SKKN Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thông qua xây dựng tập thể lớp đoàn kết

SKKN Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thông qua xây dựng tập thể lớp đoàn kết

 Tùy theo tình hình thực tế, GVCN có thể linh hoạt sử dụng nhiều hình thức và nội dung cho công việc sinh hoạt chủ nhiệm như sinh hoạt đầu giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Mỗi hình thức và nội dung đem lại không khí, mức độ cảm xúc khác nhau, nhưng mục đích là mang lại là sự đoàn kết, yêu thương.

Ở đây tôi xin trình bày tiết sinh hoạt chủ nhiệm, gồm 2 phần:

- Sinh hoạt lớp:

+ Giáo viên định hướng trình tự giờ sinh hoạt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đội ngũ cán bộ lớp. Giáo viên chỉ điều hành chung.

+ Lớp trưởng cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức giờ sinh hoạt lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm: Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ; Nhận xét, đánh giá chung của ban cán sự lớp; Bí thư lớp tổng kết hoạt động đoàn và triển khai kế hoạch tuần tới; GVCN nhận xét, giải quyết những tồn tại, triển khai kế hoạch trong tuần tới. Tuyệt đối không gây áp lực nặng nề cho học sinh trong giờ sinh hoạt đặc biệt là với những học sinh chưa ngoan. (thường đối với những sai phạm mang tính cá nhân, tôi thường giải quyết riêng, kín đáo, tế nhị để các em nhận ra khuyết điểm của mình mà không làm tổn thương các em trước tập thể).

- Sinh hoạt theo chủ đề:

Dựa vào danh mục các nội dung sinh hoạt lớp đã được quy định của nhà trường, GVCN cho lớp xây dựng các hoạt động để thực hiện theo từng tháng của năm học. Qua các hoạt động này nâng cao hiểu biết về giá trị sống, rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, giúp các em tích cực và tự giác tham gia, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động tập thể, biết động viên khích lệ người khác tham gia hoạt động tập thể.

Có thể kể ra đây các chủ đề mà lớp đã thực hiện trong các giờ sinh hoạt như:

+ Tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường.

+ Sinh hoạt online “Chia sẻ, đồng hành cùng các bạn mắc covid 19 của lớp 10D7’’

+ Tôn trọng sự khác biệt.

+ Trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

+ Hợp tác trong hoạt động tập thể.

+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc.

+ Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống.

+ Lớp học hạnh phúc.

+ Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả.

+ Rung chuông vàng kỉ niệm 91 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

 

docx 57 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thông qua xây dựng tập thể lớp đoàn kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc vai trò quan trọng của mình đối với học sinh. Giáo viên cần chủ động bày tỏ tình thương yêu, giúp đỡ học sinh và đặc biệt phải đối xử công bằng, không phân biệt đối xử thiên vị gây mất đoàn kết trong lớp. 
4.1. Mục tiêu: 
- Tạo mối quan hệ thân thiện, tình cảm ấm áp giữa GVCN và học sinh. 
- Tạo niềm tin trong học sinh, giúp các em cảm thấy có chỗ dựa tinh thần vững chắc để có động lực để cố gắng và yên tâm sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn, những vướng mắc hay những chuyện tế nhị trong cuộc sống mà khó có thể trao đổi bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.
4.2. Cách thức: 
- Đối xử công bằng, không thiên vị, dung hòa các mối quan hệ để học sinh cảm nhận lớp học thực sự là tổ ấm gia đình thứ hai
- Đặt mình vào nhiều vai trò là bạn, là chị, là mẹ, là cô giáo để quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia, tạo niềm tin để các em gửi gắm mọi tâm tư.
- Cùng học sinh tham gia các hoạt động tập thể như văn nghệ, thể dục thể thao
 (Hình ảnh: Những lời động viên, thăm hỏi của học sinh đến GVCN)
5. Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể
5.1. Mục tiêu:
- Tạo điều kiện để học sinh hiểu nhau, biết sẻ chia, yêu thương và gắn kết thành một tập thể đoàn kết.
- Rèn luyện và phát huy phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5.2. Cách thức:
- Động viên, khích lệ học sinh tham gia đầy đủ, tích cực và hiệu quả các hoạt động phong trào của nhà trường, tổ chức đoàn thể và lớp học.
- Lựa chọn những hoạt động tập thể phù hợp với đối tượng học sinh như: 
 + Tổ chức các trò chơi trong các giờ giải lao như tổ chức các trò chơi giải trí vật tay giữa các bạn nam, rung chuông vàng, văn nghệ (hát nối theo chủ đề, diễn kịch)
 + Lập “Đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến” để hỗ trợ những bạn có ý thức học tập và rèn luyện chưa cao.
 + Gây quỹ giúp đỡ người nghèo.
- Lập kế hoạch cho các hoạt động đã được lựa chọn của lớp.
- Từ đó cho các em triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được GVCN phê duyệt. 
- Cuối cùng cho các em tự đánh giá, nhận xét. GVCN tổng kết, rút kinh nghiệm, phân tích các mặt đã làm được, chưa được để làm tốt hơn các hoạt động tiếp theo. 
 Ví dụ: Tổ chức giải vật tay cho học sinh nam.
*Sau khi cả lớp thống nhất chọn tổ chức trò chơi vật tay cho cả lớp, GVCN cho học sinh lập kế hoạch theo bảng: 
TT
NỘI DUNG
HÌNH THỨC
CHUẨN BỊ
THỜI GIAN
ĐỊA ĐIỂM
CHỦ THỂ
ĐIỀU CHỈNH
1
Chơi vật tay nam
Thi đấu loại trực tiếp
- Bút, giấy, phấn
- Phần thưởng
-Giờ sinh hoạt cuối tuần.

