SKKN Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí thông qua dạy học dự án phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT

SKKN Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí thông qua dạy học dự án phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT

Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:

- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:

+ Trình bày và giải thích về sự phân bố của nội thương thông qua chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh tính theo đầu người trong bản đồ Thương mại - Át lát Địa lí Việt Nam trang 24.

+ Nêu được khái niệm tài nguyên du lịch, sự phân loại tài nguyên du lịch nước ta.

+ Xác định các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng trên bản

đồ.

- Năng lực tìm hiểu Địa lí:

+ Sử dụng các tư liệu, số liệu, biểu đồ, bản đồ, các trang Web rút ra

nhận xét và giải thích về tình hình phát triển, cơ cấu của nội thương; sự thay đổi giá trị xuất, nhập khẩu, cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu; cơ cấu hàng xuất nhập khẩu; thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.

+ Sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư liệu để rút ra nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngành du lịch nước ta.

+ Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và hiểu biết của bản thân giới thiệu được các tuyến du lịch nổi bật của nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế địa phương; vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu ngành thương mại, du lịch ở địa phương. Viết được báo cáo về tình hình phát triển ngành thương mại và du lịch địa phương.

 

docx 88 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 237Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí thông qua dạy học dự án phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực tế ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.

Trong tiết học báo cáo
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” (35 – 40 phút).
Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.

Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
Nhóm không thuyết trình:
lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình.
Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút):
GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.

Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV.
Sau tiết học
Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ
sau).
Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày được tình hình phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta (về diện tích, sản lượng cây trồng, số lượng đàn gia sức).
+ Nêu và giải thích được sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các hình ảnh, video, số liệu, tư liệu, bản đồ, Átlát để rút ra được thực trạng phát triển và phân bố các ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta.
+ Dựa vào số liệu, biểu đồ trong Átlát về diện tích, sản lướng lúa, diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm để thực hiện các phép tính toán các chỉ số như: năng suất lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người, tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm ...để trình bày và hiểu được sự thay đổi trong tình hình phát triển ngành trồng trọt của nước ta.
+ Từ biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu ngành chăn nuôi rút ra được nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học đến vấn đề thực tiễn đó là vấn đề tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương thị xã Hoàng Mai, đề xuất được một số giải pháp phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Dự án 2: Dự án thực hiện nội dung 1 phần của bài học – Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – mục 1: Ngành thủy sản.
Chủ đề dự án: “Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta”.
Mục tiêu của dự án
Kiến thức
+ Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
+ Liên hệ đến vấn đề phát triển thủy sản ở địa phương.
Kĩ năng
+ Phân tích bản đồ thủy sản trong Átlát Địa lí Việt Nam để sản xác định các khu vực sản xuất khai thác lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.
+ Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về thủy sản.
Năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Phẩm chất:
Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
Quỹ thời gian và phương tiện học tập
Quy định về mặt thời gian:
+ Thời gian học sinh chuẩn bị: Chuẩn bị 1 tuần
+ Báo cáo sản phẩm: 30 phút của tiết học trên lớp
Phương tiện học tập: Bản đồ, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy.
Bộ câu hỏi định hướng
Tên dự án
Câu hỏi định hướng
“Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản
Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) ở nước ta?
Trình bày và giải thích về tình hình phát triển và phân bố

và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta”.
ngành thủy sản nước ta?
Gợi ý:
+ Về giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng.
+ Sự phân bố thủy sản khai thác, nuôi trồng
+ Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn ngành khai thác?
+ Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long lại là nơi nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?
Phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta?
Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở địa phương (địa bàn thị xã Hoàng Mai) – viết dưới dạng bài báo cáo.
Các bước tiến hành bài dạy
Các mốc thời
gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Trước tiết học (trước tiết báo các dự án).
Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh hoặc đoạn video về các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta (gạo, gỗ, hàng dệt may, dầu thôtrong đó có mặt hàng thủy sản) sau đó GV có thể đặt một số câu hỏi để giới thiệu sơ lược về dự án:
+ Tiềm năng phát triển ngành thủy sản nước ta?
+ Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta?
Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.
Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Trình bày điều kiện
thuận lợi và khó khăn phát triển
Quan sát các hình ảnh hoặc đoạn video để hiểu sơ lược về chủ đề của dự án.
Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.
Thành lập nhóm và xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân
công nội dung công việc ở


ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) ở nước ta?
Nhóm 2: Trình bày và giải thích về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta? Phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta?
Nhóm 3: Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở địa phương (địa bàn thị xã Hoàng Mai).
- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ. Riêng nhóm 3 có thể khảo sát thêm thực tế ở địa bàn 2 phường
(Quỳnh Phương và Quỳnh Lập).
mục 1.1.2 các giai đoạn của dạy học dự án - thuộc giai đoạn 1.
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau (nhất là với nhóm 1, 2). Riêng nhóm 3 còn phải khảo sát thực tế tại
địa phương thị xã Hoàng Mai.

Trong tiết học
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta” (25 – 30 phút).
Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.

Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu
hỏi cho các nhóm thuyết trình.
Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút):
GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập
của các nhóm.

Các	nhóm	hoàn	thành	các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ
lục 1 và nộp cho GV.
Sau tiết học
Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài
tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau).
Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày được điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế
xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta; tình hình phát triển ngành thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng): sản lượng, giá trị sản xuất
+ Trình bày và giải thích được sự phân bố ngành khai thác thủy sản (phát triển mạnh nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhất là tỉnh Kiêng Giang), ngành nuôi trồng thủy sản (phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long).
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.
Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các số liệu, tư liệu, biểu đồ, bản đồ, đồng thời thực hiện một sô phép tính toán để trình bày và giải thích được tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta (vì sao sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh? Vì sao ngành nuôi trồng phát triển nhanh hơn ngành khai thác?...); rút ra được phương hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
Sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn hoc.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào nghiên cứu ngành thủy sản ở địa phương, viết được bài báo cáo về tiềm năng, thực trạng phát triển và định hướng phát triển ngành thủy sản ở địa phương.
Dự án 3: Dự án thực hiện nội dung 1 phần của bài học – Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm – mục 1: Ngành công nghiệp năng lượng
Đề tài dự án: “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống”.
Mục tiêu của dự án
- Kiến thức:
Mục tiêu theo chuẩn kiến thức: nắm được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành công nghiệp năng lượng. Ngoài ra mục tiêu của dự án còn yêu cầu HS nắm được:
+ Mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng.
+ Phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
+ Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng ở tỉnh Nghệ An.
+ Chứng minh công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm.
Kĩ năng:
+ Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và đường dây siêu cao áp 500KV.
+ Phân tích được sơ đồ cấu trúc hình 27.1 – Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng và biểu đồ hình 27.2 – Sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta.
Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Phẩm chất:
Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
Quỹ thời gian và phương tiện học tập
Quy định về mặt thời gian:
+ Thời gian học sinh chuẩn bị: Chuẩn bị 1 tuần
+ Báo cáo sản phẩm: 30 phút của tiết học trên lớp
Phương tiện học tập: Bản đồ, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy, SGK, Atlat, biểu đồ, tranh ảnh, video...
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Tên dự án
Câu hỏi định hướng

“Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống”.
Công nghiệp năng lượng có sự phân ngành như thế nào?
Tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện?
Mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng?
Phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?
Thực trạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_cac_nang_luc_chuyen_biet_mon_d.docx
  • pdfHồ Thị Quỳnh, Lê Quang Hòa- Trường THPT Hoàng Mai- Địa lí(1).pdf