Từ trước đến nay, hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông nói chung và các trường TH nói riêng chủ yếu được tổ chức dưới 1 hình thức là hoạt động tập thể ở sân trường. Tổ chức ở dưới sân trường thì chỉ tạo cảnh quan đẹp chứ chưa có tác dụng thực chất đến tất cả học sinh. Hình thức này sẽ gặp nhiều hạn chế như:
Mất nhiều thời gian để tập hợp đối với các trường có dãy tầng lầu hoặc các phòng học ở xa nhau, chưa tập trung.
Các em hoạt động tập thể ở dưới sân trường rất đông nên khó quản lý dẫn đến nhiều em không tập hoặc tập qua loa không đúng tư thế, động tác.
Không tổ chức được thường xuyên: Trời nắng quá thì sẽ gây mệt mỏi hơn cho các em (nếu sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát), trời mưa thì không tổ chức tập được (Tây Nguyên có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô kéo dài).
Những em bị đau, bị khuyết tật không thể tham gia tập luyện được
ớc khoẻ mạnh ” và vì thế : “Luyện tập thể dục, tăng cường sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước” Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới thì sự nghiệp giáo dục đào tạo đang được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu. Công tác giáo dục đang được đầu tư phát triển toàn diện và bộ môn giáo dục thể chất đang đóng một vai trò quan trọng và nó xuyên suốt trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đến đại học. Trong đó công tác thể dục giữa giờ luôn được duy trì ở các cấp học do vai trò và tác dụng của nó đem lại đối với sự nghiệp giáo dục. Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi mà các em rất hiếu động, phần lớn đều chưa có ý thức và động cơ đúng đắn về hành động của mình, nên các em thường hay bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, việc giáo dục và định hướng cho các em có động cơ đúng đắn trong học tập và các hoạt động ngoại khóa khác nói chung và thể dục giữa giờ nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổ ích và cần thiết cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh phát triển toàn diện hơn về các mặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, không những vậy nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, nề nếp học tập, giáo dục ý thức đạo đức, góp phần hình thành nhân cách của người học sinh. Tuy nhiên trong những năm qua công tác này chưa được một số nhà trường coi trọng đúng mức, việc tổ chức hoạt động chưa được đồng bộ, tổ chức chỉ bằng một hình thức là tập trung dưới sân trường nên số học sinh không tham gia hoạt động này còn khá nhiều, số còn lại tham gia hoạt động nhưng phần lớn là không tích cực hoặc tập một cách bắt buộc Muốn khắc phục được tình trạng này cần phải tìm hiểu đánh giá thực trạng, phân tích các nguyên nhân, từ đó xây dựng được hình thức tổ chức phù hợp đưa vào áp dụng nhằm làm cho công tác này ngày một ổn định và đi vào nề nếp. Để làm được như vậy, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải có một quá trình lâu dài và cần có sự thực nghiệm, không chỉ một vài người mà có thể làm được mà cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp đồng bộ và đảm bảo thông tin 2 chiều, nhiều chiều giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn. 2. Thực trạng a) Thuận lợi - khó khăn - Thuận lợi: Liên đội là trường chuẩn quốc gia nằm ngay trung tâm huyện Krông Ana, có truyền thống thi đua và đạt nhiều thành tích, nhiều năm liền được Hội đồng đội huyện công nhận là Liên đội vững mạnh. Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban Lãnh đạo, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp được chú trọng, ngày càng khởi sắc. 100% đội viên, nhi đồng được học 2 buổi/ngày, đa số các em ngoan, tích cực trong các phong trào, hoạt động. Đội ngũ anh chị phụ trách tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh. Hệ thống âm thanh, loa máy được đầu tư đảm bảo tốt cho việc tổ chức hoạt động. - Khó khăn: Diện tích các phòng học còn hẹp, số lượng học sinh/lớp còn nhiều nên còn ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động. Trường có phân hiệu II, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và chưa có loa máy để tổ chức hoạt động. b) Thành công - hạn chế - Thành công: Giúp các em đội viên và nhi đồng hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động thể dục giữa giờ. Giúp các em nâng cao sức khỏe và tăng được khả năng phòng tránh các bệnh học đường. Giúp cho các em bị khuyết tật có cơ hội được tập luyện và được hòa nhập cùng các bạn góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tạo sự tin tưởng của Ban Lãnh đạo nhà trường vào khả năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên – TPT Đội, giúp cho giáo viên – TPT Đội thuận lợi trong công tác tham mưu và nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức thành công các hoạt động khác. - Hạn chế: Không theo dõi được hoạt động của các lớp một cách thường xuyên nhất. Không tổ chức lồng ghép được hoạt động múa hát sân trường sau khi tập thể dục mà phải tổ chức riêng. Tính thẩm mỹ của hoạt động chưa thật cao. c) Mặt mạnh - mặt yếu - Mặt mạnh: Nhanh, không mất nhiều thời gian vui chơi của các em. Quản lý được học sinh, đảm bảo tất cả học sinh được tập luyện. Các động tác thể dục giữa các khối lớp không nhất thiết phải giống nhau mà chỉ cần đảm bảo phù hợp với khả năng và độ tuổi của các em. Tập luyện một cách thường xuyên dù mưa hay nắng, qua đó đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các em. Các em có thể quay lại việc học tập ngay mà không mất thời gian di chuyển (đối với những em chưa hoàn thành bài tập của tiết trước hoặc muốn chuẩn bị bài cho tiết tới). - Mặt yếu: Một số động tác tập luyện với biên độ không được lớn, nhịp chậm nên học sinh chưa thực sự thoải mái trong tập luyện. d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường rất quan tâm đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung cũng như hoạt động thể dục giữa giờ nói riêng. Ban Lãnh đạo nhà trường từng bước đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ anh chị phụ trách nhiệt tình, học sinh hăng hái tham gia. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. Thực tế cho thấy, ở một số trường Tiểu học hiện nay việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này ít được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động thể dục giữa giờ nói riêng dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện chưa đạt được cao. Hàng năm, Phòng GD&ĐT thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển giáo viên và trẻ hóa đội ngũ giáo viên – TPT Đội. Vì thế phần lớn giáo viên – TPT Đội trong huyện là mới, ít kinh nghiệm, còn lúng túng trong công tác tham mưu với Lãnh đạo nhà trường và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Chưa chủ động tìm tòi, nghiên cứu để xây dựng hình thức tổ chức các hoạt động và thường là khi có công văn hướng dẫn thì mới thực hiện nên các hoạt động còn mang tính bị động. Từ đó hoạt động Đội không có chất lượng về chiều rộng lẫn chiều sâu cũng như tính sáng tạo trong công tác hoạt động còn hạn chế. Trước những vấn đề trên tôi thấy người giáo viên - TPT Đội có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các phương pháp, kĩ năng, hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học. Qua quá trình công tác, tôi đã không ngừng tìm tòi, xây dựng được các phương pháp, kĩ năng, hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đã áp dụng và thực hiện đạt hiệu quả cao. Ngoài những mặt tích cực đã đạt được thì Liên đội cũng gặp phải không ít khó khăn đó là: Cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, diện tích các phòng học còn hẹp. Liên đội có phân hiệu Buôn Trấp thuộc vùng khó khăn, 100% học sinh là người đồng bào, cơ sở vật chất ở đây còn thiếu nên điều kiện tổ chức hoạt động còn hạn chế. Từ những vấn đề thực trạng trên, mỗi giáo viên - TPT Đội cần phải trang bị cho mình các phương pháp, kĩ năng, hình thức để tổ chức một hoạt động ngoài giờ lên lớp, nắm bắt được tình hình cụ thể của nhà trường, các lớp, học sinh để xây dựng được hình thức tổ chức hoạt động một cách phù hợp nhất. 3. Giải pháp, biện pháp a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường học, qua đó thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Tìm ra hình thức phù hợp nhất để tổ chức tốt hoạt động thể dục giữa giờ nhằm nâng cao sức khỏe, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và góp phần vào công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diện theo yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b.1) Hình thành ý tưởng để xây dựng hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ mới. - Nghiên cứu tài liệu, tham khảo trên các trang mạng. - Trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu nhất, tổ chức thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh. - Khảo sát lại tình hình về cơ sở vật chất, quy mô phòng học, cách trang trí, sắp xếp bàn ghế của giáo viên và học sinh. b.2) Công tác chuẩn bị - Tham mưu với lãnh đạo Nhà trường về hình thức, biện pháp đổi mới hoạt động thể dục giữa giờ. - Xây dựng kế hoạch, triển khai đến tất cả các lớp về hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ mới. - Nội dung các bài tập phù hợp với độ tuổi, điều kiện của các khối lớp. - Các động tác day bấm huyệt ở vùng mặt. - Tổ chức tập huấn cho đội hình mẫu của tất cả các lớp và tất cả giáo viên. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kê lại bàn ghế của lớp học để thuận tiện cho việc tổ chức hoạt động thể dục mà vẫn không ảnh hưởng đến việc học. - Lắp đặt âm thanh, loa máy. b.3) Thiết kế bài tập cho hoạt động. Để thực hiện đề tài này, tôi đã biên soạn một bài thể dục để tập với trống hoặc tập với nhạc có nhịp đếm, gồm các động tác như sau: Các động tác tác động lên các khớp: + Động tác 1 ( xoay khớp cổ): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi tại chỗ. TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời cúi đầu về phía trước. Nhịp 2: Hai tay chống hông, đứng thẳng. Nhịp 3: Hai tay chống hông đồng thời ngửa đầu ra sau. Nhịp 4: Hai tay chống hông, đứng thẳng. Nhịp 5: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang trái. Nhịp 6: Hai tay chống hông, đứng thẳng. Nhịp 7: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang phải. Nhịp 8: Về TTCB. Lần 2: Nhịp 1,2,3,4: Hai tay chống hông, xoay đầu theo hình vòng tròn, từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ. Nhịp 5,6,7,8: Hai tay chống hông, xoay đầu theo hình vòng tròn, từ phải qua trái theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. + Động tác 2 ( xoay khớp cổ tay kết hợp xoay cổ chân): Thực hiện được ở tư thế đứng. TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1,2,8: Hai bàn tay đan xen kẽ các ngón xoay theo chiều nhất định đồng thời kiễng chân trái xoay khớp cổ chân. Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1 nhưng đổi chân. + Động tác 3 ( xoay khớp vai): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi tại chỗ. TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 18: Xoay từ dưới, ra sau rồi lên trên, mỗi nhịp hô là thực hiện 1 lần xoay. Lần 2: Nhịp 18: Xoay từ trên, ra sau rồi xuống dưới, mỗi nhịp thực hiện 1 lần xoay. + Động tác 4 ( xoay khớp hông): Thực hiện được ở tư thế đứng. TTCB: Đứng thẳng, 2 tay chống hông. Lần 1: Nhịp 18: Xoay ngược chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực hiện xoay 1 vòng. Lần 2: Nhịp 18: Xoay theo chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực hiện xoay 1 vòng. + Động tác 5 ( Xoay khớp đầu gối): Thực hiện được ở tư thế đứng. TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 18: Hai tay chống gối, xoay ngược chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực hiện xoay 1 vòng. Lần 2: Nhịp 18: Hai tay chống gối, xoay theo chiều kim đồng hồ, mỗi nhịp thực hiện xoay 1 vòng. Các động tác xoay các khớp rất dễ áp dụng mà vẫn phát huy được hết tác dụng của động tác vì không cần nhiều không gian để tập, sử dụng được cho tất cả các lớp từ học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. Các động tác tác động đến các cơ: + Động tác 6 (động tác lườn): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi tại chỗ. TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, 2 bàn tay đan xen vào nhau, lòng bàn tay hướng sát ở phía sau đầu. Nhịp 2,3: Giữ bàn tay và đầu cố định nghiêng người sang trái. Nhịp 4: Về tư thế như nhịp 1 Nhịp 5,6: Giữ bàn tay và đầu cố định nghiêng người sang phải. Nhịp 7: Về tư thế như nhịp 1 Nhịp 8: Trở về TTCB. Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. + Động tác 7 ( động tác vặn mình): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồi tại chỗ. TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1: Đưa 2 tay lên cao, 2 bàn tay đan xen vào nhau, lòng bàn tay hướng sát ở phía sau đầu. Nhịp 2,3: Giữ bàn tay và đầu cố định xoay người sang trái. Nhịp 4: Về tư thế như nhịp 1 Nhịp 5,6: Giữ bàn tay và đầu cố định xoay người sang phải. Nhịp 7: Về tư thế như nhịp 1 Nhịp 8: Trở về TTCB. Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. + Động tác 8 (động tác lưng bụng): Thực hiện ở tư thế đứng. TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1: Chân trái bước rộng bằng vai, 2 bàn tay đan xen đặt lên gáy đồng thời cúi xuống sao cho lưng thẳng, thân người song song với mặt đất. Nhịp 2: Xoay vai sang bên trái. Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân, nhịp 6 xoay sang bên phải. Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. + Động tác 9 (động tác nhảy): Thực hiện ở tư thế đứng TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1: Hai tay chống hông đồng thời bật tách 2 chân sang 2 bên. Nhịp 2: Về TTCB, 2 tay chống hông. Nhịp 3: Hai tay vẫn chống hông đồng thời bật chân trái lên trước trùng gối, chân phải ra sau chân thẳng. Nhịp 4: Về TTCB Nhịp 5,6,7,8 thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4 nhưng nhịp 7 đổi chân. Lần 2: thực hiện tương tự như lần 1. + Động tác 10 (động tác điều hòa): Thực hiện ở tư thể đứng. TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm. Lần 1: Nhịp 1: Đưa 2 tay song song ra trước đồng thời đưa chân trái lên vuông góc. Nhịp 2: Về TTCB. NHỊP 3: Đưa 2 tay song song ra trước đồng thời đưa chân phải lên vuông góc. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5,6,7,8 thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4. Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1. b.4) Thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ. - Từ trước đến nay, hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông nói chung và các trường TH nói riêng chủ yếu được tổ chức dưới 1 hình thức là hoạt động tập thể ở sân trường. Tổ chức ở dưới sân trường thì chỉ tạo cảnh quan đẹp chứ chưa có tác dụng thực chất đến tất cả học sinh. Hình thức này sẽ gặp nhiều hạn chế như: Mất nhiều thời gian để tập hợp đối với các trường có dãy tầng lầu hoặc các phòng học ở xa nhau, chưa tập trung. Các em hoạt động tập thể ở dưới sân trường rất đông nên khó quản lý dẫn đến nhiều em không tập hoặc tập qua loa không đúng tư thế, động tác. Không tổ chức được thường xuyên: Trời nắng quá thì sẽ gây mệt mỏi hơn cho các em (nếu sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát), trời mưa thì không tổ chức tập được (Tây Nguyên có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô kéo dài). Những em bị đau, bị khuyết tật không thể tham gia tập luyện được. - Vì thế đổi mới từ hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ từ hoạt động tập thể ở dưới sân trường sang hình thức tổ chức hoạt động tập thể dục ngay tại lớp học là rất cần thiết và phù hợp. Ở hình thức tổ chức này thì không cần phải mất nhiều thời gian để di chuyển, các em có thể ngồi tại chỗ hoặc chỉ cần đứng lên, đứng lên rồi bước ra khỏi chỗ ngồi là có thể tập luyện được. Các động tác không nhất thiết phải giống quy trình các động tác của bài thể dục phát triển chung trong sách thể dục mà được biên soạn đảm bảo phù hợp với yêu cầu, điều kiện tập luyện và độ tuổi của các em. Bài tập được biên soạn chia làm 2 phần: Phần đầu là các động tác tác động trực tiếp lên các khớp, phần sau là các động tác tác động lên các cơ. Các động tác được thực hiện 2 lần, mỗi lần 8 nhịp. Tùy vào đặc điểm của lớp mà giáo viên có thể trang trí, sắp xếp lại bàn học sao cho thuận tiện và hợp lý để các em có điều kiện tập luyện tốt nhất mà không ảnh hưởng đến việc học. Tùy vào điều kiện của từng trường mà có thể áp dụng các hình thức như: Tập với trống, tập với nhạc có nhịp đếm, tập với nhạc thể dục nhịp điệu. Khi thực hiện thì trình tự các động tác cũng phải tuân theo một quy luật nhất định là từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, cụ thể: Đầu tiên là tập lần lượt các động tác xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp cổ, khớp vai, khớp hông, khớp đầu gối. Sau đó mới tập các động tác căng cơ như: động tác lườn, động tác vặn mình, động tác lưng bụng, Hoạt động bắt đầu khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ học thì đồng loạt các lớp phải dừng ngay việc dạy và học lại (nếu lớp nào học chưa xong thì có thể tiếp tục học sau khi đã tập luyện xong), giáo viên và học sinh nhanh chóng ổn định tổ chức (có quy định về thời gian ổn định) và tập luyện các động tác thể dục theo quy định. Ngoài ra, khi áp dụng hình thức tập luyện này giáo viên đang giảng dạy có thể tùy vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp (nếu thấy các em có biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi, ngủ gật, ) thì giáo viên có thể tự tổ chức cho các em thực hiện các động tác mát-xa, day bấm huyệt ở vùng mặt. Như vậy sẽ giúp các em thật sự thoải mái, tỉnh táo để tiếp thu bài tốt hơn. Ví dụ: - Các động tác mát-xa, day bấm huyệt như: mát-xa vùng mặt, huyệt ấn đường, huyệt thái dương, huyệt nghinh hương, huyệt ti trúc không, huyệt đồng tử liêu, các em có thể ngồi tại chỗ để thực hiện. Ở các động tác này giáo viên có thể tự tổ chức, tổ chức nhiều lần nếu thấy cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học của các em. Đối với hình thức này thì có rất nhiều ưu điểm như: Giáo viên sẽ trực tiếp quản lý học sinh của lớp một cách dễ dàng và có thể cùng tập với các em. Diễn ra nhanh, không làm mất nhiều thời gian vui chơi của các em. Các em được tập luyện ngay sau thời gian dài phải ngồi học căng thẳng để bước vào vận động trong hoạt động vui chơi được an toàn. Những em chưa hoàn thành xong bài học của mình thì có thể tiếp tục sau khi tập thể dục cho đến khi hoàn thành và sau đó mới ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi. Tất cả học sinh đều được tập (kể cả những em khuyết tật, những em bị đau). Giúp cho các em bị khuyết tật có cơ hội được tập luyện và được hòa nhập cùng các bạn, qua đó góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có thể tổ chức lồng ghép các bài tập day bấm huyệt (các động tác mát-xa vùng mặt, day các huyệt như: huyệt ấn đường, huyệt thái dương, huyệt nghinh hương, huyệt ti trúc không, huyệt đồng tử liêu,) để phòng chống các bệnh về mắt và lưu thông khí huyết cho các em. Tổ chức thường xuyên dù trời mưa hay nắng nóng... Có thể tổ chức thực hiện hình thức tập luyện này qua loa máy (sử dụng nhạc có nhịp đếm, không có nhịp đếm) hoặc đánh trống. Để có thể hiểu rõ hơn ta có thể theo dõi bảng thống kê sau: Hình thức tổ chức cũ Hình thức tổ chức mới Hình thức tập luyện Toàn trường tập trung tập ở ngoài sân trường. Tập ngay trong lớp học. Điều kiện tập luyện Thời tiết thuận lợi (trời mưa không tập được, trời nắng quá mà ít cây bóng mát thì tập sẽ mệt hơn). Tập được ở mọi điều kiện thời tiết dù nắng hay mưa. Thời gian tập hợp, chuẩn bị cho tập luyện Tốn nhiều, lâu (từ 5 – 10 phút). Nhanh ( chỉ cần 01 phút). Số lượng học sinh tham gia Có thể tập hợp đầy đủ nhưng tập luyện thực chất thì được ít. Đảm bảo 100% học sinh được tham gia tập luyện một cách nghiêm túc. Kết quả Học sinh không tích cực tập luyện nên hiệu quả thấp. Có giáo viên giám sát trực tiếp và cùng tập nên học sinh tích cực tập luyện qua đó đạt hiệu quả cao. c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để có thể tổ chức hiệu quả hình thức mới này thì cần: - Diện tích phòng học phải rộng đảm bảo cho các em tập luyện. - Cách trang trí sắp xếp bàn ghế trong lớp học phải thật sự hợp lý. - Số lượng học sinh/lớp không quá đông (20-25 em). - Tất cả giáo viên phải có trách nhiệm cao, nhiệt tình hướng dẫn học sinh. - Cơ sở vật chất (hệ thống loa máy, âm thanh) phải đảm bảo cho tổ chức hoạt động. - Các động tác thể dục phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện diện tích phòng học mà vẫn đảm bảo tác dụng được đến tất cả các khớp, các cơ. d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Khi tổ chức thực hiện cần chú ý những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất, có biện pháp thực hiện thích hợp. Không nên xem nhẹ giải pháp, biện pháp nào, cần nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng theo quy trình sẽ đem lại kết quả cao nhất. e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị k
Tài liệu đính kèm: