SKKN Dạy học theo định hướng STEM bằng “Công nghệ thực tế ảo tăng cường” trong Toán học nhằm phát triên năng lực cho HS THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

SKKN Dạy học theo định hướng STEM bằng “Công nghệ thực tế ảo tăng cường” trong Toán học nhằm phát triên năng lực cho HS THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay các phần mềm ứng dụng công nghệ hỗ trợ dạy học xuất hiện ngày

càng nhiều với các tính năng được cải tiến, đem lại hiệu quả cao, dễ sử dụng đã hỗ

trợ không nhỏ cho việc dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng, mở ra nhiều

cơ hội cho giáo viên và học sinh trong việc đổi mới phương pháp và đạt mục tiêu

dạy học một cách tối ưu. Do đó, ứng dụng CNTT là một năng lực cốt lõi mà HS

cần đạt, là năng lực chìa khóa, năng lực công cụ để HS phát triển các năng lực

khác cũng như đi vào cuộc sống một cách chủ động, tự tin. Từ việc biết cách làm

việc với các ứng dụng CNTT, học sinh sẽ được phát triển và tự phát triển nhiều

năng lực như năng lực giao tiếp; năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và

sáng tạo, Đó cũng là những năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Toán

mà giáo viên cần hình thành cho học sinh, nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra của

chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

pdf 79 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1984Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng STEM bằng “Công nghệ thực tế ảo tăng cường” trong Toán học nhằm phát triên năng lực cho HS THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thức nền về các khối đa diện, 
sự hình thành mặt tròn xoay, khái niệm tính chất của các hình đó, các công 
thức tính diện tích thể tích và một số yếu tố khác. Tìm hiểu được một số mô 
hình thực tế và sử dụng các ứng dụng AR để mô phỏng kiến thức, Lập được 
bản đồ tư duy AR cho kiến thức về mặt tròn xoay. 
Từ việc nghiên cứu kiến thức để thiết kế bản vẽ sản phẩm hay lên ý tưởng sản 
phẩm cho cả nhóm. Thông qua cách này, HS đã bước đầu tự hình thành cho mình 
năng lực tự học, tự nghiên cứu và năng lực công nghệ thông tin của các em sẽ tiến 
bộ qua từng bài học. Ngoài ra việc thực hiện nhiệm vụ theo nhóm các em còn phát 
triển thêm được năng lực giao tiếp và hợp tác.Để thực hiện được nhiệm vụ này 
học sinh ngoài phát triển những năng lực chung như trên đòi hỏi học sinh phát 
triên các năng lực Toán học sau: 
Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc: 
– Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy, đặc biệt phát hiện 
được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp và lí 
giải được kết quả của việc quan sát. 
– Sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để nhìn ra 
những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề. 
– Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Giải thích, chứng 
minh, điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học. 
Năng lực mô hình hoá toán học thể hiện qua việc: 
– Thiết lập được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, sơ đồ, 
hình vẽ, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán 
thực tiễn. 
– Giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập. 
– Lí giải được tính đúng đắn của lời giải (những kết luận thu được từ các 
tính toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không). Đặc biệt, nhận biết 
29 
được cách đơn giản hoá, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ 
sung thêm giả thiết, tổng quát hoá,...) để đưa đến những bài toán giải được 
Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc 
– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được tương đối thành thạo các 
thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong bài học nói hoặc viết. Từ đó phân tích, 
lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ bài học nói hoặc viết. 
– Lí giải được (một cách hợp lí) việc trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh 
luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác. 
– Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ 
thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các khẳng định 
toán học. 
– Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải 
thích các nội dung toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp. 
 HOẠT ĐỘNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ 
bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); 
đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý 
của các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo 
đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. 
– Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế. 
– Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và 
hoàn thiện. 
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế 
được lựa chọn/hoàn thiện. 
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu 
HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, 
thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải 
pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. 
Ví dụ: Ở phần này tôi giao nhiệm vụ thiết kế bản vẽ của nội dung chủ đề bằng 
bản vẽ tay và mô hình thực tế ảo thông qua các phần mềm GEOGEBRA 3D, hay 
Geo AR. 
Để thực hiện được nhiệm vụ này rõ ràng hóc sinh cần có Năng lực giải quyết 
vấn đề toán học thể hiện qua việc: 
– Xác định được tình huống có vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh 
giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác. 
– Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề. 
– Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyếtvấn đề. 
30 
– Đánh giá được giải pháp đã thực hiện; phản ánh được giá trị của giải pháp; 
khái quát hoá được cho vấn đề tương tự. 
- Học sinh cần có năng lực mô hình hoán Toán học thì mới chuyển từ bản vẽ thiết 
kê tay sang mô hình thực tế ảo 
 HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO MẪU, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 
Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã 
hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử 
nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh 
thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. 
– Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế. 
– Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; 
thử nghiệm và điều chỉnh. 
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ 
vậtđã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá. 
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng 
cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp); Học sinh thực hành chế tạo, lắp 
ráp và thử nghiệm; 
Phần này nhiệm vụ chính là của học sinh giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá 
trình thực hiện. Qua hoạt đông này học sinh phải có năng lực sử dụng công cụ, 
phương tiện học toán ứng dụng vào chế tạo sản phẩm STEM thể hiện qua việc: 
– Nhận biết được tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công 
cụ, phương tiện học toán (bảng tổng kết về các dạng hàm số, mô hình góc và cung 
lượng giác, mô hình các hình khối, bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay,...). 
– Sử dụng được máy tính cầm tay, phần mềm, phương tiện công nghệ, nguồn 
tài nguyên trên mạng Internet để giải quyết một số vấn đề toán học. 
– Đánh giá được cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện học toán trong 
tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học. 
 HOẠT ĐỘNG 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN, ĐIỀU CHỈNH 
Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học 
tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. 
– Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu. 
– Nội dung: Trình bày và thảo luận. 
– Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ 
vật...Đã chế tạo được + Bài trình bày báo cáo. 
– Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (mô tả rõ yêu 
cầu và sản phẩm trình bày); Học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình chiếu, 
video, dung cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo) theo các hình thức phù hợp 
(trưng bày, triển lãm, sân khấu hóa); Giáo viên đánh giá, kết luận, cho điểm và 
định hướng tiếp tục hoàn thiện. 
31 
Ví dụ: Khi báo cáo sản phẩm logo Elip, hộp quà hình elip, đa điện, hình tròn 
xoay tôi yêu cầu học sinh thực hiện báo cáo bằng các hình thức sử dụng sản phẩm 
và mô phỏng thông qua các ứng dụng AR với những tiêu chí cụ thể đã có ( Phần 
phụ lục của giáo án). Chẳng hạn, yêu cầu học sinh quay video sản phẩm và dùng 
phần mềm HP REVEAL hay GEOGEBRA 3D để minh họa cho bài báo cáo 
thêm sinh động. 
Các mô hình động minh họa bằng các file ảnh động gif có thể download về 
và chuyển đổi thành Video để sử dùng cho phần phủ mô tả từ trang 
https://www.mathwarehouse.com/geometry/ 
Rõ ràng hoạt động này tạo thế mạnh cho học sinh phát triển năng lực ngôn 
ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác. Đựợc thể hiện mình, được phản biện và rút kinh 
nghiệm chế tạo thiết kế sản phẩm mộ cách chân thành nhất. 
32 
2.3. Phát triển năng lực cho HS trong dạy học Toán học theo định hướng 
STEM thông qua việc ứng dụng công nghệ AR phối kết hợp với các phương 
pháp và các hình thức dạy học linh hoạt trong giờ dạy học 
Vận dụng ứng dụng AR chỉ là một phương tiện trong vô số những phương 
tiện và cách thức dạy học Toán học giúp HS phát triển năng lực. Vì vậy, đó không 
thể là phương tiện được sử dụng độc lập khi dạy học. Bởi nó chỉ là công cụ hỗ trợ 
cho người GV và HS cho việc học tập được dễ dàng hơn. Vì vậy, ngoài việc sử 
dụng AR, trong quá trình dạy học Toán học, học sinh THPT còn được hình thành 
và phát triển năng lực thông qua việc GV biết cách vận dụng linh hoạt các phương 
pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với năng lực, sở thích của các 
em. AR có thể được sử dụng kết hợp với các hình thức học tập như tổ chức hoạt 
động học theo nhóm, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học, dạy học thuyết 
trình, phương pháp trò chơi... Một giờ Toán học thành công chính là hiệu quả của 
việc sử dụng tổng hợp sáng tạo các phương pháp, phương tiện dạy học. 
2.3.1. Kết hợp vận dụng công nghệ AR hỗ trợ cho việc thảo luận nhóm (dạy 
học hợp tác) trong dạy học Toán. 
Toán học là phân môn có nhiều vấn đề để thảo luận nhóm khi giảng dạy. 
Thông qua việc học sinh đại diện nhóm trình bày quan điểm cá nhân để rèn năng 
lực cho các em, nhất Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc 
– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được tương đối thành thạo các 
thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong bài học nói hoặc viết. Từ đó phân tích, 
lựa chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ bài học nói hoặc viết. 
– Lí giải được (một cách hợp lí) việc trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh 
luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác. 
– Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ 
thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận, chứng minh các khẳng định 
toán học. 
– Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải 
thích các nội dung toán học trong nhiều tình huống không quá phức tạp 
Biện pháp này khá thích hợp với những kiểu bài thực hành làm bài tập, các 
bài dạy theo định hướng STEM khi báo cáo bản thiết kế hay trình bày sản phẩm 
STEM. Không một nhà giáo dục nào phủ nhận vai trò, tác dụng của phương pháp 
này trong dạy học. Đây là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực 
của HS. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính dân chủ, mọi cá nhân 
được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận 
quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp HS rèn luyện kĩ năng giải 
quyết các vấn đề khó khăn. 
33 
Hình ảnh thảo luận mô hình AR 
Kinh nghiệm bản thân cho thấy nên chia nhóm trong đó có cả HS giỏi, khá, 
trung bình, yếu là tốt nhất. Số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu giữa các nhóm 
phải bằng nhau để đảm bảo công bằng. Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo 
vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, nhóm từ 4 - 6 HS là tốt nhất. Quy trình giảng dạy với 
thời gian một tiết (45 phút), GV tiến hành tuần tự các bước lên lớp theo quy định 
chung. GV nêu chủ đề cần thảo luận, chia nhóm vào thời điểm thích hợp của tiết 
học, giao câu hỏi cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, quy định thời gian 
thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm. Các nhóm tiến hành 
thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, 
chất vấn, trao đổi bổ sung ý kiến. GV bổ sung nội dung mà HS trình bày còn thiếu 
cho hoàn thiện. GV đưa ra định hướng đúng những vấn đề HS cần nhớ sau khi thảo 
luận. HS ghi nhớ hoặc ghi chép nội dung chính của bài học vào vở. 
Qua việc dự giờ đồng nghiệp và giảng dạy, bản thân tôi thấy rằng: Thông 
thường, sau khi thảo luận xong, các nhóm thường cử một người thay mặt nhóm lên 
trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và hầu hết đó đều là những HS khá, 
giỏi, có kĩ năng trình bày vấn đề khá tốt. Kết quả thảo luận được trình bày chủ yếu 
bằng hình thức viết lên giấy khổ lớn dán lên bảng. Đến đây, HS coi như “xong 
nhiệm vụ”. Đến phần giáo viên chữa bài của HS, vì tâm lý sợ HS trình bày rườm rà 
sẽ “cháy” giáo án, nên GV thường chữa bài của các em thật nhanh. GV chỉ chú ý 
xem các em viết được bao nhiêu phần trăm kiến thức và xem nhẹ cách các em thức 
trình bày vấn đề trên giấy, bỏ qua cả lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu và sự thiếu hợp 
lý của bố cục trình bày. Thậm chí, học sinh sẽ không có cơ hội được trình bày quan 
điểm cá nhân và như vậy sẽ không rèn được khả năng nói của mình. 
Để khắc phục tình trạng này, trong phần trình bày của HS, tôi cũng đã quy 
định điểm số cho cả phần viết trình bày sơ đồ, bảng phụ (nếu có) thông qua phiếu 
đánh giá, và cho điểm cả cách thuyết trình của HS. GV cần tạo điều kiện cho tất cả 
thành viên trong nhóm được trình bày quan điểm, kể cả những người rụt rè e thẹn 
hay ngại trước đám đông, GV có thể yêu cầu HS đó đại diện trình bày ý kiến của 
nhóm mình. Thậm chí, qua sự quan sát của mình, nếu thấy học sinh nào chưa thực 
34 
sự tập trung, giáo viên có thể yêu cầu chính em đó đại diện nhóm trình bày kết quả 
thảo luận của nhóm. 
Về phần trình bày kết quả thảo luận. Tôi thường khuyến khích các em trình 
bày dưới nhiều hình thức như trình bày bằng lời; đóng vai; viết hoặc vẽ lên giấy 
khổ lớn; đặc biệt cố gắng tận dụng lợi thế của các phần mềm ứng dụng AR để mô 
tả, một người thay mặt nhóm trình bày, hoặc một người trình bày một ý tưởng 
Trong quá trình HS trình bày, GV cần tập trung để điều chỉnh và sửa chữa cho các 
em để các em hoàn thiện được khả năng nói – và trình diễn của mình. 
Một kinh nghiệm nữa để sử dụng phương pháp này hiệu quả nhằm rèn kỹ 
năng giao tiếp cho HS là trong 45 phút của một tiết học, nếu thảo luận với thời 
gian quá ngắn, sử dụng phương pháp này sẽ không có hy vọng gì trong việc rèn 
được kĩ năng nói – phản biện cho học sinh. Vì vậy, GV có thể chuyển tải nhiều nội 
dung khác nhau của bài học bằng nhiều hình thức học tập: Học ở lớp, ở nhà tự học, 
tự nghiên cứu... Nên dành một thời giờ thích đáng cho việc thảo luận nhóm và để 
học sinh có cơ hội trình bày quan điểm cá nhân. Để giúp HS mài sắc năng lực tư 
duy và sử dụng ngôn ngữ, trong khi sử dụng phương pháp này, GV cũng có thể sử 
dụng thêm phương pháp phản ứng nhanh và xử lý tình huống. Đừng để phương 
pháp thảo luận chỉ còn là hình thức vì không đủ thời gian cần thiết để hoàn thành 
như vậy sự thay đổi về mặt phương pháp chỉ là “cái bình mới cho rượu cũ” là việc 
thuyết giảng của GV. 
Ví dụ: Khi dạy học bài chủ đề STEM có nhiều hoạt động luôn dành cho các 
nhóm thảo luận nhóm đó là: Hoạt động Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản 
thiết kế sản phẩm để báo cáo, Hoạt động: Báo cáo phương án thiết kế, Hoạt động : 
Triển lãm, giới thiệu sản phẩm; 
Với chủ đề STEM chế tạo logo và hộp quà hình Elip khi thực hiện vấn đề 
thiết kế logo hình Elip và hộp quà giáo viên cho các nhóm các nhóm sẽ tiến hành 
thảo luận (GV có thể gợi ý các khía cạnh của vấn đề học HS suy nghĩ: Thảo luận 
về logo hình dạng Elip thế nào? Kích cỡ? Vật liệu, phân công nhiệm vụ thế nào?) 
trả lời câu hỏi, để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra. Thời gian thảo luận nhóm là 10 
phút, thời gian báo cáo trước lớp cho mỗi nhóm là bốn phút. Sau đó các nhóm khác 
sẽ có phản biện giữa các nhóm với nhau nhằm đóng góp ý kiến bổ sung cho các 
bản thiết kế để hoàn thiện hơn. GV phải vừa bao quát lớp vừa góp ý để các nhóm 
hoàn thành nhiệm vụ theo quan điểm của mình. 
Sau khi các nhóm báo cáo và phản biện (nếu có) GV phải là người đánh giá 
lại, định hướng chọn phương án thiết kế tối ưu nhất cho vấn đề đặt ra. Đáp án này 
là trọng tâm của câu hỏi cùng là tâm điểm kiến thức mà HS cần lĩnh hội ở bài học 
GV có thể gọi vài HS phát biểu suy nghĩ của các em về vai trò, tác dụng của 
các phản biện. Nếu HS chưa nhận ra, GV có thể chỉ cho các em biết lợi ích của 
việc nắm vững trong giao tiếp (người nói thể hiện đúng mực thái độ của mình, 
người nghe tiếp nhận cảm thấy thoải mái; đồng thời người nói có thể nắm bắt được 
thái độ, tình cảm của người nghe đối với mình từ đó mà có cách cư xử phù hợp  
35 
) và cho VD từ tình huống giao tiếp cụ thể để minh họa (nếu chưa hết thời gian của 
tiết học). 
2.3.2. Hình thức vừa chơi vừa học ở lớp 
Hình thức dạy học vừa chơi vừa học toán là dạy học bằng trò chơi, chơi là 
hình thức còn học là mục đích. Đây là hình thức dạy học có khả năng hấp dẫn, 
cuốn hút sự tham gia, sự tập trung của HS, đem lại hiệu quả nhất định bởi “biết mà 
học không bằng vui mà học” (Khổng Tử). 
Hình thức dạy học này có thể được áp dụng ở đầu tiết học để tập trung sự 
chú ý của HS, từ đó tạo không khí sinh động cho lớp học, tạo hứng thú học tập cho 
các em, dẫn dắt HS đến với nội dung bài học. 
Cách thức tổ chức: GV chia lớp ra làm nhiều đội chơi, mội đội cử HS lần 
lượt lên bảng tham gia trò chơi. GV cũng có thể tổ chức cho HS chơi thông qua 
các bài tập ngắn xen kẽ giữa tiết học để HS thư giãn, vừa chơi vừa học, thu hút sự 
tập trung chú ý của các em: 
 Để hỏi bài cũ ta có thể giao trước nhiệm vụ cho học sinh về nhà vẽ sơ đồ tư 
duy bài học trước rồi chiếu lên máy chiếu và các đội lần lượt đặt câu hỏi tiếp 
sức trong sơ đồ tuy duy đó và tính điểm cho từ nhóm 
 Trong một số bài dạy về hình học không gian, tôi có thể cho học sinh thi vẽ 
mô hình không gian AR đội nào nhanh, đúng, đẹp sẽ chiến thắng. 
Trò chơi cũng có thể diễn ra gần cuối tiết để củng cố bài học cho HS đồng 
thời GV kiểm tra được mức độ hiểu bài của các em). 
Chẳng hạn: Tôi sẽ cho học sinh sử dụng Mind map AR vẽ sơ đồ tư duy 
AR kiến thức bài học theo từng nhóm. Nhóm A có thể dùng tính năng xoay cảu 
bản đồ AR, thu gọn 1 nhánh để hỏi nhóm B kiến thức bài vừa học ở nhánh đó, 
Nhóm B trả lời rồi lại tiếp tục trò chơi hỏi nhóm C. Nhóm nào không trả lời được 
thì bị loại, Sau đó các nhóm nạp file sản phẩm ngay cho giáo viên qua tính năng 
chia sẽ sản phẩm của phần mềm Mind map AR và đồng thời chia sẽ sản phẩm 
cho nhóm khác. 
Có thể tiến hành trò chơi sắm vai tạo ra tình huống toán học theo các bước 
sau: GV nêu chủ đề toán học, phân vai theo từng nhóm hoặc mỗi cá nhân. Giao 
tình huống Toán học. Trong đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian thể hiện. 
Các nhóm thảo luận/cá nhân chuẩn bị đóng vai. Các nhóm/cá nhân lên đóng vai tạo 
tình huống và hỏi cách xử lí tình huống cho nhóm khác. Lớp thảo luận, nhận xét. 
GV kết luận 
 Ví dụ: Tôi cho học sinh 1 tình huống bài tập: Yêu cầu các nhóm tạo 1 tình huống 
kịch dẫn dắc đến bài toán thực tiễn trong phần tìm hiểu công thức thể tích hình trụ, 
nón của khối 12: 
 “ Cần ít nhất bao nhiêu hộp đựng sữa hình trụ kích thước có chiều cao  3 cmh  
và bán kính đáy  2 cmr  để đựng 1 lít sữa tươi?” 
36 
 Sau khi diễn kịch thì nhóm diễn sẽ hỏi 1 nhóm bất ký trong khoảng thời gian 1p 
cho câu trả lời và giải thích được câu trả lời. Và đương nhiên nhóm diễn cũng phải 
trả lời được câu hỏi 
 Kết quả thu được: Trong vòng 5p các nhóm đã có các kịch bản. 
Học sinh đầu tiên phải nghĩ các kịch bản để dẫn ra tình huống trên: Có nhóm thì 
tạo kịch bản mẹ làm sữa chua, có nhóm thì tạo kịch bản nhà máy sản xuất hộp 
nâng cao doanh thu Và tất nhiên qua tình huống đó học sinh năm vững công 
thức tính thể tích hình trụ ứng dụng trong thực tiễn. 
 Qua dự giờ thăm lớp và giảng dạy, tham dự các phân cảnh HS đóng vai, bản 
thân tôi thấy rằng: Muốn lôi cuốn Hs tham gia đóng vai, tình huống đóng vai phải 
phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn 
cảnh lớp học. Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”. Sau khi đóng 
vai, HS chủ yếu nhận xét về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống 
trong vở diễn. Thường, kỹ năng nói, diễn của HS chưa được chú ý nhận xét thích 
đáng. Vì vậy, muốn HS được rèn luyện thực hành kĩ năng ứng xử, GV phải đề ra 
tiêu chí cho điểm cả kĩ năng trình bày, ứng xử của HS. 
Qua thời gian triển khai phương pháp này, tôi nhận thấy, nếu áp dụng nó 
trong không gian lớp học và thời lượng tiết học có hạn thì phương pháp này sẽ ít 
có hiệu quả. Nhưng khi sử dụng ở tiết ngoại khóa hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên 
lớp lại rất có hiệu quả. Nếu tiến hành trong phạm vi lớp học thì GV cũng cần khích 
lệ (nhiều khi phải chỉ định) cả những HS nhút nhát cùng tham gia. Nên có hoá 
tran

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_stem_bang_cong_nghe_thuc_te_ao.pdf