SKKN Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường tại trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng

SKKN Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường tại trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng

PHẦN II. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái niệm lòng yêu quê hương nước

Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương đất nước là sợi chỉ đó xuyên suốt

trong các tác phẩm văn học từ cổ kim đông tây. Ta đã bắt gặp “Nam quốc sơn

hà” của Lý Thường Kiệt đến Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và hoàn thiện

phát triển tới “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bác Hồ đã từng nói, lòng yêu

nước của nhân dân ta giống như một làn sóng nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp

nước. Đó là hào khí của dân tộc, càng ngày càng qua các thời kì lịch sử tinh thần

yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn của dân tộc

Một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay

chính là truyền thống yêu quê hương, đất nước: “Cá quen sông, chim luyến tổ,

con người sao không yêu quê hương”. Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự

nhiên của con người ở bất cứ dân tộc nào chứ không riêng gì ở Việt Nam. Song

ở Việt Nam tình cảm ấy trở thành ý thức, tư tưởng, và cao hơn là chủ nghĩa

yêu nước.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là “nguyên tắc

đạo đức về chính trị mà nội dung là tình yêu, lòng trung thành, ý thức phục vụ

Tổ quốc. Xã hội nguyên thủy đã có mầm mống của chủ nghĩa yêu nước, dựa trên

tình cảm máu mủ giữa các thành viên của thị tộc hay bộ lạc. Từ khi xã hội

nguyên thủy tan rã, tình cảm tự nhiên gắn bó với quê hương, tiếng mẹ đẻ, các

truyền thống kết hợp với nhận thức về nghĩa vụ của người dân đối với cả cộng

đồng xã hội đã được thiết lập. Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân

tộc, chủ nghĩa yêu nước từ chỗ chủ yếu là một yếu tố trong tâm lý xã hội, đã trở

thành hệ tư tưởng. Nó trở thành lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, động

viên mọi người đứng lên bảo vệ tổ quốc chống lại mọi cuộc xâm lược. Chủ

nghĩa yêu nước chân chính thể hiện ở lòng trung thành với tổ quốc vì lợi ích của

dân tộc, của nhân dân, bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc và đấu tranh cho sự phồn

vinh của đất nước”

