5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1.Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến đưa ra một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục khối 4 + 5;
Việc sử dụng nhiều biện pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao
chất lượng dạy học ở trường học là một việc làm thường xuyên và không thể
thiếu, song các biện pháp thường được áp dụng là: Tổ chức các buổi bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Thao giảng dự giờ; Kiểm tra,đánh giá kết quả dạy và học, những điểm mới trong công tác quản lý
trường học, đó là việc:
Tăng cường và cải tiến cơ sở vật chất; các phương tiện và thiết bị dạy
học;
Đổi mới công tác quản lí trong phân công chuyên môn, giao khoán chỉ
tiêu chất lượng, thực hiện quyền dân chủ, tự chịu trách nhiệm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: S T T Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Phan Thị Ngọc Mai 19/7/1974 Trường TH An Lộc A Phó Hiệu trưởng ĐHSP 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: : “Công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học khối 4,5” 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (công tác quản lý) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 10/2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1.Tính mới của sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khối 4 + 5; Việc sử dụng nhiều biện pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường học là một việc làm thường xuyên và không thể thiếu, song các biện pháp thường được áp dụng là: Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Thao giảng dự giờ; Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, những điểm mới trong công tác quản lý trường học, đó là việc: Tăng cường và cải tiến cơ sở vật chất; các phương tiện và thiết bị dạy học; Đổi mới công tác quản lí trong phân công chuyên môn, giao khoán chỉ tiêu chất lượng, thực hiện quyền dân chủ, tự chịu trách nhiệm. 5.2 Nội dung sáng kiến: Sáng kiến đưa ra một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục khối 4 + 5; Biện pháp 1: Tăng cường và cải tiến cơ sở vật chất: Cở sở vật chất là một điều kiện không thể thiếu trong bất kì hoạt động hay lĩnh vực nào. Cơ sở vật chất nơi làm việc có đầy đủ, có phù hợp thì chất lượng làm việc, chất lượng dạy học mới được nâng cao một cách hiệu quả. Làm tốt công tác tham mưu với Phòng GD&ĐT Thị xã Bình Long và chính quyền địa phương về việc tăng cường và cải tiến cơ sở vật chất, đặc biệt là bàn học cho học sinh. Nhà trường đã được cấp trên xây dựng thêm một 2 phòng chức năng là phòng Thư viện và phòng Thiết bị; bổ sung thêm bàn ghế đúng qui cách, đảm bảo đủ số bàn ghế cho học sinh. Biện pháp 2: Tăng cường và cải tiến các phương tiện và thiết bị dạy học: Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học là việc nhận thức của đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Qúa trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện và thiết bị dạy học: Tôi đã tham mưu hiệu trưởng cho đầu tư mua sắm đầy đủ sách giáo khoa, thiết bị và ĐDDH cho 100% giáo viên. Phát động các đợt tự làm ĐDDH để bổ sung vào danh mục thiết bị dạy học của nhà trường. Tổ chức cho giáo viên thi làm và thuyết trình về ĐDDH, qua mỗi đợt thi giáo viên lại có thêm kinh nghiệm làm và sử dụng ĐDDH vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên đã phát huy được tính tích cực và chủ động học tập của học sinh. Hàng năm, Ban giám hiệu lấy việc làm và sử dụng ĐDDH làm tiêu chí xét thi đua cuối năm học: Mỗi giáo viên có ít nhất 1 ĐDDH có chất lượng và đảm bảo sử dụng ĐDDH trong 90% số tiết dạy trên lớp. Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lí: Để từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh, người cán bộ quản lí đổi mới công tác quản lý qua một số công việc cụ thể: Phân công chuyên môn hợp lí: Phân công chuyên môn dựa theo nguyên tắc quản lí như sắp xếp lớp học, bố trí nhân sự phải đồng đều, người có kinh nghiệm xen kẽ người thiếu kinh nghiệm. Phân công công việc cho giáo viên phải phù hợp với sở trường, năng lực chuyên môn, đặc điểm tâm lí, hoàn cảnh gia đình, bảo đảm tính kế thừa của từng giáo viên. Cụ thể: Đối với học sinh lớp đầu cấp, cuối cấp, lớp 2 buổi cần ưu tiên bố trí giáo viên có năng lực, nhiều kinh nghiệm, giảng dạy lâu năm và có điều kiện về thời gian. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên khối 1 và 5, đây là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường sau 5 năm nên đòi hỏi ban giám hiệu cần cân nhắc, lựa chọn và phân công hợp lí. Phân công giáo viên theo lớp, đảm bảo một giáo viên có thể dạy được tất cả các khối lớp trong bậc học. Giao khoán chỉ tiêu chất lượng, thực hiện quyền dân chủ, tự chịu trách nhiệm Giao cụ thể chỉ tiêu cho từng khối, từng lớp ngay từ đầu năm học. giáo viên thực hiện quyền dân chủ, tự chịu trách nhiệm chất lượng của lớp. 5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp nêu trong sáng kiến rất rõ ràng và tường minh và có kèm theo ví dụ cụ thể nên rất dễ hiểu và dễ áp dụng. Sáng kiến đã được áp dụng tại Trường Tiểu học An Lộc A và đã mang lại kết quả tốt. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các cán bộ quản lý của các trường tiểu học. 6. Những thông tin cần được bảo mật: không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo; chính quyền địa phương; sự thống nhất của Ban Giám hiệu nhà trường cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của tập thể giáo viên và học sinh. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau thời gian thực hiện đề tài “Công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học khối 4,5” tại trường Tiểu học An Lộc A, chất lượng dạy học của khối 4,5 được nâng lên rõ rệt. 8.1. Kết quả đạt được: Trong học kì I, năm học 2020 – 2021; chất lượng dạy học lớp 4, 5 của trường Tiểu học An Lộc A đạt kết quả như sau: Môn Khối 4 Khối 5 TSHS HTT HT CHT TSHS HTT HT CHT Tiếng Việt 231 160 70 1 172 123 47 2 Toán 231 159 60 12 172 74 83 15 Khoa học 231 189 33 9 172 157 14 1 LS-ĐL 231 201 27 3 172 131 38 3 Tiếng Anh 168 106 57 5 106 73 32 1 Tin học 168 112 48 8 106 64 41 1 Đạo đức 231 189 42 0 172 156 16 0 Âm nhạc 231 158 73 0 172 112 60 0 Mĩ thuật 231 150 81 0 172 123 49 0 Kĩ thuật 231 191 40 0 172 152 20 0 Thể dục 231 186 45 0 172 144 28 0 8.2 Bài học kinh nghiệm: Từ kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài “Công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học khối 4,5”, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: 8.2.1.Đối với CBQL: Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt; Tăng cường CSVC; đồ dùng và thiết bị dạy-học, đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh; Đối mới công tác quản lý theo hướng tích cực. 8.2.2.Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch chủ nhiệm bám chặt kế hoạch của nhà trường và phù hợp với thực tế lớp học; Cần nắm vững mục tiêu, phương pháp dạy học; vận dụng phương pháp linh hoạt, sáng tạo để khai thác tính tích cực học tập và rèn luyện của học sinh; Quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh để có biện pháp hỗ trợ và bồi dưỡng kịp thời; Thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến nhà trường 9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến Thị xã Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Long, ngày 19 tháng 02 năm 2021 Người viết đơn Phan Thị Ngọc Mai
Tài liệu đính kèm: