung thực của con người. 
 15/34
Bài tập 7 (Học sinh giỏi): 
Tìm và sửa lại các từ dùng sai trong các câu dưới đây. 
a) Bạn Lan rất tự ái nên không muốn cho ai biết những khó khăn của mình. 
b) Trong lớp em, Hoa là học sinh rất chân chính, nghĩ sao nói vậy. 
Đáp án: 
a) "tự ái" sửa thành "tự trọng" 
b) "chân chính" sửa thành "chân thật" 
Mở rộng vốn từ: Ước mơ (Tiếng Việt 4 - Tập 1) 
Để soạn thảo một số bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung hỗ trợ cho học sinh 
lớp 4 học Tập làm văn, tôi tiến hành một số bước sau: 
Bước 1: 
Phân tích yêu cầu sử dụng từ ngữ của đề bài trong tiết tập làm văn "Luyện 
tập trao đổi ý kiến với người thân", đề bài như sau: 
"Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật, 
...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu 
và ủng hộ nguyện vọng của em. 
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi." 
Giúp học sinh hoàn thành bài tập như đề bài nêu trên, sách giáo khoa đã 
đưa ra ba bài tập gợi ý như sau: 
"1. Xác định mục đích trao đổi: 
Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của mình và giải đáp các thắc mắc, 
khó khăn mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) ủng hộ nguyện vọng ấy. 
2. Hình dung những thắc mắc, khó khăn mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm 
cách giải đáp: 
a) Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến 
việc học văn hóa ở trường. 
b) Ngoài giờ học ở trường, em phải dành thời gian làm việc nhà. Học thêm 
các môn năng khiếu, em sẽ không làm giúp gia đình được. 
c) Nhà em ở xa câu lạc bộ, đi học các môn năng khiếu sẽ gặp khó khăn. 
d) Em không có năng khiếu họa, nhạc hoặc võ thuật. 
e) Em gầy yếu, không học võ thuật được. 
g) Con gái đi học võ thuật người ta chê cười. 
... 
3. Khi đóng vai trao đổi với bạn cùng nhóm, cần sử dụng cử chỉ, điệu bộ hỗ 
trợ cho lời nói." 
Với những gợi ý trên đây, sách giáo khoa mới làm rõ được phần giúp học 
sinh lường trước các thắc mắc, khó khăn có thể gặp phải khi trình bày với anh 
 16/34
(chị). Sách giáo khoa chưa làm rõ được cách giúp học sinh cách diễn đạt rõ 
nguyện vọng của mình. 
Trên thực tế, để đạt được mục đích "giúp học sinh biết đóng vai trao đổi tự 
nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích 
đặt ra" [46, tr207] thì giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh cách nói rõ ràng, 
thuyết phục nguyện vọng của mình cho người khác hiểu. Ở đây, nói rõ ràng là 
nêu luôn nguyện vọng được đi học một môn năng khiếu mình muốn cho anh 
(chị) biết. Nói thuyết phục là phải gắn nguyện vọng đó với ước mơ, mong muốn 
chính đáng mà mình đang có cơ hội được thực hiện. Để nói được một cách 
thuyết phục như vậy, học sinh phải hiểu nghĩa và biết sử dụng một cách linh 
hoạt các từ "ước mơ, mong muốn, ao ước" cũng như những từ "mơ mộng, mơ 
tưởng, mơ hồ". 
Bước 2: Xác định hướng Mở rộng vốn từ: Ước mơ theo hướng hỗ trợ cho 
Tập làm văn. Theo như sự phân tích ở bước 1, tiết "Mở rộng vốn từ: Ước mơ" 
Tiếng Việt 4, tập 1, trang 87 mới bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ 
cụ thể. Ngoài ra, không có bài tập để học sinh thực hành nói lên ước mơ của 
mình bằng những từ theo chủ điểm được học. Dựa vào kết quả phân tích ở trên, 
chúng tôi đề xuất một số bài tập bổ sung cho chủ đề này như sau: 
Bài tập 1: Học sinh đại trà 
Nối các từ với lời giải nghĩa thích hợp 
A B 
 1. mơ tưởng a. Mong muốn, ao ước điều tốt đẹp trong tương lai. 
2.mơ hồ b. Say mê, đeo đuổi những điều tốt đẹp nhưng xa 
vời, khó thành hiện thực. 
3. ước mơ c. Mong mỏi, ao ước một cách hão huyền. 