pdf 73 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2642Lượt tải 12 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường tại trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. Nhận xét, đánh giá. 
+ Đại diện nhóm tự nhận xét, đánh giá. 
+ Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận... 
+ GV tổng kết, đánh giá. Giáo viên có thể phỏng vấn học sinh đóng vai 
một số câu hỏi như: 
 20 
Vì sao em lại ứng xử như vậy? 
Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách 
ứng xử (đúng hoặc sai) 
Lớp thảo luận, nhận xét: 
Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? 
Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? 
Từ đó, giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. 
 Bước 7. Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kỹ năng. 
 Bước 8. Giáo viên cho điểm các nhóm (giáo viên cũng có thể cho học 
sinh đánh giá chéo giữa các nhóm). 
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm: như gây hứng thú, tạo không 
khí học tập sôi nổi và tranh luận; giúp học sinh thể hiện mình trước đám đông; 
tích cực chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức và liên hệ với thực tế; để 
lại ấn tượng sâu hơn với bài học; phát huy khả năng sáng tạo và diễn xuất; hầu 
hết học sinh đều tỏ ra rất thích khi được đóng vai trong khi học môn lịch sử. Có 
thể nói, việc học sinh rất hứng thú với đóng vai là một thuận lợi rất lớn với giáo 
viên khi vận dụng phương pháp này trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng tích cực hóa hiện nay vì học sinh sẽ hưởng ứng và tích cực tham gia 
hợp tác với giáo viên và hợp tác các bạn trong nhóm, trong lớp. Khi học sinh 
tham gia đóng vai nhân vật lịch sử của địa phương chắc chắn các em sẽ có ấn 
tượng mạnh về nhân vật đó, nảy sinh tình cảm, sự khâm phục biết ơn đối với 
nhân vật lịch sử đã có công lao đối với Tổ quốc, điều này sẽ góp phần không 
nhỏ vào việc hình thành tình cảm yêu quê hương đất nước. 
2.2. Sử dụng thơ, tư liệu, câu chuyện lịch sử địa phương để làm phong phú 
bài học đồng thời giáo dục tình yêu quê hương cho học sinh 
Việc đưa những chất liệu thơ, tư liệu, câu chuyện lịch sử địa phương vào 
bài giảng lịch sử dân tộc sẽ là phương tiện làm phong phú sự hiểu biết của học 
sinh về quê hương, tự hào với những truyền thống tốt đẹp của quê hương: anh 
hùng, bất khuất trong đấu tranh; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn 
kết, tương thân tương ái... Từ đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương. Điều 
này có vai trò không nhỏ trong giáo dục tư tưởng - chính trị, đạo đức cho học 
sinh, góp phần hình thành lòng yêu nước chân chính kết hợp với tinh thần quốc 
tế vô sản cho thế hệ trẻ. 
Tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc 
trên lớp đòi hỏi giáo viên phải nắm được các giai đoạn phát triển nhiều mặt của 
lịch sử địa phương tương ứng với các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, 
tức là có sự phù hợp giữa tài liệu lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Phải tôn 
trọng sự thực lịch sử và việc nhận thức đúng lịch sử trong quá khứ để rút ra bài 
 21 
học bổ ích cho hiện tại, phục vụ cho công cuộc đấu tranh cách mạng và lao động 
sáng tạo xây dựng đất nước ở địa phương. Có như vậy, tài liệu lịch sử đại 
phương mới trở thành nguồn nhận thức sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú học tập 
cho các em. 
Việc lồng thơ, tư liệu, câu chuyện lịch sử địa phương vào bài học lịch sử 
dân tộc phù hợp không chỉ cung cấp, mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp các 
em hình dung về các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách dễ dàng hơn, để bài 
học lịch sử dân tộc được sâu sắc hơn đối với các em, mà những tài liệu này còn 
gây ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh, các em càng thêm tự hào về quê hương 
mình đã hết lòng, hết sức vì cách mạng, vì thắng lợi chung của cả dân tộc. Đồng 
thời các em cũng hiểu sâu sắc hơn về quê hương trong một thời kỳ lịch sử nhất 
định, hiểu được nhân dân Nghệ An đã góp phần vô cùng quan trọng trong quá 
trình phát triển của cách mạng Việt Nam như thế nào. Từ đó, bồi dưỡng niềm tự 
