SKKN Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trường THPT

SKKN Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trường THPT

Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.

Tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều ưu thế thể hiện ở tính linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào và số lượng người nghe; người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau.

Để thực hiện tốt nội dung tuyên truyền miệng, cán bộ công đoàn phải chuẩn bị tài liệu, làm đề cương, viết bài cẩn thận. Trong khi tuyên truyền miệng, cần sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị để lôi cuốn người nghe, có thể vận dụng văn học nghệ thuật cho bài nói đỡ khô cứng.

Cán bộ tuyên truyền cần rèn luyện cho mình cách biểu cảm trong giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ; đồng thời, cần rèn luyện khả năng nắm bắt tâm lý người nghe, cách đặt câu hỏi cho người nghe vừa để đánh giá mức độ tiếp thu, vừa để người nghe tập trung.

 

docx 20 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, báo, đài truyền thanh, tập huấn, bồi dưỡng).
Hình thức tuyên truyền lựa chọn sẽ được thực hiện ở đâu? Bao nhiêu lần?
Điều kiện địa lý kinh tế, trang thiết bị tại cơ quan, đơn vị để có thể sử dụng phục vụ cho hình thức tuyên truyền đã lựa chọn có thuận tiện không?
Tính hiệu quả của hình thức tuyên truyền
Số lượng người được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật? Sự tham gia của đối tượng cần tập trung tuyên truyền?
Tác động của những nội dung pháp luật tuyên truyền đối với việc thực hiện pháp luật, thực hiện các chính sách của nhà nước tại cơ quan, đơn vị tuyên truyền.
Mức độ tăng, giảm của việc khiếu nại, tố cáo của công dân? Mức độ, chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân?
Mức độ quan tâm của cán bộ nhà giáo, người lao động và học sinh tại đơn vị tuyên truyền đối với vấn đề pháp luật.
Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến pháp luật thông qua tuyên truyền miệng (phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp), Hội nghị Báo cáo viên, Hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị giao ban, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt tập thể;
Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
Tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều ưu thế thể hiện ở tính linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào và số lượng người nghe; người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau.
Để thực hiện tốt nội dung tuyên truyền miệng, cán bộ công đoàn phải chuẩn bị tài liệu, làm đề cương, viết bài cẩn thận. Trong khi tuyên truyền miệng, cần sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị để lôi cuốn người nghe, có thể vận dụng văn học nghệ thuật cho bài nói đỡ khô cứng.
Cán bộ tuyên truyền cần rèn luyện cho mình cách biểu cảm trong giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ; đồng thời, cần rèn luyện khả năng nắm bắt tâm lý người nghe, cách đặt câu hỏi cho người nghe vừa để đánh giá mức độ tiếp thu, vừa để người nghe tập trung.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng có một số hạn chế như không thể áp dụng đối với các đối tượng không cùng ngôn ngữ, lời nói chỉ tác động vào thính giác, đòi hỏi người nghe sự theo dõi, tập trung, đặc biệt với các tiện ích của phương tiện, thông tin, đại chúng và công nghệ thông tin đang tác động đáng kể đến vai trò của tuyên truyền miệng. Vì vậy, để tạo cơ sở mang tính định hướng trong tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, việc thể chế hoá bằng quy phạm pháp luật đối với hình thức tuyên truyền miệng là rất cần thiết.
Phổ biến pháp luật thông qua biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật, tờ rơi, tờ gấp; Pa nô, áp phích...;
Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng rộng rãi, gần gũi với người dân và đóng một vai trò lớn trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, là cẩm nang, phương tiện hoạt động của những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật gồm nhiều loại như đề cương tuyên truyền, văn bản pháp luật, sách hướng dẫn, giải thích pháp luật, sách pháp luật bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, bản tin, tranh áp phích, lịch Trong tuyên truyền miệng, trong các hoạt động hoà giải, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, công
tác giảng dạy và học tập pháp luật trong nhà trường đều sử dụng tài liệu pháp luật để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu sự tác động nhất định của chất lượng các tài liệu pháp luật, vì vậy, việc biên soạn, phát hành các tài liệu này cũng được chú trọng cả hình thức và nội dung.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật:
Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao và được sử dụng nhiều. Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến các đối tượng thông qua cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; làm cho đối tượng tiếp nhận các vấn đề tuyên truyền một cách thoải mái và hoàn toàn chủ động. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, gọt dũa.
Thông qua thi tìm hiểu, các vấn đề tuyên truyền được truyền tải đến viên chức, người lao động một cách trực tiếp và gián tiếp (trực tiếp chính là những đối tượng tham gia dự thi phải tìm hiểu để làm bài, trả lời câu hỏi trên sân khấu; gián tiếp là tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc thi, thể lệ, câu hỏi thi trên các phương tiện thông tin đại chúng, v.v. qua đó các vấn đề cần tuyên truyền mới đến được cán bộ, viên chức, người lao động, nhân dân và học sinh).
Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức thi tìm hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, cũng qua đó là nơi để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật của cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi.
Phổ biến pháp luật thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ sở; tủ sách, ngăn sách pháp luật tại cơ quan, trường học...
Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, đặc biệt là quá trình điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở và vào đời sống của các cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu pháp luật qua khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật cũng có những hạn chế nhất định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về cơ chế quản lý, thái độ phục vụ, sự đầu tư nâng cao hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật, mức độ đáp ứng yêu cầu của đối tượng
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.
Để phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải có hiệu quả, đòi hỏi phải có phương pháp thực hiện hợp lý và có những giải pháp phù hợp, kịp thời để việc hoà giải đạt được mục đích đồng thời qua việc hoà giải, các bên hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ (đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống) và hình thức sân khấu;
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ là đưa tinh thần một quy phạm pháp luật, một văn bản pháp luật vào đời sống xã hội bằng “ngôn ngữ” của một loại hình văn hoá, văn nghệ nào đó như kịch, lễ hội, áp phích.
Đối với hoạt động này, đòi hỏi một số kỹ năng bảo đảm cho việc phổ biến, giáo dục pháp lụât có hiệu quả như biết thâm nhập vào đời sống xã hội, nắm được tình hình thực hiện pháp luật trong cuộc sống, phát hiện được vai trò định hướng phát triển xã hội của pháp luật, những tính chất ưu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa, chuyển được tư duy pháp luật thành tư duy nghệ thuật
CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Về kiến thức pháp luật
Có kiến thức hiểu biết pháp luật nói chung, kiến thức xã hội rộng; hiểu biết về đối tượng tuyên truyền; khi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần dự kiến trước được các tình huống, các câu hỏi người nghe đưa ra để chuẩn bị phương án trả lời thích hợp giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt được hiệu quả, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
Nắm vững những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà các văn bản pháp luật điều chỉnh;
Hiểu được ý nghĩa, bản chất pháp lý của vấn đề mà các văn bản điều chỉnh, sự cần thiết phải ban hành văn bản;
Hiểu rõ đối tượng, phạm vi, nội dung điều chỉnh của văn bản;
Về kỹ năng
Kỹ năng tìm hiểu: Nắm vững đối tượng bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc dùng phiếu thăm dò;
Kỹ năng lắng nghe: Chú ý lắng nghe, không ngắt lời, tỏ thái độ quan tâm đến những vấn đề người được tuyên truyền trao đổi; tránh nói nhiều hoặc tỏ thái độ thờ ơ; khuyến khích người nghe phát biểu ý kiến;
Kỹ năng quan sát: Sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe hoặc quan sát một cách kín đáo
Kỹ năng truyền đạt: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp, kết hợp, nêu các ví dụ cụ thể, gần gũi
Kỹ năng động viên: Dùng lời nói, ánh mắt để động viên; thông cảm với người được truyền thông; động viên, thu hút những người rụt rè tham gia
Các yêu cầu khác
Có sự nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy;
Có khả năng nói và viết;
Có khả năng hòa đồng và giao tiếp;
Có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền;
Có hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện xã hội của mỗi địa phương, đơn vị.
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP
Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức công đoàn.
Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Quán triệt quan điểm, công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, giáo dục ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cong_tac_tuyen_truyen_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cua_t.docx
  • pdfTRẦN ĐÌNH VĂN,, PHAN VĂN LẬP - THPT ĐẶNG THÚC HỨA - CÔNG ĐOÀN.pdf