Lớp học
Học sinh

* Triển khai thực hiện
- Phổ biến luật chơi:
+ Vòng bảng: chia 16 bạn nam thành 4 bảng A-B-C-D, mỗi bảng 2 cặp đấu loại trực tiếp;
+ Vòng bán kết: trận 1 (nhất bảng A đấu nhất bảng B), trận 2 (nhất bảng C đấu nhất bảng D);
+ Chung kết. 
- Lựa chọn người dẫn chương trình kiêm trọng tài: Mai Bá Tùng. 
- Tổ chức thi đấu: 
+ Tranh giải: tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp ngày vào thứ 7 tuần học 22 của tháng 1 năm 2022.
+ Công bố kết quả và trao giải.
- Đánh giá, nhận xét: Cảm nhận của học sinh và đánh giá tổng kết của giáo viên.
Một số hình ảnh học sinh tham gia các hoạt động tập thể
Hình ảnh: Tổ chức cuộc thi vật tay giữa các bạn nam
Hình ảnh: tổ chức cuộc thi “Góc học online ấn tượng” nhằm động viên các em
giai đoạn học online đầu năm học.
Hình ảnh: Học sinh đến chúc tết cô
Hình ảnh: Học sinh nam tổ chức ngày lễ 8/3
Hình ảnh: Học sinh tham gia lao động tình nguyện
Bạn Võ Thị Huyền Trang giành giải nhì cuộc thi vẽ tranh kỉ niệm 46 năm thành lập trường 

Hình ảnh: các bạn trai được chiếc điện thoại trả lại cho người bị mất.