4. mơ mộng d. Thấy mơ hồ, trạng thái không được tỉnh táo. 
5. mơ màng e. Không rõ ràng, mạch lạc, có nhiều cách hiểu 
khác nhau hoặc hiểu thế nào cũng được. 
 Đáp án: 
 Nối các từ với lời giải nghĩa thích hợp 
A B 
 1. mơ tưởng a. Mong muốn, ao ước điều tốt đẹp trong tương 
lai. 
2.mơ hồ b. Say mê, đeo đuổi những điều tốt đẹp nhưng xa 
vời, khó thành hiện thực. 
3. ước mơ c. Mong mỏi, ao ước một cách hão huyền. 
4. mơ mộng d. Thấy mơ hồ, trạng thái không được tỉnh táo. 
5. mơ màng e. Không rõ ràng, mạch lạc, có nhiều cách hiểu 
khác nhau hoặc hiểu thế nào cũng được. 
 17/34
Bài tập 2: Học sinh giỏi 
Ghép các tiếng "ước, mơ, mong, muốn, mộng, tưởng" để được 11 từ cùng 
nghĩa, gần nghĩa và 5 từ trái nghĩa với từ ước mơ. 
Đáp án: 
Ghép các tiếng "ước, mơ, mong, muốn, mộng, tưởng" để được 11 từ cùng 
nghĩa, gần nghĩa với từ ước mơ: ước mơ; ước mong, ước muốn, ước mộng, mơ 
ước, mong ước, mong muốn, mộng ước, mộng mơ, mong mong, muốn muốn. 
Ghép các tiếng "ước, mơ, mong, muốn, mộng, tưởng" để được 5 từ trái nghĩa 
với từ ước mơ: mơ mộng, mơ tưởng, mong tưởng, mộng tưởng, mộng ước. 
Bài tập 3: Học sinh giỏi 
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thiện câu nói về ước mơ rồi đánh 
giá những ước mơ đó. 
a) Lan ............................... trở thành bác sĩ. 
→ Đây là ước mơ: .......................................................... 
b) Cuối tuần, tôi ..................................... được bố mẹ cho đi chơi 
→ Đây là ước mơ: .......................................................... 
c) .................................. mình được bay lên cùng với các vì sao. 
→ Đây là ước mơ: ........................................................... 
d) ................................... bạn Hoa học dốt hơn mình. 
→ Đây là ước mơ: .............................................................. 
Đáp án: 
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thiện câu nói về ước mơ rồi đánh 
giá những ước mơ đó. 
a) Lan ước mơ trở thành bác sĩ. 
→ Đây là ước mơ: được đánh giá cao 
b) Cuối tuần, tôi mong muốn được bố mẹ cho đi chơi 
→ Đây là ước mơ: được đánh giá không cao 
c) Giá như mình được bay lên cùng với các vì sao. 
→ Đây là ước mơ viển vông 
d) Ước gì bạn Hoa học dốt hơn mình. 
→ Đây là ước mơ: tầm thường 
Bài tập 4: Học sinh đại trà 
Em hãy viết tiếp cho trọn một câu nói lên một nguyện vọng hay một ước 
mơ chính đáng của mình. 
a) Em mong rằng ........................................................................................... 
b) Nguyện vọng của em là được .................................................................... 
c) Em mơ ước ............................................................................................... 
 18/34
d) Giá như .................................................................................................... 
Đáp án: 
Em hãy viết tiếp cho trọn một câu nói lên một nguyện vọng hay một ước 
mơ chính đáng của mình. 
a) Em mong rằng sau này mình sẽ trở thành cô giáo dạy các em nhỏ. 
b) Nguyện vọng của em là được học múa ở Cung thiếu nhi. 
c) Em mơ ước được hát hay như ca sĩ Mỹ Tâm. 
d) Giá như em cũng nhảy đẹp như Khánh Thy thì thật tuyệt! 
Bài tập 5: Học sinh giỏi 
Em hãy chọn một câu trong bài tập 4 rồi viết các câu tiếp theo để thuyết 
phục người nghe đồng tình với nguyện vọng, ước mơ chính đáng của mình. 