hào về quê hương; bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, ý chí đấu tranh, 
tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng nói chung và của 
quân dân tỉnh Nghệ An nói riêng, giúp các em suy nghĩ về vị trí, ý thức trách 
nhiệm của mình đối với quê hương hôm nay. 
Khi dạy bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X 
- XV, phần 1 (II) Giáo dục, giáo viên cần liên hệ với giáo dục Nghệ An. Ngoài 
việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành tích nổi bật của học trò Nghệ An, 
giáo viên có thể đưa hình ảnh “Con cá gỗ” và đọc bài thơ “Sự tích cá gỗ” [xem 
Phụ lục] để học sinh thấy được những học trò xứ Nghệ từ một vùng quê "nghèo 
rớt mồng tơi", đã phải "gồng mình đi lên như thế nào" để "vượt khó, vượt khổ". 
Trong cái "gian lao" ấy, tâm hồn và ý thức của họ thật lớn, trong cái sự "nghèo 
túng" ấy, người Xứ Nghệ đã biết "ước mơ", biết "khao khát" từ những việc 
tưởng như rất nhỏ hàng ngày, ẩn chìm và hiển hiện trong mỗi bữa cơm ăn, trong 
nỗi lo thường nhật, nhưng là khát vọng để vươn tới, để cố gắng, hình ảnh "cá 
gỗ" hay “dân cá gỗ” mãi là niềm tự hào, là biểu hiện sinh động cho tinh thần 
ham học của học trò xứ Nghệ. Qua đó, học sinh sẽ hiểu hơn về truyền thống “đất 
học” của quê hương mình và nuôi dưỡng trong tâm hồn học sinh ý thức về việc 
học tập, phấn đấu trở thành người có ích cho quê hương đất nước. 
Khi dạy bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 - 1935”, trong mục II - 
“Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh”, 1 - 
“Phong trào cách mạng 1930 - 1931”, khi nói đến cuộc đấu tranh 1/5/1930, để 
giúp học sinh hiểu rõ được ý chí đấu tranh quật cường, tinh thần đoàn kết, yêu 
nước của nhân dân tỉnh nhà, giáo viên có thể sử dụng đoạn tư liệu sau đây: 
“Sáng ngày mồng 1 tháng 5, tại thành phố Vinh - Bến Thủy và các huyện 
Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương đã nổ ra biểu tình lớn. 
Tại thành phố Vinh - Bến Thủy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của xứ ủy Trung 
kỳ, Đảng bộ Vinh vận động 1.200 nông dân các làng ngoại ô như Lộc Đa, Đức 
Thịnh, Yên Dũng (Hưng Nguyên), An Hậu, Đức Hậu (Nghi Lộc) kéo vào thành 
 22 
phố phối hợp với công nhân các nhà máy biểu tình, đưa yêu sách đến tên Công 
sứ và Tổng đốc Nghệ An. Khi nhận được tin về cuộc biểu tình, tên Công sứ 
Pháp ở Nghệ An huy động lính đến canh gác, bảo vệ các nhà máy và sai viên tri 
phủ Hưng Nguyên đưa lính đến ngăn cản đoàn biểu tình của nông dân đang trên 
đường hàng tỉnh Cửa Hội - Vinh kéo vào thành phố. Theo lệnh của tên công sứ 
Nghệ An, bọn giám binh, chánh mật thám, chánh cảnh sát thành phố huy động 
10 chiếc ô tô chở đầy lính khố xanh, cảnh sát đến đàn áp quần chúng biểu tình. 
Gạt lưỡi lê, báng súng của kẻ thù, đoàn biểu tình của công nhân, nông dân vẫn 
xiết chặt hàng ngũ, vừa tiến bước, vừa hát vang bài ca quốc tế: 
“Hỡi ai nô lệ trên đời, 
Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên, 
Bất bình này chịu sao yên, 
Phá cho tan nát một phen cho rồi” 
Khí thế hiên ngang của đoàn biểu tình đã lôi cuốn thêm nhiều bà con nông 
dân các huyện Nghi Xuân, Can Lộc đang trên đường đi chợ Vinh cùng tham gia 
đấu tranh. Không ngăn cản được bước tiến của đoàn biểu tình, đế quốc Pháp xua 
lính xuống ngã ba Bến Thủy lập thành hàng rào chặn ngang trước cổng các nhà 
máy. Đoàn biểu tình mỗi lúc một đông thêm. Từ trong nhà máy công nhân ùa ra, 
ở ngoài nhà máy đoàn biểu tình ào ạt sát vào hàng rào lính. Tên giám binh Pháp 
luống cuống hô lính bắn. Hàng loạt súng nổ lên trời. Tên giám binh dùng báng 
súng đánh lính. Đồng chí Nguyễn Đôn Nhoãn, một đảng viên cộng sản, xông lên 
tát vào mặt tên giám binh và cướp súng của hắn đập xuống nền đường làm khẩu 
súng gãy đôi. Bọn chánh cảnh sát, chánh mật thám và chủ nhà máy diêm bắn xả 
vào đoàn biểu tình làm 6 người chết, 10 người bị thương. Đồng chí Nguyễn Đôn 
Nhoãn anh dũng hi sinh. Đoàn biểu tình tiếp tục xông lên xung đột với kẻ thù. 
Gần một trăm người đã bị chúng bắt đưa về giam ở nhà lao Vinh. Mặc dù bị 
địch khủng bố, nhưng các cán bộ, đảng viên vẫn ở lại cùng nhân dân lượm xác 
