SKKN Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài "Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia"

SKKN Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài "Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia"

Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS.

Đồ dùng trực quan có vai trò to lớn trong dạy học bộ môn GDQP, AN ở trường THPT. Nó góp phần quan trọng nhằm tạo biểu tượng cho HS về một sự kiện lịch sử, một hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ, giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Đồng thời, việc sử dụng đồ dùng trực quan còn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồ dùng trực quan về chủ quyền biển, đảo gồm: Bản đồ, tranh ảnh, hiện vật, phim tư liệu rất phong phú đa dạng đòi hỏi thầy và trò phải biết vận dụng phương pháp và khai thác có hiệu quả đồng thời ngôn ngữ của GV phải sinh động và hấp dẫn và kết hợp chặt chẽ với tài liệu viết thì việc sử dụng đồ dùng trực quan mới thực sự hiệu quả.

Ví dụ 1: Sử dụng phim tư liệu lịch sử để giáo dục cho HS về cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Cụ thể:

Qua việc cho HS tìm hiểu những đoạn phim tư như trên nhằm giáo dục cho các em truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiểu rõ giá trị của nền hòa bình, độc lập thống nhất mà chúng ta có được phải đánh đổi bằng sự hi sinh, mất mát máu xương của bao thế hệ cha anh đã chiến đấu để giữ vững chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

 

docx 22 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 293Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài "Bảo vệ lãnh thổ và biên giới quốc gia"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uỳnh Thúc Kháng.
Môn học GDQP – AN từ khi đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các trƣờng THPT cho đến nay, luôn đóng vai trò quan trọng là môn học chính khóa trong giáo dục. Hầu hết các GV giảng dạy bộ môn đều đã đƣợc qua đào tạo chính quy hoặc ngắn hạn, có tâm huyết với môn học. Đặc biệt, nội dung môn học nói chung và bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" nói riêng đều gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức đƣợc điều đó, hầu hết các GV đều đã có sự giáo dục ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho HS.
Tuy nhiên, hiện nay trong thực tế, sau nhiều năm giảng dạy nhiều thế hệ học sinh trƣờng mình, tôi nhận thấy đa phần học sinh học tập một cách thụ động, đơn thuần là chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện kỹ năng tƣ duy. Với cách học truyền thống đã khiến tƣ duy của nhiều học sinh đi vào lối mòn, học sinh chỉ ghi chép thông tin bằng các dòng chữ dài với cách ghi chép này chúng ta không kích thích đƣợc sự phát triển của trí não, điều đó làm cho một số học sinh tuy học tập rất chăm chỉ nhƣng sự tiếp thu vẫn hạn chế. Học sinh học phần nào biết phần đó, cô lập nội dung của các môn mà chƣa nhận thấy sự liên hệ của kiến thức vì thế chƣa phát triển đƣợc tƣ duy logic và tƣ duy hệ thống, việc vận dụng kiến thức vào các phần học tiếp theo và ứng dụng trong thực tiễn còn rất hạn chế.Và nội dung trong bài học này cũng không nhắc nhiều về vấn đề chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam. Đa số học sinh chƣa hiểu nhiều về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, nhất là chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho HS thông qua đề tài " Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cho HS trƣờng THPT Huỳnh Thúc kháng qua bài 3 lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng, an ninh: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia".
2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Bài 3 của chƣơng trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 là bài học mang tính giáo dục cao, mục đích là để học sinh truyền thống hào hùng của dân tộc, chủ quyền biển, đảo lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Qua đó giác ngộ đƣợc tinh thần yêu nƣớc, nâng cao vai trò, trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Chúng tôi thấy tâm đắc với bài học rất hay và giàu tính nhân văn này, song trong quá trình giảng dạy chúng tôi gặp không ít khó khăn. Điều tôi trăn trở ở đây là phƣơng pháp giảng dạy là phải làm sao để các em nắm đƣợc những kiến thức về biển, đảo Việt Nam trong sách giáo khoa đƣợc thể hiện rất ít và khá khô khan, không liền mạch và rất thiếu dẫn chứng sinh động cụ thể. Tuy chúng tôi đã có sự đồng cảm với tác giả viết ra cuốn sách này. Đó là: trong một tiết học thời lƣợng có hạn, một phân phối chƣơng trình hạn chế về mặt thời gian, mà muốn truyền tải một lƣợng kiến thức cơ bản cần thiết cho học trò, nếu cắt bớt thì thiếu. Vậy làm sao vừa truyền thụ đƣợc những kiến thức cơ bản trong SGK một cách dễ hiểu, có chiều sâu, vừa giúp các em có hứng thú học tập, khám phá cái mới, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp cho các em. Đó là những vấn đề mà tất cả các giáo viên giảng dạy môn học này đều quan tâm.
Mỗi giáo viên đều cần có những đổi mới, những sáng kiến, để công tác giảng
dạy không ngừng mang lại hiệu quả cao nhất. Vấn đề ở đây là đổi mới nhƣ thế nào. Điều đó thật không phải dễ chút nào. Có thể khẳng định phƣơng pháp đọc chép, hoặc hỏi đáp thông thƣờng, xoay quanh trong nội dung bài là không mang lại hiệu quả, vì khô khan, nhàm chán, khó tiếp thu, học sinh không hứng thú. Từ thực trạng trên, tôi thấy cần thiết chọn đề tài: Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng thông qua bài 3- SGK. Để qua bài dạy giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh trƣờng THPT Huỳnh Thúc Kháng.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN.
Nội dung giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Giáo dục ý thức cho học sinh về vai trò, vị trí của biển đảo trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Thông qua bài dạy Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia HS thấy đƣợc vai trò của biển, đảo nƣớc ta: Đã bao đời nay gắn với đời sống kinh tế, văn hóa con ngƣời Việt Nam. Biển, đảo đã góp phần tạo nên những thắng lợi hiển hách
trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Biển, đảo có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vƣơn ra biển, khai thác những tiềm năng của biển để làm giàu đất nƣớc cũng chính là bảo vệ Tổ quốc từ phía biển.
Giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền quốc gia và quá trình chiếm hữu thật sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền biển, đảoHo àng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam từ thời phong kiến đến nay.