6. Biện pháp 6: Linh hoạt các hình thức và nội dung trong giờ sinh hoạt lớp
Giờ sinh hoạt lớp là một giờ “học” bắt buộc ở bất kì cấp học, trường học nào. Song giờ học ấy rất linh hoạt, phụ thuộc vào đặc điểm tình hình lớp, thời gian sinh hoạt để có các chủ đề thích hợp. GVCN chỉ đạo, hướng dẫn chung, định hướng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của cán bộ lớp thực hiện tiết sinh hoạt. 
6.1. Mục tiêu: 
- Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện giữa học sinh và học sinh, giáo viên và học sinh.
- Phát huy nhiều phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Củng cố thêm tinh thần đoàn kết, hợp tác trong lớp học.
6.2. Cách thức: 
 	Tùy theo tình hình thực tế, GVCN có thể linh hoạt sử dụng nhiều hình thức và nội dung cho công việc sinh hoạt chủ nhiệm như sinh hoạt đầu giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Mỗi hình thức và nội dung đem lại không khí, mức độ cảm xúc khác nhau, nhưng mục đích là mang lại là sự đoàn kết, yêu thương. 
Ở đây tôi xin trình bày tiết sinh hoạt chủ nhiệm, gồm 2 phần:
- Sinh hoạt lớp:
+ Giáo viên định hướng trình tự giờ sinh hoạt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đội ngũ cán bộ lớp. Giáo viên chỉ điều hành chung.
+ Lớp trưởng cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức giờ sinh hoạt lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm: Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ; Nhận xét, đánh giá chung của ban cán sự lớp; Bí thư lớp tổng kết hoạt động đoàn và triển khai kế hoạch tuần tới; GVCN nhận xét, giải quyết những tồn tại, triển khai kế hoạch trong tuần tới. Tuyệt đối không gây áp lực nặng nề cho học sinh trong giờ sinh hoạt đặc biệt là với những học sinh chưa ngoan. (thường đối với những sai phạm mang tính cá nhân, tôi thường giải quyết riêng, kín đáo, tế nhị để các em nhận ra khuyết điểm của mình mà không làm tổn thương các em trước tập thể).
- Sinh hoạt theo chủ đề:
Dựa vào danh mục các nội dung sinh hoạt lớp đã được quy định của nhà trường, GVCN cho lớp xây dựng các hoạt động để thực hiện theo từng tháng của năm học. Qua các hoạt động này nâng cao hiểu biết về giá trị sống, rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, giúp các em tích cực và tự giác tham gia, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động tập thể, biết động viên khích lệ người khác tham gia hoạt động tập thể...
Có thể kể ra đây các chủ đề mà lớp đã thực hiện trong các giờ sinh hoạt như: 
+ Tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường.
+ Sinh hoạt online “Chia sẻ, đồng hành cùng các bạn mắc covid 19 của lớp 10D7’’ 
+ Tôn trọng sự khác biệt. 
+ Trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
+ Hợp tác trong hoạt động tập thể.
+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc.
+ Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống.
+ Lớp học hạnh phúc.
+ Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả. 
+ Rung chuông vàng kỉ niệm 91 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
6.3. Minh họa một tiết sinh hoạt lớp gắn với chủ đề “ Xây dựng tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường’’. 
1. Mục đích
 - Nhận xét, tổng kết đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
 - Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp; nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại và quyết tâm khắc phục, sửa chữa.
 - Triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường, đoàn thanh niên trong tuần tới.
 - Sinh hoạt chủ đề: “Xây dựng tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường’’. 
2. Yêu cầu
 - Tổng kết đánh giá trên tất cả các mặt một cách đầy đủ, chi tiết.
 - Chỉ rõ những nội dung đã đạt được, những mặt tồn tại, đồng thời tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục những nội dung chưa đạt được, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được.
 - Tổ chức hiệu quả phần sinh hoạt chủ đề: “Xây dựng tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường’’. 
3. Công tác chuẩn bị
 + Giáo viên chủ nhiệm	
 - Tiếp thu nội dung cuộc họp giao ban chủ nhiệm nắm kế hoạch hoạt động của nhà trường và lớp chủ nhiệm tuần tới.
 - Tổng kết tình hình lớp thông qua sổ đầu bài, sổ theo dõi cá nhân của ban cán sự lớp, ban chấp hành Đoàn trên các mặt: chuyên cần, kỷ luật, học tập, vệ sinh
 - Soạn thảo một số kế hoạch cho tuần tới để đem ra thảo luận, thống nhất triển khai với học sinh.
 - Trước 1 tuần giao nhiệm vụ cho 3 nhóm học sinh tìm hiểu về khái niệm tình bạn đẹp, tình trạng bạo lực học đường hiện nay qua các video, các giải pháp khắc phục bạo lực học đường. Chuẩn bị các món quà trao cho các em trả lời câu hỏi.
 - Duyệt kế hoạt hoạt động theo chủ đề của học sinh.
 + Học sinh 
 - Ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn tổng kết đánh giá các hoạt động tuần qua và triển khai kế hoạch trong tuần tới.
 - Các thành viên trong lớp tự giác đánh giá cá nhân và đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp.
 - Tìm hiểu về khái niệm tình bạn đẹp, ý nghĩa của tình bạn đẹp, tình trạng bạo lực học đường hiện nay và các các giải pháp.
4. Tiến trình sinh hoạt
A. Phần 1(10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
NỘI DUNG SINH HOẠT
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số lớp.
Hoạt động 2: Tổng kết, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong tuần qua.
- Yêu cầu lớp trưởng lên báo cáo tình hình lớp tuần vừa qua.
- Theo dõi báo cáo của Ban cán sự lớp, tiến hành đối chiếu kết quả của bản thân ghi nhận được.
- Tuyên dương, khen ngợi những ưu điểm trong tuần qua.
- Lấy ý kiến học sinh, ban cán sự lớp, đề ra biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại. 
- Giải quyết những khó khăn của học sinh còn vướng mắc. 
3. Hoạt động 3: 
Kế hoạch, phương hướng hoạt động tuần tới.
- Phổ biến kế hoạch thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (tổ chức thi Rung chuông vàng) do Đoàn trường phát động.
- Nhắc nhở học sinh công tác phòng dịch. 

- Lớp trưởng điều khiển lớp chào GVCN.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Lớp trưởng tổng kết, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong tuần qua.
- Cả lớp trật tự lắng nghe.
- Lớp trưởng tổng kết.
- Nghe GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho tuần sau.
- Đề đạt những vấn đề còn khó khăn cần giải quyết.
- Ghi nhận kế hoạch thi đua và chuẩn bị thực hiện.
- Thực hiện công tác phòng dịch nghiêm túc.
I. Ổn định lớp
- Tổng số: 46
- Vắng: 03 (Yến Nhi, Đức Anh, Phương Anh; lí do: F0).
II. Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong tuần qua.
1. Lớp trưởng tổng kết, nhận xét tình hình học tập, rèn luyện trong tuần vừa qua: 
* Ưu điểm:
- Học tập: 
+ Đã khắc phục được tình trạng một số bạn còn thiếu bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_trong_cong_tac_chu.docx