những người đã hi sinh đưa về mai táng và dìu dắt những người bị thương về 
nhà cứu chữa”. 
Qua những đoạn tư liệu cụ thể, sinh động như thế sẽ tạo được cảm xúc 
thực cho học sinh, làm cho các em không chỉ hiểu rõ hơn truyền thống bất khuất 
của quê hương mà còn giáo dục cho các em lòng căm thù sâu sắc bọn xâm lược 
Pháp và tay sai. Cũng qua đó học sinh sẽ nhận thấy rằng, những thành quả cách 
mạng có được ngày hôm nay không hề dễ dàng, mà phải đánh đổi bằng xương 
máu của biết bao nhiêu người. Đồng thời giáo dục cho các em lòng khâm phục, 
kính yêu và biết ơn các chiến sỹ cộng sản, những người con kiên trung của Đảng 
đi đầu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 
Khi dạy bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng 
Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời”, trong mục III - 
“Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”, 1 - “Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 
 23 
3 đến giữa tháng 8 - 1945)”, giáo viên có thể sử dụng một đoạn tư liệu để tạo 
biểu tượng về nạn đói khủng khiếp ngay trên quê hương để học sinh thấy được 
nỗi khổ cực của nhân dân tỉnh nhà trong nạn đói chung của cả nước như thế nào. 
“Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ ba tháng đầu năm 1945, hai tỉnh Nghệ An và 
Hà Tĩnh đã có 10 vạn người chết đói. Hàng vạn gia đình tan nát, hàng ngàn thôn 
xóm tiêu điều. Làng Đô Uyên ở Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh có 845 người thì 378 
người bị chết đói. Ở Nghệ An có tới 2.250 gia đình bị chết đói cả nhà. Nhiều gia 
đình chỉ còn một vài người sống sót. Người đi xin ăn đầy đường, chật chợ. 
Người chết đói la liệt khắp nơi. Hàng ngày, bọn cầm quyền ở Vinh phải thuê xe 
bò đi nhặt xác người chết đói trên các lề đường, vỉa hè, đình chợ rồi đem đổ vào 
những cái hố chôn chung ở ngoài thành phố”. 
Việc sử dụng các câu chuyện về lịch sử địa phương để kể cho học sinh 
nghe được xem là một trong những phương pháp có ưu thế để giáo dục truyền 
thống, đặc biệt là truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh. Thông 
qua những câu chuyện lịch sử có thật về con người, sự kiện, hiện tượng lịch 
sử đã diễn ra trên quê hương mình không chỉ cung cấp kiến thức mới, sinh 
động mà còn tạo bầu không khí tò mò, hồi hộp nhưng vẫn hào hứng, thoải mái, 
tự hào học sinh sẽ giảm bớt áp lực trong việc ghi nhớ kiến thức, khiến giờ học 
lịch sử địa phương trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Những câu chuyện hay tình 
tiết hấp dẫn sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình 
cảm cho học sinh. 
Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với một nhân vật lịch sử cụ 
thể. Những nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc, do vậy trong dạy 
học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc hoạ, tạo biểu tượng về 
các nhân vật đó. Sử dụng phương pháp kể chuyện có tác dụng tạo biểu tượng về 
nhân vật lịch sử một cách sinh động, đậm nét từ đó giáo dục học sinh kính trọng, 
noi gương các anh hùng dân tộc. 
Giáo viên có thể kể chuyện kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. 
Trong bài nội khoá do thời gian có hạn giáo viên tạo biểu tượng về những nét 
chính, tiêu biểu đủ để khắc hoạ nên nhân vật đó. 
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các giai thoại lịch sử để giải thích từ đó 
rút ra bản chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử. Để cho học sinh nắm được 
bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử tức là trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo 
viên sử dụng các mẩu chuyện, các giai thoại lịch sử rồi từ đó nêu tình huống có 
vấn đề. 
Trong quá trình vận dụng đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt 
trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể của từng lớp học, tiết học... Giáo viên 
cũng có thể sử dụng các câu chuyện lịch sử, các giai thoại lịch sử trong bài 
ngoại khoá. 
Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử 
 24 
một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú 
học tập cho học sinh, giáo viên phải tuân thủ một một số nguyên tắc sau: 
- Đảm bảo tính cơ bản, khoa học; xác định đúng những câu chuyện có 
liên quan đến các sự kiện mà bài học cần đáp ứng; đảm bảo tính vừa sức. 
- Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, 
hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ 
hiểu, biểu cảm... Đồng thời, phát huy tính tích cực của học sinh. 
- Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với 
những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh 
hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, khơi dậy nội lực của mình. 
- Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh 
hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu 
tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử. 
 Có nhiều cách kể chuyện: kể lại tóm tắt nội dung một cuốn sách hay một 
câu chuyện được ghi chép thành tài liệu của chính người tham gia sự kiện thuật 
lại. Những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục cao thường là những câu chuyện 
về người anh hùng hay các chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân 
tộc. Họ có thể là những chiến sĩ có tên tuổi song cũng có thể là quần chúng đã 
không tiếc xương máu bảo vệ thành quả cha ông. Bằng phương pháp nêu gương 
này, chúng ta sẽ để lại cho học sinh những ấn tượng sâu sắc. 
Khi dạy bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ 
xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973), trong 
mục 2 (phần II) Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản 
xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Giáo viên cần dành thời gian để giới thiệu về 
tuyến đường 15A và những chiến sĩ thanh niên xung phong ở Truông Bồn. 
Sau “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đã 
mở rộng “Chiến lược chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và leo thang đánh phá 
miền Bắc. Mục tiêu chiến lược của chúng là nhằm cắt đứt sự chi viện của ta từ 
hậu phương miền Bắc đối với chiến trường miền Nam, phá hoại công cuộc xây 
dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Sau khi 
đánh phong tỏa các tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi 
qua địa bàn Nghệ An, chúng đã huy động một lực lượng không quân khổng lồ, ồ 
ạt trút bom đạn xuống tuyến đường chiến lược 15A. Trọng điểm là chúng tập 
trung đánh phá Truông Bồn. Bởi vậy, trong thời điểm này có ngày cao điểm 
máy bay Mỹ đánh phá lên tới 131 lần, Truông Bồn suốt ngày đêm không ngớt 
tiếng bom đạn. 
Nhưng, bom đạn giặc Mỹ không thể khuất phục được ý chí và quyết tâm 
sắt đá của quân và dân ta: “Sống bám cầu, bám đường - chết kiên cường dũng 
cảm”, “Tim có thể ngừng đập - nhưng đường không thể tắc”; “Tất cả cho tiền 
tuyến - Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, tinh thần lạc quan của các 
chiến sĩ thanh niên xung phong là động lực mạnh mẽ thôi thúc các lực lượng của 
 25 
quân và dân ta làm nên chiến thắng Truông Bồn, làm nên một Truông Bồn 
Huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta. 
Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 
1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cảm tử”, 
“Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, 
Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tỉnh Nghệ An. 
Sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ thanh niên xung phong ở Truông 
Bồn đã trở thành bài ca vẫn vang vọng, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong 
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Máu, mồ hôi và nước mắt hòa quyện nơi đất 
thiêng Truông Bồn, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng 
Miền Nam, thống nhất đất nước. 
Cùng với việc giới thiệu, giáo viên có thể chọn lọc một vài câu chuyện 
trong cuốn “Đường tới Truông Bồn huyền thoại” của tác giả Văn Hiền, Nhà xuất 
bản Nghệ An kể cho học sinh để các em hiểu thêm những hy sinh mất mát của 
các chiến sĩ, từ đó các em hiểu được cái giá của độc lập tự do, xây dựng cho các 
em niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của quê hương. Chính niềm 
tự hào đó làm cho các em thêm gắn bó với quê hương, có ý thức giữ gìn và phát 
huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quê hương, đất nước. 
2.3. Giáo dục lòng yêu quê hương thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động giáo dục cơ bản 
được thực hiện một cách có mục đích có tổ chức, có kế hoạch nhằm góp phần 
thực hiện có hiệu quả quá trình phát triển nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu đa 
dạng hóa đời sống của xã hội. Thực chất đây là hoạt động do nhà trường tổ chức 
giáo dục ngoài giờ dạy học trên lớp; quá trình này được tổ chức xen kẽ đồng 
thời hay tiếp nối chương trình kế hoạch dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc 
đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian 
nghỉ hè để “khép kín” quá trình dạy học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 
một bộ phận cấu thành trong toàn bộ hoạt động giáo dục. 
Các hình thức ngoại khóa có thể được tiến hành trong dạy học lịch sử 
địa phương nhằm giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học 
sinh như sau: 
2.3.1. Đọc sách lịch sử Nghệ An 
Xã hội ngày càng phát triển, sự xuất hiện của mạng xã hội, công nghệ 
thông tin làm cho con người ngày càng thay đổi. Tuy nhiên tầm quan trọng của 
sách vẫn không hề giảm sút và đem lại nhiều giá trị cho con người. Mỗi quyển 
sách chứa đựng một nội dung, đề cập đến những giá trị nhân văn khác nhau và 
trở thành tiền đề gắn kết con người với kiến thức của nhân loại. 
Từ nhiều đời nay, ông cha ta đã lưu giữ lại những kiến thức qua sách vở 
và để lại đời sau cho con cháu. Sách chứa đựng những thông tin, giá trị vật chất 
và tinh thần của nhân loại, chứa đựng những tình cảm vào trong những vấn đề 
 26 
của cuộc sống. Mỗi cuốn sách lại là những chủ đề, lĩnh vực khác nhau nhưng 
đều với mục đích hướng tới cho bạn đọc những tri thức mới, giá trị nhân loại. 
Sách chứa đựng nguồn kiến thức khổng lồ và giúp con người giao lưu với 
thế giới bên ngoài, tiếp cận với nền văn minh của nhân loại, nhờ có sách mà xã 
hội mới có thể phát triển được. Cho dù xã hội có phát triển tới đâu thì những giá 
trị to lớn mà sách đem lại cho con người vẫn không thể nào xóa bỏ được. 
Việc gìn giữ những giá trị lịch sử cho đời sau và là nguồn tri thức quý giá 
thì chỉ có sách mới có thể đem lại cho con người được. Tầm quan trọng của sách 
đối với con người thì không phải ai cũng thấu hiểu được nhưng việc gìn giữ 
những giá trị ấy là điều cần thiết phải làm. 
Đọc sách là một hình thức học sinh ngoại khóa khá phổ biến, có hiệu quả 
trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh trong giờ nội khóa không chỉ thế nó 
còn góp phần rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, kỹ 
năng, thói quen hứng thú học tập bộ môn. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm 
song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh. Tuy 
nhiên, thực tế hiện nay học sinh ít có hứng thú đọc sách lịch sử đặc biệt là những 
tư liệu về lịch sử địa phương mà các em dễ bị lôi cuốn, thu hút bởi tiểu thuyết 
trinh thám, võ hiệp hay tình cảm. Hoặc nếu có các em cũng thường thích đọc 
tiểu thuyết võ hiệp lịch sử hơn tài liệu lịch sử, tài liệu gốc Vì vậy, muốn cho 
việc đọc sách của học sinh đạt hiệu quả cao giáo viên cần lưu ý: 
* Thứ nhất, giáo viên giúp học sinh lập danh mục cần đọc cho mỗi khóa 
trình trong năm học. Trong danh mục nên có phần “tối đa” và phần “tối thiểu”, 
tức là những loại sách cần thiết phải đọc và loại sách đọc thêm nếu có thời gian. 
* Thứ hai, giới thiệu về cuốn sách: 
Về lịch sử Nghệ An, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh tìm đọc bộ 
sách như “Lịch sử Nghệ An”, Tập 1 Lịch sử Nghệ An từ nguyên thủy đến Cách 
mạng Tháng Tám 1945; Tập 2: Lịch sử Nghệ An từ năm 1945 đến năm 2005, do 
PGS.TS Trần Văn Thức chủ biên, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. 
Nội dung cuốn sách có đề cập đến các giai đoạn phát triển của lịch sử Nghệ An 
từ nguyên thủy cho đến nay. Đọc cuốn sách các em có thể có cái nhìn tổng quát, 
toàn diện về tỉnh mình trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và 
con người nơi đây. 
Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu các c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_giao_duc_long_yeu_que_huong_dat_nuoc_cho_hoc_sinh_trong.pdf