Đó là quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền biển, đảo - Trƣờng Sa, Hoàng Sa cũng nhƣ Sự khẳng định chủ quyền của Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đƣợc thể hiện hết sức mạnh mẽ qua các hoạt động: Quản lý hành chính liên tục, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, vẽ bản đồ Từ thời phong kiến đến Pháp đô hộ (1884-1954 ), đến giai đoạn Việt Nam tạm thời bị chia cắt (1954 – 1975) và thời kỳ đất nƣớc thống nhất cho đến nay.
Giáo dục cho học sinh về những giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam và vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển, đảo.
Giá trị, tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam hết sức to lớn: Du lịch, nguồn thủy hải sản phong phú không chỉ là nguồn sống của ngƣ dân ven biển mà còn là nguồn đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, ịch vụ giao thông biển đang ngày càng đƣợc chú trọng. Nguồn khoáng sản biển hết sức đa dạng: Cát, sỏi, muối, titan, monazite... với trữ lƣợng lớn, dễ khai thác. Đáng kể là dầu thô và khí đốt là những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú ở khu vực biển Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc của nền kinh tế. Tuy nhiên tài nguyên, môi trƣờng biển, đảo đang bị đe dọa: Ô nhiễm nguồn nƣớc, khai thác bừa bãi, mang tính hủy diệt, khai thác chƣa đi đôi với bảo vệ bền vững, việc đánh bắt hải sản bằng các phƣơng tiện “hủy diệt” nhƣ mìn, hóa chất, xung điện, lƣới nhỏ hay khai thác san hô để nung vôi, làm đồ trang trí vẫn diễn ra ở các vùng biển nƣớc ta. Các tài nguyên khác nhƣ khoáng sản, vận tải biển, du lịch biển, tài nguyên địa chiến lƣợc chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác đúng mức nên chƣa phát huy hết tiềm năng vốn có. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng biển, vì đây là vấn đề sống còn và cấp bách, ảnh hƣởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là phải đƣa nội dung bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng biển, đảo vào trong nhà trƣờng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu khi thực hiện mục tiêu giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học môn GDQP, AN ở trƣờng THPT.
Các biện pháp giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh.
Khai thác triệt để nội dung bài học có khả năng giáo dục cho học sinh về biển, đảo Việt Nam.
Trong chƣơng trình môn GDQP, AN ở trƣờng THPT hiện hành không có bài học nào trực tiếp đề cập đến chủ quyền biển, đảo. Vì vậy khi dạy học GV có thể sử dụng tài liệu, lồng ghép, nhằm cụ thể hóa một số sự kiện trong các bài học Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia có liên quan để liên hệ giáo dục ý thức cho HS cụ thể:
2.2. Khai thác triệt để những nội dung lịch sử có khả năng giáo dục cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
Muốn dạy tốt bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia cho HS trong chƣơng trình của bộ môn ở trƣờng THPT nói chung và giáo dục về vấn đề ý thức bảo vệ biển, đảo Việt Nam nói riêng đạt kết quả cao nhất, GV cần khai thác triệt để những sự kiện, hiện tƣợng lịch sử có khả năng giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc điều này, GV cần nắm vững nội dung chƣơng trình SGK để phân biệt đƣợc sự kiện thể hiện trực tiếp nội dung về chủ quyền biển, đảo hay sự kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam để tìm phƣơng pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả nhất. Thứ nhất, khai thác những sự kiện, tài liệu lịch sử thể hiện trực tiếp về chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam từ cổ đến đƣơng đại nhƣ: Các văn bản nhà nƣớc (Châu bản), sách điển chế, chính sử, sách địa chí, bản đồ lịch sử, tƣ liệu và bản đồ của phƣơng Tây. Khi tiến hành khai thác, GV tiến hành theo 3 bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Xác định tài liệu khai thác là tài liệu nào? Phục vụ cho việc dạy học bài nào, mục nào?
Bƣớc 2: GV chọn phƣơng pháp hƣớng dẫn HS khai thác và lĩnh hội tài liệu, sự kiện.
Bƣớc 3: Ý nghĩa của việc khai thác tài liệu, sự kiện.
Sử dụng tài liệu lịch sử để liên hệ kiến thức cần giáo dục cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam.
Hiện nay, việc dạy học và giáo dục cho HS ở trƣờng THPT đƣợc tiến hành trong giờ học nội khóa là chủ yếu. Do đặc trƣng của việc học tập bộ môn GDQP, AN các loại tài liệu tham khảo ngoài SGK có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện lại hình ảnh quá khứ và đặc biệt là làm rõ những nội dung, vấn đề mới nhƣ vấn đề biển, đảo. Việc GV sử dụng tài liệu trong bài học nội khóa khi tiến hành dạy lồng ghép vấn đề chủ quyền biển, đảo vào bài học là rất phù hợp. Vì đây là nguồn tài liệu tin cậy, loại tài liệu này dùng để làm dẫn chứng, minh họa cho các sự kiện đang trình bày trong nội dung bài học. Khai thác nguồn tài liệu này không chỉ cung cấp thêm tƣ liệu lịch sử phong phú, bổ sung thêm phần nội dung chƣa có trong SGK mà còn làm sáng rõ hơn những kiến thức cơ bản của bài học.
Ví dụ 1: Sử dụng tài liệu lịch sử để giáo dục cho HS về vai trò, vị trí của biển, đảo Việt Nam.
Cụ thể: Biển, đảo có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa con ngƣời Việt.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho HS.
Đồ dùng trực quan có vai trò to lớn trong dạy học bộ môn GDQP, AN ở trƣờng THPT. Nó góp

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_y_thuc_ve_chu_quyen_bien_dao_viet_nam_cho_hoc.docx
  • pdfTrần Ngọc Hùng, Nguyễn Trung Dũng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, GDQP,AN..pdf