Đáp án: 
a) Em mong rằng sau này mình sẽ trở thành cô giáo dạy các em nhỏ. Muốn 
trở thành cô giáo, bây giờ em phải học thật giỏi. Muốn học được giỏi, mỗi ngày 
em sẽ tự giác làm hết bài tập và đọc thêm các quyển sách nâng cao nữa. 
b) Nguyện vọng của em là được học múa ở Cung thiếu nhi. Học múa rất tốt 
cho sức khỏe. Học múa sẽ giúp em nhanh nhẹn hơn. Học múa giúp em có một 
tinh thần minh mẫn để học tốt hơn ở trường. 
c) Em mơ ước được hát hay như ca sĩ Mỹ Tâm. Hát hay, em sẽ được nhiều 
người yêu mến. Nhưng muốn hát được hay, em phải được đi học một lớp thanh 
nhạc ở Cung thiếu nhi. 
d) Giá như em cũng nhảy đẹp như Khánh Thy thì thật tuyệt! Nhảy đẹp sẽ 
giúp em có một sức khỏe dẻo dai. Nhảy đẹp giúp em tự tin hơn. Nhưng muốn 
như thế, em phải được đi học một lớp ở Cung thiếu nhi. 
Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực (Tiếng Việt 4 - Tập 1) 
Để soạn thảo một số bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung hỗ trợ cho học sinh 
lớp 4 học Tập làm văn, tôi tiến hành một số bước sau: 
Bước 1: Phân tích yêu cầu sử dụng từ ngữ của đề bài: 
a) Phân tích đề bài 2 và 3 trong tiết tập làm văn "Ôn tập văn kể chuyện", đề 
bài như sau: 
"2. Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau: 
a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè. 
b) Giúp đỡ người tàn tật. 
c) Thật thà, trung thực trong đời sống. 
d) Chiến thắng bệnh tật." 
3. Trao đổi với các bạn cùng tổ, cùng lớp về câu chuyện em vừa kể: 
a) Câu chuyện có những nhân vật nào? 
 19/34
b) Tính cách các nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào? 
c) Câu chuyện nói với em điều gì? 
d) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào?" 
Để học sinh làm tốt ý d trong bài tập 2 và trả lời chính xác câu hỏi b trong 
bài tập 3 nghĩa là học sinh phải chỉ ra nhân vật chính là người nghị lực - ý chí. 
Vì có nghị lực - ý chí thì nhân vật đó mới có thể chiến thắng được bệnh tật. 
Những chi tiết nói lên tính cách nghị lực - ý chí của nhân vật thường được 
thể hiện qua mỗi từ khóa là những động từ hoặc tính từ tương ứng. 
b) Phân tích đề bài 1, 2, 3 phần "Nhận xét" tiết Tập làm văn "Kết bài trong 
bài văn kể chuyện", đề bài như sau: 
1. Đọc lại truyện "Ông Trạng thả diều". 
2. Tìm đoạn kết bài của truyện. 
3. Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài. 
M: Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: "Có 
chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước. 
Để học sinh làm tốt các bài tập trong phần này, các em phải hiểu rõ rằng 
Nguyễn Hiền là một cậu bé rất thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng 
nguyên khi mới 13 tuổi. Dựa vào nội dung đó, học sinh sẽ đưa ra nhận xét, đánh 
giá chính xác để làm nên một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng. 
Bước 2: Xác định hướng Mở rộng vốn từ: Ý chí - nghị lực theo hướng hỗ 
trợ cho Tập làm văn. Dựa vào mục đích tiết "Mở rộng vốn từ: Ý chí - nghị lực" 
là giúp học sinh: 
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông 
dụng) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt 
(có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa; hiểu nghĩa từ nghị lực; điền đúng một số từ 
(nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn; hiểu ý nghĩa chung của 
một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học. 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu 
biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ 
điểm đang học. 
Cùng với việc phân tích các bài tập làm văn ở bước 1. Để học sinh học tốt 
tiết Tập làm văn nói trên, chúng tôi bổ sung bài tập dạy sử dụng các từ ngữ nói 
về một người có ý chí - nghị lực. Dựa vào kết quả phân tích ở trên, chúng tôi đề 
xuất một số bài tập bổ sung cho chủ đề này như sau: 
Bài tập 1: Học sinh giỏi 
Xếp các từ ngữ vào hai nhóm có nghĩa trái ngược nhau: quyết chí, nản chí, 
bền chí, nản lòng, vững chí, tu chí, sờn lòng, nuôi chí lớn, mất ý chí, vượt khó, 
miệt mài 
 20/34
A B 
Em hãy đặt tên cho mỗi nhóm từ trên. 
Đáp án: 
Xếp các từ ngữ vào hai nhóm có nghĩa trái ngược nhau: quyết chí, nản chí, 
bền chí, nản lòng, vững chí, tu chí, sờn lòng, nuôi chí lớn, mất ý chí 
Từ nói về ý chí - nghị lực của 
con người 
Từ nêu lên những thử thách với 
ý chí, nghị lực của con người 
quyết chí, bền chí, vững chí, tu chí 
nuôi chí lớn, vượt khó, miệt mài 
nản chí, nản lòng, sờn lòng, mất ý chí 
Bài tập 2: Học sinh đại trà 
Em hãy chọn một trong các từ ở bài 1 điền vào ô trống cho thích hợp: 
a) Nguyễn Hiền là một cậu bé nhà nghèo ham thả diều nhưng cũng rất ham 
học. Nhờ có ..................................... và .......................................... phi thường, 
Nguyễn Hiền đã ............................... để học giỏi, đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa 
và được phong là Trạng Nguyên. 
b) Thấy Long buồn vì bị điểm kém, mẹ an ủi: "Con đừng ......................, 
nếu con ........................... mẹ tin chắc con sẽ được điểm cao trong kì thi sắp tới." 
Đáp án: 
a) ý chí, nghị lực, vượt khó 
b) nản chí/ nản lòng, quyết chí/ vững chí 
Bài tập 3: Học sinh đại trà 
Gạch chân dưới những từ hoặc cụm từ nói về ý chí - nghị lực của Niu -tơn 
ở mỗi đoạn văn dưới đây: 
Giờ nghỉ hôm ấy, Niu - tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu 
căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu - tơn quyết chí học thật giỏi. Niu - tơn 
tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các 
bài thầy ra. Bài nào cậu cũng học kĩ, nắm chắc. Cậu còn đọc thêm nhiều sách, 
mải mê đến quên ngủ. Chỉ vài tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất 
sắc nhất lớp. 
 Theo Tsi - chi - a - kốp 
Đáp án: 
Giờ nghỉ hôm ấy, Niu - tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu 
căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu - tơn quyết chí học thật giỏi. Niu - tơn 
tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các 
bài thầy ra. Bài nào cậu cũng học kĩ, nắm chắc. Cậu còn đọc thêm nhiều sách, 
 21/34
mải mê đến quên ngủ. Chỉ vài tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất 
sắc nhất lớp. 
Bài tập 4: (hỗ trợ bài tập 3 trang 127-Tiếng Việt 4, tập 1) 
Dựa vào bài tập 3, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) nói về một 
người nhờ có ý chí - nghị lực đã vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 
Bài tập 5: Học sinh giỏi 
Em hãy viết từ 1 đến 3 câu nói về ý chí - nghị lực của các nhân vật: Nguyễn 
Hiền trong Ông Trạng thả diều; Bạch Thái Bưởi trong "Vua tàu thủy" Bạch 
Thái Bưởi; Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trong Vẽ trứng; Cao Bá Quát trong Văn hay 
chữ tốt. 
Đáp án: 
Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam nhờ ý 
chí, nghị lực không ngừng vươn lên của mình. 
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi (Tiếng Việt 4 - Tập 1) 
Để soạn thảo một số bài tập Mở rộng vốn từ bổ sung hỗ trợ cho học sinh 
lớp 4 học Tập làm văn, tôi tiến hành một số bước sau: 
Bước 1: Phân tích yêu cầu sử dụng từ ngữ của đề bài trong phần luyện tập 
của tiết tập làm văn "Quan sát đồ vật" và tiết "Luyện tập miêu tả đồ vật": 
"Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập một dàn ý tả đồ chơi mà em đã 
chọn" và "Tả một đồ chơi mà em thích" 
Để làm tốt đề bài trên, học sinh phải chọn một thứ đồ chơi yêu thích (có thể 
là đồ chơi của học sinh, không có trong các hình vẽ ở sách giáo khoa) để quan 
sát theo những gợi ý: 
- Quan sát theo một trình tự nhất định: Nhìn bao quát hình dáng, màu sắc 
và chất liệu ra sao; Quan sát từng bộ phận cụ thể (bên ngoài - bên trong, bên trên 
- bên dưới, đầu - mình - chân tay, ...) có đặ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_mo_rong_von_tu_cho_hoc_sinh_lop_4_theo_dinh_huong_phat_t.pdf